Giáo án Tập làm văn khối 2 trọn cả năm

Bài 3: SẮP XẾP CÂU TRONG BÀI – LẬP DANH SÁCH HỌC SINH.

A/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: biết sắp xếp các tranh đúng trình tự câu chuyện: Gọi bạn. Biết dựa vào tranh kể lại được nội dung câu chuyện. Biết sắp xếp các câu trong bài theo đúng trình tự, diễn biến.

2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để lập danh sách một nhóm từ 3 đến 5 hs trong tổ học tập theo mẫu.

3. Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

B/ Đồ dùng:

 - Tranh minh hoạ BT1, băng dính, 4 băng giấy ghi 4 câu văn (a, b, c, d) BT2.

 - Bút dạ và một số từ giấy khổ to kẻ bảng BT 3 cho từng nhóm.

C/ Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện, luyện tập thực hành

D/ Các hoạt động dạy học:

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tập làm văn khối 2 trọn cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng: Thứ 6 / 22/ 9 / 2006 Bài 3: sắp xếp câu trong bài – lập danh sách học sinh. A/ Mục tiêu: Kiến thức: biết sắp xếp các tranh đúng trình tự câu chuyện: Gọi bạn. Biết dựa vào tranh kể lại được nội dung câu chuyện. Biết sắp xếp các câu trong bài theo đúng trình tự, diễn biến. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để lập danh sách một nhóm từ 3 đến 5 hs trong tổ học tập theo mẫu. Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. B/ Đồ dùng: - Tranh minh hoạ BT1, băng dính, 4 băng giấy ghi 4 câu văn (a, b, c, d) BT2. - Bút dạ và một số từ giấy khổ to kẻ bảng BT 3 cho từng nhóm. C/ Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện, luyện tập thực hành… D/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.ổn định tổ chức:(1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Gọi 2,3 hs đọc bản tự thuật của mình. Nhận xét , đánh giá. 3.Bài mới: (30’) a,GT bài: Ghi đầu bài. b.Nội dung: *Bài 1: - Treo 4 bức tranh theo thứ tự: 1,2,3,4. ? Hãy sắp xếp lại các tranh theo thứ tự nội dung bài thơ: Gọi bạn. ? Hãy kể lại nội dung câu chuyện theo 4 bức tranh. - YC các nhóm kể. * Bài 2: - Phát các băng giấy ghi thứ tự a, b, c. - YC các nhóm trình bày. - Nhận xét, chốt lại ND theo dúng thứ tự của chuyện là: - YC 3-5 hs đọc lại nội dung các câu đúng. * Bài 3: - Phát bảng kẻ sẵn theo mẫu và bút dạ cho các nhóm. - YC các nhóm cùng thảo luận để làm bài. - Nhận xét sửa sai. 4. Củng cố- Dặn dò: - Qua bài học hôm nay các con đã biết cách sắp xếp lại các tranh theo thứ tự nội dung câu chuyện và biết cách lập danh sách hs trong tổ , nhóm. - Nhận xét tiết học. Hát. 2,3 em đọc bản tự thuật của mình. - Nhắc lại: Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách hs. - 1,2 hs đọc yêu cầu bài1. - 1 hs đọc bài thơ: Gọi bạn. - Quan sát tranh để nhớ lại nd câu chuyện - Thảo luận nhóm đôi. - Một số nhóm trình bày. ND đúng: 1, 4, 3, 2. - Nhận xét. - Thảo luận trong nhóm. - 1 hs giỏi lên kể trước lớp. - Các nhóm thi đua kể, mỗi nhóm kể lại một ND tranh. - Nhận xét bình chọn. 1 hs nêu yc bài tập 2. Các nhóm thảo luận và sắp xếp theo đúng nd, thứ tự trong câu chuyện: Kiến và chim gáy. - Đại diện các nhóm lên trình bày dán các câu đúng