Bài 1
TỰ GIỚI THIỆU – CÂU VÀ BÀI
I-Mục đích yêu cầu
1-Rèn kỹ năng nghe và nói.
-Biết nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân.
-Biết nghe và nói lại những điều em biết về một bạn trong lớp.
2-Rèn kĩ năng viết: Bước đầu biết kể miệng một mẫu chuyện theo 4 tranh với lớp có học sinh khá,giỏi thêm yêu cầu viết lại tranh 3,4.
3 -Rèn ý thức bảo vệ của công.
II-Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ viết sẵn các nội dung câu hỏi ở bài tập 1.
-Tranh minh hoạ
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tập làm văn 2 - Trường Tiểu học Hồng Giang II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Bài 1
TỰ GIỚI THIỆU – CÂU VÀ BÀI
I-Mục đích yêu cầu
1-Rèn kỹ năng nghe và nói.
-Biết nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân.
-Biết nghe và nói lại những điều em biết về một bạn trong lớp.
2-Rèn kĩ năng viết: Bước đầu biết kể miệng một mẫu chuyện theo 4 tranh với lớp có học sinh khá,giỏi thêm yêu cầu viết lại tranh 3,4.
3 -Rèn ý thức bảo vệ của công.
II-Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ viết sẵn các nội dung câu hỏi ở bài tập 1.
-Tranh minh hoạ
III- Các hoạt động dạy học :
A Mở đầu: Bắt đầu từ lớp 2 các em sẽ làm quen với tiết học mới tập làm văn Nếu tiết luyện từ và câu giúp các em nói viết đúng từ và câu tiếng việt,mở rộng và làm giàu về vốn từ. tiết tập làm văn sẽ giúp các em tập tổ chức các câu văn thành bài văn,từ bài đơn giản đến phức tạp,từ bài ngắn đến bài dài.
-Học tốt môn tập làm văn các em sẽ giỏi môn tiếng việt
-Kết hợp rèn chữ viết đẹp.
B Dạy bài mới:
+ Hoạt động 1:
-Giới Thiệu bài: Trong tiết tập làm văn này các em sẽ luyện tập giới thiệu về mình và bạn mình,sẽ làm quen với một đơn vị mới là bài học cách sắp xếp câu văn thành một bài văn ngắn đó là:Tự giới thiệu – Câu và bài Ghi tựa.
+ Hoạt động 2 :
b-Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: bảng phụ ( miệng)
Nói:Khi nghe một bạn trả lời câu hỏi về mình các em phải chú ý lắng nghe,ghi nhớ để nói lại những điều em biết về một bạn.
-Giáo viên lần lựơt hỏi từng câu.
-Một HS trả lời 1 câu.
Nhận xét.
1 em hỏi 1 em trả lời
-Tên bạn là gì ?
- Quê bạn ở đâu ?
- Bạn học lớp nào ?trường nào ?
- Bạn thích những môn học nào ?
Bạn thích làm những việc gì ?
Giáo viên nhận xét.
+ Hoạt Động 3:
Ghi đề bài 2 Lên bảng
Nói lại những điều em biết về một bạn.
- nhận xét
Nhận xét- sửa chữa.
+ Hoạt động 4:
Bài 3:Giúp học sinh nắm vững yêu cầu đề
-Em nhớ lại hôm trước(trong tiết học luyện từ và câu em đã viết 2 câu để kể lại sự việc ở 2 bức tranh.
- GV đính tranh 3 và 4.
Hôm nay ở bài tập này em thấy 4 bức tranh,kể về một câu chuyện.Em hãy kể mỗi sự việt bằng một hoặc hai câu.sau đó kể gộp các câu lại thành một câu chuyện.
Tranh 1 và tranh các em đã kể và viết rồi.
- Tranh 3 vã 4 có gì giống và khác nhau.
Nhận xét - bổ sung
Kể lại sự việc từng tranh,mỗi sự việc kể bằng 1,2 câu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
.- Giáo viên quan sát cả lớp làm bài
- thu vở chấm bài
Chấm 5 vở nhận xét ghi điểm.nhận xét
Bài mẫu: Buổi sáng Huệ cùng các bạn vào công viên ngắm hoa.Thấy một khóm Hồng nở rất đẹp.Huệ thích lắm.Huệ giơ tay định ngắt một bông hồng.Tuấn thấy thế vội ngăn bạn lại.Tuấn khuyên huệ không nên ngắt hoa trong công viên.Hoa ở công viên rất đẹp nên để cho mọi người cùng ngắm.
4 Cũng cố dặn dò:
-Cô vừa dạy tập làm văn bài gì ?
