Giáo án soạn tuần 8 lớp 1

Tên bài dạy: ua, ưa

I/ Mục tiêu dạy học:

a/ Kiến thức : Học vần ua, ưa, từ : cua bể, ngựa gỗ.

b/ Kỹ năng : Đọc và viết được vần ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.

c/ Thái độ : Tích cực học tập

II/ Đồ dùng dạy học:

a/ Của giáo viên : Tranh: ngựa gỗ, cua bể

b/ Của học sinh : Bảng con, bảng cài

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án soạn tuần 8 lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm............... Tên bài dạy: ua, ưa I/ Mục tiêu dạy học: a/ Kiến thức : Học vần ua, ưa, từ : cua bể, ngựa gỗ. b/ Kỹ năng : Đọc và viết được vần ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. c/ Thái độ : Tích cực học tập II/ Đồ dùng dạy học: a/ Của giáo viên : Tranh: ngựa gỗ, cua bể b/ Của học sinh : Bảng con, bảng cài III/ Các hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Gọi 4 em HS trả bài đọc, viết - Gọi 1 em đọc SGK Hoạt động 2: Bài mới 1/ Giới thiệu : ua, ưa - Phát âm mẫu 2/ Dạy vần : ua - Phát âm mẫu: ua - Nêu cấu tạo vần ua - Đánh vần ua - Đọc trơn: ua - Giới thiệu tiếng: cua 3/ Dạy vần ưa - Ghi âm, phát âm - Nêu cấu tạo vần ưa - So sánh vần ưa và vần ua - Có vần ưa ghép chữ ngựa. - Giới thiệu: ngựa gỗ 4/ Luyện viết bảng con: - Hướng dẫn cách viết - Nhận xét, chữa bài 5/ Từ ứng dụng: - Ghi từ - Hướng dẫn tìm tiếng mới. - Đọc từ - Giải nghĩa từ: nô đùa, mùa mưa. - HS đọc : ia lá tía tô lá mía, bìa vở, vỉa hè - HS viết ia, tỉa lá. - Phát âm: ua, ưa - Phát âm: cả lớp - Chữ u trước, chữ a sau - HS: u - a - ua - HS phân tích: cua - Đánh vần : ua - Ghép tiếng : cua - Đọc theo quy trình - Phát âm đồng thanh ( 1 lần) - HS: ư đến a - HS: giống nhau chữ a - HS ghép chữ ngựa - HS đọc trơn (5 em) - HS viết: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ - HS đọc (Cá nhân, tổ, lớp) Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm............... Tên bài dạy: ua, ưa (tt) I/ Mục tiêu dạy học: a/ Kiến thức : Đọc được câu ứng dụng. b/ Kỹ năng : Biết trả lời câu, nói tự nhiên c/ Thái độ : Tích cực học tập II/ Đồ dùng dạy học: a/ Của giáo viên : Tranh luyện đọc, luyện nói b/ Của học sinh : Vở tập viết, SGK III/ Các hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Luyện đọc - Hướng dẫn đọc bài đã học tiết 1 - Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: - Giới thiệu câu luyện nói - Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: - Đọc mẫu và cho 2 HS đọc lại Họat động 2: Luyện viết - Viết mẫu - Ổn định ngồi viết - Hướng dẫn lại cách viết nối giữa các con chữ. Hoạt động 3: Luyên nói 1/ Treo tranh cho HS nêu chủ đề 2/ Luyện nói: - Tranh vẽ gì? - Vì sao em biết cảnh vẽ giữa trưa? - Giữa trưa là lúc mấy giờ? - Vì sao giữa trưa không có người qua lại? Họat động 3: Củng cố - Dặn dò - Hướng dẫn đọc SGK - Tìm tiếng chứa vần ua, ưa. - Dặn dò : Chuẩn bị bài hôm sau. - HS đọc vần, tiếng, từ khóa, từ ứng dụng. (cá nhân, tổ, lớp) - HS xem tranh, nhận xét nội dung tranh nói gì? - HS