Bài 1
ĐÔI MẮT
- Nam Cao
YÊU CẦU
Giúp HS hiểu được: Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, vấn đề lập trường, quan điểm của người giới trí thức văn nghệ sỹ đối với cuộc kháng chiến, đối với vai trò cảu nhân dân lao động được đặt ra có ý nghĩa quan trọng như thế nào.
- Đánh giá đúng tư tưởng tiến bộ của Nam Cao đối với cuộc kháng chiến, đối với ND, với nghệ thuật ngay từ những ngày đầu của kháng chiến và cách mạng.
- Hiểu và đánh giá được những đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện: cách dựng truyện, cách trần thuật, dựng đối thoại, khắc hoạ tính cách nhân vật
LÊN LỚP
A. Kiểm tra bài cũ:
1. Nhớ lại và trình bày vài nét về con người và sự nghiệp VH của Nam Cao (chủ yếu sau CMT8).
2. Qua việc đọc trước tác phẩm ở nhà, em có nhận xét gì về con người và các sự kiện cuộc sống được đề cập đến trong truyện?
B. Bài mới:
Về Nam Cao, như các em đã biết, sau CMT8 ông là một trong ssố những nhà văn đến với cách mạng sớm và hết sức nhiệt thành. Sự hy sinh đáng quý song quá sớm của ông đã là một mất mát lớn cho nền văn học mới của dân tộc. Tuy nhiên, những gì nhà văn còn để lại vẫn có chỗ đứng xứng đáng và vững chãi trong lòng công chúng và trong VH nước nhà. “Đôi mắt “ là một tác phẩm như thế.
I. Tiểu dẫn:
* Truyện ngắn này đã được nhà văn viết trong thời gian nào? Tên truyện có chứa đựng điều gì mà nhà văn muốn gửi gắm?
HS: Nam Cao viết truyện trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp 1948, truyện lúc đầu có tên là “Tiên sư anh Tào Tháo” sau Nam Cao đặt lại là “Đôi mắt”, cái tên giản dị hơn và cũng thể hiện phần nào tư tưởng của nhà văn: dùng đôi mắt như thế nào để nhìn nhận đúng đắn về vai trò của quần chúng ND và trách nhiệm của người cầm bút đối với nhân dân và cuộc kháng chiến của toàn thể dân tộc.
31 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Thơ văn kháng chiến chống pháp 1946 – 1954, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thơ văn kháng chiến chống Pháp
1946 – 1954
------------------------
Bài 1
Đôi mắt
- Nam Cao -
Yêu cầu
Giúp HS hiểu được: Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, vấn đề lập trường, quan điểm của người giới trí thức văn nghệ sỹ đối với cuộc kháng chiến, đối với vai trò cảu nhân dân lao động được đặt ra có ý nghĩa quan trọng như thế nào.
- Đánh giá đúng tư tưởng tiến bộ của Nam Cao đối với cuộc kháng chiến, đối với ND, với nghệ thuật ngay từ những ngày đầu của kháng chiến và cách mạng.
- Hiểu và đánh giá được những đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện: cách dựng truyện, cách trần thuật, dựng đối thoại, khắc hoạ tính cách nhân vật…
lên lớp
A. Kiểm tra bài cũ:
1. Nhớ lại và trình bày vài nét về con người và sự nghiệp VH của Nam Cao (chủ yếu sau CMT8).
2. Qua việc đọc trước tác phẩm ở nhà, em có nhận xét gì về con người và các sự kiện cuộc sống được đề cập đến trong truyện?
B. Bài mới:
Về Nam Cao, như các em đã biết, sau CMT8 ông là một trong ssố những nhà văn đến với cách mạng sớm và hết sức nhiệt thành. Sự hy sinh đáng quý song quá sớm của ông đã là một mất mát lớn cho nền văn học mới của dân tộc. Tuy nhiên, những gì nhà văn còn để lại vẫn có chỗ đứng xứng đáng và vững chãi trong lòng công chúng và trong VH nước nhà. “Đôi mắt “ là một tác phẩm như thế.
I. Tiểu dẫn:
* Truyện ngắn này đã được nhà văn viết trong thời gian nào? Tên truyện có chứa đựng điều gì mà nhà văn muốn gửi gắm?
