NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Bước đầu biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (ông, ba cháu: Xuân, Vân, Việt)
2. Rèn kỹ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: hài lòng, thơ dại, nhân hậu.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3794 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tâp đọc 2: Những quả đào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tâp đọc
Những quả đào
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Bước đầu biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (ông, ba cháu: Xuân, Vân, Việt)
2. Rèn kỹ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: hài lòng, thơ dại, nhân hậu....
- Hiểu nội dung câu chuyện muốn nói: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt khen đưdá cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.
II. Đồ dùng:
Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
A/ kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc thuộc lòng bài cũ
H: Các bộ phận của cây dừa được so sánh với những gì?
- Lớp nhận xét.
- GV đánh giá, cho điểm
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu trực tiếp vào bài
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài văn.
- Khái quát chung cách đọc.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu:
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- Luyện đọc từ khó
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài
- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu dài
- HS đọc chú giải SGK.
- Giáo viên giải nghĩa thêm.
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Từng HS trong nhóm đọc
- Các HS khác nghe, góp ý.
* Thi đọc giữa các nhóm:
- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn
- Lớp nhận xét
Cây dừa
Những quả đào.
Lời kể khoan thai, rành mạch.
Giọng ông: ôn tồn, hiền hậu.
Giọng Xuân: hồn nhiên, nhanh nhảu.
Giọng Vân: ngây thơ.
Giọng Việt : lúng túng, rụt rè
Từ khó
làm vườn, hài lòng, nhận xét, tiếc rẻ
Câu dài
Đào có vị rất ngon và mùi thật là thơm. // Cháu đã đem hạt trồng vào một cái vò.// Chẳng bao lâu,/ nó sẽ mọc thành một cây đào to đấy,/ ông nhỉ?//
- Cái vò: đồ đứng bằng đất nung.
- Hài lòng: vừa ý, ứng ý.
- Thơ dại: còn bé quá, chưa biết gì
- Thốt: bật ra thành lời một cách tự nhiên.
- Nhân hậu: thương người, đối xử có tình có nghĩa với mọi người.
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1
H: Người ông dành những quả đào cho ai?
- HS đọc đoạn 2
H: Cậu bé Xuân đã làm gì với quả đào?
H: Ông nhận xét gì về Xuân? Vì sao ông nhận xét như vậy?
- HS đọc đoạn 3:
H: Cô bé Vân đã làm gì với quả đào?
H: Ông nói gì về Vân? Vì sao ông nói như vậy?
- HS đọc đoạn 4
H: Việt đã làm gì với quả đào?
H: Ông nói gì về Việt? Vì sao ông nói như vậy?
H: Em thích nhân vật nào? Vì sao?
4. Luyện đọc lại:
- 3 nhóm HS , mỗi nhóm 5 em tự phân vai thi đọc lại truyện
- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
5. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
1.Chia đào:
- Ông dành cho vợ và ba đứa cháu nhỏ.
2.Chuyện của Xuân.
- Xuân đem hạt trồng vào 1 cái vò.
- Ông nói mai sau Xuân về sẽ làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây.
3.Chuyện của Vân:
- Vân ăn hết quả đào của mình và vứt hạt đi.
- Ông nói Vân còn thơ dài quá vì Vân háu ăn, ăn hết phần mình vẫn thấy thèm.
4.Chuyện của Việt
- Việt dành quả đào cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận, cậu đặt quả đào trên giường bạn rồi trốn về.
- Ông khen Việt có tấm lòng nhân ái vì em biết thương bạn, nhường miếng ngon cho bạn
- Người dẫn chuyện
- Ông ; Xuân ; Vân ; Việt
File đính kèm:
- Nhung qua dao.doc