tìm tiếng có vần ua, ưa. - HS đọc cá nhân ( 5 em) đọc theo tổ. - 2 em đọc lại - HS viết vào vở Tập Viết - HS : giữa trưa - HS: cảnh vẽ.... - HS: Em biết cảnh vẽ giữa trưa vì. - HS: giữa trưa vào lúc... - HS: vì.... - HS đọc SGK - HS tham dự 4 tổ Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm............... Tên bài dạy: ÔN TẬP I/ Mục tiêu dạy học: a/ Kiến thức : Củng cố đọc, viết vần ia, ua, ưa. Ghép chữ tr, ng, ngh với vần ia, ua, ưa. Luật chính tả b/ Kỹ năng : Đọc và viết tiếng có vần ia, ua, ưa c/ Thái độ : Tích cực học tập II/ Đồ dùng dạy học: a/ Của giáo viên : Tranh: mía, múa b/ Của học sinh : Bảng con, bảng cài III/ Các hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc và viết - Gọi 1 em đọc SGK - Nhận xét, ghi điểm Hoạt động 2: Bài mới 1/ Giới thiệu bài: Ôn tập 2/ Hướng dẫn ôn tập: - Hỏi: tuần qua các em học được vần gì? - Giới thiệu bảng ôn tập - Hỏi: Trong bảng ôn đã có các vần đó chưa? 3/ Ôn tập: - Gọi HS lên chỉ đúng vần Gv đọc. - Hướng dẫn ghép chữ ở cột dọc với vần ở hàng ngang để đọc thành tiếng. 4/ Luyện đọc từ ứng dụng: - Ghi từ và cho HS đọc từ. - Cho HS nhận biết tiếng chứa vần đang ôn tập - Giải thích: mùa dưa, trỉa đỗ. 5/ Tập viết từ ứng dụng: - Viết mẫu - Giảng cách viết - HS đọc, viết: cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia. - Lớp viết bảng con. - Trả lời: ia ua, ưa - HS lên chỉ và trả lời. - Vài em lên bảng - Chỉ đúng vần - Chỉ và đọc - Đọc (cá nhân, tổ, lớp) - HS đọc (nhóm, cá nhân, lớp) - Phát biểu - HS viết bảng con mùa dưa ngựa tía Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm............... Tên bài dạy: ÔN TẬP (tt) I/ Mục tiêu dạy học: a/ Kiến thức : Biết đọc được bài ứng dụng. Kể được câu chuyện : Khỉ và Rùa b/ Kỹ năng : Đọc trơn, kể đúng c/ Thái độ : Thích thú học tập II/ Đồ dùng dạy học: a/ Của giáo viên : Tranh luyện đọc, tranh kể chuỵên b/ Của học sinh : Vở tập viết, Sách giáo khoa III/ Các hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Luyện đọc - Gọi HS đọc lại bài ở tiết 1 - Hướng dẫn đọc bài ứng dụng - Cho xem tranh, hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? - Tìm những tiếng trong bài có chứa vần ia, ua, ưa. - Hướng dẫn đọc bài ứng dụng. - Đọc mẫu bài ứng dụng Hoạt động 2: Luyện viết - Ổn định tư thế ngồi viết. - Nêu lại cách viết. Họat động 3: Kể chuyện - Cho HS xem tranh và hỏi đây câu chuyện gì? - Câu chuyện có mấy nhân vật chính. - Kể chuyện cho HS nghe - Hướng dẫn thi kể chuyện. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò - Hướng dẫn đọc lại bài. - HS đọc bảng ôn, từ ứng dụng - Trả lời - HS phát biểu. - HS đọc : 5 em (tổ, lớp) 1 lần - HS viết vào vở TV - Trả lời - Lằng nghe. + Tranh 1: Rùa vội vàng theo Khỉ về thăm nhà Khỉ. + Tranh 2: Rùa ngậm chặt đuôi Khỉ để lên nhà Khỉ. + Tranh 3: Rùa mở miệng đáp lời với Khỉ nên bị rơi xuống đất. + Tranh 4: Mai Rùa bị rạn nứt từ đó. - HS thi đua kể nối tiếp (tổ, nhóm) Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm............... Tên