TUẦN 1
Bài1: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM.
I. Mục đích yêu cầu: - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành tài, nguệch ngoạc, quyển, quay.
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ mới :ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót.
- Hiểu nghĩa đen , nghĩa bóng của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
- Rút ra lời khuyên từ câu chuyện:Làm việc gì phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
II. Chuẩn bị:- GV:Tranh minh hoạ SGK,bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn.
- HS: sách giáo khoa .
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tập đọc 2 - Trường Tiểu học Hồng Giang II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Bài1: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM.
Mục đích yêu cầu: - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành tài, nguệch ngoạc, quyển, quay.
Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
Hiểu nghĩa các từ mới :ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót.
Hiểu nghĩa đen , nghĩa bóng của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Rút ra lời khuyên từ câu chuyện:Làm việc gì phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
Chuẩn bị:- GV:Tranh minh hoạ SGK,bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn.
- HS: sách giáo khoa .
Các hoạt động dạy học:
Tiết 1:
Ổn định:
Giới thiệu 8 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2/ tập 1. Gọi 2 HS đọc tên 8 chủ điểm.
Bài mới:Giới thiệu bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
-GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
-GV hướng dẫn HS luyện đọc từng câu
-GV hướng dẫn HS đọc đúng:quyển, nguệch ngoạc, bỏ dở, chán, tảng.
-GV hướng dẫn HS đọc đọan, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giải nghĩa từ ngữ mới:ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài.
GV nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1+2.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi.
Câu 1:Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?
- Gọi 1 HS đọc câu 2.
Câu 2:Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
Câu 3:Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
Câu 4:Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài thành chiếc kim nhỏ không?
Câu 5: Những câu nào cho thấy cậu bé không tin?
4) Củng cố:Gọi HS đọc thi đua từng đoạn và trả lời câu hỏi.
_ Nhận xét, ghi điểm.
TIẾT 2:
_Gọi 3 HS đọc đoạn 1+2, ghi điểm.
Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 3+4, hướng dẫn đọc từng câu.Luyện đọc từ khó:hiểu, giảng giải, sắt.
Hướng dẫn đọc đoạn, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
Hoạt động2:Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 3+4. hướng dẫn trả lời câu hỏi.
-Bà cụ giảng gỉai như thế nào?
-Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không?
-Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
-Câu chuyện này khuyên em điều gì?
-Em nói lại câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”bằng lời của em.
Hoạt động 3:luyện đọc lại.GV chia nhóm đọc theo vai
4) Củng cố, dặn dò:-Em thích ai trong câu chuyện?Vì sao?-GV nhận xét.
- đọc lại bài để chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
-Nhận xét tiết học.
-HS dò bài
-HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
-HS đọc từ khó.
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Đọc từng đoạn trong nhóm, đọc đồng thanh, cá nhân.
HS nhắc lại.
- HS đọc đồng thanh đoạn 1+2.
-HS đoc. thầm từng đoạn.
-HS trả lời.
-Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc được vài dòng là chán, bỏ đi chơi.viết thì nắn nót được mấy chữ đầu rồi nguệch ngoạc cho xong.
Cả lớp đọc thầm đoạn 2.
-Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.
- Để làm thành một cái kim khâu.
Không tin.
Thái độ của cậu bé ngạc nhiên hỏi?Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài được thành kim?
HS đọc từng đoạn, đồng thanh, cá nhân.
- họcsinh đọc
-HS tiếp nối nhau đọc hết đoạn.
Học sinh đọc.
- HS đọc từng đoạn trong bài.Thi đọc từng đoạn giữa các nhóm, đồng thanh, cá nhân.
Cả lớp đồng thanh đoạn 3+4.
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim…thành tài
-Cậu bé tin lời bà cụ.
-Cậu bé hiểu ra quay về nhà học bài.
* HS thảo luận nhóm:- nhẫn nại, kiên trì, làm việc chăm chỉ, cần cù, chịu khó, không ngại khổ.
-Ai chăm chỉ, chịu khó thì làm việc gì cũng thành công.việc khó đến đâu nhẫn nại kiên trì cũng làm được.
