Giáo án Thủ công khối 1 học kì 2

THỦ CÔNG

Tiết 21 : Ôn tập chương 2 : Kĩ thuật gấp hình

 

THỦ CÔNG

Tiết 22 : Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo

 

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : HS biết sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.

2/ Kĩ năng : Biết sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.

3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Thủ công.

II. CHUẨN BỊ :

GV : Bút chì, thước kẻ, kéo.

HS : Một tờ giấy vở HS có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thủ công khối 1 học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỦ CÔNG Tiết 21 : Ôn tập chương 2 : Kĩ thuật gấp hình THỦ CÔNG Tiết 22 : Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS biết sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo. 2/ Kĩ năng : Biết sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo. 3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Thủ công. II. CHUẨN BỊ : GV : Bút chì, thước kẻ, kéo. HS : Một tờ giấy vở HS có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát “Tập tầm vông” - Cả lớp. 2. Bài cũ (3’) : Ôn tập - Nhận xét bài làm của HS. - Cho HS xem những bài gấp đẹp để các em cố gắng thực hiện tốt ở tiết này. - Kiểm tra ĐDHT, nhận xét. 3. Bài mới (26’) : Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Giới thiệu bài. MT : HS biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo. 1/ GV giới thiệu các dụng cụ thủ công : - GV cho HS quan sátừng dụng cụ : bút chì, thước kẻ, kéo, một cách thong thả. 2/ GV hướng dẫn thực hành : a/ Hướng dẫn cách sử dụng bút chì : - Bút chì gồm 2 bộ phận : thân bút và ruột chì. Để sử dụng, người ta gọt nhọn một đầu bằng dao hoặc bằng cái gọt bút. - Khi sử dụng : cầm bút chì ở tay phải, các ngón tay cái, trỏ và ngón giữa giữ thân bút, các ngón còn lại ở dưới thân bút làm điểm tựa trên bàn khi viết, vẽ, kẻ. Khoảng cách giữa tay cầm và đầu nhọn của bút khoảng 3 cm. - Khi sử dụng bút chì để vẽ, viết ta đưa đầu nhọn của bút chì trên tờ giấy và di chuyển nhẹ trên giấy theo ý muốn. b/ Hướng dẫn cách sử dụng thước kẻ : - Thước kẻ cò nhiều loại làm bằng gỗ hay bằng nhựa. - Khi sử dụng tay trái cầm thước, tay phải cầm bút. Muốn kẻ 1 đường thẳng, ta đặt thước trên giấy, đưa bút chì dựa theo cạnh của thước, di chuyển đầu bút từ trái sang phải nhẹ nhàng, không ấn đầu bút. c/ Hướng dẫn cách sử dụng kéo : - Kéo gồm 2 bộ phận : lưỡi và cán. Lưỡi kéo được làm bằng sắt, cán cầm có 2 vòng. - Khi sử dụng : tay phải cầm kéo, ngón cái cho vào vòng 1, ngón giữa cho vào vòng 2, ngón trỏ ôm lấy phần trên của cán kéo vòng thứ 2. - Khi cắt : tay trái cầm tờ giấy, ngón cái cho vào vòng thứ 1, tay phải cầm kéo, ngón cái và ngón trỏ của tay trái đặt trên mặt giấy, tay phải mở rộng lưỡi kéo, đưa lưỡi kéo sát vào đường muốn cắt, bấm kéo từ từ theo đường cắt. * Trò chơi. HĐ 2 : Luyện tập. MT : HS thực hành. - GV quan sát và uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng. - GV nhận xét. - GV ghim hình vẽ mẫu lên bảng. - Định hướng cho HS quan sát. - Dùng lời và thao tác trên bảng. - HS làm theo lời GV nói. - Cả lớp cùng chơi. - HS thực hành trên giấy kẻ ô Trực quan. Động não. Đàm thoại. Luyện tập. Trò chơi. Thực hành. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị và kỉ năng thực hành của HS trong giờ học. - Giữ gìn vệ sinh chung sau tiết học. * Chuẩn bị : “Kẻ các đoạn thẳng cách đều”. Rút kinh nghiệm THỦ CÔNG Tiết 23 : Kẻ các đoạn thẳng cách đều I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS biết kẻ được đoạn thẳng và các đoạn thẳng cách đều. 2/ Kĩ năng : Kẻ được các đoạn thẳng cách đều. 3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Thủ công. II. CHUẨN BỊ : GV : Hình vẽ mẫu các đoạn thẳng cách đều, bút chì, thước kẻ. HS : Một tờ giấy vở HS có kẻ ô, bút chì, thước kẻ. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát “Con bướm vàng” - Cả lớp. 2. Bài cũ (3’) : Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo - Nhận xét bài làm của HS. - Cho HS xem những bài gấp đẹp để các em cố gắng thực hiện tốt ở tiết này. - Kiểm tra ĐDHT, nhận xét. 3. Bài mới (26’) : Kẻ các đoạn thẳng cách đều HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Giới thiệu bài. MT : Quan sát và biết cách vẽ. 1/ Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét : - GV ghim hình mẫu trên bảng. - Định hướng cho HS quan sát đoạn thẳng AC và rút ra nhận xét. + Đoạn thẳng AB và CD cách đều nhau mấy ô ? + Các em hãy quan sát trong lớp và kể tên những vật có các đoạn thẳng cách đều nhau. - Dùng lời và thao tác trên bảng. 2/ GV hướng dẫn mẫu : - Hướng dẫn cách kẻ đoạn thẳng : + Lấy 2 điểm A, B bất kì trên cùng 1 dòng kẻ ngang + Đặt thước kẻ qua 2 điểm A, B. Giữ thước cố định bằng tay trái, tay phải cầm bút dựa vào cạnh thước, bút tì trên vạch giấy vạch nối từ điểm A sang B, ta được đoạn thẳng AB. + Trên điểm A và B cùng đếm xuống phía dưới 2 hay 3 ô li tuỳ ý. Đánh dấu điểm C và D. Sau đó nối C và D được đoạn thẳng CD cách đều với AB. * Trò chơi thư giãn. - GV ghim hình vẽ mẫu lên bảng. - Định hướng cho HS quan sát. - 2 cạnh bảng, 2 cạnh bàn, 2 cạnh của cửa sổ, cửa ra vào. - Lắng nghe. - Vẽ trong bảng con. - Cả lớp cùng thực hiện. - Cả lớp cùng chơi. Trực quan. Động não. Quan sát. Luyện tập. Trò chơi. HĐ 2 : Luyện tập. MT : Biết kẻ trên giấy. - GV hướng dẫn cách vẽ 2 đoạn thẳng cách đều. - GV lưu ý HS kẻ từ trái sang phải. - GV quan sát và uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng chưa kẻ được. - GV nhận xét bài làm của HS. - Làm vào nháp. - HS thực hành trên giấy kẻ ô - HS kẻ đoạn thẳng AB và CD cách đều nhau. Thực hành. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị và kỉ năng thực hành của HS trong giờ học. - Giữ gìn vệ sinh chung sau tiết học. * Chuẩn bị : “Cắt, dán hình chữ nhật”. A B C D E H Rút kinh nghiệm THỦ CÔNG Tiết 24 : Cắt, dán hình chữ nhật (tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS kẻ được hình chữ nhật. 2/ Kĩ năng : HS cắt, dán được hình chữ nhật theo 2 cách. 3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Thủ công. II. CHUẨN BỊ : GV : Hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu dán trên nền tờ giấy trắng kẻ ô. HS : Giấy màu có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, vở thủ công. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát “Quả” - Cả lớp. 2. Bài cũ (3’) : Kẻ các đoạn thẳng cách đều - Nhận xét bài làm của HS. - Cho HS xem những bài gấp đẹp để các em cố gắng thực hiện tốt ở tiết này. - Kiểm tra ĐDHT, nhận xét. 3. Bài mới (26’) : Cắt, dán hình chữ nhật HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Quan sát hình. MT : Biết được hình chữ nhật. - GV hướng dẫn HS quan sát hình chữ nhật mẫu. - GV gợi ý bằng các câu hỏi : + Hình chữ nhật có mấy cạnh ? + Các em xem độ dài các cạnh như thế nào ? + Như vậy hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. 