bài dạy: oi - ai I/ Mục tiêu dạy học: a/ Kiến thức : Đọc viết được vần oi, ai, nhà ngói, bé gái. b/ Kỹ năng : Đọc và viết được tiếng có vần oi, ai. c/ Thái độ : Tích cực học tập II/ Đồ dùng dạy học: a/ Của giáo viên : Tranh: bé gái, nhà ngói. b/ Của học sinh : Bảng cài, bảng con III/ Các hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên đọc vần, từ kết hợp phân tích tiếng. - Gọi HS viết vần, tiếng, từ. - Gọi HS đọc SGK Hoạt động 2: Bài mới 1/ Giới thiệu: ghi đề bài Hai vần oi, ai. - Phát âm mẫu. 2/ Giới thiệu vần : oi - Vần oi được tạo nên từ những chữ nào? (nêu cấu tạo) - Đánh vần vần oi - Đánh vần mẫu: o - i - oi - Hướng dẫn cài vần oi - Hỏi: Có vần oi, muốn có tiếng “ngói” ta thêm chữ gì trước? - Cho HS phân tích tiếng ”ngói” xong đánh vần tiếng “ngói”. - Hướng dẫn HS cài tiếng “ngói” - Giới thiệu tranh: Tranh vẽ gì? (nhà ngói) - HS đọc trơn từ. 3/ Dạy vần ai (theo quy trình như vần oi) 4/ Viết bảng con: - Viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối và khoảng cách. 5/ Từ ứng dụng: - Ghi từ lên bảng - Hướng dẫn đọc từ - Tìm tiếng chứa vần oi, ai - Giải nghĩa từ. - HS đọc (4 em) Mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đổ. - HS viết : mùa dưa, ngựa tía. - HS phát âm (đồng thanh 1 lần ) - Vần oi có chữ O đứng trước, chữ i đứng sau. (vần oi được tạo nên bởi o và i) 5 em. - HS đánh vần (10 em) Lớp đồng thanh một lần) - HS cài vần oi - HS trả lời ( 3 em) - HS: ngò đứng trước oi đứng sau: ngờ oi ngoi sắc ngói - HS cài tiếng “ngói” - HS đọc cá nhân (5 em) - HS viết: oi, ai, nhà ngói, bé gái. - HS phát biểu - HS đọc từ (cá nhân, tổ, lớp) Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm............... Tên bài dạy: oi - ai (tt) I/ Mục tiêu dạy học: a/ Kiến thức : Đọc được câu văn: Chú Bói Cá... b/ Kỹ năng : Biết trả lời tự nhiên c/ Thái độ : Tích cực học tập II/ Đồ dùng dạy học: a/ Của giáo viên : Tranh : Chú Bói Cá b/ Của học sinh : Vở tập viết, Sách giáo khoa III/ Các hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Luyện đọc 1/ Hướng dẫn đọc vần, tiếng, từ khóa trên bảng lớp, đọc từ ứng dụng. 2/ Hướng dẫn nhận xét tranh minh họa câu ứng dụng. - Tranh vẽ gì? - Cho HS tìm tiếng có vần oi, ai trong câu. - Cho HS đọc - Đọc mẫu Họat động 2: Luyện viết - Ổn định tư thế ngồi viết - Giới thiệu bài viết. - Nhắc lại cách viết. - Chấm một số bài, nhận xét Họat động 3: Luyện nói - Giới thiệu tranh, cho HS đọc chủ đề luyện nói. + Tranh vẽ những con vật nào? + Trong các con vật này em thường trông thấy con gì? + Chim Bói Cá và Le Le sống ở đâu? Thích ăn gì? + Chím Sẻ và Ri thích ăn gì? + Em còn biết có những con chim nào nữa? Họat động 4: Củng cố - Dặn dò - Cho HS đọc lại toàn bài trong SGK - Thi đua tìm nhanh tiếng có vần oi, ai - Đọc tiếng có vần mới trong bài - Nhận xét - dặn dò - HS đọc: oi, ngói, nhà ngói ai, gái, bé gái ngà voi, gà mái cái còi, bài vở - HS quan sát, trả lời - HS trả lời: Bói - HS đọc: 5 