theo thứ tự, nd câu chuyện. - Thứ tự là: b, d, a, c. Vài hs đọc. Cả lớp đọc. - 1 hs đọc yêu cầu bài 3: (đọc cả câu mẫu) Thảo luận nhóm 4 để lập danh sách các bạn trong nhóm mình. Ghi số thứ tự, họ và tên các bạn trong nhóm mình.Có đầy đủ ngày sinh, nơi ở. - Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả. Số TT Họ và tên Nam Nữ Ngày sinh Nơi ở 1 Nguyễn T Anh Nam 12.3.1999 TK9… 2 Trần Thị Trang Nữ 2.10.1999 TK6… 3 Lã Hà Thu Nữ 20.3.1999 TK8… 4 Nguyễn Tất Lợi Nam 18.9.1999 TK6… 5 Ngô Duy Đông Nam 15.7.1999 TK6… - Nhận xét bình chọn. Nghe Giảng: Thứ 6/ 29/ 9 /2006 Bài 4: cảm ơn- xin lỗi. A/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp . Biết nói 3, 4 câu về ND mỗi bức tranh , trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi phù hợp . 2.Kỹ năng: Viết được nhiều điều vừa nói thành đoạn văn. 3. Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. Biết nói lời cảm ơn xin lỗi phù hợp B/ Đồ dùng: - Tranh minh hoạ BT3, VBT. C/ Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện, luyện tập thực hành… D/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.ổn định tổ chức:(1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Gọi 2,3 hs đọc danh sách các bạn trong tổ học tập ( BT3 ) Nhận xét , đánh giá. 3.Bài mới: (30’) a,GT bài: Ghi đầu bài. b.Nội dung: *Bài 1: - y/c hoạt động nhóm đôi . - y/c đại diện nhóm trình bày a,Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa ? b, Cô giáo cho mượn sách. ? Nói với thái độ ntn? C, Một em bé nhặt hộ chiếc bút . ? Nói với thái độ ntn ? Khi nói lời cảm ơn, tuỳ từng hoàn cảnh ta phải tỏ thái độ sao cho phù hợp. * Bài 2: - y/c thảo luận nhóm đôi a, Chẳng may giẫm vào chân bạn. b, Mải chơi quên việc mẹ dặn . c,Đùa nghịch va vào một cụgià. * Bài 3: treo tranh lên bảng Gọi h/s lên chỉ vào tranh và nêu sự việc trong tranh . +Tranh 1 - 2-3 h/s lên chỉ vào tranh và nói +Tranh 2: - 2-3 h/s lên nói * Bài 4 HD h/s viết vào vở - y/c đọc bài viết Thu chấm 5-7 bài. - Nhận xét sửa sai. 4. Củng cố- Dặn dò: - Qua bài học hôm nay các con đã biết.nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp - Nhận xét tiết học. Hát. - 2,3 em đọc danh sách các bạn trong tổ . - Nhắc lại: cảm ơn - xin lỗi . - 1,2 hs đọc yêu cầu bài1. - Thảo luận nhóm đôi . nói lời cảm ơn phù hợp với các tình huống . - Một số nhóm trình bày. - Nhận xét. -Mình cảm ơn bạn. - Cảm ơn bạn nhé. May quá nếu không có bạn thì mình ướt hết . - Em cảm ơn cô ạ ! -Nói với thái độ lễ phép biết ơn - Anh cảm ơn em. - Chị cảm ơn em nhé . - Nói với thái độ thân ái , thân mật * Nói lời xin lỗi . - Thảo luận trong nhóm tập nói lời xin lỗi trong các trường hợp a,b,c . - Các nhóm trình bày. - Em sẽ nói với bạn : Tớ xin lỗi cậu, tớ vô ý quá … - Em sẽ nói với mẹ : Con xin lỗi mẹ ! Lần sau con sẽ không như thế nữa . - Em sẽ nói với cụ : Cháu xin lỗi cụ ạ ! - Nhận xét bình chọn. Lớp quan sát và kể lại sự việc trong mỗi tranh bằng 3,4 câu dùng lời cảm ơn xin lỗi. - 1 hs lên bảng chỉ. Nhận xét- sửa sai. +Nhân ngày sinh nhật của Phương, mẹ mua một con gấu bông rất đẹp tặng Phương. Em lễ phép đưa hai tay nhận món quà của mẹ và