Yêu cầu đọc lại nội dung 4 tranh thành bài văn ngắn
Giáo viên nhận xét tiết học .
Về nhà đọc lại bài , xem trước bài tuần tới
- học sinh đọc yêu cầu đề bài
- lớp lắng nghe-nhớ
- học sinh nhắc lại tựa bài
- Thực hành theo cặp.
Tên tôi là………
Quê tôi ở:………..
Tôi học lớp:………..
Tôi thích:……………
- HS nhận xét
- Đọc yêu cầu bài 2
- học sinh đọc
- nghe
- học sinh thực hiện làm bài vào vở bài tập
- tự giới thiệu – câu và bài
- 1 học sinh đọc bài 2.
Tuần 2:
Bài 2
CHÀO HỎI – TỰ GIỚI THIỆU.
I-Mục đích yêu cầu:
1-Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết cách hào hỏi và tự giới thiệu.
- Có khả năng tập trung nghe bạn phát biểu và nhận xét ý kiến của bạn.
2 Rèn kĩ năng viết:Biết viết một bản tự thuật ngắn.
II-Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ.
- Vở bài tập.
III-Các hoạt động dạy học:
1- On định
2- KTBC:
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài làm(nội dung 4 tranh thành một câu chuyện)
Nhận xét ghi điểm.
3-Bài mới
* Hoạt động 1:
a-giới thiệu bài:Trong cuộc sống khi gặp nhauvà khi làm quen với nhau lần đầu,người ta cần giới thiệu về mình.Lời chào và tự giới thiệu giúp con người thêm hiểu nhau,qúy mến nhau và gần gũi nhau.Tiết tập làm văn hôm naycô sẽ dạy các em biết cách chào hỏi,tự giới thiệu và cách tự thuật theo mẫu.
Ghi bảng tựa bài
* Hoạt động 2:
b- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:Làm miệng.
- Đọc yêu cầu bài 1
Nói lời của em:Chào bố mẹ để đi học.
- Chào thầy cô khi đến trường.
- Chào bạn khi gặp nhau ở trường .
- Khi chào lời nói cần kèm với vẻ mặt,thái độ để tỏ ra người lịch sự văn hoá.
- Chào mẹ lễ phép vui vẻ.
Ví dụ :Con chào mẹ,con đi học ạ !
Xin phép bố con đi học.
Mẹ ơi !con đi học đây mẹ ạ !
Chào thầy cô lễ độ.
Ví dụ : Em chào cô ạ !Em chào thầy ạ !
Gặp bạn vui vẻ (hồ hởi)nói:
Ví dụ :Chàocậu;chào chào bạn;Chào Lan.
Hoạt động 3:
Bài 2: Làm miệng
- Treo tranh nêu yêu cầu làm bài.
- .Tranh vẽ những ai ?
- .Bóng nhực và Bút thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào ?
- .Mít chào bóng nhựa,Bút thép và tự giới thiệu về mình như thế nào ?
- Em hãy nêu nhận xét về cách chào hỏi và tự giới thiệu của 3 nhân vật trong tranh.
- Hướng dẫn học sinh sắm vai về cách chào hỏi và tự giới thiệu theo 3 nhân vật trong tranh .
Các em hãy học theo cách chào hỏi tự giới thiệu của bạn.
- Hoạt động 4:
- Treo bảng phụ ghi sẵn yêu cầu của bài.
- hướng dẫn làm bài.Theo dõi uốn nắn
- yêu cầu học sinh làm. - Đọc tự thuật
Nhận xét – phê điểm
Thu chấm 5 vở nhận xét
4- Cũng cố :
- Học tập làm văn bài gì ?
- Cần thực hành những điều đã học ,tập kể lại về mình cho người thân nghe,tập chào hỏi có văn hoá.
- Dặn dò :
Chuận bị:Sắp xếp câu trong bài – lập danh sách học sinh
- hát
- 2 Hs nêu và nhận xét
- học sinh đọc lại tựa bài
1 học sinh đọc lại yêu cầu bài
lần lượt thực hiện
lớp lắng nghe – nhận xét
- học sinh luyện nói
- quan sát tranh, đọc yêu cầu bài
- Bóng Nhựa, Bút Thép, Mít
- Chào cậu,chúng tớ là bóng nhựa và Bút Thép chúng tớ là học sinh lớp2A
- Chào cậu tớ là Mít tớ ở thành phố tí hon.
-Ba bạn chào hỏi tự giới thiệu để làm quen với nhau rất lịch sự,đàng hoàng bắt tay thân mật như người lớn.