em Đọc nhóm, đồng thanh 1 lần - HS viết vào vở Tập Viết. - HS: sẻ, ri, bói cá, le le - Trả lời - Trả lời - HS đọc: 5 em. - HS đọc: 4 em Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm............... Tên bài dạy: ôi - ơi I/ Mục tiêu dạy học: a/ Kiến thức : Đọc viết được vần ôi, ơi, trái ổi, bơi lội. b/ Kỹ năng : Đọc và viết được tiếng có vần ôi, ơi c/ Thái độ : Tích cực học tập II/ Đồ dùng dạy học: a/ Của giáo viên : Tranh: bơi lội b/ Của học sinh : Bảng cài, bảng con III/ Các hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I/ Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên đọc, viết - Gọi HS đọc SGK II/ Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu: vần ôi, ơi. - Phát âm mẫu. Hoạt động 2: Viết vần ôi lên bảng, nhận diện, đánh vần vần Hoạt động 3: Đánh vần vần ôi - Phân biệt vần ôi, ai - Hướng dẫn ghép vần ôi - Hỏi: Có vần ôi, muốn có tiếng ổi phải thêm dấu gì? - Giải thích: Đây là trái gì? - Cho HS đọc từ: trái ổi. Hoạt động 4, 5: Dạy vần ơi theo quy trình giống vàn ôi - Chú ý: So sánh 2 vần ôi, ơi Hoạt động 6: Hướng dẫn viết bảng con - Viết mẫu - Hướng dẫn các nét nối Hoạt động 7: Từ ứng dụng - Ghi từ ứng dụng, cho HS nhận biết tiếng chứa vần ôi, ơi - Hướng dẫn đọc từ ứng dụng - Giải nghĩa từ: cái chổi, đồ chơi - HS đọc, viết Ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở - 1 em đọc SGK - HS đồng thanh một lần - HS nêu cấu tạo vần ôi ( 3 em) - HS đánh vần (cá nhân, đồng thanh) - HS: giống nhau “i”, khác nhau “ô”, “a” - HS cài vần ôi - HS cài tiếng ổi - HS trả lời - HS đọc trơn từ: trái ổi - HS giống nhau chữ “i”, khác nhau ô và a - HS viết bảng con: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội - HS phát biểu - Đọc cá nhân (4 - 5 em) Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm............... Tên bài dạy: ôi - ơi (tt) I/ Mục tiêu dạy học: a/ Kiến thức : Đọc được câu ứng dụng b/ Kỹ năng : Biết trả lời tự nhiên đúng chủ đề c/ Thái độ : Tích cực học tập II/ Đồ dùng dạy học: a/ Của giáo viên : Tranh : Dạo phố, lể hội b/ Của học sinh : Vở tập viết, Sách giáo khoa III/ Các hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Luyện đọc - Cho HS đọc bảng lớp phần bài ở tiết 1. - Xem tranh luyện đọc - Hỏi: tranh vẽ gì? - Cho HS tìm tiếng mới trong câu ứng dụng. - Hướng dẫn đọc câu ứng dụng - Đọc mẫu câu ứng dụng Họat động 2: Luyện viết - Ổn định tư thế ngồi viết - Nhắc lại cách viết: nét nối, khoảng cách giữa các tiếng, độ cao các con chữ. Họat động 3: Luyện nói - Giới thiệu tranh - Cho HS nêu chủ đề luyện nói. - Câu hỏi gợi ý trả lời: + Tại sao em biết tranh vẽ lễ hội? + Quê em thường có lễ hội gì? + Em thấy có gì trong lễ hội ? + Ai đưa em đi xem lễ hội ? Họat động 4: Củng cố - Dặn dò - Cho HS đọc SGK - Tìm nhanh tiếng có vần ôi, ơi trong câu văn: Quê bé đã đổi mới rồi. Hè về bé và chị Kha sẽ về quê chơi. - Dặn dò cần thiết - HS đọc cá nhân (10 em) đồng thanh 1 lần - Phát biểu - HS chơi Đọc cá nhân ( 5 em) Đọc