-HS thi đọc phân vai(người dẫn chuyện ,cậu bé ,bà cụ)
-Tuỳ ý HS trả lời.(Có lý gỉai)
TẬP ĐỌC : TIẾT 3: TỰ THUẬT.
Mục đích yêu cầu: Giúp HS đọc đúng các từ có vần khó:Quê quán, quận, trường, tỉnh.
Biết nghỉ hơi đúng các dẫu phẩy, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và trả lời ở mỗi dòng.
Biết đọc một văn bản tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch.
Nắm được nghiã và biết cách dùng từ mới : tự thuật, quê quán.
Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật.
Chuẩn bị: Bảng phụ ghi hdẫn cách đọc.
Các hoạt động dạy học:
Ổn định :
Bài cũ: 2 em đọc bài “Có công mài sắt…..nên kim”, trả lời câu hỏi.
Bài mới:Giới thiệu bài: “Tự thuật”
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1:GV đọc mẫu lần 1.
Hdẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ: huyện, tỉnh., xã. Hdẫn chia đoạn.
Từ mới: Tự thuật, quê quán. Nơi ở hiện nay. GV chia nhóm.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
-GV treo câu hỏi lên bảng, hdẫn trả lời.
Câu 1: Em biết những gì về bạn Thanh Hà?
Câu 2: Nhờ đâu mà em biết rõ về bạn Thanh Hà?
Câu 3:Hãy cho biết họ và tên em.
Câu 4: Hãy cho biết tên địa phương em đang ở.
* Hoạt động 3; Luyện đọc lại. GV nhắc HS đọc bài với gịong rõ ràng, rành mạch. Nhận xét ghi điểm.
4) Củng cố, dặn dò- GDTT: Bản tự thuật rất có ích khi làm lý lịch bản thân, khi xin việc làm, cho cơ quan….
Dặn về nhà tập viết tự thuật về bản thân em.
Xem trước bài “ Ngày hôm qua đâu rồi?”.
Nhân xét tiết học.
HS tiếp nối đọc từng câu
2 đoạn, 2 em tiếp nối đọc đoạn
- HS tự giải nghĩa từ khó, nhắc lại.
HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
HS đọc thầm, trả lời câu hỏi.
-Tên, ngày sinh, nơi sinh quê quán, nơi ở….
-Nhờ bản tự thuật của bạn Thanh Hà.
HS nêu
HS đóng vai chú công an để phỏng vấn các bạn khác .
5,6 em nói tên địa phương em đang ở.
HS thi đọc bài.
HS nêu lại nội dung bài, cần nhớ: Viết tự thuật phải chính xác.
- HS về viết tự thuật vào VBT.
TIẾT 4: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
I.Mục đích yêu cầu: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó:ngoài, xoa, toả, vườn, vàng .
Biết nhỉ hơi đúng sau dấu phẩy, giữa các dòng thơ, các cụm từ.
Nắm nghĩa các cụm từ, các câu thơ.
Nắm được ý toàn bài: Thời gian rất đáng quý, cần làm việc, học hành chăm chỉ để không phí thời gian.
Học thuộc lòng bài thơ.
II. Chuẩn bị: Tranh SGK., Một quyển lịch, bảng phụ.
Các hoạt động dạy học:
Ổn định:
KTBC: HS đọc bài” Tự thuật”, TLCHỏi.
Bài mới: Giới thiệu bài: dùng tranh giới thiệu bài: “ Ngày hôm qua đâu rồi?”
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc.
GV đọc mẫu lần 1 bài thơ, giọng chậm rãi, tình cảm , trìu mến.
HD HS luyện đọc.
Đọc từng dòng thơ.
-Đọc từng khổ thơ trước lớp. Gv hướng dẫn ngắt nghỉ đúng chỗ.
Giải nghĩa từ: - tờ lịch: Tờ giấy, tập giấy ghi ngày tháng trong năm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1: bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
Câu 2:Nói tiếp ý của mỗi khổ thơ sau cho thành câu.
Tai sao nói:” Ngày hôm qua ở lại, trên cành hoa, trong hạt lúa, trong vở hồng?”
Câu 3: em cần làm gì để không lãng phí thời gian?
-Câu 4: bài thơ muốn nói với em điều gì?.
hoạt động 3: HDẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ , cả bài bằng cách xoá dần. GV nhận xét, ghi điểm.