HS: Nam Cao viết truyện trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp 1948, truyện lúc đầu có tên là “Tiên sư anh Tào Tháo” sau Nam Cao đặt lại là “Đôi mắt”, cái tên giản dị hơn và cũng thể hiện phần nào tư tưởng của nhà văn: dùng đôi mắt như thế nào để nhìn nhận đúng đắn về vai trò của quần chúng ND và trách nhiệm của người cầm bút đối với nhân dân và cuộc kháng chiến của toàn thể dân tộc.
GV bổ sung: Cuộc cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến toàn quốc khởi đầu từ đêm /9-12-1946 là một biến động lịch sử sâu sắc và to lớn. Nhiều câu hỏi đặt ra trước sự kiện ấy: Cuộc CM này vì sao đã thành công? Ai làm nên cuộc CM này? Cuộc kháng chiến liệu có đi đến thắng lợi không? NDLĐ phần đông là mù chữ, được phát động, họ nắm chính quyền, họ hăng hái kháng chiến. Đấy là điều hay hay dở? Chính quyền trong tay họ, lực lượng kháng chiến cũng chủ yếu là họ, vậy thì số phận đất nước sẽ ra sao? Đối với nhữnh người CM, đối với quần chúng ND và những người trí thức vốn gắn bó với ND và CM như Độ, những câu hỏi đó tuy không phải không cần đặt ả , nhưng không gây nhiều băn khoăn lắm. Dù thế nào, cuộc CM và kháng chiến này cũng giải phóng cho họ, mở lối thoát cho họ ra khỏi cuộc dời đen tối. Vậy CM và kháng chiến là của họ, họ phải làm và phải tin là chiến thắng.
Tuy thế,vẫn có những trí thức văn nghệ sỹ xa cách đời sống của ND, ít có điều kiện tiếp xúc với CM. Họ phần lớn cũng yêu nước và có tinh thần dân tộc, cũng ghét thực dân xâm lược, kính trọng CM, cũng muốn được sống trong độc lập, tự do. Nhưng CM và kháng chiến như thế nào kia, chứ đưa những người dân dốt nát lên làm chủ và dựa vào lực lượng ấy mà xây dựng chính quyền và đánh Pháp, thì họ thấy khó chấp nhận, khó tin tưởng. Họ hoài nghi tất cả. Vậy có nên tham gia vào cuộc chiến đấu này không? Tâm trạng của họ hết sức phân vân, do dự. Huống chi cuộc đấu tranh này nếu có thắng lợi thì cũng thật là gian khổ và lâu dài…Điều ấy cũng đáng ngại hết sức đối với họ.
Truyện ngắn “Đôi mắt” muốn phản ánh sự thật ấy. í đồ này tác giả đã báo trước ở một đoạn văn trong nhật ký “ở rừng”: “Gần gụi với những người Mán đói rách và dốt nát, thấy họ rất biết yêu CM, làm CM chân thành, sốt sắng và tận tuỵ, chúng tôi thấy tin tưởng vô cùng. So sánh họ với mấy thằng “bố vấu” mà Khang gọi là trí thức nửa mùa. Khang rất bất bình với hạng người này. Chúng nó chẳng yêu một cái gì, chẳng làm gì. Chúng nó chỉ có tài chửi đổng”.
- Tác phẩm khi ra đời, tác giả lấy luôn câu cuối cùng để đặt tên cho nó: Tiên sư anh Tào Tháo. Nhưng sau nghĩ lại, nhà văn đặt là Đôi mắt. Như thế là ông đã cân nhắc và có ý thức lấy cái tên này để chỉ rõ chủ đề của tác phẩm. “Đôi mắt” là cách nhìn, là quan điểm. ở đây là quan điểm đối với cuộc kháng chiến, đặc biệt là đối với nhân dân, những người đã làm nên cuộc CMT8 và đang đóng vai trò chủ chốt trong cuộc kháng chiến này.
Chủ đề này, thực ra Nam Cao đã từng thể hiện trong nhiều tác phẩm trước CMT8: Lão Hạc, Chí Phèo, Nước mắt, Lang Rận…Nhiều trang trong “ở rừng “ cũng nêu lên chủ đề này. Trước sau, Nam Cao vẫn suy nghĩ nhiều nhất về vấn đề phải có đôi mắt nhìn thế nào để hiểu đúng bản chất tốt đẹp của NDLĐ. Trước CM, ông mới nghĩ đến bản chất lương thiện của họ. Sau CM, ông còn nghĩ đến bản chất cách mạng của họ nữa.
