I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Trẻ hiểu nội dung bài thơ
Cảm nhận được nhịp điệu, vần điệu vui vẻ của bài thơ
Bộc lộ được cảm xúc cá nhân một cách hồn nhiên: thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi trẻ đọc thơ, đóng kịch.
II. CHUẨN BỊ
Chiều hôm trước cô đọc cho trẻ nghe một lần: giải thích cho cháu nghe các từ: ao – sông, hiu hiu, lều gianh thông qua hình ảnh, tranh vẽ.
Giấy vẽ tranh của cô – bút màu.
Giấy trắng - bảng nỉ - bút lông.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12673 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thơ: Mèo đi câu cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THƠ:
Mèo đi câu cá
Anh em Mèo trắng
Vác giỏ đi câu
Em ngồi bờ ao
Anh ra sông cái
Hiu hiu gió thổi
Buồn ngủ quá chừng
Mèo anh ngã lưng
Ngủ luôn một giấc
Lòng riêng thầm nhắc
Đã có em rồi
Mèo em đang ngồi
Thấy bầy Thỏ bạn
Đùa chơi múa lượn
Vui quá là vui
Mèo nghĩ: Ồ thôi
Anh câu cũng đủ
Nghĩ rồi hớn hở
Nhập bọn vui chơi
Lúc ông mặt trời
Xuống núi đi ngủ
Đôi mèo hối hả
Quay về lều gianh
Giỏ em, giỏ anh
Không con cá nhỏ
Cả hai nhăn nhó
Cùng khóc meo meo
Thái Hoàng Linh
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Trẻ hiểu nội dung bài thơ
Cảm nhận được nhịp điệu, vần điệu vui vẻ của bài thơ
Bộc lộ được cảm xúc cá nhân một cách hồn nhiên: thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi trẻ đọc thơ, đóng kịch.
II. CHUẨN BỊ
Chiều hôm trước cô đọc cho trẻ nghe một lần: giải thích cho cháu nghe các từ: ao – sông, hiu hiu, lều gianh thông qua hình ảnh, tranh vẽ.
Giấy vẽ tranh của cô – bút màu.
Giấy trắng - bảng nỉ - bút lông.
Tranh phông trên bảng nỉ ( dãy núi, nhà, cây xanh)
Nhân vật rời; Mèo anh, Mèo em, bầy Thỏ, ông mặt trời)
III. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu
* Hoạt động 1: Quan sát vẽ tranh
- Cho trẻ xem bức tranh có vã sẵn vài chi tiết như: nhà, cây xanh…
- Hỏi trẻ cô vẽ những gì trong tranh?
- Trong ngôi nhà này có nuôi một con vật, cô sẽ vẽ và các con đoán xem đó là con vật gì nhé!
+ Cô dùng bút vẽ từng phần có thể dừng lại cho trẻ đoán xem cô vẽ con vật gì? Tiếp gì nữa? Cái gì đây? Như thế nào? ...
+ Cô vẽ thêm một con mèo nữa, to hơn con mèo trước.
- Hỏi trẻ: Con Mèo này như thế nào? Con nghĩ gì khi nhìn 2 chú Mèo này?
- Cô có một bài thơ nói về 2 chú Mèo này, các con lắng nghe cô đọc và xem 2 chú Mèo này đã làm gì? Và chuyện gì sẽ xảy ra nhé!
Trẻ quan sát tranh.
Trẻ trả lời tự do.
Trẻ quan sát và phát triển
Trẻ trả lời.
Hoạt động 2: Đọc thơ
+ Lần 1: Cô đọc thơ diễn cảm, kết hợp cho xem tranh nà vẽ vài nét phụ hoạ đơn giản như:
- Vẽ ao
- Vẽ sông
+ Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ, điệu bộ minh hoạ
Cả lớp đọc thơ cùng với cô 1 lần, dùng tranh phông để gợi cho trẻ nhớ lời bài thơ.
