Giáo án Tập làm văn 10 Tuần 3- Bài làm văn số 1

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức:

 + Cũng cố kiến thức và kỹ năng làm văn, đặc biệt là về văn biểu cảm và văn nghị luận.

 + Thấy rõ hơn khả năng làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.

 Kĩ năng: kĩ năng làm văn biểu cảm.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo.

 Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập làm văn 10 Tuần 3- Bài làm văn số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Tiết 7: Làm văn: BÀI LÀM VĂN SỐ 1 ›&š A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: + Cũng cố kiến thức và kỹ năng làm văn, đặc biệt là về văn biểu cảm và văn nghị luận. + Thấy rõ hơn khả năng làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn. Kĩ năng: kĩ năng làm văn biểu cảm. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Đề bài: Cảm nghĩ của anh (chị) về một người thân yêu nhất của mình. ¯ Yêu cầu: 1. Nội dung: - Trước hết phải đảm bảo đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Bài viết cần có cảm xúc chân thành, sâu sắc thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình về người thân yêu nhất. - Cần có những luận điểm, luận cứ chặt chẽ và có sức thuyết phục. Diễn đạt tự nhiên, sâu lắng, có ý thức đảm bảo sự liền mạch về nội dung giữa các câu với câu, giữa các đoạn với đoạn trong toàn bộ bài văn. - Bên cạnh đó lời văn cần mượt mà, uyển chuyển, nhịp nhàng, hàm súc. 2. Hình thức: - Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. - Trình bày sạch đẹp. 3. Biểu điểm: - Điểm 9, 10: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, cảm xúc, không sai lỗi chính tả. - Điểm 7, 8: Đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt tương đối và có cảm xúc, không sai lỗi chính tả. - Điểm 5, 6: Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn mắc một vài sai sót. - Điểm 3, 4: Bài viết sơ sài, chưa đảm bảo các yêu cầu, sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 1, 2: Bố cục chưa đầy đủ, diễn đạt lung tung, sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0 : Không viết được gì. 4. CỦNG CỐ: Học sinh nộp bài. 5. DẶN DÒ: Về nhà soạn bài: “CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY”. E. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 8, 9: Đọc văn: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY ( Trích sử thi “Đăm Săn” – Dân tộc Ê - đê) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: + Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc yên vui và sự thịnh vượng của cả cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng xưa. + Nắm được những nét chính của nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích. + Vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn. Nghệ thuật tiêu biểu của sử thi Đăm Săn. Kĩ năng: đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi. Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: - Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. - Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: a. Nêu đặc trưng cơ bản của văn học dân gian VN? b. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian VN? c. Sử thi là gì? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - HS: đọc phần tiểu dẫn sgk. - GV: Tóm tắt sơ lược sử thi Đăm Săn. - GV: Hãy nêu vị trí đoạn trích? - HS: Đứng tại chỗ trả lời. - HS: Đọc phân vai một đoạn trong sgk. - GV: Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây diễn ra như thế nào? (bên nữ thảo luận về nhân vật Mtao Mxây, bên nam thảo luận về nhân vật Đăm Săn) - HS: Thảo luận nhóm 3’, sau đó lên bảng trình bày sản phẩm của nhóm mình. - GV: Nhận xét về sản phẩm của 2 nhóm đại diện lên bảng. Sau đó diễn giảng thêm, bổ sung những ý cần thiết. GV: Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng của Mtao Mxây gồm mấy nhịp hỏi đáp? Con số 3 mang ý nghĩa gì? HS: Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. GV: Chốt lại vấn đề, bổ sung cho hoàn chỉnh. - GV: Đăm Săn ăn mừng chiến thắng như thế nào? Hình ảnh Đăm Săn hiện lên trong cảnh ăn mừng chiến thắng ra sao? - HS: Thảo luận nhóm 2’, 1 em đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày sản phẩm. - GV: Nhận xét, bổ sung, sữa chữa cho hoàn chỉnh. - GV: Nêu chủ đề của đoạn trích? - HS: Đứng tại chỗ trả lời. - GV: Cho hs xem hình lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên. GV: Nêu nghệ thuật? GV: Nhấn mạnh nghệ thuật độc đáo của sử thi Ê-đê. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Cốt truyện: có 4 phần (sgk) 2. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần giữa tác phẩm, kể chuyện Đăm Săn đánh thắng tù trưởng Mtao Mxây, cứu được vợ. II. Đọc - hiểu: 1. Cảnh chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn: Đăm Săn Mtao Mxây - Đến tận cầu thang khiêu chiến với Mtao Mxây. - Khích Mtao Mxây múa trước. - Múa khiên như vũ bão “Một lần xốc tới… phía tây”→ thể hiện sức khoẻ, tài năng và vẻ đẹp dũng sĩ. - Nhai được miếng trầu của Hơ Nhị → sức khoẻ tăng lên gấp bội. “Chàng múa trên cao …. bật rễ bay tung”. Phóng giáo thần, đâm vào người Mtao Mxây trúng nhưng không thủng. - Được ông trời mách kế, dùng chày mòn ném vào vành tai kẻ địch. - Hỏi tội cướp vợ, cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường. - Sợ hãi, do dự, rụt rè không dám xuống nhưng vẫn trêu tức Đăm Săn. - Múa khiên như trò chơi, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô (so sánh độc đáo) - Bước cao bước thấp, chém trúng một cái chão cột trâu. - Mtao Mxây tháo chạy - Vùng chạy cùng đường ngã lăn quay ra đất. - Giả dối cầu xin tha mạng → bị giết. ¯ Cuộc chiến đấu của Đăm Săn với mục đích giành lại hạnh phúc gia đình, nhưng lại có ý nghĩa cộng đồng sâu sắc. Chiến thắng Mtao Mxây dẫn đến việc buôn làng được mở rộng, cường thịnh hơn. 2. Cảnh Đăm Săn thu phục dân làng của Mtao Mxây: Gồm 3 nhịp hỏi đáp (Đăm Săn gọi - hỏi ý kiến và mọi người đáp): + Lần 1: Đăm Săn gõ vào một nhà. + Lần 2: Gõ vào tất cả các nhà. + Lần 3: Gõ vào mỗi nhà trong làng. → Dân làng đáp lại “không đi sao được”. ðCon số 3 mang ý nghĩa biểu tượng cho số nhiều, con số xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm tự sự dân gian. Các chi tiết, số lần lặp lại là đặc điểm độc đáo của sử thi, lặp lại có biến đổi, phát triển. ¯ Đăm Săn được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối qua chiến thắng của chính mình. Thể hiện sự tự đánh giá của người anh hùng trùng khít với sự đánh giá của tập thể về anh ta. 3. Cảnh ăn mừng chiến thắng: - Đăm Săn ra lệnh lấy rượu, bắt trâu, nổi nhiều loại cồng chiêng lớn. - Đăm Săn ăn không biết no, uống không biết say, chuyện trò không biết chán. - Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre. - Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm dậy. ¯ Hình ảnh Đăm Săn hiện lên trong sự tự hào, sùng kính ngưỡng mộ của buôn làng. Thể hiện sự giàu có, sung túc, sức mạnh của thị tộc và tù trưởng. 4. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ trang trọng giàu hình ảnh. - Sử dụng biện pháp so sánh, khi là lối so sánh tương đồng, khi là lối so sánh tăng cấp và cũng có khi là lối so sánh tương phản. - Dùng vũ trụ để “đo” kích cỡ nhân vật anh hùng là một cách phóng đại để đề cao anh hùng. 5. Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Đọc (kể) theo các vai với giọng quyết liệt, hùng tráng của Đăm săn, khôn khéo, mềm mỏng của Mtao Mxây, tha thiết của dân làng. - Tìm trong đoạn trích những câu văn sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại và phân tích để làm rõ hiệu quả nghệ thuật của chúng. 4. CỦNG CỐ: Một học sinh đứng tại chỗ đọc cho cả lớp nghe phần nhận xét của Lê Văn Khoa về sử thi Đăm Săn, trích tạp chí văn học số 6 năm 1982. 5. DẶN DÒ: - Học bài. - Soạn bài “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ”. E. RÚT KINH NGHIỆM: Toå tröôûng kyù duyeät: Ngày .... tháng .... năm 2011 TT : Ñỗ Thanh Hồng

File đính kèm:

  • docTU_N 3.doc