nhóm, tổ, lớp - HS viết vào vở Tập Viết. - HS: lễ hội - Trả lời - Trả lời - HS đọc SGK toàn bài - Thi đua phát biểu Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm............... Tên bài dạy: ui - ưi I/ Mục tiêu dạy học: a/ Kiến thức : Đọc viết được vần ui, ưi, đồi núi, gửi thư. b/ Kỹ năng : Đọc và viết được tiếng có vần ui, ưi. c/ Thái độ : Tích cực học tập II/ Đồ dùng dạy học: a/ Của giáo viên : Tranh: đồi núi, gửi thư. b/ Của học sinh : Bảng cài, bảng con III/ Các hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên đọc, viết các từ ngữ - Gọi HS đọc câu ứng dụng - Nhận xét, ghi điểm Hoạt động 2: Bài mới 1/ Giới thiệu: 2 vần ui, ưi. - Phát âm mẫu. 2/ Dạy vần ui - Nêu cấu tạo vần ui - Cho đánh vần vần ui - So sánh vần ui với ôi - Cho HS ghép vần ui - Hỏi: Có vần ui muốn có tiếng núi phải thêm chữ gì trước vần ui. - Cho HS ghép chữ “núi” - Cho phân tích tiếng núi - Cho đánh vần tiếng núi - Cho xem tranh: đồi núi và ghi từ - Cho đọc: vần, tiếng, từ 3/ Dạy vần ưi: (tương tự quy trình vần ui) 4/ Viết bảng con: - Viết mẫu, hướng dẫn cách viết. 5/ Từ ngữ ứng dụng: - Hướng dẫn đọc từ, phân tích tiếng - Giải nghĩa từ - Luyện đọc cho HS - HS đọc, viết cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi. - HS đọc cá nhân (1 em) - HS đồng thanh một lần - HS: vần ui có chữ u đứng trước, chữ i đứng sau ( 3 em) - HS đánh vần (3 em) - HS: giống nhau “i”, khác nhau “ô”, “u” - 1 em lên ghép, cả lớp ghép - HS : thêm chữ n (nờ) - HS : chữ n đứng trước, vần ui sau, trên ui có dấu sắc - HS đánh vần (3 em) - HS đọc trơn từ: đồi núi (3 em) - HS đọc: cá nhân 3 em, đồng thanh 1 lần. - HS viết bảng con: ui, ưi, đồi núi, gửi thư. - HS đọc (cá nhân , tổ, lớp) Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm............... Tên bài dạy: ui - ưi (tt) I/ Mục tiêu dạy học: a/ Kiến thức : Đọc được câu ứng dụng và nhận biết tiếng có vần ui, ưi b/ Kỹ năng : Biết trả lời đủ câu, đúng chủ đề: đồi núi c/ Thái độ : Tích cực học tập II/ Đồ dùng dạy học: a/ Của giáo viên : Tranh : Nhận thư Dì, đồi núi. b/ Của học sinh : Vở tập viết, Sách giáo khoa III/ Các hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Luyện đọc - Cho HS đọc bảng lớp phần bài ở tiết 1: âm, tiếng, từ khóa, từ ứng dụng. - Chỉnh sai cho HS yếu - Xem tranh luyện đọc - Tìm trong câu ứng dụng có chứa vần ui, ưi. - Hướng dẫn HS luyện đọc câu ứng dụng - Đọc mẫu câu ứng dụng Họat động 2: Luyện viết - Ổn định tư thế ngồi viết - Nhắc lại cách viết: nối giữa các con chữ, khoảng cách giữa các tiếng, từ. - Theo dõi, chỉnh sai - Chấm 10 em Họat động 3: Luyện nói 1/ Giới thiệu tranh và hỏi tranh vẽ gì? 2/ Luyện trả lời: + Tranh vẽ gì ? + Trên đồi núi em thấy có gì ? + Quê em có đồi núi không? + Đồi khác núi thế nào? Họat động 4: Củng cố - Dặn dò - Cho HS đọc SGK - Gọi HS đọc tiếng có vần ui, ưi trong bài. - Trò chơi: Đọc nhanh, đúng (hái hoa dân chủ) - Dặn dò : Chuẩn bị bài sau - HS đọc (cá nhân, tổ, lớp) 10 em đọc cá nhân - HS quan