4) Củng cố, dặn dò:Thi hát những bài nói về thời gian. Dặn về nhà học thuộc lòng bài thơ, xem trước bài” Phần thưởng” Nhận xét tiết học.
2 em khá đọc bài.
-HS tiếp nối đọc 2 dòng thơ. Rút ra từ
khó: ngoài, xoa, hoa, hương , vàng.
-HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.-HS giải nghĩa từ : toả hương: mùi thơm bay lan rộng ra.
-ước mong : muốn một điều tốt đẹp.
-HS lần lượt đọc trong nhóm, thi đọc giữa các nhóm, từng đọan, cả bài.
Đồng thanh toàn bài.
HS đọc thầm khổ thơ 1.
Ngày hôm qua đâu rồi?
HS đọc thầm khổ thơ 2,3,4.
a)Ngày hôm qua ở lại, trên cành hoa trong vườn.
b) Ngày hôm qua ở lại, trong hạt lúa mẹ trồng.
c) ngày hôm qua ở lại trong vở hồng của con
Nếu một ngày ta không làm được gì, không học được điều gì thì ngày ấy mất đi không để lại gì cả. Nhưng nếu ta làm việc, học hành có kết quả thì thời gian ất sẽ không mất đi.
Hs thảo luận nhóm. Đại diện trả lời: chăm học, chăm làm, giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà.
Thời gian rất quý, đừng lãng phí thời gian.
HS thi học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài.
-HS nêu lại nội dung bài.
TUẦN 2:
TIẾT 5: PHẦN THƯỞNG.
I. Mục đích yêu cầu: đọc trơn cả bài. Chú ý các từ mới: trực nhật, điểm, bàn tán.
biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, phẩy, giữa các cụm từ.
Hiểu nghĩa các từ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng , tấm lòng.
Nắm được đặc điểm nhân vật Na và diễn biến câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm điều tốt.
Chuẩn bị: Tranh SGK, bảng phụ: viết câu cần đọc đúng.
Các hoạt động dạy học:
Ổn đinh: Tiết 1:
Bài cũ: 3 em đọc bài Ngày hôm qua đâu rồi? TLCH.
Bài mới : Giới thiệu bài: Phần thưởng.
Giáo viên
Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1,2
GV đọc mẫu toàn bài
HDẫn Hs đọc từng câu.
HDẫn phát âm từ khó.
HDẫn Hs đọc đoạn.
Hdẫn HS đọc đúng: Một buổi sáng / vào giờ ra chơi / các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì / có vẻ bí mật lắm//.
HDẫn giải nghĩa từ: bí mật.
Sáng kiến:
GV chia nhóm. Nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 2: HDẫn tìm hiểu đọan 1,2.
Câu 1: Câu chuyện này nói về ai?
Câu 2: Bạn ấy có đức tính gì?
Câu 3: Hãy kể những việc làm tốt của Na? GV nói thêm: Na sẵn sàng giúp đỡ bạn, san sẻ những gì mình có cho bạn.
Câu 4: Theo em điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì?
TIẾT 2: Hoạt động 1:Luyện đọc đoạn 3:
HDẫn đọc từng câu.
HDẫn HS luyện phát âm.
HDẫn đọc cả đoạn trước lớp.
HDẫn đọc câu : Đây là phần thưởng / cả lớp đề nghị tặng Na.//
-Đỏ bừng mặt/ cô bé đứng dậy/ bước lên bục giảng. //
Hoạt động 2: HDẫn tìm hiểu đoạn 3
HDẫn đọc phân vai: HDẫn thảo luận nhóm đóng vai.
Câu 4: Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao?
GV: Na xứng đáng được thưởng vì Na có tấm lòng tốt. Trong trường học, phần thưởng có nhiều loại: thưởng cho HS giỏi, cho HS có đạo đức tốt, …
Câu 5: Khi Na được phần thưởng, những ai vui mừng? Vui như thế nào?
Học sinh
HS tiếp nối đọc từng câu. Rút từ khó: phần thưởng, sáng kiến, trực nhật, bàn tán. HS luyện đọc từ khó.
