I.MỤC TIÊU.
1.Phát triển thể chất
- Thực hiện tự tin và khéo léo một số vận động cơ bản: Bò, trườn, chạy, nhảy, tung bóng, bật sâu, bật tách và khép chân, ném xa.
- Có thói quen , hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật
- Biết ích lợi các món ăn có nguồn gốc từ thịt, cá đối với sức khỏe con người
- Bật xa tối thiểu 50 cm ( CS 01)
- Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ ( CS 06)
- Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu ( CS 09)
- Chạy 18 m trong khoảng thời gian 5 – 7 giây ( CS 12)
- Biết rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn ( CS 15)
- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm ( CS 23)
97 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3178 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẪU GIÁO 5 -6 TUỔI
Thời gian thực hiện: Từ ngày 18/02 đến 22/03 năm 2013
I.MỤC TIÊU.
1.Phát triển thể chất
- Thực hiện tự tin và khéo léo một số vận động cơ bản: Bò, trườn, chạy, nhảy, tung bóng, bật sâu, bật tách và khép chân, ném xa...
- Có thói quen , hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật
- Biết ích lợi các món ăn có nguồn gốc từ thịt, cá đối với sức khỏe con người
- Bật xa tối thiểu 50 cm ( CS 01)
- Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ ( CS 06)
- Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu ( CS 09)
- Chạy 18 m trong khoảng thời gian 5 – 7 giây ( CS 12)
- Biết rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn ( CS 15)
- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm ( CS 23)
2. Phát triển nhận thức.
- Biết so sánh để nhận biết sự giống và khác nhau của các con vật quen thuộc, gần gũi qua một số đặc điểm của chúng
- Biết được lợi ích củng như tác hại của chúng đối với đời sống con người
- Biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống ( Thức ăn, sinh sản, vận động…) Có một số kỷ năng đơn giản về chăm sóc con vạt nuôi
- Biết so sánh kích thước 3 đối tượng, và diễn đạt kết quả ( Nhỏ nhất – to nhất; thấp nhất – dài nhất, ngắn nhất…)
- Biết tách, gộp số lượng trong phạm vi 9. - Biết phân biệt nhóm đồ vật và tìm dấu hiệu chung
- Phân biệt khối cầu, khối trụ , khối vuông, khối chữ qua một số đặc điểm nỗi bật
- Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung; (Chỉ số 92)
- Kể được một số địa điểm công cộng nơi trẻ sống ( Chỉ số 97)
- Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10; ( Chỉ số 104.)
- Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác. (Chỉ số 108.)
- Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự; (Chỉ số 109.)
- Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.( Chỉ số 113.)
- Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc. (Chỉ số 116.)
- Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình; (Chỉ số 118.)
3.Phát triển ngôn ngữ.
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, các bộ phận và một số đặc điểm nỗi bật rõ nét của một số con vật gần gũi
- Biết nói lên những điềun trẻ quan sát, nhận xét được và biết trao đổi thảo luận với người lớn và các bạn
- Nhận biết và phát âm đúng chữ cái p,q,g,y qua tên gọi của các con vật
- Ôn nhận biết chữ cái l,m,n Biết xem sách, tranh, ảnh về các con vật
- Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.( Chỉ số 64.)
- Nói rõ ràng; (Chỉ số 65)
- Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện; (Chỉ số 75.)
- Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh; (Chỉ số 79)
- Có một số hành vi như người đọc sách; (Chỉ số 83.)
-. Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.( Chỉ số 91)
4. Phát triển tình cảm xã hội.
- Yêu thích con vật nuôi, có ý thức bảo vệ môi trường sống và các con vật quí hiếm
- Biết bảo vệ, chăm sóc vật nuôi gần gũi trong gia đình. Biết quí trọng người chăn nuôi
- Tập cho trẻ một số phẩm chất và kỷ năng sống phù hợp: mạnh dạn, tự tin, có trách nhiệm với công việc được giao ( chăm sóc con vật nuôi)
- Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình; (Chỉ số 27)
- Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày; (Chỉ số 33)
- Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt; (Chỉ số 36.)
- Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động. (Chỉ số 47)
- Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn; (Chỉ số 51)
- Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn; (Chỉ số 54.)
- Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn. (Chỉ số 60)
5. Phát triển thẩm mỹ.
- Thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động theo nhạc nói về các con vật
- Có kỷ năng làm ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa qua vẽ, nặn, xé, dán, xếp hình các con vật bằng các nguyên vật liệu khác nhau
-Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em; (Chỉ số 100.)
-Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản( chỉ số102)
- Nói được ý tưởng trong sản phẩm tạo hình của mình (chỉ số 103)
II. KẾT QUẢ MONG ĐỢI.
I.MỤC TIÊU.
1.Phát triển thể chất
- Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo
- Phối hợp tay được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt trong một số hoạt động
- Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện các bài tập tổng hợp
2. Phát triển nhận thức.
- Phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau
- Nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các dối tượng được quan sát
- Gộp các nhóm đối trong phạm vi 10 và đếm
- gọi tên và chỉ ra các điểm giống nhau, khác nhau giữa hai khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
3.Phát triển ngôn ngữ.
- Đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao, ca dao
- Đóng được vai nhân vật trong chuyện
- Biết đọc sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách
4. Phát triển tình cảm xã hội.
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao
- Biết lắng nghe ý kiến trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn
5. Phát triển thẩm mỹ.
- Thích thú ngắm nhìn và sử dụngcác từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình ( vè màu sắc, hình dáng, bố cục..) của tác phẩm tạo hình
- Vận đọng nhịp nhàng phù hợp với săc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức ( Vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa…)
III. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU
- Một vài tờ giấy khổ to như bìa , báo cue cho trẻ vẽ, xé, dán
- Hình ảnh, tranh, ảnh giới thiệu về động vật sống ở khắp nơi, ccách chăm sóc con vật nuôi
- Mũ các con vật, đồ chơi các con vật, truyện tranh vầ động vật
- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về động vật
- Chuẩn bị bút chì, màu sáp, đất nặn, giấy vẽ, bột màu, hồ dán…
- Bộ chữ cái, lô tô về động vật, đồ dùng ở các góc chơi…
ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
-Tên gọi, đặc điểm nổi bật, sự giống nhau và khác nhau của một số vật nuôi
- Mối quan hệ cấu tạo của con vật với môi trường sống, vận động, kiếm ăn
- Thức ăn của các vật nuôi
- Quá trình sinh sản của chúng
- Cách tiếp xúc con vật (an toàn), và giữ gìn vệ sinh
- Cách chăm sóc, bảo vệ vật nuôi
- Ích lợi
ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
- Tên gọi, đặc điểm nỗi bật, sự giống nhau và khác nhau của một số con vật sống trong rừng
- Quá trình sinh sản của chúng
- ích lợi và tác hại của một số con vật
- Mối quan hệ giữ môi trường sống và cấu tạo vận động, tiếng kêu, thức ăn và thói quen của một số con vật
- Nguy cơ tuyệt chủng của một số loài vật quí hiếm, cần bảo vệ
ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
- Tên gọi, đặc điểm nỗi bật, sự giống nhau và khác nhau ( Về cấu tạo, môi trường sống, thức ăn, thói quen kiếm mồi và tự vệ…)của động vật sống dưới nước
- Mối quan hệ cấu tạo, vận động và môi trường sống
- Ích lợi của động vật sống dưới nước
CÔN TRÙNG
- Tên gọi, đặc điểm nổi bật, sự giống nhau và khác nhau ( Về cấu tạo, màu sắc, môi trường sống, thức ăn, thói quen kiếm mồi và tự vệ…)của côn trùng
- Ích lợi (hay tác hại).