nói: “Con gấu bông đẹp quá! Con xin cảm ơn mẹ.” + Cậu con trai làm vỡ lọ hoa trên bàn. Cậu khoanh tay xin lỗi mẹ và nói: “Con xin lỗi mẹ.” * Viết lại các câu em và bạn em đã nói ở bài tập 3. Nhớ lại những lời vừa kể để viết vào vở. - 3, 4 em đọc bài viết của mình. - Nhận xét. Nghe Giảng: Thứ 6/ 6 / 10 /2006 Bài 5: trả lời câu hỏi Đặt tên cho bài, luyện tập về mục lục sách. A/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: Dựa vào tranh vẽ và câu hỏi kể lại từng việc thành câu. Bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài. 2.Kỹ năng: Biết soạn một mục lục đơn giản. 3. Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. B/ Đồ dùng: - Tranh minh hoạ BT3, VBT. C/ Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện, luyện tập thực hành… D/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.ổn định tổ chức:(1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Gọi 2 cặp, mỗi cặp hai em lên bảng. Nhận xét , đánh giá. 3.Bài mới: (30’) a,GT bài: Ghi đầu bài. b.Nội dung: *Bài 1: - Treo 4 bức tranh lên bảng. - y/c hoạt động nhóm đôi . - y/c đại diện nhóm trình bày - Chốt lại câu đúng: ? Bạn trai đang vẽ ở đâu? ? Bạn trai nói gì với bạn gái? ? Bạn gái nhận xét ntn? ? Hai bạn đang làm gì? * Bài 2: - y/c hs suy nghĩ để đặt tên cho câu chuyện. - Nhận xét kết luận những tên hợp lí, đúng với ND. * Bài 3: Gọi h/s đọc mục lục tuần 6 theo hàng ngang. - YC h/s đọc các bài tập đọc tuần 6. HD viết vào vở. - Thu chấm 8-10 bài. - Nhận xét sửa sai. 4. Củng cố- Dặn dò:(3-5’) - Qua bài học hôm nay các con đã biết cách trả lời đúng các câu hỏi trong nọi dung bức tranh và đã biết đặt tên cho tranh, cho ND câu chuyện . - Chúng ta hãy cùng nhau giữ vệ sinh nơi công cộng. - Về nhà thực hành tra mục lục sách khi đọc bài, đọc truyện. - Nhận xét tiết học. Hát. - Đóng vai Tuấn và Hà trong câu chuyện: Bím tóc đuôi sam. Tuấn nói câu xin lỗi Hà. - Nhắc lại: Trả lời câu hỏi… Quan sát tranh. - 1,2 hs đọc yêu cầu bài1. - Thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi trong tranh - Một số nhóm trình bày. - Nhận xét. + Bạn trai đang vẽ trên bức tường của nhà trường. + Bạn trai nói với bạn gái: Mình vẽ có đẹp không? + Bạn gái nói: Vẽ lên tường làm xấu trường, lớp. + Hai bạn đang quét vôii lại bức tường cho sạch. - 1, 2 hs kể lại câu chuyện theo tranh. - Nhận xét- sửa sai. * Đặt tên cho câu chuyện ở bài 1. - Nối tiếp nhau đặt tên cho câu chuyện. + Không vẽ lên tường, bảo vệ của công. Bức vẽ làm hỏng tường. Đẹp mà không đẹp. - Nhận xét. - Nêu yêu cầu bài tập 3. - Mở mục lục sách TV2 tập 1. Tìm tuần 6. 4,5 hs đọc mục lục tuần 6. - Tuần 6: Chủ điểm: Trường học. TĐ: Mẩu giấy vụn : Trang 48. KC: Mẩu giấy vụn : Trang 49. CT: Tập chép Mẩu giấy vụn… - 3 hs chỉ đọc các bài tập đọc của tuần 6. + Mẩu giấy vụn : Trang 48. + Ngôi trường mới : Trang 50. + Mua kính : Trang 53. Viết vào vở như cách đọc. Nghe Giảng: Thứ 6 / 13 / 10 / 2006 Bài 6: khẳng định, phủ định – Luyện tập về mục lục sách A/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: Biết TLCH và đặt câu hỏi theo mẫu khẳng định, phủ định. 2.Kỹ năng: Biết tìm và ghi lại mục lục sách. 3. Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. B/ Đồ dùng: - Bảng phụ viết các câu mẫu của bài tập 1,2. - Mỗi hs có một tập truyện ngắn thiếu nhi. C/ Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện, luyện tập thực hành… D/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.ổn định tổ chức:(1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Gọi 1 hs làm BT1 tuần 5- TLCH. - 2 hs đọc mục lục sách các bài tuần 6. Nhận xét , đánh giá. 3.Bài mới: (30’) a,GT bài: Ghi đầu bài. b.Nội dung: *Bài 1: - Chia lớp làm 3 nhóm - y/c trả lời từng câu hỏi. - y/c đại diện nhóm trình bày Những câu hỏi và câu trả lời trên là những câu khẳng định, phủ định. * Bài 2: - y/c hs suy nghĩ để đặt câu. - Chọn ghi câu hay lên bảng. * Bài 3: - YC h/s đặt tập truyện thiếu nhi trước mặt. - HD viết vào vở. - Nhận xét sửa sai. 4. Củng cố- Dặn dò:(3-5’) - Bài học hôm nay các con đã thực hành nói, viết câu khẳng định, phủ định. - Về nhà làm bài tập. - Nhận xét tiết học. Hát. HS lên bảng làm bài. - Nhắc lại: Khẳng định, phủ định- Luyện tập… * Trả lời câu hỏi bằng 2 cách theo mẫu. - 3 nhóm cùng thảo luận. Hỏi đáp theo từng câu hỏi. a,M: Em có thích đọc thơ không? - Có, em rất thích đọc thơ. b, Mẹ có mua báo không? - Có, mẹ có mua báo. - Không, mẹ không mua báo đâu. c, Em có ăn cơm bây giờ không? - Có, em có ăn cơm bây giờ. - Không, em không ăn cơm bây giờ đâu. * Đặt câu hỏi theo mẫu. M: a, Trường em không xa đâu. b, Trường em có xa đâu. c, Trường em đâu có xa. - Suy nghĩ để đặt câu theo mẫu. Rồi nối tiếp nhau đặt 3 câu theo mẫu. Mỗi hs đặt 1 câu. VD: - Cây này có cao đâu. - Cây này đâu có cao. - Cây này không cao đâu. * Tìm đọc mục lục của một tập truyện thiếu nhi.Ghi lại hai tên truyện, tên tác giả, số trang. - Mở trang mục lục. Sau đó đọc mục lục tập truyện của mình cho cả lớp nghe. - Nhận xét. - Kẻ bảng vào vở: stt Tên truyện Tên tác giả Trang 1 Những người bạn nhỏ Phạm Hổ 19 2 Bạn trong vườn Phạm Hổ 30 Giảng: Thứ 5 / 19/ 10 / 2006 Bài 7: kể ngắn theo tranh – lt về thời khoá biểu A/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: Biết dựa vào 4 tranh vẽ liên hoàn, kể lại được 1 câu chuyện có tên: Bút của cô giáo. -Trả lời được một số câu hỏi về thời khoá biểu của lớp. 2.Kỹ năng: Biết viết thời khoá biểu hôm sau của lớp theo mẫu. 3.Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. B/ Đồ dùng: - Tranh minh hoạ BT1, băng dính, 4 băng giấy ghi 4 câu văn (a, b, c, d) BT2. - Bút dạ và một số từ giấy khổ to kẻ bảng BT 3 cho từng nhóm. C/ Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện, luyện tập thực hành… D/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.