Giáo án thi giáo viên giỏi cấp trường - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài một số đồ dùng gia đình

I. Mục đích yêu cầu

- Trẻ nhận biết, gọi tên, nêu được đặc điểm, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng dùng để ăn, dùng để uống. Biết so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau giữa 2 nhóm đồ dùng. Mở rộng hiểu biết về các loại đồ dùng.

- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và diễn đạt mạch lạc. Rèn kỹ năng so sánh, phân nhóm đồ dùng theo công dụng, chất liệu. Chơi trò chơi đúng luật

- Trẻ tích cực hoạt động. Rèn tính tập thể. Trẻ biết quý trọng, giữ gìn và bảo quản đồ dùng trong gia đình.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô :

- Giáo án PowerPoint bài “Một số đồ dùng trong gia đình”

- Đồ dùng GĐ thật: chén, ly, nồi

- Bảng gắn 3 ngôi nhà màu Xanh - Đỏ - vàng

- Dải cỏ làm suối

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thi giáo viên giỏi cấp trường - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài một số đồ dùng gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: Một số đồ dùng gia đình (Nhóm đồ dùng dùng để ăn uống) Đối tượng: MG lớn (5 - 6 tuổi) Thời gian: 30 - 35 phút Người dạy: Phan Tuấn Trinh Ngày dạy: 11/11/2013 I. Mục đích yêu cầu - Trẻ nhận biết, gọi tên, nêu được đặc điểm, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng dùng để ăn, dùng để uống. Biết so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau giữa 2 nhóm đồ dùng. Mở rộng hiểu biết về các loại đồ dùng. - Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và diễn đạt mạch lạc. Rèn kỹ năng so sánh, phân nhóm đồ dùng theo công dụng, chất liệu. Chơi trò chơi đúng luật - Trẻ tích cực hoạt động. Rèn tính tập thể. Trẻ biết quý trọng, giữ gìn và bảo quản đồ dùng trong gia đình. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô : - Giáo án PowerPoint bài “Một số đồ dùng trong gia đình” - Đồ dùng GĐ thật: chén, ly, nồi - Bảng gắn 3 ngôi nhà màu Xanh - Đỏ - vàng - Dải cỏ làm suối 2. Đồ dùng của trẻ : - Các thẻ hàng đồ dùng gia đình, có gắn nhám dính sau. III. Hoạt động 1. Ổn định, gây hứng thú : - Cho trẻ hát cả nhà thương nhau - Trò chuyện: Các con vừa hát bài hát gì? bài hát nhắc đến điều gì? (bài hát nói đến tình cảm gia đình), - Gia đình con có những ai? Đó là gia đình gì? (nhỏ hay lớn) - Mọi người trong gia đình thì như thế nào với nhau? - Cho trẻ xem slide về cảnh gia đình quây quần bên nhau tổ chức sinh nhật, chúc tết ông bà, cùng ăn cơm, - Hỏi trẻ: để phục vụ cho việc sinh hoạt của gia đình như việc ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí thì cần có những gì? (cần có các đồ dùng) - gia đình con có những đồ dùng gì? (mời trẻ kể) Cô mời các bé hãy chú ý lên màn hình, để xem gia đình bạn Khoa có những đồ dùng gì nhé! - Đây là phòng gì? ( Mở side về những đồ dùng quen thuộc trong gia đình) - các con có nhận xét gì về cách sắp xếp đồ dùng trong nhà bạn Khoa? (thưa cô, được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp) - GIÁO