-Học sinh sắm vai theo 3 nhân vật
Nhận xét
-học sinh đọc yêu cầu bài
-học sinh làm bài vở bài tập
- Nhiều học sinh đọc bài tự thuật.
- Chào hỏi – tự giới thiệu
Tuần 3:
Bài 3:
SẮP XẾP CÂU TRONG BÀI
LẬP DANH SÁCH HỌC SINH
I-Mục đích yêu cầu:
1-Rèn kĩ năng nghe và nói:
Biết sắp xếp lại các bức tranh đúng trình tự câu chuyện gọi bạn dưạ vào tranh kể lại được nội dung câu chuyện
Biết sắp xếp các câu trong một bài theo đúng trình tư diễn biến
-On định:
2-KTBC
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài tự thuật tuần trước.
Nhận xét ghi điểm.
3-Bài Mới:
*Hoạt động 1:
a-Giới thiệu bài: Tiết tập làm văn này các em sẽ luyện tập sắp xếp lại các tranh,các câu trong truyện và lập danh sách một nhóm 3 đến 5 bạn trong tổ.Theo mẫu đó là Sắp xếp câu trong bài lập danh sách học sinh, - ghi tựa.
*Hoạt động 2:
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:(miệng)
- Giúp học sinh xác định rõ 2 yêu cầu của bài.
+Sắp xếp lại 4 tranh theo thứ tự minh hoạ bài thơ “gọi bạn”
- Treo tranh – hướng dẫn quan sát nội dung từng tranh để nhớ lại.
-Yêu cầu học sinh lên sắp xếp lại các tranh.
- Nhận xét nêu trình tự đúng 1,2,3,4.
+Hs kể lạicâu chuyện theo tranh.
-Kể trong nhóm.
Thi kể theo nhóm trước lớp.
- Nghe bình chọn người kể hay nhất.
- Ví dụ : Thuở xưa,trong một cánh rừng xanh,có một đôi Bê Vàng và Dê Trắng sống với nhau vô cùng thân thiết.Một năm trời hạn hán,cỏ cây héo khô,suối không một giọt nước, Bê Vàng liền đi tìm cỏ quên đường về, Dê Trắng thương nhớ bạn.Chạy khắp nơi tìm kiếm và gọi mãi Bê – Bê
Bài tập 2: (Làm miệng)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 2
Bằng giấy ghi 4 câu a,b,c,d đính lên bảng.Muốn sắp xếp đúng thứ tự các câu.Các em cần đọc kĩ các câu
Gợi ý:Thường những câu chuyện cổ tích bắt đầu bằng những từ chỉ thời gian như: ngày xưa,một hôm,thuở xưa…
Hoặc câu chuyện có mấy nhân vật ?
Nhân vật nào bị nạn,nhân vật nào được cứu ?
Vì sao Kiến bị nạn ?
- Sau khi gợi ý học sinh suy nghĩ làm bài.
Nhận xét và đánh giá bài làm ở bảng kiểm tra bài ở dưới lớp.
- yêu cầu đọc lại câu chuyện sắp xếp.
Bài tập 3: (Viết)
Treo bảng phụ ghi sẵn bài 3 phát giấy và bút cho từng nhóm.
- yêu cầu lập danh sách 1 nhóm 4 bạn cùng ngồi trong bàn của em theo thứ tự mẫu .
- Giáo viên nhận xét- làm bài , tốt đúng.
- Cho học sinh làm bài vào vở theo dõi hướng dẫn.
- thu một số vở chấm – nhận xét
4-Củng cố:
- học tập làm văn bài gì ?
- Chốt lại nội dung luyện tập trong tiết học Về nhà xem lại các bài đã làm ở lớp.
Nhận xét chung tiết học .
Hát
- 2 học sinh nhìn vở đọc lại bản tự thuật
- học sinh nhắc lại tựa bài
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2
- suy nghĩ nhớ lại nội dung bài thơ.
Quan sát kĩ để nhớ lại
- 4 học sinh thực hiện sắp xếp tranh theo thứ tự trước sau
- Quan sát nhận xét
- 1 Hs giỏi làm mẫu kể nối tiếp(mỗi Hs 1 tranh mỗi nhóm 1 em kể lại cả câu chuyện.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Suy nghĩ sắp xếp cho đúng
- nghe
- học sinh làm bài
- học sinh đọc lại câu chuyện đã sắp xếp
- từng nhóm nhận giấy và bút
- Từng nhóm lập danh sách và cài trên bảng lớp – cả lớp nhận xét
- học sinh làm bài vào vở
- sắp xếp câu trong bài – lập danh sách học sinh
Tuần 4:
Bài 4
CẢM ƠN – XIN LỖI
1-Rèn kĩ năng nói:
-Biết nói lời cảm ơn xin lỗi,phù hợp với tình huống giao tiếp.