ổn định tổ chức:(1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Gọi 2,3 hs nêu tên truyện, tên t/g và số trang trong mục lục truyện thiếu nhi. Nhận xét , đánh giá. 3.Bài mới: (30’) a,GT bài: Ghi đầu bài. b.Nội dung: *Bài 1: - Treo 4 bức tranh lên bảng. - YC h/s kể theo tranh. ? Tranh 1 vẽ hai bạn đang làm gì. ? Bạn trai nói gì. ? Bạn gái trả lời ra sao. - YC kể lại tranh1. - Gợi ý kể tranh 2. ? Tranh 2 vẽ cảnh gì. ? Bạn trai nói gì với cô. - Gợi ý kể tranh 3. ? Tranh 3 vẽ cảnh gì. - Gợi ý kể tranh 4. ? Tranh vẽ cảnh gì. ? Mẹ bạn nói gì. - YC h/s kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh.. * Bài 2. - Phát tờ giấy khổ to đã kẻ sẵnTKB. - YC các nhóm làm bài. - Trình bày kết quả của nhóm mình. * Bài 3: - YC h/s trả lời các câu hỏi: a, Ngày mai co mấy tiết? b, Đó là những tiết gì? c, Cần mang những quyển vở gì? - Nhận xét sửa sai. 4. Củng cố- Dặn dò: - Qua bài học hôm nay các con đã biết kể ngắn theo ND bức tranh một câu chuyện. Biết cách viết thời khoá biểu. - Về nhà tập kể lại câu chuyện. - Nhận xét tiết học. Hát. 2,3 hs nêu. - Nhắc lại: Kể ngắn theo tranh – luyện tập về thời khoá biểu. * Dựa vào tranh vẽ. Hãy kể lại câu chuyên có tên: Bút của cô giáo. - Quan sát tranh - Tập kể mẫu tranh 1 bằng cách trả lời câu hỏi. + Tranh vẽ hai bạn trong giờ tập viết. Hai bạn đang chuẩn bị viết bài, bạn trai nói: Thôi! tớ quên mang bút rồi! + Bạn nữ đáp: tớ chỉ có một cái bút thôi. - 2 – h/s tập kể lại hoàn chỉnh tranh 1. - Nhận xét. + Cô giáo đến và đưa bút cho bạn trai. + Bạn nói: Em cảm ơn cô ạ! - 2, 3 h/s kể lại tranh 2. - Nhận xét. *Tranh 3 vẽ cảnh 2 bạn đang chăm chú viết bài. - 2,3 h/s kể lại tranh 3. - Nhận xét. * Tranh 4: vẽ cảnh bạn h/s nhận được điểm 10 bài viết. Về nhà bạn khoe với mẹ. Bạn nói: “Nhờ có bút của cô giáo, con viết được điểm 10” + Mẹ bạn mỉm cười nói: “Mẹ rất vui vì con được điểm 10” - 2,3 h/s kể lại tranh 4. - Kể toàn bộ câu chuyện theo thứ tự 4 tranh. - Nhận xét - đánh giá. * Viết lại thời khoá biểu của lớp em ngày hôm sau - Cả lớp quan sát TKB của lớp. - 3 nhóm trả lời rồi ghi: Thứ 2,3 gồm những tiết nào vào tờ giấy khổ to. - Các nhóm gắn bài lên bảng. - Cả lớp viết lại thời khoá biểu lên bảng. - Đổi vở để KT. * Dựa vào bài tập 2 Hình a, b, c. Dựa vào BT đã viết lần lượt trả lời từng câu hỏi: + Ngày mai có 4 tiết: Toán, Tập đọc, Kể chuyện, Đạo đức. + Mang sách: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức. + Vở ghi: Toán, Đạo đức, kể chuyện, Tập đọc. - Nhận xét. Giảng: Thứ 6 / 27/ 10 / 2006 Bài 8: mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị kể ngắn theo câu hỏi A/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp. Biết TLCH về thầy cô giáo( lớp 1). 2.Kỹ năng: Biết dựa vào các câu hỏi, trả lời, viết một đoạn văn ngắn 4- 5 câu về thầy giáo, cô giáo. 3.Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. B/ Đồ dùng: - BP chép sẵn câu hỏi BT1, 2. C/ Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện, luyện tập thực hành… D/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.ổn định tổ chức:(1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Gọi 2,3 hs đọc thời khoá biểu của lớp. - Nhận xét , đánh giá. 3.Bài mới: (30’) a,GT bài: - Ghi đầu bài. b.Nội dung: *Bài 1: - Treo 4 bức tranh lên bảng. - YC h/s kể theo tranh. ? Tranh 1 vẽ hai bạn đang làm gì. ? Bạn trai nói gì. ? Bạn gái trả lời ra sao. - YC kể lại tranh1. - Gợi ý kể tranh 2. ? Tranh 2 vẽ cảnh gì. ? Bạn trai nói gì với cô. * Bài 2. - Treo BP: - Gọi 1 h/s đọc câu hỏi- 1 h/s trả lời. a. Cô giáo của bạn tên là gì? b. Tình cảm của