7 ô 5 ô - Quan sát. + 4 cạnh. + 2 cạnh 5 ô và 2 cạnh 7 ô. Trực quan. Vấn đáp. Động não. HĐ 2 : Giới thiệu mẫu. MT : Biết cách vẽ hình chữ nhật. 1/ GV hướng dẫn cách vẽ hình chữ nhật : - Từ nhận xét nêu trên. GV đặt câu hỏi : + Để kẻ hình chữ nhật ta làm như thế nào ? - GV làm mẫu từng bước cho HS quan sát. - GV ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng. + Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô, từ điểm A đó đếm xuống 5 ô theo đường kẻ ta được điểm D. + Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B và C. + Ta lần lượt nối các điểm đó lại, ta được hình chữ nhật ABCD. 2/ GV hướng dẫn cách cắt và dán hình chữ nhật : - Cắt theo các cạnh trên được hình chữ nhật. - Bôi một lớp hồ mỏng, dán. - GV làm chậm cho HS quan sát. - GV cho các em chơi trò chơi. - HS thực hiện. - Làm vào giấy nháp. Giảng giải. Quan sát. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị và kỉ năng thực hành của HS trong giờ học. - Giữ gìn vệ sinh chung sau tiết học. * Chuẩn bị : “Cắt, dán hình chữ nhật (tiết 2)”. B C D A Rút kinh nghiệm THỦ CÔNG Tiết 25 : Cắt, dán hình chữ nhật (tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS kẻ được hình chữ nhật. 2/ Kĩ năng : HS cắt, dán được hình chữ nhật theo 2 cách. 3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Thủ công. II. CHUẨN BỊ : GV : Hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu dán trên nền tờ giấy trắng kẻ ô, phấn, thước. HS : Giấy màu có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, vở thủ công. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát “Hòa bình cho bé” - Cả lớp. 2. Bài cũ (3’) : Cắt, dán hình chữ nhật (Tiết 1) - Nhận xét bài làm của HS. - Cho HS xem những bài gấp đẹp để các em cố gắng thực hiện tốt ở tiết này. - Kiểm tra ĐDHT, nhận xét. 3. Bài mới (26’) : Cắt, dán hình chữ nhật (Tiết 2) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Giới thiệu bài. MT : Biết cách cắt hình chữ nhật. - GV nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật theo 2 cách : + Cách 1 : Vẽ vào trong tờ giấy. Hướng dẫn HS thực hành kẻ, cắt, dán hình chữ nhật theo trình tự. + Cách 2 : Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy. - Cá nhân. - Cùng làm vào giấy. Trực quan. Đàm thoại. HĐ 2 : Thực hành. MT : Làm đúng và chính xác. - Cho HS thực hành. + HS kẻ hình chữ nhật : dài 7 ô, ngang 5 ô. + Sau đó cắt rời. + HS ướm sản phẩm vào vở thủ công, sau đó bôi ít hồ, dán vào giữa trang tập cho cân đối và miết hình phẳng. - GV theo dõi uốn nắn. - GV nói : Khi làm xong các em nhặt rác và bỏ vào thùng cho lớp sạch sẽ. - Làm và dán vào vở. Thực hành. Giáo dục tư tưởng. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Chấm một số bài. - Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị và kỉ năng thực hành của HS trong giờ học. - GV nhận xét tiết học và tuyên dương những em làm đẹp. * Chuẩn bị : “Cắt, dán hình vuông”. Rút kinh nghiệm THỦ CÔNG Tiết 26 : Cắt, dán hình vuông (tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS biết cách kẻ, cắt, dán hình vuông. 2/ Kĩ năng : HS cắt, dán được hình vuông theo 2 cách. 3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Thủ công. II. CHUẨN BỊ : GV : Hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu dán trên nền tờ giấy trắng kẻ ô, bút chì, thước, kéo, hồ HS : Giấy màu có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, vở thủ công. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát “Con chuồn chuồn” - Cả lớp. 2. Bài cũ (3’) : Cắt, dán hình chữ nhật - Nhận xét bài làm của HS. - Cho HS xem những bài gấp đẹp để các em cố gắng thực hiện tốt ở tiết này. - Kiểm tra ĐDHT, nhận xét. 3. Bài mới (26’) : Cắt, dán hình vuông HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Giới thiệu bài. MT : Biết quan sát hình vuông. - GV ghim hình vuông mẫu lên bảng và hướng dẫn HS quan sát. - GV gợi ý bằng các câu hỏi cho HS trả lời : + Hình vuông có mấy cạnh ? + Các cạnh có bằng nhau không ? + Mỗi cạnh bằng bao nhiêu ? - Quan sát. + HS trả lời. Trực quan. Vấn đáp. Động não. HĐ 2 : Giới thiệu mẫu. MT : Biết cách cắt hình vuông. 