sát tranh: Cả nhà nhận thư Dì Na. - HS phát biểu: gửi, vui -HS đọc: (cá nhân, tổ, lớp) - 2 em khá, giỏi lần lượt đọc lại. - HS viết vào vở Tập Viết. - HS nêu chủ đề: đồi núi - HS: đồi núi - HS trả lời: cây cối, đá... - Trả lời - HS đọc SGK - HS thi đua đọc - Nghe Môn: Toán Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm............... Tên bài dạy: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu dạy học: a/ Kiến thức : Củng cố phép cộng trong phạm vi 3, 4. Biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính. b/ Kỹ năng : Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, 4. c/ Thái độ : Thích học môn Toán. Tích cực học tập II/ Đồ dùng dạy học: a/ Của giáo viên : Bảng nam châm bài 2, tranh bài tập 3, 4. b/ Của học sinh : Bảng cài, bảng con, Sách giáo khoa. III/ Các hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Gọi HS trả lời miệng 3 + 1 = ; 2 + 1 = 1 + 3 = ; 2 + 2 = - Cho làm bảng con 2 + 1 = ; 3 + 1 = 1 2 + 2 + 2 - Nhận xét, ghi điểm Hoạt động 2: Bài mới 1/ Giới thiệu : Ghi đề bài 2/ Các hoạt động luyện tập: + Bài 1: - Ghi lên bảng bài 1 - Nhắc HS ghi thẳng cột kết quả tìm ra. + Bài 2: - Cho các tổ thực hành trò chơi bằng bài 2 - Tuyên dương đại diện tổ làm nhanh, viết số đẹp. + Bài 3: - Cho Hs xem tranh trong mô hình gộp và giới thiệu bài toán: 1 + 1 + 1 = 3 - Giải thích: lấy 1 cộng 1 bằng 2, lấy 2 cộng 1 bằng 3, viết 3 sau dấu =. - Cho HS làm: 2 + 1 + 1 = 1 + 2 + 1 = + Bài 4: - Cho quan sát tranh và ghi phép tính thích hợp - HS trả lời 3 + 1 = 4 ; 2 + 1 = 3 1 + 3 = 4 ; 2 + 2 = 4 - HS lên bảng (2 em) mỗi em làm 2 bài. - Cả lớp làm bảng con. - HS làm SGK - 1 em lên chữa bài - Mỗi tổ chọn 1 em: tính nhanh, viết nhanh - Thực hành trò chơi - Lớp cổ động - Quan sát - Lắng nghe - HS nhẫm rồi ghi kết qủa - HS quan sát tranh, tự làm bài 1 + 3 = 4 - HS chữa bài, giải thích Môn: Toán Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm............... Tên bài dạy: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5 I/ Mục tiêu dạy học: a/ Kiến thức : Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép cộng. Ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5 b/ Kỹ năng : Biết làm tính cọng trong phạm vi 5. c/ Thái độ : Thích học môn Toán, cẩn thận làm bài II/ Đồ dùng dạy học: a/ Của giáo viên : Các mẫu vật tương ứng với hình vẽ b/ Của học sinh : Bộ ghép tính, bảng con, sách giáo khoa III/ Các hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - HS trả lời miệng. 3 + 1 = ; 2 + 2 = ; 1 + 3 = 3 + = 4; 2 + = 4; + 3 = 4 - HS gắn phép tính đúng với mô hình 1 + 3 = 4; 3 + 1 = 4 Hoạt động 2: Bài mới. 1/ Giới thiệu lần lượt các phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5. - Phép cộng: 4 + 1 = 5 - Phép cộng: 1 + 4 = 5; 3 + 2 = 5; 2 + 3 = 5 - Hướng dẫn theo quy trình phép tính 4 + 1 = 5 2/ Củng cố bảng cộng trong phạm vi 5 - Dùng phương pháp che số cho HS đọc. 3/ Dùng sơ đồ 4 chấm tròn và 1 chấm tròn. 3 chấm tròn và 2 chấm tròn 