- Mời 2 trẻ đóng giả Mèo anh, Mèo em làm động tác minh hoạ khi cả lớp đọc thơ với cô.
- Chia lớp ra thành 2 nhóm trẻ nhận vai Mèo anh, Mèo em mà trẻ thích.
+ Cô dẫn thơ: Khuyến khích trẻ vừa đọc thơ vừa làm động tác của nhân vật mà cháu đóng.
Cô đọc: Anh em Mèo trắng
Vác giỏ đi câu
Em ngồi bờ ao
Anh ra sông cái
Cô và Mèo anh đọc :
Hiu hiu gió thổi
Buồn ngủ quá chừng
Mèo anh ngả lưng
Ngủ luôn một giấc
Lòng riêngg thầm chắc
Đã có em rồi
Cô và Mèo em đọc:
Mèo em đang ngồi
Thấy bầy Thỏ bạn
Đùa vui múa lượn
Vui quá là vui
Mèo nghĩ: Ồ thôi
Anh câu cũng đủ
Nghĩ rồi hớn hở
Nhập bọn vui chơi
Cô+ Mèo anh, Mèo em đọc:
Lúc ông mặt trời
Xuống núi đi ngủ
Đôi Mèo hối hả
Quay về lều gianh
Giỏ anh, giỏ em
Không con cá nhỏ
Cả hai nhăn nhó
Cùng khóc meo meo
+ Sau đó đổi vai, chơi 1 lần nữa.
- Cả lớp đọc lại 1 lần cùng cô.
- Câu hỏi đàm thoại:
+Anh em Mèo đi đâu?
+Đi câu Mèo anh làm gì? Nghĩ gì?
+Mèo em làm gì? Nghĩ gì?
+Chuyện gì xảy ra với 2 anh em Mèo? Tại sao?
Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
Trẻ thực sẽ
Trẻ đi theo hướng tay của cô chỉ.
Nhóm mèo anh đọc
Nhóm mèo em đọc
Cả lớp dùng đọc
Cả lớp đọc thơ
Trẻ phát biểu tự do
Hoạt động 3: Đặt tựa bài thơ
- Cho trẻ đặt tựa đề bài thơ.
- Cô ghi tựa bài thơ trẻ đặt lên bảng.
- Sau đó chỉ vào từng chữ cho trẻ đọc.
- Giới thiệu tựa đề bài thơ của tác giả.
- Cô chỉ vào 1 số từ bất kỳ cho trẻ đoán xem là từ gì ( nếu trẻ không biết cô đọc cho trẻ nghe)
Trẻ đặt tên bài thơ
Trẻ quan sát tựa bài thơ trên bảng.
Trẻ đọc
Kết thúc: Trò chơi đi nhẹ như Mèo.
* Hoạt động tiếp nối ở các góc chơi.
+ Góc văn học:
Kể chuyện theo tranh vẽ ( mèo đi câu cá, chú dê đen, chú lợn…)
Kể chuyện bằng nhân vật rời.
Xếp thứ tự theo nội dung tranh
Đóng kịch
+ Góc tạo hình:
Vẽ anh em mèo trước và sau khi câu.
Tô màu, cắt dán các con vật => làm album tranh.
Ráp hình Mèo, Cá, bầu trời, tranh mèo đi câu cá.
Vẽ trình tự tranh Mèo đi câu cá.
+ Góc làm quen chữ viết:
Nhìn hình đọc: Mèo anh, mèo em, ráp từ tương ứng.
Tập viết theo cô từ: mèo anh, mèo em.
Tìm chữ cái e, ê, từ mèo, cá, anh, em…trong bài thơ
Gắn chữ số tương ứng, tìm hình ảnh phù hợp, thế các kiểu...
+ Góc làm quen với toán:
Đặt dấu thích hợp vào ô trống.
Thực hiện bài tập theo sơ đồ.
Các trò chơi về số lượng và chữ số.
File đính kèm:
- Meo di cau caRRR.doc