Chủ đề ấy được tác giả thể hiện tập trung ở hình tượng nhân vật Hoàng. Xung quanh tính cách nhân vật này, trước kia người ta còn phân tích và phê phán những biểu hiện tư tưởng khác: sùng bái cá nhân Chủ tịch HCM, sinh hoạt cầu kỳ trưởng giả, thích tính cách gian hùng của Tào Tháo, văng tục…Như vậy , nhiều khi đã quy kết oan cho nhân vật Hoàng và cũng không hẳn là trúng ý của nhà văn, chúng ta nên tránh.
II. Phân tích:
1. Nhân vật Hoàng
a, Chân dung và cung cách sinh hoạt:
* Em hãy phát hiện những chi tiết nói đến cuộc sống của gia đình Hoàng ở nơi tản cư xa Hà Nội. Theo em, cuộc sống như thế thì có gì đáng trách không?
- Trước hết là nói trực tiếp đến sự hiện diện của anh Hoàng. Nhà văn tập trung miêu tả dáng đi của Hoàng: khí to béo quá, bước khệnh khạng, thong thả, bơi hai cánh tay kềnh kệnh sang hai bên, những khối thịt hai bên nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá, không thở được...Có thể nói, đó là một bức chân dung chân thực mà vẫn mang màu sắc biếm hoạ Ngòi bút sắc sảo đến tinh quái cuả Nam Cao đã làm hiện ra một con người thoạt trông đã đầy ứ sự no nê, nhàn hạ, phong lưu, múp míp, một sự béo tốt đến dị dạng vì tẩm bổ nhiều mà ít chịu hoạt động. Nó khiến anh trở nên rất chướng trong hoàn cảnh cả một dân tộc đang gian lao chiến đấu, những nhà văn như Nam Cao đang cùng đồng đội ăn những bữa cơm muối trắng trên rừng bên cạnh những người Dao đói rách.
- Sau nữa là cung cách sinh hoạt trong gia đình Hoàng. Một nếp sống vẫn được giữ nguyên mặc dù lúc này nhà anh đã phải tản cư xa Hà Nội hàng trăm cây số. Hoàng vẫn nuôi chó bécgiê, ngủ màn tuyn trắng toát, nằm trong chăn thoang thoảng nước hoa để hút thuốc thơm và đọc vài hồi Tam Quốc giải trí, lại thêm cái thú ăn khoai lang vùi và mía ướp hoa bưởi của thôn quê…Con người và nếp sống ấy lại được đặt trong một căn nhà kín cổng cao tường xinh xắn, có vườn trông rau tươi rười rượi…Không nên hiểu lầm Nam Cao miêu tả điều đó vì đố kỵ thù nghịch với Hoàng. Trong hoàn cảnh thích hợp, nếp sống của Hoàng là biểu hiện chính đáng của con người có học thức,có văn hoá (mục đích cao nhất mà cuộc cách mạng của chúng ta hướng tới cũng không nằm ngoài điều đó).Song đặt vào tình thế lúc bấy giờ của dân tộc, của CM thì đó là một thái độ sống, hơn thế là bản chất chính trị của loại trí thức trưởng giả rất khó hoà nhập vớicuộc kháng chiến của dân tộc. Vì thế, không khí của cuộc kháng chiến có sôi động đến đâu, đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân dù có đổi thay dữ dội đến mức nào vẫn không tác động mảy may đến nếp sinh hoạt của vợ chồng anh. Hoàng đã sống giữa cuộc kháng chiến mà hoàn toàn tách biệt như con ốc thu mình trong vỏ, như sống ở một ốc đảo riêng biệt,lạc lõng. Độ bước vào nhà anh ta mà như bước vào một thế giới xa lạ, khác hẳn bên ngoài. Vì thê, bao nhiêu hy vọng vận động Hoàng đi làm kháng chiến với mình bỗng chốc tan thành mây khói.Những sự thay đổi sơn hà lúc ấy có lẽ chỉ tác động đến Hoàng bằng một vành móng ngựa ria trên mép như một cái bàn chải nhỏ mà thôi.
b, Lời lẽ qua đối thoại:
* Bọc mình trong chăn êm đệm ấm và nước hoa ấy, Hoàng đã có cách nhìn và thái độ như thế nào đối với quần chúng nhân dân?
Hoàng nhìn đời và nhìn người từ một phía. Và riêng ở phía ấy, Hoàng biết nhìn và diễn tả rất sinh động, sắc sảo- bằng tài văn sỹ- những gì nhìn thấy, có khả năng hài hước hoá, lố bịch hoá những gì mình không thích hay khinh ghét, luôn làm sống động lời nhận xét bằng những câu chuyện cụ thể, ý vị.