HS tiếp nối đọc đoạn 1,2.
3 HS đọc lại câu này.
-Giữ kín không cho người khác biết.
Ý kiến mới và hay.
HS đọc từng đoạn trong nhóm.
HS thi đua đọc giữa các nhóm.
Cả lớp đồng thanh đoạn 1,2.
1 em đọc đoạn 1.
Nói về 1 HS có tên là Na.
Tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè.
Na gọt bút chì giúp bạn, cho bạn Minh nửa cục tẩy, làm trực nhật giúp bạn bị mệt.
1 em đọc đoạn 2.
Đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người.
HS tiếp nối đọc từng câu trong đoạn 3. rút từ khó: tấm lòng, vang dậy.
HS đọc đoạn.
HS luyện đọc lại.
HS luyện đọc trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
Đồng thanh đoạn 3.
1 em Đọc đoạn 3
1 em đóng vai Na , các em khác đóng vai bạn của Na, 1 em làm cô giáo.
Có nhiều câu trả lời: xứng đáng vì người tốt cần được thưởng. Xứng đáng vì cầ khuyến khích lòng tốt. Chưa xứng đáng vì Na học chưa giỏi.
-Na vui mừng: tưởng là nghe nhầm, đỏ bừng mặt.
-Cô giáo và các bạn vui
mừng: vỗ tay vang dậy
*Luyện đọc lại: Chọn HS đọc hay.
4) Củng cố dặn dò: Em học được điều gì ở bạn Na? Em thấy cô giáo trao phần thưởng cho Na có tác dụng gì?
Dặn về nhà học bài, xem bài : “ Làm việc thật là vui” Nhận xét tiết học.
Cô giáo và các bạn vui mừng : vỗ tay vang dậy.
Mẹ vui mừng : khóc đỏ hoe cả mắt.
5 em luyện đọc lại câu chuyện.
-Tốt bụng , hay giúp đỡ mọi người.
-Biểu dương người tốt, khuyến khích mọi người làm việc tốt.
TIẾT 7: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI.
I.Mục đích yêu cầu : Giúp HS đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn : làm việc, quanh ta, tích tắc, bận rộn, các từ mới : sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng. Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, giữa các cụm từ.
-Nắm được nghĩa và biết đặt câu với các từ mới, biết được lợi ích, công việc của mỗi người, vật, con vật.
-Nắm được ý của bài: mọi người, mọi vật đều làm việc. Làm việc mang lại niềm vui.
II. Chuẩn bị : tranh minh họa SGK. Bảng phụ viết những câu văn hướng dẫn luyện đọc.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp :
Ổn định:
Bài cũ: 3 HS đọc bài Phần thưởng và trả lời câu hỏi.
Bài mới: Giới thiệu bài: làm việc thật là vui.
Giáo viên
Học sinh
*Hoạt động 1: GV đọc mẫu toàn bài: giọng vui, hào hứng, nhịp hơi nhanh.
GV hướng dẫn HS luyện đọc.
Từ khó: quanh, bảo vệ, tích tắc, quét.
GV chia đoạn : 2 đoạn
Đoạn 1: “ từ đầu …….tưng bừng”
Đoạn 2 : Phần còn lại.
GV hướng dẫn HS đọc một số câu.
-Hdẫn giải nghĩa từ Sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
_Các vật và con vật xung quanh ta làm việc gì ?
_ Em thấy cha mẹ và những người em biết làm việc gì ?
-Bé làm việc gì?
-Hằng ngày, em làm những việc gì?
-Em có đồng ý với bé làlàm việc rất vui không ?
-GV hướng dẫn HS có câu trả lời đúng
-Đặt câu với từ “ rực rỡ, tưng bừng”
Bài văn giúp em hỉeu đợc điều gì?
Họat động 3: luyện đọc lại.
4)Củng cố dặn dò :dặn HS về nhà luyện đọc và chuẩn bị bài “ Mít làm thơ’.
5)Nhận xét tiết học
HS đọc nối tiếp từng câu.
-Quanh ta / mọi vật / mọi người / đều làm việc //
-Con tu hú kêu / tu hú / tu hú //
-Cành đào nở hoa / cho sắc xuân thêm rực rỡ/ ngày xuân thêm tưng bừng //
_ HS thi đọc giữa các nhóm.