Biết nói 3,4 câu về nội dung mỗi bức tranh trong đó có dùng lời cảm ơn xin lỗi thích hợp.
2-Rèn kĩ năng viết:
Viết được những điều vừa nói thành đoạn văn
II-Đồ dùng dạy học :
Tranh minh họa bài tập 3
III-Các hoạt động dạy học
1-On định
2-KTBC: Sắp xếp câu trong bài lập danh sách học sinh.
Bài tập 1:
Nhận xét ghi điểm.
Bài tập 2:
Nhận xét ghi điểm.
Nhận xét phần bài cũ.
3-Bài mới: Tiết họctập làm văn hôm nay cô sẽ dạy các em nói lời cảm ơn,xin lỗi khi được người khác giúp đỡ hoặc làm điều lầm lỗi sao cho thành thực và lịch sự.
- Viết tựa bài lên bảng
*Hoạt động 1:
-Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 :Bảng phụ(làm miệng)
Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau.
Nêu tình huống.
a-Bạn cùng lớp cho đi chung áo mưa.
b-Cô giáo cho em mượn quyển sách.
c-Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.
Gợi ý:Đối với bạn thái độ của em khi cảm ơn phải chân thành,thân mật với cô giáo lời cảm ơn phải lễ phép kính trọng.với em bé phải thân ái.
b-Cảm ơn cô ạ .Em xin cảm ơn cô.Em cảm ơn cô nhiều.
c-Chị cảm ơn em.Cảm ơn em nhé ! Em ngoan lắm rất cảm ơn em.
Sau mỗi lần học sinh nói lời cảm ơn giáo viên nhận xét-khen ngợi những em có lời cảm ơn lịch sự,hợp với tình huống.
Bài 2 :(làm miệng)treo bảng phụ nói lời của em trong những trường hợp sau.
Nêu tình huống.
a-Em lỡ bước,giẫm chân bạn.
b-Em mãi chơi,quên làm việc mẹ đã dặn.
c-Em đùa nghịch va phải một cụ già.
-Cháu xin lỗi cụ.Oi cháu vô ý qúa cháu xin lỗi cụ.Thưa cụ cho cháu xin lỗi cụ.
- Sau mỗi lần học sinh nói lời cảm ơn giáo viên nhận xét-khen ngợi những em có lời cảm ơn lịch sự,hợp với tình huống.
Bài 3 : Treo bảng phụ.Nói 3,4 câu về nội dung mỗi bức tranh,trong đó có dùng lời cảm ơn,xin lỗi thích hợp.
- Treo 2 tranh lên bảng.
Tranh 1:Trong tranh vẽ những ai ? họ đang làm gì ?
Tranh 2 : vẽ gì ?
-Em hãy kể lại nội dung tranh 1, có dùng lời cảm ơn.
Ví dụ : Nhân ngày sinh nhật của Lan,dì tặng Lan một con gấu bông rất đẹp Lan thích lắm,Lan đưa hai tay ra nhận quà của dì và nói Con gấu đẹp quá ! con cám ơn dì!
- giáo viên nhận xét tuyên dương
Tranh 2: -Em hãy kể lại nội dung tranh có dùng lời xin lỗi.
Gv nhận xét tuyên dương.
Bài tập 4: (viết)cho học sinh viết những câu đã nói về 1 trong 2 bức tranh.
- Gọi nhiều học sinh đọc bài chấm 4,5 bài viết hay nhất.
4-Củng cố dặn dò:
Chốt lại nội dung luyện tập trong tiết học.
Về nhà nhớ thực hành nói lời cảm ơn hay xin lỗi với thái độ chân thành,lịch sự khi được giúp đỡ hoặc khi làm phiền cha mẹ,anh chị em.
Nhận xét chung tiết học .
Hát
- 1Hs làm lại bài tập 1 sắp xết tranh và kể chuyện.
- 2Hs đọc danh sách 1 nhóm trong tổ học tập.
-học sinh nhắc lại tựa bài.
- Đọc yêu cầu bài
- nghe
- Các nhóm cùng trao đổi để nói lời cảm ơn trong các trường hợp trên.Nối tiếp nói lời cảm ơn.
a-Cảm ơn bạn..mình càn ơn bạn-cảm ơn bạn nhé..May quá không có bạn thì mình ướt hết.
Nghe và nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Cùng trao đổi nhóm để nói lời xin lỗi.
