Giáo án thi giáo viên giỏi Sinh học 8 bài 50: Vệ sinh mắt

Bài 50: VỆ SINH MẮT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục.

- Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh.

2. Kỹ năng:

- Kỹ năng quan sát, nhận xét, liên hệ thực tế.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tự giác giữ gìn vệ sinh mắt.

• Trọng tâm:

- Nguyên nhân và cách khắc phục của tật cận thị và viễn thị.

- Nguyên nhân của bệnh đau mắt hột và con đường lây truyền bệnh đó.

• Phương Pháp: Trực quan, đàm thoại.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 17108 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thi giáo viên giỏi Sinh học 8 bài 50: Vệ sinh mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Tiết 52 Ngày 8/3/2008 Lớp 8A2 Bài 50: VỆ SINH MẮT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục. - Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh. 2. Kỹ năng: - Kỹ năng quan sát, nhận xét, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tự giác giữ gìn vệ sinh mắt. Trọng tâm: - Nguyên nhân và cách khắc phục của tật cận thị và viễn thị. - Nguyên nhân của bệnh đau mắt hột và con đường lây truyền bệnh đó. Phương Pháp: Trực quan, đàm thoại. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Soạn giáo án bài 50. - Tranh phóng to hình 50.1, 50.2, 50.3, 50.4 SGK - Tranh bệnh đau mắt hột. - Tài liệu về bảo vệ mắt. - Phiếu học tập, bảng phụ bệnh đau mắt hột. 1. Nguyên nhân 2. Đường lây 3. Triệu chứng 4. Hậu quả 5. Cách phòng tránh 2. Học sinh: Đọc trước bài 50. Kẻ bảng 50 vào vở. Tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục các tật và bệnh về mắt. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Sự tạo ảnh của màng lưới như thế nào? - Nêu vai trò của thể thủy tinh? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Khả năng nhìn của mắt có thể bị suy giảm do thiếu giữ gìn vệ sinh về mắt làm cho mắt mắc một số tật và bệnh. Theo em, đó là những tật và bệnh nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến các tật và bệnh, cách khắc phục ra sao. Nội dung bài học hôm nay giúp chúng ta đi tìm hiểu vấn đề này. Bài 50: VỆ SINH MẮT Hoạt động 1: Các tật của mắt Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân, cách khắc phục của tật cận thị và viễn thị. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Các tật của mắt gồm những tật nào? - GV gọi một HS bị cận thị bỏ kính ra lên bảng đọc sách. - Gọi 1 HS khác nhận xét bạn đọc sách được không và để sách ở vị trí nào? - Thế nào là tật cận thị? - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1. SGK và quan sát hình 50.1, 50.2 - GV treo hình lên bảng và hướng dẫn HS quan sát - Nguyên nhân nào dẫn đến cận thị? + Cầu mắt của người cận thị bẩm sinh như thế nào? + Thể thủy tinh của người cận thi như thế nào? + Do đâu thể thủy tinh quá phồng? - Đọc để sách gần, đọc không đúng cách, đọc thiếu ánh sáng, đọc quá nhiều sách? - Ở hai trường hợp trên ảnh của vật rơi ở vị trí nào? - Cận thị thường xảy ra ở độ tuổi nào? -Tật cận thị khắc phục được không và bằng cách nào? Đi khám bệnh và đo mắt đeo kính cho thích hợp. - Trái với tật cận thị là tật viễn thị. - Thế nào là tật viễn thị? - GV yêu cầu HS đọc thông tin và hướng dẫn quan sát hình 50.3 và 50.4 - Nguyên nhân nào dẫn đến viễn thị? - Cầu mắt ở người viễn thị bẩm sinh như thế nào? - Thể thủy tinh ở người viễn thị như thế nào? - Ở hai trường hợp trên ảnh của vật rơi ở vị trí nào? - Viễn thị xảy ra ở độ tuổi nào? - Viễn thị khắc phục được hay không và bằng cách nào? Nên đi khám bệnh và đo mắt để đo kính cho thích hợp. - Dựa vào các thông tin trên xây dựng bảng 50 - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập bảng 50. - GV chia lớp thành 6 nhóm, thời gian: 4 phút - GV lấy hai bảng lên để nhận xét. - GV hoàn thiện kiến thức - 1 HS trả lời (cận thị, viễn thị) - Các HS khác theo dõi bạn đọc và quan sát. - Bạn đọc được nhưng để sách quá gần. - 1 HS nêu khái niệm về cận thị. - HS đọc thông tin, quan sát hình và trả lời câu hỏi của GV - Bẩm sinh cầu mắt dài. - Thể thủy tinh quá phồng - Do không giữ đúng vệ sinh trong học đường. - Ảnh rơi trước màn lưới - Trẻ em (học sinh) - Đeo kính cận (mặt lõm – phân kì) - HS nêu khái niệm viễn thị - HS đọc thông tin và quan sát hình, trả lời câu hỏi của GV + Bẩm sinh cầu mắt ngắn. + Thể thủy tinh bị lão hóa (xẹp) - Anh của vật rơi sau màng lưới - Ở người già(ngoài 40 tuổi) - Đeo kính viễn (mặt lồi – kính hội tụ) - HS thảo luận hoàn thành bảng 50 - HS đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. 1. Cận thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. 1. Viễn thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa (trái với cận thị) Kết luận: ghi nội dung bảng 50 Các tật của mắt Nguyên nhân Cách khắc phục Cận thị - Bẩm sinh: cầu mắt dài - Thể thủy tinh quá phồng: do không giữ vệ sinh khi đọc sách - Đeo kính cận (mặt lõm – phân kì) Viễn thị - Bẩm sinh: cầu mắt ngắn - Thể thủy tinh bị lão hóa (xẹp) - Đeo kính viễn (lão) (mặt lồi – hội tụ) GV liên hệ thực tế - Do những nguyên nhân nào, học sinh bị cận thị nhiều nhất là trong học đường? - Theo em những thức ăn nào chứa nhiều VTMA? VTMA là nguyên liệu tạo nên Rôđôpsin có trong tế bào que để thu nhận ánh sáng? - GV đọc tỉ lệ HS bị cận thị một trường học, cụ thể trường THCS Nguyễn Trung Trực năm 2006: + K6: 18 em/171 TL: 10,5% + K7: 27 em/161 TL: 16,8% + K8: 25 em/152 TL 16,5% + K9: 31 em/162 TL 19,1% TÍNH CHẤT: 101em/646 TL: 15,7% * Nhận xét: HS từ khối 6 à 9, tỉ lệ nào mắc tật cận thị nhiều nhất. - Người ta so sánh tỉ lệ HS ở thành thị, thị trấn mắc tật cận thị nhiều hơn HS ở nông thôn. - Nêu các biện pháp hạn chế tỉ lệ HS mắc tật cận thị? - Ngoài các tật trên còn có các tật nào nữa? - GV giảng mở rộng kiến thức + Loạn thị: là hiện tượng mắt nhìn sai hẳn hình dạng hoặc trông không rõ vật dù ở xa hay gần, nên đeo một loại kính riêng. + Loạn sắc (mù màu): mất hoàn toàn khả năng thu nhận 3 màu cơ bản (đỏ, lục, tím) chỉ cảm nhận được màu xám. Chuyển ý: Sang phần II ngoài các tật về mắt, mắt còn mắc một số bệnh, chúng ta tìm hiểu bệnh về mắt. - HS vận dụng hiểu biết của mình đưa ra các nguyên nhân gây ra cận thị: + Đọc sách không đúng cách để quá gần + Đọc sách quá nhiều giờ + Đọc chỗ tối, chỗ ánh sáng chói quá, chỗ sấp bóng. + Đọc sách trên tàu xe bị xóc nhiều. + Có thói quen nằm đọc sách + Bố trí ngồi bàn học không đúng quy cách. + Sử dụng vi tính nhiều giờ. + Ngồi gần xem tivi + Khẩu phần ăn chưa hợp lý thiếu vitamin và khoáng chất (VTMA) - Có nhiều trong dầu, gan cá, gan và thận động vật trong các loại rau quả có màu da cam: cà chua, càrốt, gấc, đu đủ, ớt,… - Khối 9: Tỉ lệ HS mắc cận thị nhiều nhất 19,1% - Đọc sách phải đúng cách (25 – 30cm) - Không đọc sách quá nhiều giờ, phải nghỉ 10 – 15’ rồi đọc tiếp - Tránh đọc nơi thiếu ánh sáng, hoặc chỗ nhiều ánh sáng chói - Tránh thói quen nằm đọc sách - Không đọc sách trên tàu xe bị xóc nhiều - Bố trí đèn học cho thích hợp (VD: đèn bàn) - Bàn ghế HS ngồi phải đúng tầm vốc và lứa tuổi) - Sử dụng vi tính không quá 2h - An hoặc uống đủ VTMA - HS nêu một số tật mà em biết: loạn thị, mù màu, lác,… Hoạt động 2: Bệnh về mắt Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân, đường lây, hậu quả, cách phòng tránh bệnh đau mắt hột. - Theo em đó là những bệnh nào? - GV nêu bệnh đau mắt hột và đau mắt đỏ là bệnh khá