Cả lớp đọc đồng thanh.
Cái đồng hồ báo giờ, cành đào nở hoa làm đẹp mùa xuân.
-Ví dụ: Cha mẹ em làm ngoài đồng, anh em làm thợ xây, chị em làm y tá.
-Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em.
-Em đi học, về nhà em nấu cơm, quét nhà, lau nhà, rửa chén, giữ em.
-HS thảo luận nhóm, đại diện nêu : Có đồng ý làm việc rất vui.
-Lễ khai giảng thật tưng bừng.
-Mặt trời toả ánh sang rực rỡ.
-Xung quanh em, mọi người, mọi vật, đều làm việc, có làm việc thì mới có ích lợi cho gia đình , xã hội.
-Hs thi đọc.
TIẾT 8: MÍT LÀM THƠ
I.Mục đích yêu cầu: Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : “làm thơ”, nổi tiếng , đi đi lại lại, vò đầu bứt tai.
-Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, chấm hỏi, gạch ngang.
-Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
-Hiểu nghĩa các từ ngữ mới : nổi tiếng , thi sĩ, kỳ diệu.
-Nắm được diễn biến câu chuyện.
-Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua ngôn ngữ và hành động của Mít.
-Bước đầu hiểu thế nào là vần thơ.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ viết những câu văn cần hướng dẫn.
III.Các hoạt động dạy học: 1) Ổn định:
2)Bài cũ: 2 em đọc bài “Làm việc thật là vui”.
3)Bài mới: GTBài: Mít làm thơ.
Giáo viên
Học sinh
*Hoạt động 1) Luyện đọc: GV đọc mẫu toàn bài với giọng vui, hóm hỉnh.
*Từ khó: nổi tiếng , học hỏi, nghĩa, vò đầu bứt tai.
GV hướng dẫn HS đọc đoạn.
-GV hướng dẫn HS cách đọc, treo bảng luyện đọc diễn cảm.
-Ở thành phố Tí Hon / nổi tiếng nhất là Mít /
-Một lần / cậu đến tìm thi sĩ Hoa Giấy / để học làm thơ.
Hướng dẫn giải nghĩa từ mới:
-GV gọi đại diện các nhóm lên đọc.
-Cho cả lớp đồng thanh.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Vì sao cậu bé có tên là Mít?
-Dạo này, Mít có gì thay đổi?
-Ai dạy Mít làm thơ?
-Trước hết , thi sĩ Hoa Giấy dạy Mít điều gì?
-Hai từ ( hoặc tiếng ) như thế nào được gọi là vần với nhau?
-Mít gieo vần như thế nào?
-Vì sao gieo vần như thế lại rất buồn cười?
-Hãy tìm một từ cùng vần với tên em?
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
GV tổ chức cho HS phân vai: người dẫn chuyện, Mít, thi sĩ Hoa Giấy.
Gv nhận xét, tuyên dương.
4)Củng cố, dặn dò: Em thấy Mít thế nào? Khuyến khích HS về kể lại chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị bài: Ban của Nai Nhỏ.
Nhận xét tiết học.
-HS đọc từng câu nối tiếp nhau.
-HS đọc nối tiếp từng đoạn. Đoạn 1: 2 câu đầu.
Đoạn 2: tiếp theo đến…vần thì vần nhưng phải có nghĩa chứ.
-Đoạn 3: còn lại.
-Nổi tiếng: dược nhiều người biết.
-thi sĩ : người làm thơ.
-kì diệu : kì lạ và hay.
HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
HS đồng thanh.
HS đọc 2 câu đầu ( đoạn 1)
-Vì cậu chẳng biết gì?
HS đọc đoạn 2
-Ham học hỏi.
-Thi sĩ Hoa Giấy.
-Hiểu thế nào là vần thơ?
-Có vần cuối giống nhau( giống ở phần vần)
-bé – phé.
-Vì tiếng phé không có nghĩa gì cả.
VD: hương - Phương
Từng nhóm tham gia đọc phân vai.
-Mít rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
TUẦN 3 :
TIẾT 9: BẠN CỦA NAI NHỎ.
