Giáo án soạn giảng tuần 11 lớp 1

Tiết 2, 3: Học vần

Bài 42: ưu- uơu

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Học sinh đọc và viết đựơc ưu, ươu, trái lựu, hươu sao. Đọc được câu ứng dụng: Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy hươu, nai đã ở đấy rồi.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề "Hổ, báo, gấu, hươu, nai".

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

Bộ chữ thực hành.

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án soạn giảng tuần 11 lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Thứ hai ngày 13 tháng 11 năm 2006 Sáng: Tiết 1: Chào cờ (Nói chuyện dưới cờ) _______________________________________________ Tiết 2, 3: Học vần Bài 42: ưu- uơu I. Mục đích - yêu cầu: - Học sinh đọc và viết đựơc ưu, ươu, trái lựu, hươu sao. Đọc được câu ứng dụng: Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy hươu, nai đã ở đấy rồi. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề "Hổ, báo, gấu, hươu, nai". - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. đồ dùng: Bộ chữ thực hành. III. Các hoạt động: A. Kiểm tra bài cũ. Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa. - Viết: buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu, già yếu. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng Tiết 1 * Giới thiệu vần ưu - Vần ưu gồm mấy âm ghép lại? - Ghi bằng mấy con chữ? - So sánh ưu với iu - Hướng dẫn học sinh ghép: lựu - Cho học sinh quan sát tranh sách giáo khoa rút ra từ mới: trái lựu * Giới thiệu vần ươu - Vần ươu gồm mấy âm ghép lại? - Ghi bằng mấy con chữ? - Giáo viên giới thiệu nguyên âm đôi ươ. - So sánh ươu với ưu. - Hướng dẫn học sinh ghép: hươu - Cho học sinh quan sát tranh sách giáo khoa rút ra từ mới: hươu sao * Hướng dẫn học sinh đọc từ ứng dụng. * Giải lao. - Hướng dẫn học sinh viết: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao. - Giáo viên phân tích, viết mẫu. Tiết 2 * Luyện tập a. Luyện đọc * Học sinh quan sát tranh sách giáo khoa. - Tranh vẽ gì? - Hướng dẫn đọc câu ứng dụng. - Hướng dẫn đọc sách giáo khoa. b. Luyện viết - Hướng dẫn học sinh viết vở. - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết. - Nhắc nhở, hướng dẫn học sinh viết bài. - Thu chấm, nhận xét, tuyên dương 1 số em viết đẹp. * Giải lao. c. Luyện nói theo chủ đề " Hổ, báo, gấu, hươu, nai " (?) Tranh vẽ những gì? - Những con vật này sống ở đâu? - Trong những con vật này con nào ăn cỏ? - Con nào thích ăn mật ong? - Con nào to xác nhưng rất hiền lành? - Em còn biết con vật nào trong rừng nữa? - Đọc tên bài luyện nói. 3. Củng cố. (?) Bài hôm nay học vần gì? Tiếng mới? Từ mới? - Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh đọc, viết - Ghép, đánh vần, đọc. - Học sinh ghép. - Học sinh tìm tiếng có chứa vần ưu. - Học sinh đọc phân tích. - Ghép, đánh vần, đọc. - Học sinh ghép. - Học sinh tìm tiếng có chứa vần ươu. - Học sinh đọc phân tích. - Học sinh đọc, tìm và phân tích tiếng có chứa âm mới. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh đọc câu ứng dụng. - Học sinh đọc sách giáo khoa - Học sinh viết vở. - Quan sát tranh sách giáo khoa, trả lời. - Học sinh luyện nói. - Học sinh đọc lại bài. _______________________________________________ Tiết 4: Âm nhạc (Giáo viên chuyên dạy ) _____________________________________________________________________ Chiều Tiết 1: Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi các số đã học. - Học sinh có kĩ năng làm tính trừ nhanh, tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp. - Giáo dục học sinh hăng say học tập môn toán. II. Đồ dùng Bộ đồ dùng, bảng phụ. III. Các