Nối tiếp nhau nói lới xin lỗi:Oi,xin lỗi cậu,cho mình xin lỗi cậu.Xin lỗi cậu nhé! Tớ vô ý quá,cậu có đau lắm không ?cho mình xin lỗi cậu nhé!
Mẹ cho con xin lỗi,Oi con xin lỗi mẹ,con xin lỗi mẹ lần sau con sẽ không thế nữa
- Đọc nội dung mỗi bức tranh
- quan sát tranh
- một bạn gái được mẹ cho một Gấu bông , bạn đưa tay nhận và cảm ơn
- bạn trai làm vỡ lọ hoa , bạn xin lỗi mẹ
- Vài học sinh nêu
Mẹ mua cho Hà một con gấu bông.Hà giơ hai tay ra nhận gấu bông và nói con cảm ơn mẹ ạ !
Nghe nhận xét
- 2 đến 3 HsTuấn làm vỡ lọ hoa trên bàn Tuấn khoanh tay xin lỗi mẹ cậu nói:Con xin lỗi mẹ ạ !
Nghe nhận xét
- học sinh viết bài vào vở
- 3 đến 4 Hs đọc bài.
Tuần 5
TRẢ LỜI CÂU HỎI – ĐẶT TÊN CHO BÀI
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH.
I-Rèn kĩ năng nghe và nói:
1-Dựa vào tranh vẽ và câu hỏi,kể lại được từng việc thành câu,bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đạt tên cho bài.
2-Rèn kĩ năng viết:Biết soạn mục lục đơn giản.
II-Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa BT1 trong SGK.
-Vở bài tập , tập 1.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu
1-On định:
2-KTBC: Cảm ơn – xin lỗi
Gọi 4 Hs lên bảng kiểm tra.
Nhận xét ghi điểm.
3-Bài mới:
Giới thiệu bài:Treo 4 bức tranh và nói:Đây là một câu chuyện rất hay.Các em hãy dực vào tranh trả lời các câu hỏi để tìm hiểu nội dung của chuyện,biết tra danh mục sách tuần 6,tìm tên những bài tập đọc trong tuần.
Tập làm văn hôm nay học bài “Trả lời câu hỏi,đặt tên cho bài ,luyện tập tra về danh mục sách”
- Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh làm bài.
Bài 1:Dựa vào các tranh,trả lời câu hỏi ( treo tranh)
Yêu cầu họcsinh quan sát kĩ từng tranh đọc lời nhân vật trong tranh.Sau đó đọc các câu hỏi dưới mỗi tranh thầm trả lời câu hỏi.
+Không nhất thiết phải nói chính xác.Từng chữ lời các nhân vật trong sách giáo khoa yêu cầu trả lời câu hỏi theo tranh.
Tranh 1:Bạn trai đang vẽ ở đâu ?
Nhận xét tuyên dương
Tranh 2:Bạn trai nói gì với bạn gái ?
Nhận xét tuyên dương
Tranh 3:Bạn gái nhận xét như thế nào ?
Nhận xét tuyên dương.
Tranh 4: Hai bạn đang làm gì ?
Nhận xét tuyên dương
Yêu cầu học sinh dựa theo 4 tranh kể lại câu chuyện.
VD:Bạn trai vẽ hình một con ngựa lên bức tường vàng của trường học.Thấy một bạn gái đi qua,bạn trai liền gọi lại khoe “ bạn xem mình vẽ có đẹp không ?”bạn gái nắm bức tranh rồi trã lời” bạn vẽ lên tường làm bẩn hết tường của trường rồi ! Bạn trai nghe vậy hiểu ra.Thế là cả hai rủ nhau đi lấy xô và chổi quét vôi lại bức tường.
Nghe nhận xét – ghi điểm.
Bài 2: Đặt tên cho câu chuyện.
- các em phát biểu ý kiến.
Gv nhận xét kết luận.
Bài 3: Viết
Học sinh đọc yêu cầu bài 3.
Yêu cầu học sinh đọc mục lục tuần 6 sách tiếng việt
Nhận xét.
Yêu cầu học sinh đọc tên các bài tập đọc tuần 6
- viết bài vào vở , chấm – nhận xét
Nhận xét phê điểm
4- Củng cố:
Hôm nay học tập làm văn bài gì ?
Câu chuyện bức vẽ trên tường khuyên chúng ta điều gì ?
Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe và tập soạn mục lục sách chuẩn bị bài tuần sau khẳn định phủ định – luyện tập về mục lục sách
Nhận xét tiết học
Hát
2học sinh vai Tuấn và Hà trong truyện “Bím tóc đuôi sam”
2học sinh vai Lan và Mai Lan nói lời cảm ơn bạn Mai trong truyện “chiếc bút mực”
Nghe nhận xét.