- Bảo vệ -đề phòng (hay diệt trừ)
ĐỘNG VẬT SỐNG KHẮP NƠI
Tên gọi, đặc điểm nỗi bật, sự giống nhau và khác nhau ( Về cấu tạo, màu sắc, môi trường sống, thức ăn, thói quen kiếm mồi và tự vệ…)của động vật sống khắp nơi.
- ích lợi của động vật sống khắp nơi.
- Chăm sóc và bảo vệ
LQVT: - Đếm đến 9. Nhận biết các nhóm có 9 đối tượng.
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 9, tạo nhóm có số lượng là 9.
-Chia 9 con vật làm 2 phần, luyện tập thêm bớt trong phạm vi 9
- Xác định phía phải, phía trái của bạn khác của đối tượng khác ( Có sự định hướng)
- Biết sắp xếp các quy tắc các quy tắc sắp xếp.
* Trò chơi : “Hãy chọn đúng số thứ tự cho tôi”, “Đố bạn tôi có bao nhiêu”, Làm chuồng cho tôi
KPKH: - Quan sát, thảo luận, so sánh, phân biệt một số con vật gần gũi; Ích lợi và tác hại của nó đối với đờ sống con người.
- Tìm hiểu, so sánh, phân loại các con vật theo môi trường sống, thức ăn, cách sinh sản
- Thực hành chăm sóc con vật nuôi
- Một số trò chơi về các con vật gần gũi.
- Xem tranh, ảnh, trò chuyện về việc giữ gìn nguồn nước sạch.
- Xây dựng trại chăn nuôi- vườn bách thú…
- Thực hành chăm sóc cây, vật nuôi, sử dụng nước tiết kiệm.
- Tham gia tích cự vào các hoạt động ở các góc chơi, các hoạt động trong và ngoài lớp học.
* Dinh dưỡng: Biết một số món ăn có nhiều chất dinh dưỡng,
* Vận động: Trẻ có kỷ năng Trèo lên xuống 7 giống thang, Bật tách chân khép chân qua 7 ô ,Bật xa ném xa bằng 1 tay chạy nhanh 10m,Trèo lên xuống thang chạy nâng cao đùi, Nhảy lò cò 5 m
- Thực hiện tốt các trò chơi vận động phù hợp với chủ đề đềđề”
- Trò chuyện, mô tả các bộ phận và một số đặc điểm rõ nét về một số con vật gần gũi:
* LQCC: Tập tô h,k, ôn l ,n, m, h, k, Làm quen p,q, tập tô p,q làm quen g,y.
- Nhận biết, phát âm các chữ cái qua tên các con vật.
- Nghe và kể chuyện: “Chú dê đen”, “Chàng rùa”, “gà trống kêu căng”, “ Chuyện về loài voi”
- Đọc thơ: “ Mèo đi câu cá”, “Nàng tiên ốc” , “ Khỉ con”,“ “Đom đóm”
* Trò chơi phát triển ngôn ngữ: “Hãy nghe và xem tôi thiếu chữ gì
TẠO HÌNH
- Có kỷ năng vẽ, nặn, xé dán, sáng tạo từ các nguyên vật liệu khác nhau tạo ra sản phẩm một số con vật gần gũi:
- Sưu tập tranh ảnh về thế giới động vật
ÂM NHẠC
- Biết hát và vận động theo nhạc các bài hát có nội dung chủ đề: “ Chú mèo con”, “Đố bạn”, “Chú voi con ở bản”, “Chú ếch con”, “ Cá vàng bơi”,“Con chuồn chuồn”, “Vì sao mèo rữa mặt”Nghe các bài hát có liên quan đến chủ đề.
- Chơi một số trò chơi âm nhạc theo nội dung yêu cầu có liên quan đến hoạt động
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG NHÀ
(Thời gian thực hiện : Từ ngày 18/02 - 22/03/2013)
I/ Mục tiêu phát triển :
* Phát triển thể chất :
- Có thói quen , hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật
- Biết ích lợi các món ăn có nguồn gốc từ thịt, cá đối với sức khỏe con người.