DỤC: À, đúng rồi, trong gia đình thì có rất nhiều đồ dùng với nhiều công dụng khác nhau, vì vậy chúng ta cần phải biết sử dụng chúng đúng cách, ví dụ các dồ dùng bằng thủy tinh, bằng sứ cần phải nhẹ nhàng, vì chúng rất dễ vỡ, những đồ dùng sắc nhọn như dao kéo phải cẩn thận, dễ đứt tay, chảy máu, bên cạnh đó phải thường xuyên vệ sinh, sắp xếp các đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, có như vậy đồ dùng mới sạch sẽ, sử dụng được lâu và bền đẹp. Giờ học hôm nay, cô và các con sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về những đồ dùng phục vụ cho việc ăn uống nhé! * Chơi "gia đình tôi" 2. Nội dung chính: Khám phá về nhóm đồ dùng dùng để ăn uống - Cho từng nhóm giải câu đố, giải đúng được tặng hộp quà + “ Nhỏ hơn cái chén, Lại có tay cầm Sau bữa ăn cơm, Bé dùng để uống” (Là cái gì ? ) + Miệng tròn lòng trắng phau phau Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngày Là cái gì? (cái chén) + Vừa bằng quả bí Nhi nhí hạt cơm? Là cái gì? (cái nồi cơm) - "1 2 3, mở" - Bây giờ các con hãy cùng nhau thảo luận về đồ dùng của nhóm mình, sau thời gian một bản nhạc nhóm cử dại diện lên thể hiện kết quả thảo luận của nhóm mình. - Cho trẻ thảo luận (ngồi 3 vòng tròn) - Cho trẻ trình bày a. Cái nồi + Các con có nhận xét gì về cái nồi? (có nắp, có thân nồi, có 2 quai) + Nồi dùng để làm gì? + Nồi làm bằng chất liệu gì? Ngoài nồi bằng nhôm con còn biết nồi bằng chất liệu nào nữa? - Các con ơi, vậy ngoài cái nồi dùng để nấu, thì trong gia đình các con còn đồ dùng nào dùng để nấu? Nhóm đồ dùng dùng để nấu: Nồi, chảo, bếp ga, bêp củi - Các đồ để nấu thì phải cần lửa, các con còn nhỏ không nên lại gần bếp khi đang nấu vì bòng, không nghịch lửa vì nguy hiểm, dễ xảy ra hỏa hoạn b. Cái ly : + Các con có nhận xét gì về cái ly? cái ly dùng để làm gì ? cái ly này được làm bằng chất liệu gì? (đây là cái ly, miệng của cái ly hình tròn, thân có hình trụ, trên thân ly có dòng chữ màu đen, ly rất trong suốt vì đây là ly thủy tinh, ly dùng để uống nước). à, đúng rồi, cái ly các con đang nhìn thấy được làm bằng thủy tinh, vì vậy mà khi sử dụng ly chúng mình phải sử dụng như thế nào ? - Đúng vậy, chúng mình phải sử dụng ly cẩn thận và nhẹ nhàng, nếu không chúng mình sẽ làm rơi và làm vỡ đúng không các con ? - Ngoài cái ly được làm bằng thủy tinh thì bạn nào còn biết cái ly được làm bằng gì nữa nào ? - Các con ơi, các con nhận thấy trong 4 cái ly này, thì cái ly nào là cái ly chúng ta được uống ở lớp các con ? - Thế sau khi dùng ly xong, chúng mình phải cất ly ở đâu các con ? - à, đúng rồi sau khi uống nước xong phải cất ly ở giá ly để tạo thành 1 thói quen tốt, và khi cần thì chúng ta có thể lấy dùng thật nhanh. - Các con ơi, vậy ngoài cái ly dùng để uống, thì trong gia đình các con còn đồ dùng nào dùng để uống? - à, đúng rồi đó chính là cái ấm. - Vậy còn gì nữa đây các con ? (Mở side cái bình thủy) - Và bình thủy dùng để đựng nước nóng hay nước lạnh các con ? - à, bình thủy để đựng nước nóng, vì vậy mà chúng mình