- Nhắc tựa bài.
Đọc yêu cầu của bài
- quan sát suy nghĩ.
- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Bạn trai đang vẽ lên bức tường của trường học.
Bạn trai đang vẽ hình một con ngựa lên bức tường vàng của nhà trường
Nghe nhận xét.
Bạn trai hỏi bạn gái:Mình vẽ có đẹp không ?
- Bạn trai hỏi bạn gái bạn xem mình vẽ có đẹp không?
- vẽ lên tường làm xấu tường, lớp
Nghe nhận xét
-dùng vôi trắng quét lại cho sạch
- vài học sinh kể
- trả lời theo ý , nối tiếp nhau phát biểu đẹp mà không đẹp, bảo vệ của công, vẽ lên tường, bức vẽ lên tường
- đọc yêu cầu bài 3
- 3 học sinh đọc mục lục tuần 6
- trả lời câu hỏi, đặt tên cho bài , luyện tập về mục lục sách
- Không nên vẽ bậy lên tường.
Tuần 6
KHẲNG ĐỊNH – PHỦ ĐỊNH
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH .
I-Mục tiêu:
1-Rèn kĩ năng nghe và nói:
Biết trả lời câu hỏi và đặt câu theo mẫu khẳng định,phủ định.
2-Rèn kĩ năng viết: Biết tìm và ghi lại mục lục sách
II-Đồ dùng dạy học:
1-On định:
2-KTBC: Trả lời câu hỏi đặt tên cho bài luyện tập mục lục sách.
Gọi học sinh đọc mục lục sách tuần 7.
Gọi 3 học sinh lên kiểm tra vở và làm bài 2,3.
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3-Bài làm:
Hoạt động 1:
Giới thiệu bài: Trong giờ tập làm văn tuần này các em sẽ thực hành hỏi đáp và trã lời câu hỏi theo mẫu câu khẳng định,phủ định,sau đó xem mục lục và biết cách viết lại những điều biết được khi đọc mục lục.
Ghi tựa.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Miệng
Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
Gọi HS đọc mẫu SGK,ghi bảng.
. Câu trả lời nào thể hiện sự đồng ý ?
Câu trả lời nào thể hiện nào không đồng ý .
Gọi 4 Hs yêu cầu thực hành với câu a hỏi – đáp theo cặp.
Em (bạn) có đi xem phim không ?
Chia 4 HS thành một nhóm và thực hành trong nhóm với câu hỏi còn lại.
Mẹ có mua báo không ?
Tổ chức thi hỏi đáp giữa các nhóm
Nhận xét – Tuyên dương.
Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc bài 2.
Gọi 3 HS đăt câu theo mẫu.
Gọi 3 HS nối tiếp nhau đặt câu theo 3 mẫu.
VD: Cây này không cao đâu !
Cây này có cao đâu !
Cây này đâu có cao !
Quyển truyện này không hay đâu !
Chiếc vòng của em có mới đâu !
Em đâu có đi chơi !
Nhận xét tuyên dương
Bài 3: (Làm viết)
Gọi học sinh đọc đề bài.
Yêu cầu học sinh để truyện lên trước mặt mở trang mục lục
Yêu cầu học sinh đọc mục lục sách của mình
Yêu cầu học sinh viết vào vở tên 2 truyện,tên tác giả,số trang theo thứ tự trong mục lục.
Yêu cầu học sinh đọc bài làm
Nhận xét – chấm điểm – chấm 1 số vở
VD: 1 Mùa quả Cọ Quang Dũng 7
2.Bốn mùa Băng Sơn 76.
4-Củng cố : học tập làm văn bài gì?
Nhận xét tiết học
2 Hs đọc
nhận xét.
- HS nhắc lại tựa bài
HS đọc yêu cầu bài1
Có, em rất thích đọc thơ
Không, em không thích đọc thơ
- hỏi đáp theo cặp
HS1: Em(bạn)có đi xem phim
HS2:Có,em(mình,tớ rất thích đi xem phim.
HS3:Không em(tớ)không thích đi xem phim.
- Hs thi đua giữa các nhóm.
HS đọc yêu cầu bài 2.
Gọi Hs đọc mẫu.
Mỗi học sinh đặt 1 câu
Học sinh nối tiếp đặt câu
- HS đọc đề bài
HS làm bài
Đọc bài làm bài của mình
Nhận xét
- khẳng định – phủ định luyện tập về mục lục sách
Tuần 7
KỂ NGẮN THEO TRANH
LUYỆN TẬP VỀ ThỜI KHOÁ BIỂU
I-Mục tiêu:
1-rèn kĩ năng nghe và nói:
Dựa vào 4 tranh vẽ liên hoàn,kể được một câu chuyện đơn giản có tên bút của cô giáo.