hoạt động A. Kiểm tra bài cũ. - Đọc bảng trừ trong phạm vi 5. - Làm bảng con - Tính: 4 + 1= 3 + 2 = 2 + 3 = 5 - 1 = 5 - 2 = 5 - 3 = B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng Bài 1: Nêu yêu cầu - Cho học sinh đặt tính vào bảng con. Bài 2: Nêu yêu cầu. - Cho học sinh nêu cách tính: 5 - 1 - 2 - Yêu cầu học sinh làm bài và chữa bài. - Gợi ý để học sinh nhận thấy: 5 - 1 - 2 = 5 - 2 - 1 Bài 3: Nêu cách làm. - Hướng dẫn học sinh tính kết quả rồi so sánh. Bài 4: Nêu yêu cầu. - Cho xem tranh, nêu bài toán ? - Viết phép tính ứng với tình huống trong tranh, rồi tính, sau đó chữa bài ? - ở bức tranh thứ 2 có thể viết: 5 - 1= 4, 5 - 4 = 1, 4 +1= 5, 1+ 4 = 5 Bài 5: Nêu yêu cầu. - Hướng dẫn học sinh làm bài. 3. Củng cố. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh thực hiện. - Cho học sinh làm bảng con. - Làm và chữa bài. - Học sinh nêu cách làm. 5 -1 = 4, 4 - 2 = 2 - Học sinh làm và chữa bài. - Học sinh tự nêu đề bài. - Học sinh làm và chữa bài. - Học sinh làm bài. _______________________________________________ Tiết 2: Tự nhiên - Xã hội Gia đình I. Mục Tiêu - Học sinh hiểu gia đình là tổ ấm của em, ông bà, bố mẹ là người thân yêu nhất, trẻ em có quyền được sống với ông bà, cha mẹ. - Học sinh biết kể về những người trong gia đình của mình. - Biết yêu quý vâng lời ông bà, cha mẹ. II. đồ dùng Tranh ảnh trong sách giáo khoa. III. Các hoạt động A. Kiểm tra bài cũ - Trò chơi đoán tên đồ vật qua tay sờ, mũi ngửi, tai nghe. - Chơi thi đố về thời gian vệ sinh cá nhân trong ngày. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung. a. Hoạt động1: Khởi động Mục tiêu: Gây hứng thú học tập. - Hát bài hát: Cả nhà thương nhau. b Hoạt động 2: Quan sát thảo luận. Mục tiêu: Gia đình là tổ ấm của em. - Nhận biết những người sống trong gia đình. - Chia nhóm, yêu cầu quan sát tranh 1,2 sách giáo khoa. - Gia đình bạn Lan có những ai? Họ đang làm gì? - Gia đình bạn Minh có những ai? Họ đang làm gì? Chốt: Mỗi người sinh ra đều có bố mẹ và những người thân thường sống trong một mái nhà đó chính là gia đình của mình. c Hoạt động 3: Kể về gia đình của mình. Mục tiêu: Mọi người được kể và chia sẻ với các bạn trong lớp về gia đình của mình. - Cho học sinh thảo luận theo cặp: Giới thiệu về gia đình mình qua ảnh với bạn. - Hỏi thêm: Em thường làm gì để giúp đỡ bố mẹ. Bố mẹ em đối với các con như thế nào ? Chốt: Là người trong một gia đình phải biết thương yêu nhau. d Hoạt động 4: Kể về gia đình của bạn - Gọi học sinh lên kể về gia đình của một bạn trong lớp mà em biết ? Chốt: Mỗi người đều có quyền được sống trong gia đình của mình, bạn nào không may không được sống với bố mẹ thì rất thiệt thòi, chúng ta phải biết cảm thông và giúp đỡ bạn khi bạn khó khăn C.Củng cố - dặn dò - Gia đình thường có ai ? - Những người trong gia đình phải như thế nào với nhau ? - Nhận xét giờ học. - Học sinh chơi. - Chơi bịt mắt đoán tên đồ vật - Học sinh hát. - Thảo luận nhóm 2 người. - Gia đình Lan có bố mẹ, Lan và em gái của Lan, họ đang ăn cơm. - Gia đình Minh có ông bà, bố mẹ Minh và em Minh, họ đang ăn mít. - Hoạt động theo nhóm 2 người. - Một vài em lên giới thiệu trước lớp. - Tự trả lời. - Hoạt động cá nhân. - Học sinh lên kể. __________________________________ Tiết 3: Đạo đức Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì 1 I. Mục tiêu: - Củng cố lại kiến thức đã học qua các bài: Em là học sinh lớp 1, gọn gàng sạch sẽ, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. - Củng cố kĩ năng kể về tên lớp học, giới thiệu về bạn bè trong lớp, kể về các việc cần làm để giữ cơ thể gọn gàng sạch sẽ, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. - Yêu quý lớp học, tự giác có ý thức giữ vệ sinh cơ thể và bảo vệ sách vở đồ dùng học tập. II. Tài liệu và phương tiện Hệ thống câu hỏi. III. Các hoạt động: 1.Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng a.Kiểm tra bài cũ - Nêu những việc cần làm để giữ trật tự trong trường học? b. Hoạt động 1: - Giới thiệu về lớp học của em. - Yêu cầu các nhóm tự giới thiệu về tên lớp học, tên bạn trong nhóm, giới thiệu về bạn nào đó trong lớp mà em quý nhất. Chốt: Các em cần nhớ tên lớp, tên bạn học trong cùng lớp mình. c. Hoạt động 2: - Thảo luận. - Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: - Để là người gọn gàng sạch sẽ em cần làm những việc gì? Không nên làm những việc gì? - Thi chọn bạn nào gọn gàng sạch sẽ nhất lớp. Chốt: Cần giữ vệ sinh cơ thể trông vừa đáng yêu vừa có lợi cho sự phát triển của cơ thể. d. Hoạt động 3: - Thi trưng bày sách vở đồ dùng học tập. - Cho học sinh tự trưng bày sau đó chọn ra bạn biết giữ sách vở, đồ dùng học tập sạch sẽ và tốt nhất. - Giáo viên công bố kết quả, trao phần thưởng cho em đó. Chốt: Cần phải biết giữ gìn sách vở đồ dùng học tập tốt để phục vụ cho việc học tập tốt hơn. 3. Củng cố. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh trả lời. - Hoạt động theo nhóm - Giới thiệu với nhau trong nhóm, sau đó một vài nhóm giới thiệu trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét xem bạn giới thiệu đã tỉ mỉ chưa? Có tự nhiên không? - Hoạt động cặp - Thảo luận sau đó trả lời trước lớp - Nhóm khác nhận xét bổ sung - Trong lớp tự bình chọn và tuyên dương bạn đó - Hoạt động cá nhân. - Tự trưng bày sau đó chấm điểm chọn ra bộ sách vở giữ cẩn thận nhất. _____________________________________________________________________ Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2006 Sáng: Tiết 1: Thể dục Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản- Trò chơi vận động I. Mục tiêu - Ôn 1 số động tác rèn luyện tư thế cơ bản. - Học sinh tập phối hợp. Ôn trò chơi "Diệt các con vật có hại". Học sinh tham gia chơi một cách chủ động - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Địa điểm, phương tiện - Sân tập. III. nội dung và phương pháp Nội dung Định lượng Phương pháp A. Phần mở đầu * Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung. * Khởi động. + Khởi động chung. + Khởi động chuyên môn. B. Phần cơ bản - Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tư thế cơ bản và đứng hai tay về phía trước, đưa tay ra ngang, kiễng gót, hai tay chống hông. - Học sinh tập phối hợp. - Giáo viên quan sát sửa sai. - Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi. - Diệt các con vật có hại - Giáo viên phổ biến cách chơi. - Học sinh chơi. C. Phần kết thúc - Hồi tĩnh - Giáo viên nhận xét tiết học. 5 phút 20 phút 5 phút - Tập hợp 4 hàng dọc. - Vỗ tay hát. - Xoay các khớp, chạy nhẹ nhàng. - Học sinh tập - Học sinh tập. - Học sinh chơi. - Thả lỏng cơ thể. Vỗ tay hát 1 bài. _______________________________________________ Tiết 2, 3: Học vần Bài 43: Ôn tập I. Mục đích - yêu cầu: - Học sinh đọc và viết chắc chắn các vần kết thúc bằng u, o đã học trong tuần. Đọc được từ, câu ứng dụng. - Nghe kể được theo tranh "Sói và Cừu" - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. đồ dùng: Bộ chữ thực hành, bảng ôn. III. Các hoạt động: A. Kiểm tra bài cũ. Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa. - Viết: Chú cừu, mưu trí, bầu rượu. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng Tiết 1 * Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập. - Hãy kể tên các vần kết thúc bằng u, o đã học trong tuần? - Kể tên các nguyên âm đôi? - Học sinh so sánh các vần với nhau. - Cho học sinh hoàn thành bảng ôn sách giáo khoa. * Hướng dẫn học sinh đọc tiếng ứng dụng. * Giải lao. - Hướng dẫn học sinh viết từ: cá sấu, kì diệu. - Giáo viên phân tích, viết mẫu. Tiết 2 * Luyện tập a. Luyện đọc * Học sinh quan sát tranh sách giáo khoa. - Tranh vẽ gì? - Hướng dẫn đọc câu ứng dụng. - Hướng dẫn đọc sách giáo khoa. b. Luyện viết - Hướng dẫn học sinh viết vở. - Giáo viên phân tích viết mẫu. - Nhắc nhở, hướng dẫn học sinh viết bài. - Thu chấm, nhận xét, tuyên dương 1 số em viết đẹp. * Giải lao. c. Giáo viên kể truyện "Sói và Cừu" - Giáo viên kể theo tranh. - Hướng dẫn học sinh kể 3. Củng cố. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh đọc, viết - Học sinh kể. - Học sinh ghép, đọc, phân tích. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh đọc câu ứng dụng. - Học sinh đọc sách giáo khoa. - Tìm tiếng chứa vần cần ôn. - Học sinh viết vở. - Học sinh nghe kể. - Học sinh đọc lại bài. __________________________________________ Tiết 4: Toán Số 0 trong phép trừ I. Mục tiêu - Học sinh biết số không là kết quả của phép tính trừ hai số bằng nhau. - Học sinh thực hiện tính trừ cho 0 thành thạo, trừ hai số bằng nhau, biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp. - Giáo dục học sinh có thái độ ý thức làm bài. II. Đồ dùng Bộ đồ dùng học toán, bảng phụ III. Các hoạt động A. Kiểm tra bài cũ. - Đọc lại bảng trừ 5 - Tính: 5 - 4 = 4 + 0 = 5 + 0 = B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng * Giới thiệu: Phép trừ hai số bằng nhau. - Cho xem tranh, nêu đề toán ? - Nêu câu trả lời ? - Một con vịt bớt 1 con vịt còn mấy con ? - Làm tính gì? - Ghi bảng: 1-1= 0 - Các phép tính còn lại cho học sinh tự nêu bài toán. Thực hiện trên bảng cài, sau đó ghi phép tính vào bảng con và đọc. - Một số trừ đi chính số đó thì cho ta kết quả như thế nào? * Giới thiệu: Một số trừ đi 0. - Cài 4 hình tròn không bớt đi hình nào còn mấy hình ? - Có phép tính gì ? - Tiến hành tương tự với các phép tính còn lại. - Một số trừ đi 0 thì cho ta kết quả như thế nào? * Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Nêu yêu cầu - Yêu cầu học sinh làm bảng con, giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu. Bài 2: Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu học sinh làm sách giáo khoa, quan sát giúp đỡ học sinh yếu. - Gọi học sinh đọc kết quả. Bài 3: Gọi học sinh nhìn tranh nêu đề toán. - Giáo viên hỏi học sinh về đề toán khác của bạn. - Từ đó ta có phép tính gì khác? 3. Củng cố. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh thực hiện. - Trong chuồng có 1 con vịt, 1 con chạy ra khỏi chuồng. Hỏi còn mấy con. - Còn 0 con - 1 con vịt bớt 1 con còn 0 con. - Học sinh đọc. 3 - 3 = 0, 2 - 2 = 0, 4 - 4 = 0 - Một số trừ đi số đó thì cho ta kết quả bằng 0 - Còn 4 hình. 4 - 0 = 4, viết bảng rồi đọc 5 - 0 = 5 - Một số trừ đi 0 thì cho ta kết quả bằng chính số đó. - Học sinh làm bài. - Học sinh làm. - Học sinh tự đặt đề toán, nêu phép tính. _______________________________________________ Chiều Tiết 1: Toán* Luyện tập: Số 0 trong phép trừ I. Mục tiêu - Củng cố về số 0 trong phép trừ. - Thực hiện tính trừ trong phạm vi 5 , trừ đi 0, trừ hai số bằng nhau. - Giáo dục học sinh có thái độ ý thức làm bài. II. Đồ dùng vở bài tập, sách nâng cao III. Các hoạt động A. Kiểm tra bài cũ. - Đọc lại bảng trừ trong phạm vi 5? - Tính: 5 – 5 = 5 – 0 = - Giáo viên nhận xét. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng * Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: (Cho học sinh cả lớp) Hướng dẫn học sinh làm vở bài tập trang 45. Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu. - Gọi học sinh chữa bài và nhận xét bài bạn. - Một số trừ đi số 0 thì cho ta kết quả như thế nào? Bài 2: Gọi học sinh nêu yêu cầu - Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả như thế nào? Bài 3: Gọi học sinh nêu yêu cầu - Yêu cầu hs làm bài và sau đó chữa bài trên bảng. Bài 4: Gọi học sinh nêu yêu cầu - Gọi học sinh nhìn tranh nêu bài toán. - Gọi học sinh nêu bài toán khác, từ đó viết phép tính khác. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. Bài 2: (Cho học sinh khá giỏi) - Có thể điền vào chỗ chấm những số nào? 2 < ....< 5 - 0 Bài 3: (Cho học sinh yếu) - Giáo viên cho học sinh tính: 4- 0 , 3 - 0 3 - 1 , 2 - 2 - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. 3. Củng cố. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh làm. - Học sinh làm vở bài tập. - Học sinh làm bài - Học sinh làm bài. - Gọi học sinh chữa bài và nhận xét bài bạn. - Học sinh làm bài. - Học sinh làm bài. _______________________________________________ Tiết 2: Hoạt động ngoài giờ Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20 - 11 I. Mục tiêu - Học sinh biểu diễn các bài hát về thầy cô, để mừng các thầy các cô. - Rèn cho học sinh có ý thức mạnh dạn. - Giáo dục học sinh kính yêu thầy cô giáo. II. Đồ dùng III. Các hoạt động a. Hoạt động 1: - Em hãy kể những bài hát về thầy cô? - Em thích những bài nào nhất? c. Hoạt động 2: - Cho học sinh hát những bài hát về thầy cô. - Học sinh hát kết hợp biểu diễn. - Giáo viên nghe, sửa sai. d. Hoạt động 3: - Học sinh thi biểu diễn. đ. Hoạt động 4: - Để tỏ lòng kính yêu các thầy các cô em phải làm gì? Nhận xét giờ học. - Học sinh kể. - Học sinh thực hiện. - Học sinh thi biểu diễn theo tổ, cá nhân. _______________________________________________ Tiết 3: Thủ công Xé dán hình con gà con I. Mục tiêu - Học sinh biết cách xé dán hình con gà con. Xé và dán tương đối phẳng. - Rèn cho học sinh kĩ năng xé dán. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Đồ dùng Giấy màu, hồ dán, vở thủ công. III. Các hoạt động Thời gian Nội dung Phương pháp 5 phút 5 phút 20 phút 5 phút 1. Hoạt động 1: - Giáo viên cho học sinh quan sát nhận xét bài xé giờ trước. - Con gà con gồm những bộ phận nào? - Mình gà con có hình gì? - Học sinh nhận xét. 3. Hoạt động 2: - Giáo viên cho học sinh nhắc lại các bước xé dán. - Giáo viên nghe, sửa. 4. Hoạt động 3: - Học sinh thực hành. - Giáo viên quan sát nhận xét. 4. Hoạt động 4: - Đánh giá, nhận xét, dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết sau. Trực quan Hỏi đáp Thực hành Đánh giá _____________________________________________________________________ Thứ tư ngày 15 tháng 11 năm 2006 Sáng: Tiết 1, 2: Học vần Bài 44: on - an I. Mục đích - yêu cầu: - Học sinh đọc và viết đựơc on, an, mẹ con, nhà sàn. Đọc được câu ứng dụng: Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề "Bé và bạn bè". - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. đồ dùng: Bộ chữ thực hành. III. Các hoạt động: A. Kiểm tra bài cũ. - Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa. - Viết: ao bèo, cá sấu, kì diệu. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng Tiết 1 * Giới thiệu vần on - Vần on gồm mấy âm ghép lại? - Ghi bằng mấy con chữ? - So sánh on với oi - Hướng dẫn học sinh ghép: con - Cho học sinh quan sát tranh sách giáo khoa rút ra từ mới: mẹ con * Giới thiệu vần an - Vần an gồm mấy âm ghép lại? - Ghi bằng mấy con chữ? - So sánh an với on. - Hướng dẫn học sinh ghép: sàn - Cho học sinh quan sát tranh sách giáo khoa rút ra từ mới: nhà sàn * Hướng dẫn học sinh đọc từ ứng dụng. * Giải lao. - Hướng dẫn học sinh viết: on, an, mẹ con, nhà sàn. - Giáo viên phân tích, viết mẫu. Tiết 2 * Luyện tập a. Luyện đọc * Học sinh quan sát tranh sách giáo khoa. - Tranh vẽ gì? - Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa. - Hướng dẫn đọc sách giáo khoa. b. Luyện viết - Hướng dẫn học sinh viết vở. - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết. - Nhắc nhở, hướng dẫn học sinh viết bài. - Thu chấm, nhận xét, tuyên dương 1 số em viết đẹp. * Giải lao. c. Luyện nói theo chủ đề " Bé và bạn bè" (?) Tranh vẽ những gì? - Trong tranh vẽ mấy bạn? - Các bạn ấy đang làm gì? Em và các bạn thường chơi những trò chơi gì? Em và các bạn thường giúp đỡ nhau những công việc gì? - Đọc tên bài luyện nói. 3. Củng cố. (?) Bài hôm nay học vần gì? Tiếng mới? Từ mới? - Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh đọc, viết - Ghép, đánh vần, đọc. - Học sinh ghép. - Học sinh tìm tiếng có chứa vần on. - Học sinh đọc phân tích. - Ghép, đánh vần, đọc. - Học sinh ghép. - Học sinh tìm tiếng có chứa vần an. - Học sinh đọc phân tích. - Học sinh đọc, tìm và phân tích tiếng có chứa âm mới. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh đọc câu ứng dụng. - Học sinh đọc sách giáo khoa - Học sinh viết vở. - Quan sát tranh sách giáo khoa, trả lời. - Học sinh luyện nói. - Học sinh đọc lại bài. Tiết 3: Âm nhạc (Giáo viên chuyên dạy) _______________________________________________ Tiết 4: Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Học sinh củng cố lại phép trừ các số trong phạm vi đã học, trừ với 0, trừ hai số bằng nhau. Quan sát tranh và nêu được bài toán và phép tính tương ứng - Học sinh có kỹ năng tính nhanh. - Giáo dục học sinh hăng say học tập môn toán. II. Đồ dùng Bảng phụ. III. Các hoạt động A. Kiểm tra bài cũ. - Tính: 1 - 0 3 - 2 5 - 5 2 - 0 3 - 0 B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng Bài 1: Nêu yêu cầu - Nêu cách làm bài? 5 - 4 5 - 5 4 - 0 3 - 3 3 - 1 2 - 0 Bài 2: Nêu yêu cầu. - Học sinh đặt tính. - Khi đặt tính lưu ý điều gì? Bài 3: Nêu cách làm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm. 2 - 1 - 1 = 4 - 2 - 2 = - Nêu cách thực hiện. Bài 4: Nêu - Giáo viên cho học sinh so sánh. - Thực hiện phép tính rồi so sánh. Bài 5: Học sinh yêu cầu. - Treo tranh, nêu bài toán ? - Từ đó nêu phép tính đúng. 3. Củng cố. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh thực hiện. - Học sinh làm sách giáo khoa. - Cho học sinh làm bảng con. - Học sinh làm và chữa bài. 5 - 3 = 2 3 - 3 < 1 2 0 Chiều:  Tiết 1: Mĩ thuật Giáo viên chuyên dạy _______________________________________________ Tiết 2 Tiếng Việt* Luyện tập: Bài 42 I. Mục đích - yêu cầu: - Củng cố cho học sinh đọc, viết được vần, tiếng từ bài 42. - Rèn cho học sinh đọc, viết thành các vần, tiếng từ trong bài. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. đồ dùng: Bộ đồ dùng, vở bài tập III. Các hoạt động: A. Kiểm tra bài cũ. - Đọc sách giáo khoa. - Viết: chú cừu, bướu cổ - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng Hướng dẫn học sinh làm vở bài tập. - Hướng dẫn học sinh đọc lại sách giáo khoa (dành cho cả lớp) - Giáo viên nghe, chỉnh sửa cho học sinh. - Với học sinh yếu, cho học sinh đánh vần bài rồi đọc trơn. - Giáo viên viết mẫu vào vở cho học sinh yêu cầu học sinh viết bài ưu, ươu, trái lựu, hươu nai. - Với học sinh đại trà, giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở: ưu, ươu, trái lựu, hươu nai. - Với học sinh giỏi, học sinh tìm - Tìm tiếng, từ chứa vần ưu, ươu - Học sinh viết từ ứng dụng. 3. Củng cố - Đọc toàn bài. - Học sinh đọc. - Viết bảng con. - Học sinh đọc