I.Mục đích yêu cầu:- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ : ngăn cản, hích vai, lao tới, lo lắng.
-Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa cụm từ.
-Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời các nhân vật.
-Hiểu nghĩa các từ: ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc.
-Thấy được tính tốt ở bạn Nai Nhỏ: khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người.
Rút ra được nhận xét từ câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ, bảng phụ viết câu cần HDẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
1)Ổn định:
2)Bài cũ: 2 HS đọc bài: “ Mít làm thơ”.
3)Giới thiệu bài: Bạn của Nai Nhỏ.
Giáo viên
Học sinh
GV đọc mẫu lần 1.
GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó: ngăn cản, hích vai, thật khoẻ, ngã ngửa, lao tới, lo lắng.
GV phân đoạn, HDẫn đọc , chú ý ngắt nghỉ hơi và giọng đọc;
-Sói sắp tóm được Dê Non / thì bạn con đã kịp lao tới/ dùng đôi gạc chắc khoẻ/ húc Sói ngã ngửa.//.
-Con trai bé bỏng của cha / con có một người bạn như thế / thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa. //
-GV phân từng nhóm.
-Giải nghĩa từ:
-ngăn cản: không cho đi, không cho làm.
-hích vai: dùng vai đẩy
-thông minh: nhanh trí, sáng suốt.
-hung ác: dữ tợn và độc ác.
Gạc: sừng có nhiều nhánh.
4)Củng cố: GV cho HS đọc lại bài. Nhận xét tiết học.
HS đọc bài.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong lớp.
-HS đọc câu này với giọng tự hào.
-HS đọc với giọng vui vẻ, hài lòng.
-HS đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc từng đoạn giữa các nhóm, đọc cá nhân.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
TIẾT 2.
I.Ổn định:
II. Bài cũ: HS đọc bài: Bạn của Nai Nhỏ.
III. Bài mới: GTB: Bạn của Nai Nhỏ.
GV
HS
*Hoạt động 3: HDẫn tìm hiểu bài.
-Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu?
-Cha Nai Nhỏ nói gì?
-Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình?
-Mỗi hành động của Bạn Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy. Em thích nhất điểm nào?
-Theo em, người bạn tốt là người như thế nào?
*Hoạt động 2: Luyện đọc lại.
GV nhận xét.
4)Củng cố dặn dò:Đọc xong câu chuyện, em biết được vì sao cha Nai Nhỏ vui lòng cho con trai bé bỏng của mình đi chơi xa: ( vì cha Nai Nhỏ biết con mình sẽ đi cùng với 1 người bạn tốt, đáng tin cậy)
Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài để chuẩn bị cho tiết kể chuyện. Nhận xét tiết học.
-HS đọc đoạn 1.
-Đi chơi xa cùng với bạn.
-Cha không ngăn cản con, nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.
-HS đọc thầm đoạn 2,3,4.
-HS trả lời câu hỏi bằng chính lời văn của mình.
“ Lấy vai hích đổ hòn đá to chặn ngang lối đi.
“ Nhanh trí kéo Nai Nhỏ chạy khỏi lão Hổ đang rình sau bụi cây.
“Lao vào gã Sói, dùng gạc húc Sói ngã ngửa để cứu Dê Non.”
-Dám liều mình cứu người khác.
-Người sẵn lòng giúp đỡ người khác, cứu người khi họ gặp khó khăn là người bạn tốt, đáng tin cậy.
-HS đọc phân vai thi đọc toàn chuyện.
( 1 nhóm 3 em đọc)
TIẾT 11; DANH SÁCH HỌC SINH TỔ MỘT, LỚP 2A
NĂM HỌC : 2004 – 2005
Mục tiêu: Đọc đúng những chữ ghi tiếng có vần khó. Đọc bản danh sách với giọng rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi hợp lý sau từng cột, từng dòng.
-Giúp Hs nắm được những thông tin cần thiết trong bản danh sách. Biết tra tìm thông tin cần thiết. Củng cố kĩ năng sắp xếp tên người theo thứ tự BCC.