Những người nông dân trong mắt Hoàng rặt một bọn thô lỗ cục cằn: bắt vợ anh ra vườn dựng lều để đẻ, ăn chẳng dám ăn, mặc không dám mặc….Anh nhận xét họ: tệ lắm, tàn nhẫn lắm, hay nhòm ngó, vừa ngố vừa nhặng xị, nhiêu khê… bằng những câu chuyệnkể rất cụ thể và khôi hài:
+giết một con gà, ngày mai cả làng sẽ biết… Anh mới đến chơi đã có người nấp nom rồi. Họ sẽ kể rất rạch ròi tên anh, tuổi anh, anh gầy béo thế nào, có bao nhiêu nốt ruồi trên mặt, có mấy lỗ rách ở ống quần bên trái.
+ Đàn bà chửa mà cho là có lựu đạn giắt trong quần.
+ Đánh vần xong một cái giấy phải mất 15 phút… lại hay hỏi giấy. Anh đi hỏi. Anh về hỏi nữa. Ra khỏi làng sực nhớ quên cái mũ quay lại, hỏi. Chốc ra, lại hỏi nữa. Hình như họ cho cái việc hỏi giấy là thú lắm…
Hoàng bỏ qua mọi lời giải thích của Độ về thói quen kiêng kỵ của dân quê, về tính đề cao cảnh giác của những con người có trách nhiệm và tiếp tục diễu cợt không thương tiếc cái mà anh gọi là ngố không chịu được:
+ Viết chữ quốc ngữ sai vần còn hay nói chuyện chính trị rối rít cả lên
+ Táy máy nghịch súng hay lựu đạn làm chết người như bỡn.
+ Nghễu nghện vác bó tre, đọc một bài tuyên truyền kháng chiến dài đến năm trang giấy như một con vẹt…
Kèm theo lời nói là thái độ. Anh gọi họ một cách khinh miệt: mấy ông thanh niên, các bà tự vệ, thằng chủ tịch uỷ ban…Thái độ của Hoàng mỗi lúc một tăng cấp theo lời nói. Khi cười cợt chế diễu, lúc tức tối bất bình, mỉa mai cay độc, gay gắt và cuối cùng đẩy lên đỉnh điểm: “Nỗi khinh bỉ của anh phì cả ra ngoài theo cái bĩu môi dài thườn thượt. Mũi anh nhăn lại như ngửi thấy mùi xác thối”
Toàn bộ câu chuyện hầu như chỉ có một mình Hoàng nói. Dường như anh đã chờ dịp này lâu lắm rồi để trút tất cả những gì anh nín nhịn bấy nay. Hoàng không chịu chấp nhận thói quen trong cách sống của người nông dân, không thể hoà nhập với những con người quê mùa chất phác. Chính bởi vậy, anh chỉ nhìn thấy anh thanh niên ngố một cách đán cười mà không nhìn thấy bó tre anh ta hăm hở vác đi để chặn bước tiến quân thù, chỉ thấy nông dân là nhặng xị đáng ghét mà không nhận thấy tinh thần hăng hái làm CM và kháng chiến của họ. Cái nguyên cớ đẹp đẽbên trong, cái khả năng CM tiềm tàng của người nông dân anh đã không thấy, không chịu thừa nhận. Anh không coi họ là đồng loại của mình, cũng không coi cuộc kháng chiến là của mình: “ thì cứ để cho họ đánh nhau đi”,, tự tách mình bên lề cuộc sống, sống tiêu cực, miệt thị sự dốt nát của người nông dân: “cộng tác với những người như vậy thì anh bảo cộng tác làm sao được”. Đúng như Độ nhận xét: “Anh đã quen nhìn người và nhìn đời từ một phía nên càng đi nhiều, càng quan sát lắm sẽ chỉ càng thêm chán nản mà thôi”. Thái độ vô tình và bất nhẫn ấy của Hoàng đối lập với quan điểm của Nam Cao: phải có đôi mắt tình thương mới thấy được bản chất đẹp đễ của con người. Ông từng dẫn một câu văn Pháp: “Người chỉ xấu xa hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ”. Hoàng thiếu cái tình ấy nên chỉ thấy phía lố bịch, đáng khinh ghét của người nông dân. Từ đó anh ta có cái nhìn sai lầm về con người và thời đại: “…hay bằng mấy cái Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Phụng nó còn sống đến lúc này thì phải biết.”