sách giáo khoa. - Phân tích tiếng có chứa vần ưu, ươu - Học sinh yếu thực hiện. - Học sinh giỏi thực hiện. - Học sinh viết vở Tiết 3: Đạo đức* Luyện tập: Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì 1 I. Mục tiêu: - Củng cố lại kiến thức đã học qua các bài: Gia đình em, lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ - Củng cố kĩ năng giới thiệu về gia đình của mình, có hành vi cư xử đúng mực với anh chị em của mình. - Yêu quý gia đình mình, anh chị em trong nhà. II. Tài liệu và phương tiện Vở bài tập đạo đức III. Các hoạt động: 1.Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng a.Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh lên giới thiệu về bản thân, về một bạn trong lớp. b. Hoạt động 1: Giới thiệu về các thành viên trong gia đình em. - Yêu cầu các nhóm tự giới thiệu về tên, nghề nghiệp, sở thích của bản thân và các thành viên trong gia đình của mình cho các bạn trong nhóm nghe. Chốt: Các em cần nhớ tên các thành viên trong gia đình, địa chỉ nhà ở của mình. c. Hoạt động 2: Xử lí tình huống. - Yêu cầu học sinh xử lí tình huống sau: Anh cho kẹo. Đang chơi rất vui với bạn, em đến hỏi bài tập. Thấy em có quyển truyện rất hay mình cũng muốn đọc. Thấy chị đang giúp mẹ nấu cơm… Chốt: Cần biết vâng lời anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong nhà 3. Củng cố. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh trả lời. - Học sinh hoạt động nhóm. - Giới thiệu với nhau trong nhóm, sau đó một vài nhóm giới thiệu trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét xem bạn giới thiệu đã tỉ mỉ chưa? Có tự nhiên không? - Hoạt động theo tổ. - Thảo luận theo tổ sau đó lên đóng vai trước lớp. - Tổ khác theo dõi bổ sung ý kiến - Thi tổ nào gọn gàng sạch sẽ, tổ nào sách vở giữ sạch sẽ. Thứ năm ngày 16 tháng 11 năm 2006 Sáng: Đồng chí Huyền soạn giảng _______________________________________ Chiều Tiết 1: Toán* Luyện tậpchung I. Mục tiêu - Giúp học sinh tiếp tục củng cố về bảng trừ, cộng trong phạm vi các số đã học. - Rèn kĩ năng làm toán cho học sinh. - Giáo dục học sinh có thái độ ý thức làm bài II. Đồ dùng Vở bài tập, sách toán nâng cao. III. Các hoạt động A. Kiểm tra bài cũ. - Viết các phép trừ trong phạm vi 4,5. - Giáo viên nhận xét. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng * Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: (Cho học sinh cả lớp) - Giáo viên cho học sinh làm vở bài tập. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. Bài 2: (Cho học sinh khá giỏi) - Cho các số: 1, 2, 3, 4, 5 - Tìm hai số mà khi lấy số lớn trừ số bé thì được kết quả bằng 2. - Tìm hai số sao cho cộng lại thì được kết quả bằng 5. - Giáo viên nhận xét. Bài 3: (Cho học sinh yếu) - Giáo viên cho học sinh tính. 3 - 3 = 3 - 2 = 3 - 0 = 1 + 2 = - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét. 3. Củng cố. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh làm bài. - Học sinh làm bài. - Học sinh thực hiện. - Học sinh thực hiện. Tiết 2: Tiếng Việt* Luyện tập: Bài 43, 44 I. Mục đích - yêu cầu: - Củng cố cho học sinh đọc, viết được vần, tiếng từ bài 43, 44. - Rèn cho học sinh đọc, viết thành thạo các vần, tiếng từ trong bài. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. đồ dùng: Bộ đồ dùng, vở bài tập III. Các hoạt động: A. Kiểm tra bài cũ. - Đọc sách giáo khoa. - Viết: ao bèo, cá sấu, bàn ghế. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng Hướng dẫn học sinh làm vở bài tập. - Hướng dẫn học sinh đọc lại sách giáo khoa (dành cho cả lớp) - Giáo viên nghe, chỉnh sửa cho học sinh. - Với học sinh

File đính kèm:

  • docTuan 11 lop 1(1).doc