- Có kỹ năng và giữ thăng bằng trong một số vận động : Trèo lên xuống 7 giống thang, phối hợp tay chân nhịp nhàng.
- Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ ( CS 06)
* Phát triển nhận thức :
- Biết gọi tên các con vật nuôi trong gia đình ,biết được lợi ích và tác hại của chúng đối với con người.
- Trẻ biết phân biệt con vật nào thuộc nhóm gia súc,con vật nào thuộc nhóm gia cầm.
- Biết lắng nghe đặt câu hỏi , trả lời câu hỏi
- Đếm đến 9. Nhận biết nhóm có 9 đối tượng . Nhận biết số 9.
- Quí trọng người chăn nuôi, yêu quý các con vật
- Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình; (Chỉ số 118.)
- Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung; (Chỉ số 92)
* Phát triển Thẩm mỹ :
- Biết phối hợp các đường nét cắt, dán, tô màu trong trang trí
- Biết giữ gìn và nhận xét sản phẩm của mình và của bạn
- Trẻ biết minh hoạ các con vật nuôi thông qua hoạt động tạo hình, hát, múa, thơ, truyện
-Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản( chỉ số102)
* Phát triển ngôn ngữ :
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận, nêu một số nhận xét về một số con vật nuôi trong nhà.
- Phát triển ở trẻ khả năng sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày một cách phong phú; hình thành một số kỹ năng chuẩn bị cho việc đọc, viết , thơ, truyện…
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái h,k thông qua các trò chơi
- Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.( Chỉ số 64.)
- Có một số hành vinhư người đọc sách.(Chỉ số 83)
* Phát triển Tình cảm xã hội :
- Trẻ đóng vai thể hiện cử chỉ ,điệu bộ của một số con vật trong nhà
- Biết thể hiện tình cảm của mình thông qua việc chăm sóc các con vật
- Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia. (Chỉ số 27)
- Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động. (Chỉ số 47)
II. KẾT QUẢ MONG ĐỢI.
I.MỤC TIÊU.
1.Phát triển thể chất
- Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo
- Phối hợp tay được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt trong một số hoạt động
- Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện các bài tập tổng hợp
2. Phát triển nhận thức.
- Phân loại các nhóm động vật nuôi trong gia đình theo những dấu hiệu khác nhau.
- Nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các động vật nuôi trong gia đình được quan sát
- Gộp các nhóm đối trong phạm vi 10 và đếm
- Gọi tên và chỉ ra các điểm giống nhau, khác nhau giữa hai khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
3.Phát triển ngôn ngữ.
- Đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao, ca dao
- Đóng được vai nhân vật trong chuyện
- Biết đọc sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách
4. Phát triển tình cảm xã hội.
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao
- Biết lắng nghe ý kiến trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn
5. Phát triển thẩm mỹ.
- Thích thú ngắm nhìn và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình ( vè màu sắc, hình dáng, bố cục..) của tác phẩm tạo hình
- Vận động nhịp nhàng phù hợp với săc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức ( Vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa…)
III. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU
- Một vài tờ giấy khổ to như bìa , báo que cho trẻ vẽ, xé, dán động vật nuôi trong gia đình.
- Hình ảnh, tranh, ảnh giới thiệu về động vật nuôi trong gia đình,cách chăm sóc con vật nuôi
- Mũ các con vật, đồ chơi các con vật, truyện tranh về động vật
- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về động vật
- Chuẩn bị bút chì, màu sáp, đất nặn, giấy vẽ, bột màu, hồ dán…
- Bộ chữ cái, lô tô về động vật, đồ dùng ở các góc chơi…
MẠNG NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 :
ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
(Thời gian thực hiện : Từ ngày 18/02 - 22/03/2013)
ÍCH LỢI
- Cho thịt, trứng..