4/ Thực hành - Bài 1: nêu yêu cầu - Bài 2: Tính, Dặn HS viết số ngay cột - Bài 3: Củng cố phép cộng trong phạm vi 5 theo 2 chiều. - Bài 4: Xem tranh viết phép tính. 5/ Củng cố: - Trò chơi: Mời bạn đoán xem - Nhận xét - tuyên dương - HS 1: 3 + 1 = 4 2 + 2 = 4 1 + 3 = 4 - HS 2: trả lời - HS 3: Gắn phép tính thích hợp với mô hình. - HS nêu được: 4 con cá thêm 1 con nữa có tất cả 5 con cá. - HS đọc được: 4 cộng 1 bằng 5 - HS viết được: 4 + 1 = 5 - HS nêu, đọc và cài được phép tính: 1 + 4 = 5 3+ 2 = 5 2+ 3 = 5 - HS thi đua đọc thuộc bảng cộng. - HS tự nêu được 2 phép tính giống nhau bằng cách hoán vị số: 4 + 1 = 5; 3 + 2 = 5 1 + 4 = 5; 2 + 3 = 5 - HS nêu yêu cầu: tính nhẫm - HS làm bài và chữa bài - HS: 4 + 1 = 5 hay 1 + 4 = 5 - HS: 3 + 2 = 5 hay 2 + 3 = 5 5 em tham dự chơi - Nghe Môn toán Tên bài dạy: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu dạy học: a/ Kiến thức : Củng cố bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5. Biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính. b/ Kỹ năng : Biết làm tính cộng trong phạm vi 5 c/ Thái độ : Thích học môn Toán. Cẩn thận II/ Đồ dùng dạy học: a/ Của giáo viên : Tranh bài tập 5, bảng cài b/ Của học sinh : Bảng cài, bảng con, Sách giáo khoa. III/ Các hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên trả bài Hoạt động 2: Bài mới 1/ Giới thiệu : Ghi đề bài 2/ Các hoạt động luyện tập: + Bài 1: - Nhắc HS ghi thuộc các phép cộng trong phạm vi từ 1 đến 5 + Bài 2: - Nhắc HS tính và viết kết quả thẳng cột. + Bài 3: - Giải thích cách làm bài mẫu 2 + 1 + 1 = (Hai cộng 1 bằng 3, 3 cộng 1 bằng 4, viết 4 ở kết quả) + Bài 4: - Hướng dẫn HS làm mẫu bài: 3 + 1 .....5 (3 cộng 1 bằng 4, 4 bé hơn 5, điền dấu < vào chổ chấm) + Bài 5: - Hướng dẫn HS làm bài bằng cách nêu đề toán để dẫn đến phép tính cộng. 3 con mèo và 2 con mèo. - Hỏi: có thể dùng phép tính nào? Cho HS làm bài b - Chấm bài cho HS - HS 1: Đọc các phép cộng trong phạm vi 5. - HS 2: tính 2 + 2= ; 1+ 4= 1 + 2 + 2 = ; 2 + 1 + 2 = - HS 3: tính 2 1 4 3 + 2 + 3 + 1 + 2 - HS nêu yêu cầu: tính - HS làm bảng con - HS nêu yêu cầu: tính - HS làm bảng con 2 1 3 4 + 2 + 4 + 2 + 1 - HS nêu yêu cầu: tính - HS nhắc lại cách tính ( 2 em) - Lớp làm SGK < > = - HS nêu yêu cầu: - HS nhắc lại cách tính ( 2 em) - HS làm SGK - 2 em lên chữa bài - HS nêu yêu cầu: Điền phép tính thích hợp vào. - HS làm bài, 1 em lên chữa bài - HS làm bài, và chữa bài Môn: Toán Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm............... Tên bài dạy: SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG I/ Mục tiêu dạy học: a/ Kiến thức : Nhận biết phép cộng một số với số 0 sẽ cho kết quả bằng chính số đó. b/ Kỹ năng : Biết làm tính cọng. Cộng một số với số 0 c/ Thái độ : Thích học môn Toán. II/ Đồ dùng dạy học: a/ Của giáo viên : Tranh bài tập 4. Tranh nội dung bài học b/ Của học sinh : Bảng cài, bảng con, sách giáo khoa III/ Các hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên trả bài - Nhận xét, ghi điểm Hoạt động 2: Bài mới. 1/ Giới thiệu phép cộng 1 số với 0 - Các phép cộng: 3 + 0 = 3 0 + 3 = 3 - Viết: 3 + 0 = 3 - Hỏi: 3 cộng 0 bằng mấy? - Đọc: 3 cộng 0 bằng 3 - Cho xem tranh: 0 quả táo và 3 quả táo. - Hỏi: 0 quả táo thêm 3 quả táo được mấy quả táo? - Hỏi: 0 cộng 3 bằng mấy? - Ghi: 0 + 3 = 3 - Đọc: 0 cộng 3 bằng 3 - Cho HS xem sơ đồ hình chấm tròn để có 3 + 0 = 0 + 3 - Cho HS thao tác bằng que tính 2/ Thực hành: - Bài 1: tính (nhẩm) - Bài 2: Tính (nhẩm) - Bài 3, 4: Điền số và viết phép tính thích hợp. Hoạt động 3: Tổng kết - Dặn dò - HS 1: 1 + .... = 2 .....+ 3 = 4 - HS 2: viết phép tính thích hợp theo tranh : 4 + 1 = 5 - Quan sát tranh và trả lời: 3 con chim với 0 con chim có tất cả 3 con chim. 3 cộng 0 bằng 3 - HS trả lời (4 em) - HS đọc (3 em) - HS trả lời sau khi xem tranh - Trả lời ( 3 em) - Trả lời ( 3 em) - HS đọc 5 em đồng thanh 1 lần - HS quan sát đọc: 3 + 0 = 0 + 3 - HS: 2 que tính thêm 0 que tính bằng 2 que tính. - HS làm bảng con 1 + 0 = ; 0 + 4 = ; 5 + 0 = - HS làm bảng con 3 5 + 0 + 0 - HS làm bài SGK - Gọi 2 em chữa bài Môn: Thủ Công Tiết:.........Thứ .............ngày.......tháng.........năm........... Tên bài dạy: XÉ, DÁN CÂY ĐƠN GIẢN I/ Mục tiêu dạy học: a/ Kiến thức : Biết xé, dán cây đơn giản b/ Kỹ năng : Xé được cây đơn giản đúng, đẹp c/ Thái độ : Thích thú học tập II/ Đồ dùng dạy học: a/ Của giáo viên : Bài mẫu, giấy màu xanh, vàng, đỏ b/ Của học sinh : Giấy màu,vở thủ công III/ Các hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét. - Cho HS xem bài mẫu - hỏi về màu sắc của thân cây, lá cây, tán cây. Hoạt động 2: Hướng dẫn xé mẫu 1/ Hướng dẫn xé tán lá cây. Nói: Có 2 cách xé tán lá: tán tròn, tán dài - Nói cách vẽ tán lá tròn + Vẽ mặt sau giấy có kẻ ô, một hình vuông cạnh 6 ô + Xé 4 góc tạo hình tròn + Chỉnh sửa lại để giống tán lá - Hướng dẫn xé tán lá dài + Vẽ mặt sau giấy màu một hình chữ nhật cạnh 10 ô và 6 ô - Vanh 4 góc để tạo dáng cong 2/ Hướng dẫn xé thân cây Vẽ hình chữ nhật 6 ô và 1 ô 3/ Hướng dẫn dán hình - Thân ngắn dán tá tròn - Thân dài dán tán lá dài 4/ Cho HS trình bày sản phẩm cùng nhóm 5/ Chấm, tuyên dương nhóm xé, dán cây đúng, đẹp Họat động 3: Tổng kết - Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn dò chuẩn bị bài sau - Hs nhận xét Thân cây nâu Tán lá xanh - Lắng nghe, Quan sát - HS vẽ trên giấy màu - HS xé các tán lá, thân cây - HS dán hình - Nghe Môn: Tự Nhiên và Xã Hội Tiết:.........Thứ .............ngày.......tháng.........năm........... Tên bài dạy: ĂN UỐNG HẰNG NGÀY I/ Mục tiêu dạy học: a/ Kiến thức : Kể tên những thức ăn cần ăn trong ngày để mau lớn, khỏe mạnh. b/ Kỹ năng : Nói được cần phải ăn uống như thế nào để có được sức khỏe tốt. c/ Thái độ : Có ý thức tự giác trong việc ăn uống của cá nhân: ăn đủ no, uống đủ nước. II/ Đồ dùng dạy học: a/ Của giáo viên : Các hình trang 18, 19 phóng to: Một số thực phẩm trong bài.

File đính kèm:

  • docgiao an 1 tuan 8 ha.doc