cô đối với h/s ntn? c. Bạn nhớ nhất điều gì ở cô? d. Tình cảm của bạn đối với cô ntn? - YC trình bày trước lớp. * Bài 3: - YC cả lớp làm bài vào vở - đọc bài trước lớp. - Nhận xét sửa sai. 4. Củng cố- Dặn dò: - Qua bài học hôm nay các con đã biết nói lời mời, chào, đề nghị…Về nhà tập nói những dạng câu vừa học. - Nhận xét tiết học. Hát. 2,3 hs đọc. - Nhắc lại. * Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị đối với bạn. - 1 bạn đóng vai bạn đến chơi nhà. - 1 bạn đóng vai chủ nhà. Chú ý lời mời bạn vào nhà chơi với thái độ vui vẻ, hoà nhã, niềm nở, lịch sự. HS1: Chào bạn, nhà bạn có nhiều hoa đẹp quá! HS2: A ! Mai ! Mời bạn vào nhà chơi. - Em thích một bài hát mà bạn đã thuộc. Em nhờ bạn chép lại cho mình. - Hà ơi! tớ rất thích bài hát: Bàn tay mẹ mà cậu vừa hát. Nhờ cậu chép cho tớ bài hát đó nhé. - Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học. Em yêu cầu, đề nnghị bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng bài. - Tuấn ơi! câu đừng nói chuyện nữa để nghe cô giáo giảng bài. - Nhận xét. - Nêu lần lượt từng câu hỏi: - Từng cặp nối tiếp nhau hỏi và trả lời. + Cô giáo lớp 1 của tớ là cô Trương Thị Phương. + Cô Phương rất yêu thương h/s như con của mình. + Mình nhớ nhất là đôi bàn tay mềm mại của cô, khi cô bắt tay nắn từng nét chữ cho h/s. + Tớ rất kính trọng và biết ơn cô. - Nhận xét – bình chọn. * Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2. Hãy viết một đoạn khoảng 4 -5 câu nói về cô giáo ( thầy giáo) cũ của em. + Cô giáo dạy em học lớp 1 là cô Phương. Cô rất yêu thương, chăm sóc cho chúng em rất chu đáo. Em nhớ nhất đôi bàn tay dịu dàng của cô khi cô dậy em viết nét chữ đầu tiên. Em rất yêu quý và kính trọng cô. Em luôn làm theo lời cô dạy bảo. - Nhận xét. Bình chọn. Giảng: Thứ 6 / 10/ 11 / 2006 Bài 10 : kể về người thân A/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: Biết kể về ông bà hoặc một người thân, thể hiện tình cảm với ông bà, người thân. 2.Kỹ năng: Viết lại được điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn 3 – 5 câu kể về người thân. 3.Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. B/ Đồ dùng: - BP : Câu hỏi gợi ý. C/ Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện, luyện tập thực hành… D/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.ổn định tổ chức:(1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - KT vở bài tập. - Nhận xét , đánh giá. 3.Bài mới: (30’) a,GT bài: - Ghi đầu bài. b.Nội dung: *Bài 1: - YC h/s suy nghĩ, chọn đối tượng để kể. - Gọi h/s kể mẫu. - YC các nhóm tập kể. - Nhận xét đánh giá. * Bài 2. - HD viết vào vở. - Nhắc h/s cần viết rõ ràng, dùng từ đặt câu cho đúng. Viết xong phải đọc lại bài, sửa lỗi. - Thu chấm một số bài. 4. Củng cố- Dặn dò: - Qua bài học hôm nay các con đã biết kể về một người thân. - Về nhà hoàn thanh bài viết. - Nhận xét tiết học. Hát. - Nhắc lại. * Kể về những người thân trong gia đình. - Suy nghĩ tập kể. - 1,2 h/s kể trước lớp. - Tập kể trong nhóm. - Đại diện các nhóm thi kể. +Nhóm 1: Ông nội em năm nay đã ngoài bẩy mươi tuổi. Tuy vậy, dáng người ông trông thật khoẻ mạnh. Chùm