Xa rời QCND nhưng Hoàng lại lân la giao thiệp với đám cặn bã của giới thượng lưu trí thức mà chính anh ta cũng chẳng ưa: một tuần phủ về hưu, một đốc học bị thải hồi, một ông phán già chuyên lo chuyện chạy chọt….Chỗ đứng sai lầm ấy đã khiến anh rơi vào tôn sùng cá nhân một cách nực cười. Tôn sùng HCM không có gì sai, đây cũng chính là điểm khả thủ của Hoàng vì anh ta không phải là kẻ phản động, chống đối CM và kháng chiến. Nhưng Hoàng ca ngợi mà đem đối lập HCM vớinhân dân và đất nước: “HCM đáng lẽ phải cứu vãn một nước như thế nào kia mới xứng tài. Phải cứu một nước như nước mình kể cũng khổ cho Ông Cụ thật.”. Quả là một ý nghĩ lạ đời.Thậm chí, anh còn có một sự sùng bái mù quáng: “Tôi cho rằng dân mình dù có tồi đi nữa ÔNg Cụ xoay quanh rồi vẫn cứ độc lập như thường”. Những chi tiết đủ bộc lộ rõ đôi mắt lệch lạc, bị cầm tù, quá đỗi hạn hẹp của Hoàng.
* Chi tiết kết thúc câu chuyện có giá trị bổ sung thêm điều gì về con người và tính cách của Hoàng?
Kết thúc câu chuyện là buổi đọc truyện Tam Quốc chí của vợ chồng Hoàng, được chuẩn bị như một thứ lễ nghi. Hoàng đã khác hẳn ban ngày, đang trong dáng vẻ của người chờ đợi niềm hạnh phúc lớn nhất của một ngày. Nó bột phát đến hồn nhiên khiến một kẻ vốn lịch lãm như Hoàng không giấu nổi vẻ phàm tục trong tiếng cười: “Anh cười cùng cục trong cổ như một con gà trống” và buông lời ngợi khen thán phục đầy khoái trá: “Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo!...” Quả là một câu kết xuất thần.(cũng như “Điếu mày!” trong “Sống chết mặc bay” hay “Biết rồi…Khổ lắm!...Nói mãi…” trong “Số đỏ”).Như vậy, cái thế giới duy nhất thoả mãn nhu cầu sống của Hoàng lại là một thế giới không còn tồn tại. Chi tiết ấy góp thêm phần khắc hoạ sự lạc lõng đáng thương của một người trí thức có tài mà không sao hoà nổi vào cuộc sống kháng chiến vĩ đại và lớn lao của cả dân tộc.
c, Tiểu kết:
Hoàng thực chất là nhân vật tư tưởng, kiểu nhân vật ta thường gặp trong các sáng tác của Nam Cao. Tuy nhiên, bằng tài năng nghệ thuật của mình, nhà văn đã khiến Hoàng trở nên thật sống động, như một nhân vật điển hình. Người đọc chắc sẽ khó lòng quên một anh Hoàng với thân hình béo tốt, bàn tay múp míp chìa ra cùng với một tiếng kêu lâm ly trong cổ họng, với cái giọng diễu cợt sắc sảo đến cay độc…
2. Nhân vật Độ:
* So sánh với Hoàng, Độ là con người như thế nào?