Trả lời được một số câu hỏi về thời khoá biểu của lớp.
2-Rèn kĩ năng viết: biết viết thời khoá biểu của lớp theo mẫu đã học.
II-Dồ dùng dạy học:
4tranh SGK phóng lớn.
Giấy A 3 2 tờ –bút dạ.
III-Các hoạt động dạy học:
1-On định:
2-KTBC: Tiết tập làm văn trước emhọc Bài ?
Cô đã dặn các em về đặt câu theo mẫu bài tập 2.(Gv treo bảng phụ viết bài tầp 2 )
Gọi 2 Hs đặt câu theo mẫu.
Nhận xét ghi điểm.
-Cô đã dặn các em tìm đọc mục lục sách của truyện thiếu nhi vậy các em hãy đọc mục lục sách quyển truyện này và tìm cho cô 2 truyện mà em thích(đưa Hs quyển truyện cô giáo nhỏ)…
Nhận xét – tuyên dương
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ
3-Dạy bài mới:
-Hoạt động 1:
Giới thiệu bài:Tiết tập làm văn hôm nay các em sẽ tập kể ngắn dựa vào nội dung các bức tranh,câu chuyện có tên bút của cô giáo.Vậy kể ngắn theo tranh là kiểu bài mới mà hôm nay các em sẽ được học.
Hoạt động 2:
Học sinh quan sát tổng thể các bức tranh.
Các em hãy quan sát 4 bức tranh trong SGK.Khi quan sát các em nhẩm đọc lời nhân vật trong các bức tranh và hình dung sơ lược nội dung các bức tranh.
.Trong 4 bức tranh có mấy nhân vật ? Đó là những nhân vật nào ?
Các em đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV ghi bảng.
Để kể tốt câu chuyện này cô sẽ hướng dẫn các em quan sát lần lượt trừng bức tranh.
Hoạt động 3:
Treo tranh 1: tranh vẽ mấy nhân vật ? Đó là 1 HStrai và 1HS gái.2 HS này chưa có tên em hãy đặt tên cho 2 bạn.
Nhận xét: Các em có thể lựa chọn tên để đặt cho 2 bạn.
Tranh vẽ 2 bạn đang làm gì ?
Nhận xét
. Bạn trai đã nói gì với bạn gái ?
GV: dực vào ý này của bạn trai,em hãy nói câu khác?
Em hãy cho biết ở câu nói vừa rồi bạn đã thêm ý gì?
GV: các em có thể nói như thế vì bạn trai có thể mượn bút của bạn gái.
Vậy bạn gái trả lời bạn trai ra sao ? Em hãy nói câu khác với ý này của bạn gái ?
Em có nhận xét gì về câu bạn vừa nêu ?
GV nhận xét yêu cầu kể lại tranh 1 .
GV để xem bạn trai có bút để viết bài không các em quan sát tiếp tranh 2.
Treo tranh 2.
Chỉ vào tranh: tranh vẽ nhân vật này theo em là ai?
Vì sao em biết ?
GV nhận xét.
. Cô giáo đang làm gì ?
+ Em nào có thể nói thêm lời của cô giáo khi cô cho mượn bút.
Nhận xét
Bạn trai nhận bút có thái độ như thế nào ?
Nói :Bạn trai đã dùng 2 tay khi nhận bút của cô giáo.Khi trao hay nhận vật gì từ tay người lớn em phải dùng 2 tay.
. Khi nhận bút bạn trai nói gì với cô giáo ?
Em hãy nói câu cảm ơn khác thay cho câu nói cảm ơn này của bạn trai ?
Em có nhận xét gì về câu nói cảm ơn này của bạn .
Em hãy kể lại nội dung tranh 2.
Nhận xét – tuyên dương.
Có bút rồi bạn trai làm gì ?
Treo tranh 3:
tranh vẽ 2 bạn đang làm gì ?
GV nhận xét
-Hai bạn viết bài với thái độ như thế nào?
Hãy kể lại nội dung tranh 3
GV nhận xét.
Bài làm hộm ấy bạn trai đạt điểm như thế nào ?
Em hãy quan sát tiếp tranh 4.
Bài làm của bạn trai hôm ấy đạt điểm như thế nào ?
.Tại sao em biết đạt điểm tốt ?
Nhận xét.
Khi khoe điểm 10 với mẹ bạn trai đã nói gì ?
Nhận xét.
