Giáo án Tập làm văn 2 tuần 2, 3, 4

TẬP LÀM VĂN: (2) CHÀO HỎI. TỰ GIỚI THIỆU.

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng nghe và nói.

· Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu.

· Có khả năng tập trung nghe bạn phát biểu và nhận xét ý kiến của bạn.

2. Rèn kĩ năng viết.

· Biết viết một bản tự thuật ngắn.

II. Đồ dùng dạy-học:

· Tranh minh hoạ bài tập 2 trong SGK.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập làm văn 2 tuần 2, 3, 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sỏu ngày thỏng 9 năm 200 Tập làm văn: (2) Chào hỏi. Tự giới thiệu. I. Mục đích, yêu cầu: Rèn kĩ năng nghe và nói. Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu. Có khả năng tập trung nghe bạn phát biểu và nhận xét ý kiến của bạn. Rèn kĩ năng viết. Biết viết một bản tự thuật ngắn. II. Đồ dùng dạy-học: Tranh minh hoạ bài tập 2 trong SGK. III. Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 3 học sinh lên bảng bài làm. -Nhận xét. B. Dạy-học bài mới 1. Giới thiệu bài: Khi gặp mặt một ai đó chẳng hạn như gặp bố mẹ đi học về, gặp thầy cô khi đến trường…con phải làm gì ? - Lần đầu tiên gặp ai đó, muốn họ biết về mình em phải làm gì? - Bài tập làm văn hôm nay sẽ giúp các em học cách chào hỏi mọi người khi gặp mặt, tự giới thiệu mình để làm quen với ai đó. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1( miệng) -Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. -Gọi học sinh thực hiện lần lượt từng yêu cầu. -Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho các em. + Chào bố, mẹ để đi học + Chào thầy, cô khi đến trường. + Chào bạn khi gặp nhau ở trường. -Khi chào người lớn tuổi em nên chú ý chào sao cho lễ pháp, lịch sự. Chào bạn thân mật, cởi mở. Bài 2 ( miệng) -Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. -Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi. -Tranh vẽ những ai? -Mít đã chào và tự giới thiệu về mình như thế nào? -Bóng Nhựa và Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào? -Ba bạn chào nhau tự giới thiệu với nhau như thế nào? Có thân mật không? Có lịch sự không? -Ngoài lời chào hỏi và tự giới thiệu, ba bạn còn làm gì? -Yêu cầu học sinh đóng lại lời chào và giới thiệu của 3 bạn. Bài 3 -Cho học sinh đọc yêu cầu sau đó làm bài vào vở. -Gọi học sinh đọc bài làm. -Nhận xét. - HS1: Làm bài 1 - HS2: Viết nội dung bức tranh 1 và 2 - HS3: Viết nội dung của bức tranh 3 và 4 - Em cần chào hỏi - Em phải tự giới thiệu -Đọc yêu cầu của bài. -Nối tiếp nhau nói lời chào. -Con chào mẹ, con đi học ạ!/ Xin phép bố mẹ, con đi học ạ!/ Mẹ ơi, con đi học đây ạ!/ Thưa bố mẹ, con đi học ạ! -Em chào thầy(cô) ạ! -Chào cậu!/ Chào bạn!/ Chào Hoa! -Nhắc lại lời chào của các bạn trong tranh. -Học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi. -Tranh vẽ Bóng nhựa, Bút Thép và Mít. - Chào hai cậu, tớ là Mít, tớ ở thành phố Tí Hon. -Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép. Chúng tớ là học sinh lớp 2. -Ba bạn chào hỏi nhau rất thân mật và lịch sự. -Bắt tay nhau rất thân mật. -Học sinh thực hành đóng vai theo nhóm 3. -Đọc yêu cầu. -Làm bài. -Nhiều học sinh tự đọc bản tự thuật của mình. 3. Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, chú ý học bài. Nhắc nhở các em chưa chú ý. -Dặn dò học sinh chú ý thực hành những điều đã học: tập kể về mình cho người thân nghe. Tập chào hỏi lịch sự có văn hoá khi gặp gỡ mọi người Thứ sỏu ngày thỏng 9 năm 200 Tập làm văn: (3) Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh. I. Mục đích, yêu cầu: 1.Rèn kĩ năng nghe và nói Biết sắp xếp các bức tranh đúng trình tự câu chuyện Gọi bạn.Dựa vào tranh, kể lại được nội dung câu chuyện. Biết sắp xếp các câu trong một bài theo đúng trình tự diễn biến. 2.Rèn kĩ năng viết Biết vận dụng kiến thức đã học để lập bản danh sách 3 đến 5 học sinh. II. Đồ dùng dạy-học Tranh minh hoạ bài tập 1 trong SGK. 4 băng giấy ghi 4 câu văn ở bài tập 2. Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy- học A. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 3 học sinh đọc bản tự thuật. -Nhận xét. B. Dạy-học bài mới 1. Giới thiệu bài Sắp xếp câu trong bài.Lập danh sách học sinh. 2. Hướng dẫn làm tập Bài 1 -Gọi học sinh đọc yêu cầu. -Yêu cầu học sinh quan sát tranh trên bảng. -Gọi 3 học sinh lên bảng. -Gọi học sinh nhận xét xem treo đã đúng thứ tự chưa? -Gọi 4 học sinh nói lại nội dung mỗi bức tranh bằng 1,2 câu. Sau mỗi học sinh nói gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. -Gọi 1,2 học sinh kể lại câu chuyện Đôi bạn. -Em nào có cách đặt tên khác cho câu chuyện? -Nhận xét, chọn tên bài phù hợp. Bài 2: -Gọi học sinh đọc yêu cầu. -Lưu ý học sinh phải đọc kĩ từng câu văn, suy nghĩ, sắp xếp lại các câu cho đúng thứ tự các sự việc xảy ra, ghi thứ tự đúng vào bảng con. -Phát các băng giấy rời ghi nội dung từng câu văn a,b,c,d cho 4 học sinh thi dán nhanh lên bảng theo đúng thứ tự từng câu trong truyện Kiến và Chim Gáy. -Kiểm tra bài làm của học sinh dưới lớp. -Gọi học sinh nhận xét. -Nhận xét, yêu cầu học sinh đọc lại câu chuyện sau khi đã sắp xếp hoàn chỉnh. Bài 3 -Gọi học sinh đọc yêu cầu. -Bài tập này giống bài tập đọc nào đã học? -Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy khổ to đã kẻ bảng và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu làm bài tập và chú ý phải sắp xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái. -Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. -Nhận xét. - 3 học sinh đọc lần lượt, HS cả lớp theo dõi, nhận xét. -HS đọc yêu cầu. -HS quan sát tranh. -3 học sinh lên bảng thảo luận về thứ tự các bức tranh. Sau đó chọn tranh và treo lại cho đúng thứ tự. -Theo dõi bạn làm bài trên bảng và nhận xét. -HS nói và nhận xét. thứ tự đúng: 1-4-3-2. 1. Hai chú Bê Vàng và Dê Trắng sống cùng nhau. 2. Trời hạn, suối cạn, cỏ không mọc được. 3. Bê Vàng đi tìm cỏ quên mất đường về. 4. Dê Trắng đi tìm bạn và luôn gọi Bê!Bê! -Học sinh kể. Học sinh nhận xét. -HS tự đặt tên cho câu chuyện -Học sinh đọc yêu cầu. -Học sinh nhận các băng giấy và dán lên bảng theo đúng thứ tự . -Học sinh dưới lớp làm bài. Nhận xét về thứ tự các câu văn: b-d-a c. -3 học sinh đọc lại câu chuyện. -Đọc yêu cầu của bài. -Bảng: Danh sách học sinh tổ 1-Lớp 2A. -Các nhóm nhận giấy và bút dạ . -Thảo luận trong nhóm và làm bài. -Các nhóm trình bày kết quả. Đại diện các nhóm đọc danh sách của nhóm mình. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay lớp mình đã kể lại câu chuyện gì? -Về nhà các em tập kể lại các câu chuyện và hoàn thành bản danh sách tổ. Thứ sỏu ngày thỏng 9 năm 200 Tập làm văn :(4) Cám ơn - Xin lỗi. I. Mục đích, yêu cầu: 1.Rèn kĩ năng nghe và nói: Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp. Biết nói 3,4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp. 2.Rèn kĩ năng viết: Viết được những điều vừa nói thành đoạn văn. II. Đồ dùng dạy - học Tranh minh hoạ bài tập 3 trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 3 học sinh lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: +HS1: Kể lại câu chuyện Gọi bạn theo tranh minh hoạ. +HS 2,3 : Đọc danh sách tổ mình đã làm trong tiết Tập làm văn trước. -Nhận xét. B. Dạy-học bài mới 1. Giới thiệu bài: -Cảm ơn, xin lỗi. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài1 ( làm miệng) -Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đóng vai theo mỗi yêu cầu của bài -Em nói thế nào khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa? -Nhận xét, khen ngợi các em nói lời cảm ơn lịch sự. +Khi nói lời cảm ơn chúng ta phải tỏ thái độ lịch sự, chân thành, nói lời cảm ơn với người lớn tuổi phải lễ phép, với bạn bè thân mật. Người Việt Nam có nhiều cách nói cảm ơn khác nhau. - Tương tự học sinh tiếp tục đóng vai để nói lời cảm ơn với các tình huống còn lại Bài 2 -Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu. -Em nói thế nào khi lỡ bước giẫm vào chân bạn. -Em mải chơi quên làm việc mẹ đã dặn. -Em đùa nghịch, va phải một cụ già. + Khi nói lời xin lỗi cần có thái độ thành khẩn. Bài3 -Yêu cầu HS đọc đề bài. -Treo tranh 1 và hỏi tranh vẽ gì? -Khi được nhận quà, bạn nhỏ phải nói gì? -Hãy dùng lời của em kể lại nội dung bức tranh này, trong đó có sử dụng lời cảm ơn. * Nhận xét. -Treo tranh 2 và hỏi tranh vẽ gì? -Khi lỡ làm vỡ lọ hoa, cậu bé phải nói gì? -Hãy dùng lời của em kể lại nội dung bức tranh này? -Nhận xét. Bài 4 -Yêu cầu học sinh tự viết vào vở bài đã nói của mình về 1 trong 2 bức tranh. -Gọi học sinh đọc bài; cả lớp theo dõi, nhận xét. -Chấm bài, ghi điểm cho học sinh. -Nhận xét. ngày. -3 học sinh lên bảng. -Đọc yêu cầu. - 2 HS lên đóng vai HS1: Bạn có áo mưa HS2: Không có áo mưa -Cảm ơn bạn!/ Cảm ơn bạn nhé!/ Mình cảm ơn bạn nhiều!/ Bạn thật tốt, không có bạn thì mình ướt hết rồi! - HS đóng vai -Cô giáo cho em mượn quyển sách: Em cảm ơn cô ạ!/ Em xin cảm ơn cô! -Em bé nhặt hộ em chiếc bút: Cảm ơn em nhiều!/ Chị(anh) cảm ơn em!/ Em ngoan quá, chị cảm ơn em! -Đọc yêu cầu. -Ôi! Tớ xin lỗi!/ Tớ xin lỗi, tớ không cố ý!/ Bạn có đau lắm không, cho tớ xin lỗi nhé!/ Tớ xin lỗi cậu, tớ vô ý quá! -Con xin lỗi mẹ ạ!/ Con xin lỗi mẹ, lần sau con không thế nữa. -Ôi, cháu xin lỗi cụ ạ!/ Cháu xin lỗi cụ ạ, cháu lỡ tay!/ Ôi, cháu vô ý quá, cháu xin lỗi cụ ạ!/ Cháu xin lỗi cụ, cụ có sao không ạ! -Đọc đề bài. -Tranh vẽ một bạn nhỏ đang được nhận quà của mẹ. -Bạn phải cảm ơn mẹ. -Học sinh suy nghĩ, sau đó trình bày trước lớp. Mẹ mua cho Ngọc một con gấu bông rất đẹp. Ngọc đưa hai tay đón lấy con gấu bông và nói:” Con cảm ơn mẹ “. Nhân ngày sinh nhật của Hà, mẹ tặng Hà một con gấu bông rất đẹp.Hà thích lắm, em lễ phép đưa hai tay nhận món quà của mẹ và nói:” Con gấu đẹp quá.Con xin cảm ơn mẹ ạ!” -Tranh vẽ một cậu bé làm vỡ lọ hoa, cậu bé khoanh tay xin lỗi mẹ. -Cậu bé phải xin lỗi mẹ. Tuấn sơ ý làm vỡ lọ hoa của mẹ. Cậu khoanh tay xin lỗi và nói:” Con xin lỗi mẹ ạ!” -Học sinh viết bài vào vở. -Học sinh nối tiếp nhau đọc . Lớp theo dõi, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét về kết quả luyện tập của học sinh. -Dặn dò học sinh nhớ thực hiện nói lời cảm ơn, xin lỗi trong cuộc sống hằng SHTT(3,4): Chủ đề: Em là học sinh ngoan. I. Mục tiêu:Giúp học sinh: -Nắm được nội dung một số quyền trẻ em -Biết thực hiện tốt quyền trẻ em. II. Đồ dùng dạy học: Một số luật về quyền trẻ em. III. Các hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu mục tiêu: 2.Giới thiệu một số quyền trẻ em: Quyền học tập. Quyền được sống. Quyền được bảo vệ. Quyền được phát triển. Quyền được tham gia... -Để thực hiện tốt quyền trẻ em, em phải làm gì? -Nhận xét, tuyên dương. 3.Tập hát:Trẻ em hôm nay, thế gíơi ngày mai.( Thể hiện quyền được tham gia) -Yêu cầu học sinh phải biết giữ gìn vệ sinh môi trường.Tham gia tốt luật giao thônh, đảm bảo ATGT. 4.Trò chơi:Tham gia giao thông. -Nhận xét, tuyên dương những em tham gia đúng luật giao thông. 5. Nhận xét tiết sinh hoạt. -Nghe, tìm hiểu quyền của trẻ em. -Nhiều học sinh trả lời. -Tranh luận cả lớp. -Cả lớp hát. -Nhiều học sinh tham gia. -Nhận xét.

File đính kèm:

  • docTLV.DOC