Chuẩn bị: Danh sách HS của lớp chép từ sổ điểm
Các hoạt động dạy học:
1)Ổn định:
2)Bài cũ: từng HS đọc nối tiếp các đoạn trong bài: “bạn của Nai Nhỏ”
3)Bài mới: GTB: Danh sách HS tổ 1, lớp 2A. Năm học : 2004 – 2005.
Giáo viên
Học sinh
Gv nhắc Hs nhìn vào bảng Danh sách, đếm số cột và đọc tên từng cột.
-GV đọc mẫu, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
-GV hdẫn HS đọc rõ ràng rành mạch.
*Tổ chức cho Hs tra tìm nội dung.
-Bảng danh sách gồm những cột nào?
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bản danh sách theo hàng ngang, sau đó đọc thầm cột họ và tên, nêu chữ cái đầu của vài tên.
-Tên HS trong danh sách được xếp theo thứ tự nào?
-Thực hành xếp tên các bạn trong tổ em theo thứ tự BCC.
*Luyện đọc lại:
Gv nhận xét, ghi điểm, tuyên dương.
4) Củng cố:Dặn dò: GV giới thiệu danh sách lớp mình. Dặn về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
-Đọc tên từng cột: Số thứ tự, họ và tên, Nam/Nữ, ngày sinh , nơi ở.
-HS nối nhau đọc từng hàng.
-HS tăng số dòng lên. Mỗi em đọc 5 dòng.
-3 em đọc toàn bài.
1 hs tên , nam hay nữ, 1 hs đọc ngày sinh, và nơi ở.
Số thứ tự, họ và tên, Nam/Nữ, ngày sinh , nơi ở.
-1 HS nêu tên 1 bạn bất kì để HS khác nói những thông tin về bạn đó.
-Bảng chữ cái.
-HS trao đổi nhóm, ghi ra giấy, đại diện nhóm lên dán trên bảng.
-Một số HS đọc bản danh sách.
-2 em đọc 1 đoạn trong danh sách lớp mình
TIẾT 12 GỌI BẠN.
I.Mục tiêu : -Đoc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hợp lý ở từng câu thơ, khổ thơ. Đọc với giọng tình cảm.
-Đọc đúng : thuở nào , sâu thẳm, lang thang , khắp nẻo.
-Hiểu nghĩa : sâu thẳm , hạn hán, lang thang.
-Nắm ý các khổ thơ và hiểu nội dung bài nói về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng.
-Học thuộc lòng cả bài thơ.
II.Chuẩn bị: tranh, bảng phụ viết sẵn khổ thơ hdẫn Hs luyện đọc. “ Bê vàng đi tìm cỏ…..Bê! Bê!”
III.Các hoạt động dạy học:
1)Ổn định:
2)Bài cũ : 2 HS đọc danh sách HS tổ 1 ,lớp 2A.
3)Bài mới:Giới thiệu bài “Gọi bạn”.
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1:Luyện dọc:
GV đọc mẫu toàn bài.
-Đọc đúng : thuở , sâu thẳm, hạn hán, cỏ héo khô, quên đường về, khắp nẻo.
-GV hdẫn HS đọc ngắt giọng , nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm ở khổ thơ 3.
* Giải nghĩa từ : sâu thẳm, hạn hán, lang thang.
* Hoạt động 2:Hdẫn tìm hiểu bài
-Đôi bạn bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu ?
-Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ?
-Khi Bê Vàng quên đường về, Dê Trắng làm gì ?
-Vì sao đến bây giờ Dê Trắng vẫn gọi hoài Bê Bê?
Hoạt động 3: Hdẫn học thuộc lòng bài thơ.
GV nhận xét, tuyên dương.
4) Củng cố, dặn dò : HS thi đua đọc thuộc lòng bài thơ. Dặn vè nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
-HS nối tiếp nhau dọc từng dòng thơ.
-HS phát âm cho chuẩn.
-HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trong bài.
-HS đọc từng khổ thơ trong nhóm:cá nhân, đồng thanh.
Cả lớp đồng thanh.
-HS đọc từng khổ thơ, đọc cả bài.
-Rừng xanh sâu thẳm.
-Vì trời hạn hán, cây cỏ héo khô, đôi bạn không còn gì để ăn.
-Thương bạn, chạy khắp nơi tìm gọi bạn.