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Những món ăn được chế biến từ thịt, trứng của gia cầm, gia súc...
ĐẶC ĐIỂM
- Tên gọi. Tiếng kêu. Nơi sống, vận động, sinh sản..
- Hình dáng của các con vật.
- Đặc điểm nổi bật so sánh sự giống và khác nhau của các con vật.
ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
CÁCH CHĂM SÓC
- Biết chăm sóc và có một số kỹ năng, thói quen bảo vệ vật nuôi.
- Biết qui trình phát triển của các con vật nuôi.
PHÂN LOẠI
- Nhóm gia súc.
- Nhóm gia cầm.
- Mối quan hệ cấu tạo với đời sống, với vận động.
- Thức ăn cho các con vật
MẠNG HOẠT ĐỘNG (nhánh 1)
ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH.
(Thực hiện từ ngày 14/02-18/02/2013)
ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
Phát triển nhận thức:
Khám phá khoa học
- Trò chuyện về hiện tượng thời tiết mùa hè :bầu trời,nắng,mưa,gió,nóng,lạnh,
bão.
LQVT:
- Phân nhóm quần áo theo mùa và đếm số lượng .
DINH DƯỠNG
.Trò chuyện ,thảo luận về các thực phẩm ăn uống đủ chất .
- Luyện tập kỹ năng vệ sinh cá nhân và tìm hiểu thức ăn uống về mùa hè .
Phát triển thể chất
- Đi trên ghế thể dục ,không làm rơi vật trên đầu.
Phát triển ngôn ngữ: Trẻ đọc các bài thơ và nói lên được cảm xúc cuả mình về mùa hè,mùa đông.
Hoạt động văn học:
- Thơ: “ Nắng bốn mùa”
- Làm quen chữ cái: Tập tô chữ cái l,m,n.
Phát triển kỷ năng
Tình cảm xã hội
Trò chuyện qua tranh quan sát thực tế tìm hiểu những trạng thái cảm xúc qua các trò chơi.
- Trò chuyện qua tranh về mùa hè-mùa đông.
- Trò chơi: Chơi xong cất đồ chơi vào nơi quy định
Phát triển thẩm mỹ:
Hoạt động tạo hình:
- Tạo ra bức tranh quần áo theo mùa.
Hoạt động âm nhạc:
- Hát: Trời nắng,trời mưa
- Nghe hát: Tiếng hát hoa lá.
- TC: Ai đoán giỏi.
KẾ HOẠCH TUẦN 1:NHÁNH 1 :
ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH.
(Thực hiện từ ngày 14/01-18/01/2013)
1/yêu cầu:
-Đón trẻ ,hướng dẫn trẻ đến đồ dùng ,đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp
-Hỏi trẻ : Đố các con hôm nay thời tiết thế nào ? Trò chuyện với trẻ về một số động vật trong gia đình..
Thời gian
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Đón trẻ ,hướng dẫn trẻ đến sự thay đổi trong lớp ( có các bức tranh về mùa hè-mùa đông ).
- Đàm thoại cho trẻ hiểu về một số động vật sống trong gia đình.
Thể dục sáng
Tập trên nền nhạc của lớp với bài “Rửa mặt như mèo ”
các động tác :Tay; Chân; bật…
Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp các kiểu đi.
Vận động theo nhạc bài hát :
-ĐT tay 2: Hai tay giang ngang đưa ra trước mặt (2 lần 8 nhịp)
-ĐT chân 2: hai tay giang ngang chân khụy gối(2 lần 8 nhịp)
-ĐT bụng 1:Chân rộng bằng vai, tay đưa cao , nghiêng người sang hai bên (2 lần 8 nhịp)
-ĐT bật 1; nhảy tại chổ (2 lần 8 nhịp)
Hồi tỉnh: Cho trẻ đi chậm ,hít thở sâu
Hoạt động có chủ đích
KPKH
TDKN
LQVH
LQVT
Viết
LQCC
Tạo hình
Âm nhạc
-Tìm hiểu các con vật sống trong gia đình.