không được chơi gần bình thủy, vì không may làm đổ thì nước sẽ làm các con bị bỏng rất là đau đấy, các con nhớ chưa ? - Đồ dùng để uống: bình trà, bình thủy, ca c. Cái chén - cái chén có đặc điểm gì ? (miệng chén sâu và rộng) - miệng chén sâu và rộng để đựng được nhiều cơm và ăn được nhiều đúng không nào? - Cái chén dùng để làm gì ? - cái chén được làm bằng chất liệu gì? - à đúng rồi cái chén được làm bằng chất liệu sứ rất dễ vỡ. Vậy khi sử dụng chúng mình phải chú ý điều gì? - Vậy cô đố các con biết cái chén mà chúng mình ăn hằng ngày ở lớp được làm bằng gì? - à , vậy các con thấy sau khi chúng mình ăn thì bố mẹ và các cô nhà bếp làm gì với cái chén? - Và sau khi rửa chén thì cất ở đâu ? - à, đúng vậy sau khi ăn xong, vì chúng mình còn nhỏ nên được bố mẹ rửa chén cho và cất chén ở đúng nơi quy định. Để không phụ công chăm sóc của bố mẹ và các cô khi ăn chúng mình làm sao ? (ăn hết suất) - Và có được làm rơi chén không nhỉ ? - à, các con rất là giỏi, cô khen tất cả các con. - Các con ơi, ngoài cái chén dùng để ăn thì trong gia đình các con còn đồ dùng nào dùng để ăn ? Bạn nào biết ? (Nhóm đồ dùng dùng để ăn: Chén, tô, đũa, muỗng, nĩa). Ngoài chén bằng nhựa con còn biết chén bằng chất liệu nào nữa? - các con có biết để làm ra cái chén cần phải trải qua những công đoạn nào không? Muốn biết các con hãy nhìn lên màn hình. Cô trình chiếu quá trình làm ra cái chén: chọn đất ->tạo dáng sản phẩm-> phơi sấy-> vẽ trang trí, tráng men-> đưa vào lò nung Giáo dục trẻ biết ơn người làm ra các đồ dùng, biết sử dụng cẩn thận không làm rơi làm bể. ..* So sánh Con hãy cho cô biết giữa ly và chén ở đây có gì giống và khác nhau? Giống: Ly và chén đều có miệng hình tròn, đều là đồ dùng trong gia đình Khác: Ly có thân hình trụ Chén không có. Ly dùng uống nước Chén dùng để ăn cơm Ly làm bằng thủy tinh Chén làm bằng sứ * Tổng hợp Các con vừa được khám phá về một số đồ dùng trong gia đình, các con à, mỗi đồ dùng tuy có đặc điểm, công dụng và được làm bằng chất liệu khác nhau nhưng chúng đều là những đồ dùng không thể thiếu trong gia đình chúng ta. Vì vậy, các con cần phải biết sử dụng đồ dùng đúng cách như đồ dùng bằng thủy tinh, bằng sứ thì mình cần phải nhẹ nhàng, cẩn thẩn, dùng xong phải cất đúng nơi để khi cần mình lấy nhanh và hợp vệ sinh. Cần rửa và úp nơi khô ráo để đảm bảo sạch sẽ. * Chơi "tôi là cái ấm trà" 3. Luyện tập * Trò chơi:“Đồng đội” - Cô cho trẻ tạo thành 3 nhóm đứng hàng dọc và chơi “Đồng đội” - Nhóm 1: Đồ dùng để uống - Nhóm 2: Đồ dùng để ăn - Nhóm 3: đồ dùng để nấu. - Cách chơi : Khi có hiệu lệnh, 3 bạn đứng đầu hàng chạy lên nhảy qua vòng thể dục, chọn đồ dùng đúng theo yêu cầu mà cô đã đưa ra cho đội mình lên dán lên bảng rồi chạy về đập tay vào bạn kế tiếp, cứ thế đến hết, sau một bài hát đếm xem nhóm nào lấy được nhiều hơn và đúng theo yêu cầu của cô thì đội đó thắng. - Luật chơi: Mỗi một lần chỉ được một bạn lên và chỉ chọn một đồ dùng. 3. Kết thúc: Cho trẻ chơi uống nước chanh

File đính kèm:

  • docdo dung gia dinh.doc