-Vì Dê Trắng vẫn nhớ bạn.
-HS đọc , Gv xoá dần bảng cho đến khi thuộc lòng.
TUẦN 4 :
TIẾT 13: BÍM TÓC ĐUÔI SAM. ( 2 tiết )
I.Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : -Đọc đúng từ: loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu.
-Biết nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm, dấu 2 chấm, chấm cảm, chấm hỏi. Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật.
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu: hiểu nghĩa từ ngữ : bím tóc đuôi sam, tết, loạng chọang, ngượng nghịu, phê bình.
3.Hiểu nội dung câu chuyện: không nên nghịch ác với các bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái.
II.Chuẩn bị : Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đọan cần luyện đọc.
III.Các họat động dạy học:
1)Ổn định :
2)Bài cũ : 3 em đọc thuộc lòng bài Gọi bạn, trả lời câu hỏi. GV nhận xét, ghi điểm
3)Bài mới : giới thịệu bài: Bím tóc đuôi sam.
Giáo viên
Học sinh
* Tiết 1:Gv đọc mẫu , hướng dẫn cách đọc : Giọng chậm rãi, gịong Hà ngây thơ, hồn nhiên, gịong Tuấn lúng túng nhưng chân thành, đáng yêu. Giọng thầy vui vẻ, thân mật.
GV hướng dẫn luyện đọc,kết hợp giải nghĩa từ :
-Bím tóc đuôi sam
-tết.
-loạng choạng.
-phê bình.
-ngượng nghịu
* Hướng dẫn HS đọc từng câu: Đọc đúng từ khó: loạng choạng, ngượng nghịu, nín hẳn.
-GV đọc mẫu từng từ khó, HDẫn đọc.
-Giải từ chú thích.
-Thi đọc giữa các nhóm
-GV nhận xét, tuyên dương.
* Tiết 2:Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1:-Các bạn gái khen Hà thế nào ?
Câu 2:-Vì sao Hà khóc?
-Gv hỏi: Em nghĩ thế nào về trò đùa nghịch của Tuấn ?
Câu hỏi 3 :
-Thầy giáo làm Hà vui lên bằng cách nào?
-Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc và cười ngay?
Câu 4: Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì?
4)Luuyện đọc lại: HDẫn đọc phân vai.
Các nhóm tự phân vai thi đọc , GV nhận xét, tuyên dương.
5) Củng cố, dặn dò: Qua câu chuyện , em thấy Tuấn có điểm nào đáng khen và điểm nào đáng chê?
Dặn về nhà đọc lại bài, xem trước bài:”Trên chiếc bè”. Nhận xét tiết học.
-2 HS đọc bài
-HS giải nghĩa từ.
-tóc tết thành dải như đuôi con sam.
-đan , kết nhiều sợi thành dải.
-đi, đứng không vững.
-nhắc nhở, chê trách người mắc lỗi.
-vẻ mặt, cử chỉ không tự nhiên.
-HS luỵên đọc cá nhân từ khó.
-Đồng thanh từ khó.
-HS đọc từ chú thích SGK.
-4 em 4 nhóm thi đua đọc.
-Cả lớp đồng thanh.
-HS đọc thầm đoạn 1 và2.
-Ái chà chà ! Bím tóc đẹp quá !
-Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà, làm Hà bị ngã.
-Không tốt, thiếu tôn trọng bạn.
-1 em đọc đoạn 3.
-Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp.
-Vì nghe thầy khen, Hà thấy vui mừng và tự tin.
-Đén trước mặt Hà xin lỗi bạn.
3 nhóm phân vai đọc, 1 HS dẫn chuyện, 1 bạn vai Hà, 1 bạn Tuấn, 1 thầy giáo.
-Đáng chê vì đùa nghịch quá trớn, đáng khen vì biết nhận lỗi.
TIẾT 14: TRÊN CHIẾC BÈ.
I.Mục tiêu: 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng : làng gần, núi xa, bãi lầy, bái phục, âu yếm, lăng xăng, hoan nghênh. Nhắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ.
2.Rè kĩ năng đọc hiểu: nắm nghĩa từ ngữ: ngao du
File đính kèm:
- Tap doc lop 2 moi soan ki.doc