Trèo lên xuống thang,chạy nhấc cao đùi
Phân nhóm quần áo theo mùa và đếm số lượng.
- Tập tô chữ cái l,m,n
Dạy hát : “Trời nắng trời mưa’
Nghe hát: “Tiếng hát xa lá”
Trò chơi “ Ai đoán giỏi”
Hoạt động chiều
HĐG
Mèo đi câu cá
Ôn bài cũ.
Những cảnh vật mùa hè,mùa đông.
Văn nghệ cuối tuần
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động có chủ đích :Quan sát về tranh mùa hè-mùa đông.
-Trò chơi vận động : “Trời mưa” “Mưa to mưa nhỏ” “nhảy qua suối nhỏ”.
-Trò chơi dân gian: “Rồng răn lên mây” “thả diều”Chơi với máy bay,chóng chóng vào ngày có gió.
-Chơi tự do : (Với cát, nước ).Vẽ trên sân về hiện tượng thiên nhiên.
-Chơi theo ý thích,chơi với đồ dùng ngoài trời mang theo như bóng rổ,vòng phấn,gấy giấy.
Góc chơi
Và các hoạt động ở các góc chơi
-Góc đóng vai : Chơi đóng vai Gia đình,bán hàng,cô giáo.
-Thực hành Pha nước,đường,muối,chanh,màu.
-Góc xây dựng: Xây dựng hồ nước,Xây dựng bể bơi,.
-Tạo hình: Chơi tô màu , xé ,cắt ,dán : Mưa,nước biển.
-Góc sách:Làm sách,tranh truyện , sách truyện liên quan đến chủ đề.
- Tìm các chữ cái trong từ
-Góc âm nhạc: Múa hát về các bài hát đã biết thuộc chủ đề ; chơi với các dụng cụ âm nhạc “Trời nắng trời mưa” “ai đoán giỏi” “Tiếng chiêng cồng hòa tấu”
-Khám phá khoa học,thiên nhiên : Đong ,đo số lượng nước bằng các đơn vị đo rồi so sánh.
Chơi và hoạt động theo ý thích
-Vận động nhẹ,ăn quà chiều.
- Chơi,hoạt động theo ý thích ở các góc tự do ,làm đồ chơi ,chơi xếp hình …
-Xếp đồ chơi gọn gàng ,biểu diển văn nghệ,nghe đọc truyện, thơ .Ôn lại bài hát ,bài thơ ,bài đồng dao.
- Chiều thứ 6: biểu diển văn nghệ, Nêu gương bé ngoan cuối tuần.
HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI NHÁNH 1:
ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
NỘI DUNG
CHUẨN BỊ
YÊU CẦU
THỰC HIỆN
Hoạt động có chủ đích
- Sát sân trường.
- Trò chuyện về động vật nuôi trong gia đình.
* Ôn củ:
- Các bài thơ,bài hát trẻ được học,các môn học khác.
* Cung cấp kiển thức mới: -cô lựa chọn cho phù hợp.
*Trò chơi vận động: “Nước leo dốc,cầu vồng,nhảy qua con suối nhỏ”
* Trò chơi dân gian: “Rồng rắn lên mây , thả diều”
* Trò chơi tự do:-chơi theo ý thích/làm đồ chơi với vật liệu T N
- Sân trường cảnh quan trong trường.
-Một số tranh ảnh về mùa hè mùa đông.
- Các bài thơ bài hát đã học.
-Sân chơi,một số đồ dùng đồ chơi về chủ đề.
Cát,nước,phấn,đồ tưới cây.
-Trẻ biết các khu vực trong trường,trong lớp
- Biết kể về một số con vật sống trong gia đình.