phổ biến có khi phát triển nhanh thành dịch khiến nhân dân phải nghỉ việc lao động sản xuất. - Bệnh đau mắt hột rất nguy hiểm - GV treo tranh bệnh đau mắt hột - GV yêu cầu HS đọc thông tin bệnh đau mắt hột - GV treo bảng phụ. Hình thức: chọn 2 đội A và B thi đua thời gian 1’10” - Có 5 nội dung dán đúng 10đ, sai 1 nội dung -2đ - GV gọi 1 HS nhận xét về thời gian và nội dung. - GV hỏi: Nguyên nhân nào gây nên bệnh đau mắt hột? Bệnh lây bằng con đường nào? Vì sao gọi là bệnh đau mắt hột? Do đâu sinh ra lông quặm? Tác hại của lông quặm như thế nào? - GV cho điểm thi 2 đội tuyên dương đội về nhất - 1 HS kể ra đau mắt hột, đau mắt đỏ,… - HS quan sát và đọc thông tin phần II - HS nhận xét đội A và đội B - Do virút - Dùng chung khăn chậu với người bệnh hoặc tắm rửa trong ao tù hãm. - Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên - Hột vỡ à thành sẹo à co kéo lớp trong mi mắt à lông mi quặp vào trong à lông quặm - Cọ sát làm đục màng giác à mù lòa * Bệnh đau mắt hột: (nội dung trong bảng.) 1. Nguyên nhân - Do virút 2. Đường lây - Dùng chung khăn chậu với người bệnh - Tắm rửa trong ao tù hãm 3. Triệu chứng - Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên 4. Hậu quả - Khi hột vỡ làm thành sẹo à lông quặm à đục màng giác à mù lòa 5. Cách phòng tránh - Giữ vệ sinh mắt - Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ * Tóm lại: Cần nắm nguyên nhận, đường lây, hâu quả, cách phòng tránh bệnh. Hiện nay bệnh đau mắt hột không còn nữa đã bị dập tắt. - Ngoài bệnh đau mắt hột còn những bệnh gì về mắt? - GV giải thích một số bệnh (đau mắt đỏ, viêm kết mạc, khô mắt, quán gà, cườm mắt,…) - Phòng tránh các bệnh về mắt bằng cách nào? - Ở địa phương em có tổ chức hình thức nào để bảo vệ mắt? (đặc biệt ở trẻ em dưới 6 tuổi) - Tuyên truyền vận động người dân giữ vệ sinh môi trường: + Tiêu diệt ruồi + Xử lý phân, rác + Sử dụng nguồn nước sạch - Qua tìm hiểu về các tật và bệnh về mắt các em nên tự giác giữ vệ sinh về mắt - Theo em giữ vệ sinh về mắt bằng cách nào? - GV tuyên truyền thông tin bảo vệ mắt (phát tư liệu cho HS tìm hiểu) - HS kể một số bệnh về mắt - Nêu các cách phòng tránh về mắt mà em biết: + Giữ gìn mắt sạch sẽ + Rửa mắt sạch hoặc bằng nước muối pha loãng, nhỏ thuốc + Tay bẩn không dụi mắt + Không dùng khăn chung + An uống đủ VTMA tránh bệnh quáng gà, khô mắt + Khi đi đường nên đeo kính + Ở nhà máy có nhiều kim loại, làm việc ở chỗ cường độ ánh sáng quá mạnh, công nhân phải đeo kính bảo hộ - Trạm y tế xã, thị trấn, huyện uống vắc xin, VTMA ngừa bệnh khô mắt - HS nêu cách thực hiện vệ sinh về mắt - Các bệnh về mắt khác như: + Đau mắt đỏ + Viêm kết mạc + Khô mắt + Quáng gà + Cườm mắt … *Vệ sinh mắt: + Giữ gìn vệ sinh khi đọc sách để tránh cận thị. + Tránh đọc ở chỗ thiếu ánh sáng hoặc tránh đi trên tàu xe bị xóc nhiều + Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng + Không dùng khăn chung để tránh các bệnh về mắt + Ăn uống đủ VTMA 4. Củng cố: - Gọi 1 HS đọc kết luận chung SGK - GV dùng bài tập trắc nghiệm (xác định câu đúng nhất) 1/ Mắt người bị tật cận thị là do: a. Cầu mắt dài b. Thể thủy tinh quá phồng c. Cầu mắt ngắn d. Cả a, b đều đúng (Đáp án: d) 2/ Muốn khắc phục tật cận thị thì phải: Đeo kính hội tụ Đeo kính cận Đeo kính lão Đeo kính mặt lồi (Đáp án: b) 3. Tại sao người già thường phải đeo kính lão? 4. Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xốc nhiều? 5. Nêu rõ những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh? 5. Dặn dò: - Học thuộc bài 50, trả lời các câu hỏi cuối bài SGK - Đọc phần “Em có biết” - Chuẩn bị bài 51: “Cơ quan phân tích thính giác” và làm bài tập mục 1 SGK

File đính kèm:

  • docSINHHOC6.doc