+Chắc chắn bạn trai sẽ cho mẹ biết mình đã được cô giáo cho mượn bút và đã biết cảm ơn cô giáo .
Hãy nói câu khác cũng có ý tương tự như câu này của bạn.
Thái độ của mẹ ra sao ?
Mẹ đã nói gì với bạn trai .
Có lẽ mẹ vui vì nhiều lý do,mẹ vui vì con học giỏi,con ngoan,cũng có thể mẹ vui vì cin biết cảm ơn cô giáo.
Em hãy nói câu khác để thể hiện niềm vui của mẹ bạn trai.
Hãy kể lại nội dung tranh 4.
GV nhận xét
+ Các em vừa quan sát và kể lại nội dung của từng bức tranh.Vậy em hãy kể lại toàn bộ câu chuyện.có tên bút của cô giáo.
Gọi 2 HS kể.
GV nhận xét .
Các em hãy chia nhóm và thảo luận nhóm để kể trước lớp.
Sau mỗi lần kể cho HS nhận xét( về nội dung cách diễn đạt,lời kể).
Các em đã biết kể ngắn theo tranh,qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì ?
Nhận xét
Vậy để chuẩn bị tốt đồ dùng học tập các em phải biết sử dụng thời khoá biểu .Tiết tập làm văn hôm nay chúng ta sẽ học thêm một phần nữa là.luyện tập về thời khoá biểu .
Ghi tiếp tựa bài.
Nói:Các em cần thời khoá biểu để biết các môn học trong ngày để thực hành viết thời khoá biểu em hãy đọc
bài tập 2.
Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 ghi bảng.
Yêu cầu học sinh lấy thời khoá biểu để lên bàn.
Em hãy cho biết hôm nay là thứ mấy ?
Vậy thời khoá biểu ngày sau là ngày thứ mấy ?
Nói: Thứ 7,chủ nhật em được nghỉ nên thời khoá biểu hôm sau là ngày thứ 2
GV nhận xét
Yêu cầu viết vào phiếu – gọi 2 HS lên bảng viết
Treo 2 bài của 2 HS lên bảng
Kiểm tra kết qủa của HS ở bảng lớp – thu phiếu cuối tiết chấm.
GV: Các em đã biết viết lại thời khoá biểu ngày hôm sau của mình.
Các em làm bài tập 3.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài 3 ,ghi bảng
GV chỉ vào bài tập 2
a-Ngày mai có mấy tiết ?
b- Đó là những tiết gì ?
c-Em cần mang những quyển sách gì đến trường ?
Ngoài sách toán,sách tiếng việt em còn mang thêm sách gì nữa ?
Nhận xét
GV :Qua bài tập 2,3 em hãy cho biết việc sử dụng tốt thời khoá biểu có lợi gì ?
4-Củng cố
Tiết TLV hôm nay em học bài gì ? em về tập kể chuyện và viết lại thời khoá biểu của những ngày khác trong tuần.
Nhận xét chung tiết học.
Khẳng định,phủ định luyện tập về mục lục sách
2Hs đặt câu(mỗi Hs nói 3 câu)
Hs đọc tên 2 tên truyện 2 tác giả.
- Hs nhắc lại tựa bài.
HS mở SGK/26
HS quan sát 4 tranh nhẩm đọc lời thoại
Hs đọc lại lời nhân vật
- 4 bức tranh có 4 nhân vật bạn trai,gái,mẹ,cô giáo.
- 1 Hs đọc
- HS lặp lại.
- 2 nhân vật.
- 2 đến 3 HS đặt tên
- Chuẩn bị viết tập viết,chính tả,làm bài kiểm tra.
- Tớ quên không mang bút.Chết rồi tớ quên không mang bút,cậu cho tớ mượn một cây nhé.
Thôi chết tớ quên không mang bút câu cho tớ mượn bút được không?
.- Tớ chỉ có một cái bút.Tớ chỉ có một cái bút biết làm sao bây giờ.
Không được đâu, tớ chỉ có một cây bút này thôi không cho cậu muợn đâu?
Bạn đã thêm ý không cho bạn trai mượn bút vì chỉ có một cái bút.
3học sinh kể lạinội dung tranh 1
Hs quan sát tranh 2
Vì bạn trai nói “Em cảm ơn cô ạ !”
Cho bạn mượn bút
-Em cầm lấy bút của cô mà viết.Lần sau đừng quên bút ở nhà nhé.Vui vẽ mừng rỡ.
Em cảm ơn cô ạ !
Em xin cảm ơn cô,l
File đính kèm:
- Tap lam van lop 2 moi soan ki.doc