- Biết thời tiết thay đổi theo mùa .
- Thể hiện các bài hát một cách thành thạo.
-Rèn luyện sức khỏe,tính nhanh nhẹn của trẻ.
-Rèn luyện trí nhớ .
- Hình thành khả năng ph ối hợp cùng nhau thực hiện nhiệm vụ .
-Thể hiện sản phẩm theo ý thích của mình.
-Cô giới thiệu buổi dạo chơi cho trẻ .
- Cô cùng trẻ trao đổi về nội dung dạo chơi
- Cô đặt câu hỏi về động vật nuôi trong gia đình. trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Sau khi đàm thoại xong cô cho trẻ chơi trò chơi vận động ,dân gian .
- Cô hướng dẫn cách chơi cho trẻ .
- Cho trẻ chơi 1-2 lần.
- Cho trẻ về nhóm chơi tự do .
- Cô cùng trẻ nhận xét buổi dạo chơi.
HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC NHÁNH 1: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
CÁC GÓC CHƠI
TÊN TRÒ CHƠI
CHUẨN BỊ
YÊU CẦU
THỰC HIỆN
Góc chơi
Đóng vai
Góc tạo hình
Góc âm nhạc
Góc xây dựng
Góc sách
Góc khoa học/thiên nhiên
- “Chơi đóng vai,gia đình,bán hàng,cô giáo”
-Tô màu,
Xé,nặn ,cắt dán
Hát và biểu diển các bài hát đã được học.
-Xây dựng hồ cá,bể bơi.
-Làm sách tranh truyện liên quan đến chủ đề.
- Phân nhóm gia súc , gia cầm và đếm số lượng .
tập tưới cây,nhổ cỏ,nhặt lá rụng.
-Một số loại nước để trẻ thí nghiệm .
- các dụng cụ phục vụ cho mùa hè đông.
- Kéo,giấy,màu sáp,hồ,đất nặn.
Dụng cụ âm nhạc
-Đồ lắp ghép,hoa cây.những khối gỗ
- Một số đồ dùng về chủ đề.
-Trẻ thẻ hiện các hoạt động của người lớn thông qua trò chơi.
-Biết chơi cùng nhau ,biết liên kết các nhóm chơi và thể hiện một cách khéo léo.
-Sau khi ổn định xong cô giới thiệu các góc chơi cho trẻ .
-Cô tổ chức cho trẻ thảo luận chung cả lớp cô đưa ra câu hỏi gợi ý khuyến khích trẻ cùng bàn bạc:Chọn trò chơi ,chổ chơi ,nhóm chơi và cùng nhau xây dựng ý tưởng chơi của cả nhóm .khi trẻ đã về các nhóm chơi cô gợi ý để trẻ trong nhóm tự phân vai chơi ,phân công các công việc trong nhóm,bàn bạc cách thức và trình tự thực hiện các công việcchung của nhóm chơi
-Trong quá trình trẻ chơi cô đến quan sát từng nhóm chơi ,gợi ý từng nhóm chơi,luôn tạo cơ hội cho trẻ sáng tạo .
- Cô thường xuyên chú ý tới mối quan hệ của trẻ trong các vai chơi để hình thành tính tự lập tự tin ở trẻ ,theo dỏiquan sát dể có kế hoạch gợi ý thay đổi vai chơi.
Kết thúc buổi chơi cô giáo tập trung cả lớp nhận xét sau khi chơi theo yêu cầu của chủ đề chơi và nhiệm vụ đặt ra khi thỏa thuận chơi,cô gợi ý để trẻ tự nhận xét mình và bạn.
Thứ 2 ngày 18 tháng 2 năm 2013
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Môn: Khám phá khoa học
Đề tài :CÁC CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH.