Độ là nhà văn trẻ, so với Hoàng, Độ chỉ tự nhận là “đàn em trong văn giới”, nhưng anh sống gần gũi với ND. Độ không phải không thấy những nhược điểm của người nông dân như Hoàng: “thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhách,nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương… Vô số anh răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là nựu đạn, hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh …”. Nhưng anh hiểu, đó không phải là bản chất mà là những yếu kém do hoàn cảnh sống tạo nên. Và anh thông cảm với họ. Nhất là khi tự nguyện đứng trong hàng ngũ của họ, anh nhìn thấy ở họ những phẩm chất tốtđẹp, đáng quý, khiến anh “ngã ngửa người”. Anh hiểu những gì Hoàng diễu cợt là thái độ yêu nước, hăng hái CM đến hồn nhiên, sốt sắng với công cuộc cứu nước: khi ra trận xung phong, can đảm, không hề bận tâm đến vợ con, nhà cửa,như họ vẫn thường thế trước đây (Liên hệ với Đồng chí của Chính Hữu; Nhớ của Hồng Nguyên…). Chính Độ, con người không tự tán thưởng mình, không hề tỏ ra thông minh, sắc sảo mới là người nhìn nhận đúng đắn về con người và cuộc sống. Và khi Hoàng ru rú trong một cuộc sống không ra sống, không đáng sống thì Độ đã tìm ra lý tưởng cho đời văn, thậm chí là cho cả đời người: đến với ND, tự nguyện làm anh tuyên truyền nhãi nhép, ngủ và làm việc chung với công nhân xưởng in, đi vào QCND để dạy và học họ, từ đó chuẩn bị cho mình một thứ nghệ thuật cao hơn. Đó cũng chính là hình ảnh của những Tô Hoài, Trần Đăng, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng…những người nghệ sỹ đã nhanh chóng có mặt trong kháng chiến ngay những ngày đầu, như Xuân Diệu sau này đã viết một cách chân thành:
Tôi cùng xương cùng thịt với nhân dân tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao
(Những đêm hành quân)
3. ý nghĩa tư tưởng:
* Từ việc xây dựng hai nhân vật khác biệt trong cách nhìn và thái độ đối với nhân dân và cuộc kháng chiến, theo em, nhà văn Nam Cao muốn gởi gắm đièu gì? Có thể giải thích đầy đủ hơn về nhan đề của tác phẩm như thế nào?
“Đôi mắt” là vấn đề cách nhìn, vấn đề quan điểm. Sâu hơn còn là vấn đề lập trường. Hoàng sở dĩ có nhìn lệch lạc về người nông dân- tác giả gọi là cái nhìn một phía, phía dốt nát, phiền toái- không thấy bản chất yêu nước và khả năng CM của họ, xét đến cùng, là do anh ta coi cuộc CM này, cuộc kháng chiến này là của ai khác chứ không phải của mình.Anh ta đứng ngoài, lãnh đạm, bàng quan để soi mói và chế nhạo. Anh ta dứt khoát đóng chặt cổng, không chịu hợp tác với cán bộ địa phương, thậm chí chấp nhận để họ gọi là phản động. ở anh, chính là vấn đề lập trường (chỗ đứng). Lập trường quyết định đôi mắt, cái nhìn. Lập trường đặt ra lúc đó là gì: đó là lập trường CM, Lập trường kháng chiến. Phải đứng vào hàng ngũ Cm, tích cực tham gia kháng chiến dù phải hy sinh tất cả.
Tác giả đặt ra và giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra hai nhân vật có quan điểm và lập trường khác nhau. Tất nhiên, nhà văn đứng về phía Độ. Nhưng ông không tỏ thái độ chủ quan một cách dơn giản, trực tiếp, nghĩa là lộ liễu. Ông tạo ra hai nhân vật chân thực, sinh động, có cá tính rõ nét và cho họ đối thoại với nhau. Không nên đồng nhất Nam Cao với Độ, cũng như không nên quan niệm không có một phần Hoàng ở trong Nam Cao. Nam Cao gởi vào Độ cái phần tích cực nhất của con người mình hồi ấy và có thể đã đặt vào Hoàng một số ý nghĩ tiêu cực của mình trước kia mà giờ đây ông vẫn chưa thanh toán được dứt khoát, triệt để. Như vậy là ở nhân vật Hoàng rất có thể có một phần con người cũ của Nam Cao được ông đưa ra mổ xẻ bằng cái phần tích cực của con người mình.
Không phải lần đầu tiên nhưng phải đến CM tháng Tám, sát cánh với ND, Nam Cao mới có đôi mắt mới để thấy QCND không chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh mà còn là lực lượng cải tạo hoàn cảnh.Nói như Tô Hoài: “Trong cái tâm trạng truỵ lạc của người bạn lúc bấy giờ có một phần tâm trạng của Nam Cao lúc trước. Nam Cao đã khước từ, ruồng rẫy những cái gì lẫn lộn của mình ngày xưa”. Trong nhà văn trung thực đến vô ngần ấy luôn tồn tại cuộc đấu tranh nội tâm giữa tốt và xấu; thiện và ác. Xây dựng nhân vật Hoàng như thế tức là Nam Cao đã dứt khoát cắt phần cần cắt bỏ của mình và của cả giới mình, đặt nó vào hoàn cảnh sống hiện tại.