râu của ông dài và trắng như cước. Nước da ông ngăm đen, nhăn nheo. Gương mặt ông hiền từ với cái nhìn trìu mến, trông ông thật nhân hậu. Tuy ông đã già, nhưng ông rất thương con quý cháu. Em mong ước rằng ông sẽ khoẻ mạnh để sống lâu. Em sẽ cố gắng học giỏi để ông vui lòng. + Nhóm 2: Bà em năm nay đã bảy mươi tuổi. Dáng người nhỏ nhắn, nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi. Mái tóc bà đã bạc trắng giống bà tiên trong chuyện cổ tích. Bà hay kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Em rất yêu mến vầ kính trọng bà. Em mong bà sống thật lâu với chúng em để dạy bảo em những điều hay lẽ phải. Em hứa sẽ cố gắng học tập và làm theo lời dạy bảo của bà. Nhận xét bình chọn. * Viết lại những gì vừa kể ở bài tập 1. - Cả lớp viết bài vào vở. - 4, 5 em đọc bài của mình trước lớp. - Nhận xét, bổ sung. Giảng: Thứ 6 / 17/ 11 / 2006 Bài 11 : chia buồn an ủi A/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS biết nói lời chia buồn, an ủi. 2.Kỹ năng: Biết viết bưu thiếp thăm hỏi người thân. 3.Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. B/ Đồ dùng: - Mỗi h/s có một bưu thiếp, 1 tờ giấy nhỏ. - BP : Câu hỏi gợi ý. C/ Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện, luyện tập thực hành… D/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.ổn định tổ chức:(1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - KT vở bài tập. - Nhận xét , đánh giá. 3.Bài mới: (30’) a,GT bài: - Ghi đầu bài. b.Nội dung: *Bài 1: - YC điều gì? - HD thực hiện. - Nhận xét đánh giá. * Bài 2. - Hãy nêu y/c bài 2? - YC nêu miệng. - Nhận xét đánh giá. * Bài 3: - Gọi h/s nêu yêu cầu. - HD cách viết. - Gọi h/s đọc lại bài viết của mình. - Nhận xét đánh giá. 4. Củng cố- Dặn dò: - Về nhà tập viết bưu thiếp chia buồn, an ủi. - Nhận xét tiết học. Hát. - Nhắc lại. * Nói lời thăm hỏi sức khoẻ ông bà. - Khi nói lời thăm hỏi sức khoẻ cần thể hiện sự quan tâm và tình cảm thương yêu. - Nối tiếp nhau nêu miệng. + Bà ơi, bà có mệt lắm không? Cháu đấm lưng cho bà nhé! + Ông ơi, ông mệt thế nào ạ! Cháu lấy nước cho ông uống nhé! * Nói lời an ủi của em đối với ông bà. - Nối tiếp nói lời an ủi với ông bà. + Ông ơi, ông đừng buòn nữa, ngày mai bố cháu lại mua cây khác cho ông trồng. + Bà ơi, bà đừng tiếc cái kính này nữa, cái kính này đã cũ lắm rồi, ngày mai mẹ cháu mua cho bà cái kính khác. - Nhận xét, bổ sung. * Viết thư ngắn như bưu thiếp thăm hỏi ông bà. - Một số h/s đọc bài viết của mình. Mai Sơn ngày 17 . 11. 2006 Ông bà kính mến! Được tin ở quê nhà mình có bão lớn, gây thiệt hại về người và của, nhân dịp bố mẹ cháu về quê, cháu viết thư giử ông bà ngay. Ông bà có khoẻ không ạ? Trận bão vừ qua nhà mình có bị sao không? Cây bưởi mà cháu trồng có bị đổ ngã không ạ? Cháu rất muốn biết tin tức của ông bà. Cháu kính chúc ông bà luôn luôn khoẻ mạnh. Cháu của ông bà Phương Thảo. - Nhận xét. Giảng: Thứ 6 / 24/ 11 / 2006 Bài 12 : gọi điện A/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS hiểu bài điện thoại, gọi điện, nắm được một số thao tác khi gọi điện thoại. Trả lời được các câu hỏi về thứ tự về các việc cần làm khi gọi điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại. 2.Kỹ năng: Viết được 4,5 câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp. 3.Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. B/ Đồ dùng: - Máy điện thoại đồ chơi. C/ Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện, luyện tập thực hành… D/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.ổn định tổ chức:(1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Gọi 3 h/s đọc bức thư ngắn thăm hỏi ông bà.. - Nhận xét , đánh giá. 3.Bài mới: (30’) a,GT bài: - Ghi đầu bài. b.Nội dung: *Bài 1: - YC điều gì? - HD thực hiện. - Nhận xét đánh giá. * Bài 2. - Hãy nêu y/c bài 2? - YC nêu miệng. - Nhận xét đánh giá. * Bài 3: - Gọi h/s nêu yêu cầu. - Cho các nhóm sắm vai. - Nhận xét đánh giá. Cần gọi điện ngắn gọn, lịch sự, rõ ràng, từ chối bạn sao cho lịch sự để bạn không giận. 4. Củng cố- Dặn dò: - Về nhà cần thực hiện cách gọi điện như đã học. - Nhận xét tiết học. Hát. - 3 hs đọc. - Nhắc lại. * Sắp xếp lại các việc phải làm khi gọi điện thoại. 1. Tìm số máy trong sổ. 2. Nhấc ống nghe lên. 3. Nhấn số. - “Tút” ngắn liên tục: Máy điện thoai đang bận, đầu dây kia đang nói chuyện. - “Tút” dài ngắt quãng: Chưa có ai nhấc máy, người đầu dây bên kia chưa kịp cầm máy hoặc không có nhà. * Nếu bố mẹ bạn cầm máy, em xin phép nói chuyện với bạn thế nào? - Thảo luận nhóm đôi – Trình bày. + Em chào hỏi bố mẹ bạn, tự giới thiệu về mình và sau đó xin bố mẹ bạn cho được nói chuyện với bạn. - Nhận xét, bổ sung. * Xử lý tình huống – sắm vai. a,Bạn em gọi điện thoại, rủ em đi thăm một bạn trong lớp bị ốm. Em đồng ý và hẹn bạn ngày giờ cùng đi. - Bạn Mai đấy à? Mình là Hoa đây. Bạn tuấn của lớp mình bị ôm đấy, bạn có đi với mình đến thăm Tuấn không? - Được rồi, mình sẽ cùng Hải đến thăm Tuấn, đúng 5 giờ chiều mình sẽ sang nhà bạn để cùng đi. b. Em đang học bài, bỗng bạn em gọi điện rủ em đi chơi. Em từ chối (không đồng ý) vì còn bận học. - A lô! Hùng đấy phải không? Tuấn đây, ra sân vận động chơi đá bóng đi? - Tuấn à ! Mình không đi được đâu vì mình chưa làm bài xong, cậu rủ mấy bạn khác đi, thông cảm cho mình. - Nhận xét. Giảng: Thứ 6 / 1/ 12 / 2006 Bài 13: kể về gia đình A/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS biết kể về gia đình của mình theo gợi ý. Biết nghe bạn kể để nhận xét góp ý. 2.Kỹ năng: Biết dự vào những điều đã nói viết thành một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu kể về gia đình mình, viết ý rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng. 3.Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. B/ Đồ dùng: - BP chép sẵn bài 1. C/ Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện, luyện tập thực hành… D/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.ổn định tổ chức:(1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Gọi h/s nhắc lại thứ tự các việc làm khi gọi điện? - 2 h/s đọc đoạn viết lời trao đổi qua điện thoại. 3.Bài mới: (30’) a,GT bài: - Ghi đầu bài. b.Nội dung: *Bài 1: - YC đọc câu hỏi. - Con cần lưu ý điều gì? - YC h/s kể trước lớp

File đính kèm:

  • doctap lam van.doc