I/ Mục đích yêu cầu:
1/Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được tên gọi lợi ích ,đặc điểm về hình dáng và môi trường sống của các con vật nuôi trong gia đình
2/ Kỹ năng:
-Phát triển khả năng quan sát ,so sánh ,phân biệt nhanh dấu hiệu đặc trưng của con vật nuôi trong gia đình.
3/Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý con vật ,biết chăm sóc và bảo vệ những con vật nuôi trong gia đình ,biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với con vật nuôi.
II/ Chuẩn bị:
- Một số tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình .
Bài thơ,bài hát về chủ đề.
III / Cách tiến hành :
Hoạt động 1 :
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe bài * Rửa mặt như mèo*
- Bài hát nói về gì ?
- Có bài hát nào hát nào nói về con vật nuôi trong gia đình ? ( cho trẻ kể)
- Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình.
Hoạt động 2 : Nhận biết tên gọi ,đặc điểm về cấu tạo và môi trường sống của một số con vật nuôi trong gia đình.
- Cô cho trẻ xem một số tranh, ảnh về một số con vật nuôi trong gia đình.
- Cô chia trẻ thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bức tranh về mô hình con vật nuôi trong gia đình để trẻ quan sát, trò chuyện về đặc điểm, cấu tạo và môi trường sống của một số con vật sống trong gia đình .
* Đàm thoại :
- Các con biết những con vật nào nuôi trong gia đình ?
- Nhà con nuôi những con vật nào ? Nuôi con vật đó để làm gì ?
- Hãy kể con vật nuôi trong gia đình có 2 chân ( gà ,vịt, ngan) , Nó đẻ gì ?
- Những con vật nuôi trong gia đình có 2 chân, 2 cánh,có lông vũ và đẻ trứng còn có tên gọi chung là gì ?( gia cầm )
- Cho ta gì ( thịt và trứng.)
- Con gà ,vịt, chim bồ câu có đặc điểm nào giống và khác nhau ? ( giống nhau : đều là gia cầm, đẻ trứng, có lông vũ : khác nhau : vịt biết bơi ,chim biết bay.)
- Hãy kể tên những con vật có 4 chân.
- Những con vật nuôi trong gia đình có 4 chân ,có lông mao và đẻ con còn có tên gọi chung là gì ? ( gia súc)
- Con trâu và con bò có đặc điểm nào giống nhau và khác nhau ?
* Như vậy những con vật nuôi trong gia đình có ích như thế nào ?
- Tất cả đều có ích cho cuộc sống con người chúng ta, nhóm gia súc cho ta trứng và thịt..., nhóm gia cầm cho ta thịt...
Hoạt động 3 :
Trò chơi : *Con gì biết mất *
Cô nêu luật chơi cách chơi trẻ chơi.
Trò chơi : * Đố biết con gì*
Cô hướng dẫn trẻ chơi.
Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Chú mèo con”
HOẠT ĐỘNG GÓC.
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
*Góc xây dựng và lắp ghép:Trẻ biết sử dụng các nguyên liệu khác nhau để xây dựng trang trại chăn nuôi.
* Góc âm nhạc :Trẻ hát đúng lời,đúng nhịp điệu và thể hiện bài hát tình cảm.
-Hào hứng tham gia biểu diển,biết kết hợp cùng dùng cụ âm nhạc.
* Góc làm quen văn học:-Trẻ biết cách xem sách.
- Tô màu nhanh ,gọn,đẹp,không lem ra ngoài.
- Xem tranh truyện và có thể tự kể chuyện theo suy nghĩ của mình.
* Góc làm quen với toán:
- Biết dùng từ chính sát khi chơi.
- Phân nhóm các con vật có 2 chân ,4 chân.
* Góc phân vai:
-Biết phân vai chơi theo gợi ý của cô .
-Biết tổ chức các hoạt động phù hợp với từng vai chơi.
-Biết thể hiện vai chơi của mình.
* Góc tạo hình:
File đính kèm:
- giao an Dong VatLop 5 tuoi.doc