1/ GV hướng dẫn cách kẻ ô hình vuông : - GV ghim tờ giấy kẻ ô đã chuẩn bị sẵn lên bảng. - Từ những nhận xét về hình vuông nêu trên, GV nêu câu hỏi : + Muốn vẽ hình vuông có cạnh 7 ô phải làm thế nào? - GV gợi ý : + Xác định điểm A, từ điểm A đó đếm xuống dưới 7 ô theo dòng kẻ ô được điểm D và đếm sang phải 7 ô theo dòng kẻ ô ta được điểm B. - GV đặt câu hỏi : + Làm thế nào để xác định được điểm C để ta có hình vuông ABCD. - GV gợi ý từ cách vẽ hình chữ nhật đã học từ đó HS có thể tự vẽ hình vuông. - Chú ý : Cho HS tự chọn số ô mỗi cạnh của hình vuông, nhưng 4 cạnh phải bằng nhau. 2/ GV hướng dẫn cách cắt và dán hình vuông : - Cắt các cạnh AB, AD, DC, BC. - Chú ý dán sản phẩm cân đối, phẳng. 3/ GV hướng dẫn cách kẻ, cắt hình vuông đơn giản : - Cách vẽ, cắt hình vuông như trên, ta phải vẽ 4 cạnh và cắt 4 cạnh. + Có cách nào vẽ và cắt hình vuông đơn giản hơn và tiết kiệm thời gian ? - GV gợi ý để HS nhớ lại cách kẻ, cắt hình chữ nhật đơn giản bằng cách sử dụng 2 cạnh của tờ giấy màu làm 2 cạnh của hình vuông có độ dài 7 ô. - GV hướng dẫn HS cách lấy điểm A tại 1 góc tờ giấy - Từ điểm A đếm xuống và sang phải 7 ô để xác định điểm D, B. Từ điểm B, D kẻ xuống và kẻ sang phải 7 ô. Tại điểm gặp nhau của 2 đường thẳng là điểm C và được hình vuông ABCD. - Như vậy chỉ cần cắt 2 cạnh BC và DC, ta được hình vuông ABCD. Cắt rời và dán thành sản phẩm. - Khi HS đã hiểu 2 cách kẻ và dán hình vuông, GV cho HS tập kẻ, cắt 2 kiểu trên tờ giấy vở có kẻ ô để chuẩn bị cho tiết 2 cắt trên giấy màu. - HS trả lời. - HS quan sát và kẻ trên giấy trắng có kẻ ô (nháp). - HS trả lời. - HS thực hiện trên giấy nháp Giảng giải. Quan sát. Vấn đáp. Luyện tập. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị và kỉ năng thực hành của HS trong giờ học. - Giữ gìn vệ sinh chung sau tiết học. - GV nhận xét tiết học. * Chuẩn bị : “Cắt, dán hình vuông (tiết 2)”. B C D A Rút kinh nghiệm THỦ CÔNG Tiết 27 : Cắt, dán hình vuông (tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS biết cách kẻ, cắt, dán hình vuông. 2/ Kĩ năng : HS cắt, dán được hình vuông theo 2 cách. 3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Thủ công. II. CHUẨN BỊ : GV : Hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu dán trên nền tờ giấy trắng kẻ ô, bút chì, thước, kéo, hồ HS : Giấy màu có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, vở thủ công. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát “Năm ngón tay ngoan” - Cả lớp. 2. Bài cũ (3’) : Cắt, dán hình vuông (Tiết 1) - Nhận xét bài làm của HS. - Cho HS xem những bài gấp đẹp để các em cố gắng thực hiện tốt ở tiết này. - Kiểm tra ĐDHT, nhận xét. 3. Bài mới (26’) : Cắt, dán hình vuông (Tiết 2) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Giới thiệu bài. MT : Biết cách cắt hình vuông. - GV nhắc lại 2 cách cắt, dán hình vuông để HS nhớ lại. - GV nhắc HS lật mặt trái tờ giấy màu để thực hành. + Cách 1 : Vẽ hình vuông có cạnh 7 ô vào giấy. + Cách 2 : Cắt rời hình vuông và dán sản phẩm vào vở thủ công. - Lắng nghe. - Cùng làm vào giấy. Trực quan. Đàm thoại. HĐ 2 : Thực hành. MT : Làm đúng và chính xác. - Cho HS thực hành. - GV theo dõi, giúp đỡ những em còn lúng túng khó hoàn thành sản phẩm. - Làm và dán vào vở. Thực hành. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Chấm một số bài. - Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị và kỉ năng thực hành của HS trong giờ học. - GV nhận xét tiết học và tuyên dương những em làm đẹp. * Chuẩn bị : “Cắt, dán hình tam giác”. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGiao an - Nguyen - THU CONG - HK 2.doc
Giáo án liên quan