- Nhà văn Tô Hoài gọi Đôi mắt là Tuyên ngôn nghệ thuật của lứa cầm bút các ông hồi ấy. Đây là tuyên ngôn về lập trường kháng chiến của nhà văn: quyết tâm từ bỏ lợi ích cá nhân ích kỷ để sống và viết cùng nhân dân, về nhân dân; tuyên ngôn về khuynh hướng mỹ học mới: cái đẹp là thuộc về NDLĐ, những con người bình thường mà vĩ đại, nhân vật chính của nền văn học mới.
III. Vài nét về nghệ thuật:
* Em thử nêu lên một số thành công về nghệ thuật mà truyện ngắn này có được sau khi đã tìm hiểu?
Đôi mắt là một truyện ngắn có giá trị nghệ thuật nhiều mặt. Đáng kể nhất là hai thành công sau:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật (văn sỹ Hoàng) như trên chúng tađã nói tới.
- Nghệ thuật kể chuyện. Truyện được kể qua lời của nhân vật Độ. Như vậy là kể theo quan điểm của nhân vật chứ không phải theo quan điểm tác giả. Lối kể chuyện này khiến cho những chuyện chẳng có gì cũng trở nên mặn mà, hấp dẫn. Thuận theo dòng suy tưởng, hồi ức, liên tưởng…của nhân vật người kể chuyện, lối kẻ chuyện này có khả năng tạo ra nhữngcách kết cấu tác phẩm linh hoạt, phóng túng, tự nhiên, có thể đảo lộn không gian, thời gian mà vẫn chặt chẽ (theo lôgic tâm lý của người kể chuyện).
IV. Kết luận:
Thiên truyện ngắn đậm tính chất tự truyện đem lại chiều sâu cho tác phẩm là phong cách nghệ thuật quen thuộc của Nam Cao. Trung thành với phong cách viết trước CM (đào sâu vấn đề nhân cách con người, tạo ra nhân vật tính cách) kết hợp với quan điểm tiến bộ sau CM, Nam Cao đã để lại một truyện ngắn đặc sắc, xứng đáng là một kiệt tác của nền văn học dân tộc buổi đầu kháng chiến.
V. Dặn dò:
1. Nắm được ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm gởi gắm qua nhan đề của truyện.
2. Nghệ thuật đặc sắc của hình tượng nhân vật Hoàng?
3. Chuẩn bị bài mới: Tây Tiến: 2,3,4. Tìm hiểu những ý kiến khác nhau về tác phẩm để có cái nhìn thoả đáng, sâu sắc hơn…
Bài 2: Tây Tiến
- Quang Dũng -
Yêu cầu:
Thông qua cảm hứng bi hùng của bài thơ, hướng dẫn HS phân tích, tìm hiểu:
- Phẩm chât anh hùng, tinh thần yêu nước của các chiến sỹ Tây Tiến. Không sờn lòng trước khó khăn, gian khổ, họ phơi phới lạc quan, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng.
-Vẻ đẹp hùng vĩ, kỳ thú, hấp dẫn của phong cảnh hoà hợp với tâm hồn lãng mạn, anh hùng của các chiến sỹ Tây Tiến.
Lên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Đôi mắt. Hoàn cảnh ra đời của truyện có liên quan gì đến tư tưởng của truyện hay không?
2. Dể thể hiện tập trung tư tưởng, Nam Cao đã xây dựng nhân vật Hoàng trên những đặc điểm nổi bật nào? Thử phân tích một vài chi tiết để thấy được nét dặc sắc của nhân vật này?
B. Bài mới:
Trong những năm tháng hào hùng của dân tộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vẻ đẹp của tinh thần VN, bản lĩnh VN được toả sáng hơn bao giờ hết. Phẩm chất ấy, bản lĩnh ấy lại được kết tinh trong những con người đẹp nhất của thời đại: anh bộ đội Cụ Hồ. Đó cũng là một hình tượng nghệ thuật trung tâm của văn học kháng chiến. Trong chương trình các lớp dưới, các em đã từng biết đến hình ảnh người nông dân mặc áo lính bình dị và thân thương trong thơ Chính Hữu. Hôm nay, nhà thơ chiến sỹ Quang Dũng sẽ đưa các em đến vớinhững người lính thị thành hào hùng và rất đỗi hào hoa, đó là những chiến binh Tây Tiến của một thời “một đi không trở lại” trong những trang lịch sử thắm màu của dân tộc ta.
I. Đôi nét về tác giả Quang Dũng:
* Dựa vào những tìm hiểu của cá nhân, em hãy trình bày đôi điều về nhà thơ Quang Dũng?
Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh 1921 mất 1988, quê gốc Đan Phượng, Hà Tây trong một gia đình nông dân. Khi đang theo học tại Hà Nội, chàng sinh viên trẻ tuổi ấy đã lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc, trở thành một trong những người lính đầu tiên của đoàn binh Tây Tiến.Có thể nói, Quang Dũng đã gửi trọn tuổi thanh xuân cho cuộc chiến đấu cao cả và vĩ đại của dân tộc. Lòng yêu nước thiết tha cộng với tâm hồn trong sáng, tài hoa nhất mực đã khiến mỗi bài thơ của ông đều như chứa đựng linh hồn của quê hương, đất nước, mỗi vần thơ đều trong trẻo, hồn nhiên, bay bổng:
+ Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương?
Hay: + Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Góp mặt cùng các nhà thơ khác, Quang Dũng đã góp phần làm phong phú thêm diện mạo nền thơ ca dân tộc thời kháng chiến chống Pháp.
II. Tìm hiểu bài thơ Tây Tiến:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
* Theo em, bài thơ Tây Tiến ra đời trong hoàn cảnh nào? Hai chữ Tây Tiến có đem đến cho chúng ta những hiểu biết gì thêm về những người lính Tây Tiến và lịch sử dân tộc lúc bấy giờ?
- Tây Tiến là một đơn vị thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bào vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng địch ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ VN. Địa bàn đóng quân và hoạt động của Tây Tiến khá rộng: từ Mai Châu, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về qua phía tây Thanh Hoá. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, có cả học sinh, sinh viên. Họ trẻ trung, hào hoa thanh lịch và lãng mạn.Họ yêu nước và sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ Quốc.Hình mẫu của họ là những tráng sỹ vung gươm ra sa trường, áo bào đỏ thắm, ra đi vì nghĩa lớn, không hẹn ngày về… Cuộc sống người lính trong những năm đầu kháng chiến vô cùng cực khổ: hành quân vất vả, đói khát kham khổ, bệnh tật hoành hành “đánh trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều” song họ sống rất hồn nhiên, vui nhộn: “Anh đồ tể có thể biểu diễn mổ bò trong chớp mắt, để tổ chức liên hoan. Cô y tá xinh đẹp súng lục đeo bên sườn, biểu diễn phi ngựa như bay. Ai thiếu áo đồng đội có thể cởi áo tặng ngay…” (Lời giới thiệu Quang Dũng – Tác phẩm chọn lọc)
- Bài thơ đước nhà thơ viết ở PHù Lưu Chanh, khi Quang Dũng chia tay với đồng đội, với Tây Tiến để nhận nhiệm vụ mới. Những kỷ niệm chưa kịp lùi xa về một thời đẹp đẽ của cuộc đời đã khiến những vần thơ chan chứa nhớ thương cất cánh để Tây Tiến ra đời và lập tức trở thành một trong số những thi phẩm đặc sắc nhất của đời thơ Quang Dũng và cũng là của cả dân tộc.
2. Cảm hứng chủ đạo:
* Yếu tố lãng mạn và tinh thần bi tráng đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Em thở nêu lên một số điểm nổi bật của hai phương diện ấy trong bài thơ này?
- Cảm hứng lãng mạn đặc biệt hứng về sự khẳng định cái tôi cá nhân được giải phóng về tình cảm, cảm xúc và trí tưởng tượng. Nó thích đắm mình trong một thế giới bí hiểm, phi thường, say mê vẻ đẹp cảu xứ lạ phương xa. Nó thích đi vào thiên nhiên và tình yêu. Đói với chủ nghĩa lãng mạn, cái buồn đau, sầu bi được xem như một phạm trù mỹ học. Cho nên nó hay nói tới sự cô đơn, chia ly, thất tình và cái chết.
- ở bài Tây Tiến, gắn liền cảm hứng lãng mạn là tinh thần bi tráng. Nó vừa là sự phản ánh chân thực hiện thực đời línhTây Tiến, vừa là sự tiếp nối dòng thơ lãng mạn CM trước và sau CMT8 về một CNAH bi tráng của những Thâm tâm, Trần Huyền Trân, Chính Hữu:
“ Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ…
Chí lớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong”
(Tống biệt hành)
Hay là:
…“ Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”
( Ngày về)
Trước khi có đổi mới văn học ở nước ta, cùng với Ngày về của Chính Hữu
File đính kèm:
- Tho van 45 - 54.doc