Giáo án Thương vợ ( Trần Tế Xương )

A. Mục tiêu bài học.

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được hình ảnh bà Tú và tình cảm thương yêu, quí trọng người vợ cùng những tâm sự của nhà thơ. Nắm được thành công về nghệ thuật của bài thơ.

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích một bài thơ trữ tình.

- Giáo dục lòng thương yêu, quí trọng gia đình.

B. Phương tiện thực hiện.

- SGK, SGV ngữ văn 11.

- Giáo án.

- Máy chiếu( Nếu bố chí được).

C. Cách thức tiến hành.

- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.

- Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn.

D. Tiến trình giờ học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới.

Nói đến Tú Xương, chúng ta thường nói đến một nhà thơ trào phúng với một giọng thơ trào phúng gay gắt, quyết liệt, dữ dội. Nhưng sẽ là chưa đủ, nếu không thấy bên cạnh một Tú Xương quýet liệt, dữ dội còn còn một Tú Xương da diết, đằm thắm trong trữ tình. Để xem điều đó đúng hay sai chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ thườn vợ của ông.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 28287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thương vợ ( Trần Tế Xương ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 9. Thương vợ. ( Trần Tế Xương ) A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh: - Cảm nhận được hình ảnh bà Tú và tình cảm thương yêu, quí trọng người vợ cùng những tâm sự của nhà thơ. Nắm được thành công về nghệ thuật của bài thơ. - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích một bài thơ trữ tình. - Giáo dục lòng thương yêu, quí trọng gia đình. B. Phương tiện thực hiện. - SGK, SGV ngữ văn 11. - Giáo án. - Máy chiếu( Nếu bố chí được). C. Cách thức tiến hành. - Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm. - Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn. D. Tiến trình giờ học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Nói đến Tú Xương, chúng ta thường nói đến một nhà thơ trào phúng với một giọng thơ trào phúng gay gắt, quyết liệt, dữ dội. Nhưng sẽ là chưa đủ, nếu không thấy bên cạnh một Tú Xương quýet liệt, dữ dội còn còn một Tú Xương da diết, đằm thắm trong trữ tình. Để xem điều đó đúng hay sai chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ thườn vợ của ông. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt. *Hoạt động 1. HS đọc và tìm hiểu tiểu dẫn SGK. * Hoạt động 2. Gọi HS đọc văn bản. GV nhận xét và đọc lại. . Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? * Hoạt động 3. Thảo luận nhóm. Trình chiếu giấy trong. Nhóm 1. Thời gian, địa điểm, nghề nghiệp làm ăn của bà Tú có gì đặc biệt? Qua đây em có nhận xét gì con người bà tú? em có nhận xét gì về cách đếm của ông tú? Nhóm 2. Em hiểu nuôi đủ là thế nào? em có nhận xét gì về cách đếm của ông tú? Qua cách đếm của ông Tú giúp chúng ta hiểu được điều gì? Theo em hình ảnh như ông Tú, bà Tú trong xã hội hiện nay có còn không? GV liên hệ: Xuân Diệu từng nói: “Té ra ông chồng cũng bé bỏng như như lũ con nên cũng đếm ngang hàng với chúng nó” Nhóm 2. Nhận xét cảnh làm ăn, buôn bán của bàTú? Hình ảnh bà Tú hiện lên như thế nào? Tìm giá trị nghệ thuật hai câu thơ? Từ hai câu thơ khiến em nhớ đến câu ca dao nào? GV: Chỉ vì miếng cơm manh áo cho gia đình mà bà Tú quên đi lời dặn của mẹ qua câu ca dao: Ra đi mẹ có dặn rằng Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua Nhóm 3 Nhận xét nghệ thuật? Cách dùng số từ có ý nghĩa gì? Hoàn thiện nhân cách của bà Tú? GV: Người mẹ mà sau này Tố Hữu đã khái quát rất đúng: “Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng Biết hy sinh nên chẳng nhiều lời” Nhóm 4. Tại sao Tú Xương lại chửi? Chửi ai? Chứi cái gì? Tiếng chửi cho thấy nét đẹp gì trong con người Tú Xương? * Hoạt động 4. HS đọc ghi nhớ SGK. * Hoạt động 5. Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Thành công nhất của bài thơ là ở chỗ nào? . Học song bài hcọ này em rút ra bài học gì cho bản thân? I. Đọc hiểu tiểu dẫn. - Cuộc đời và sự nghiệp thơ ca. - Giới thiệu bài thơ. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc 2. Thể loại. - Thơ trữ tình theo lối thất ngôn bát cú Đường luật. 3. Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ được làm vào khoảng 1896-1897, lúc nhà thơ 26-27 tuổi . Khi đó gia đình nhà Tú Xương trở nên túng bấn phải trông vào sự tần tảo của bà Tú 4. Tìm hiểu bài thơ 4.1. Hai câu đề. - Nghề nghiệp: Buôn bán -> thu nhập không ổn định( lúc được, lúc mất) - Thời gian làm việc: Quanh năm : Trọn cả năm cả tháng không trừ ngày nào. Hơn thế hết năm này đến năm khác -> triền miên, hết năm này sang năm khác -> Cách tính thời gian vất vả. -: Địa điểm làm ăn: Mom sông ->một thế chênh vênh, cheo leo,không vững vàng , dễ xụp đổ, dễ té xuống nước-> chốn làm ăn của bà Tú: gian nan khó nhọc và nguy hiểm. Bà tú là người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó sớm hôm vất vả bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm nơi sông nước để nuôI đủ 5 con với một chồng. - Nuôi đủ: không thiếu cũng chẳng thừa - Cách đếm “ 5 con với 1 chồng”: cách đếm đặc biệt khác với cách đếm thông thường ( thông thường ta đếm 1, 2, 3, 4,5, 6 ở đây Tú xương đếm 5 với 1-> từ 6 đơn vị đã gom thành 2 đơn vị) 5 = 1 à Qua cách đếm ta thấy công lao to lớn của bà Tú : phải nuôi 6 miệng ăn chưa kể bà-> Gánh nặng trên đôi vai của bà Tú giống như chiếc đòn gánh mà bà vẫn dùng hàng ngày : đầu bên này là gánh nặng nuôi 5 con, đầu bên kia là là gánh nặng nuôi 1 chồng, 5 = 1 => gánh nặng hết sức cân bằng( Nuôi 1 mình ông Tú bằng nuôi 5 đứa con). Nếu đem so sánh 5 con với một chồng thì 5 lớn hơn 1-> Ông Tú tự coi mình như một đứa con đặc biệt cần được bà Tú nuôi và lo lắng àQua cách đếm ta thấy nụ cười trào lộng hay đúng hơn nụ cười tự trào của ông Tú. à Lòng vị tha cao quí của bà Tú Tóm lại: Hai câu đề tác giả ca ngợi sự đảm đang, tháo vát của bà Tú và sự vô trách nhiệm của ông Tú đối với gia đình. 4.2. Hai câu thực. “ Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” Ca dao: “ Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non” -> Tú Xương không nói con cò mà nói thân cò nhằm nhấn mạnh trực tiếp đến số phận hẩm hiu, bất trắc của bà Tú. -> Ca dao sử dụng cấu trúc C – v, Tú Xương sử dụng cấu trúc V – C -> như vậy Tú Xương kế thừa văn học dân gian có sáng tạo -> nhấn mạnh sự cực nhọc đến tội nghiệp của bà Tú trước sự rợn ngợp của thời gian, không gian khi kiếm ăn. - Eo sèo: Chen lấn, xô đẩy, vì miếng cơm manh áo của chồng con mà đành phải rơi vào cảnh liều lĩnh cau có, giành giật. - Quãng vắng, đò đông: Cảnh kiếm sống chơi vơi, nguy hiểm. - Nghệ thuật đối:quãng vắng >< đò đông -> Sự vất vả, sự hi sinh thầm lặng lớn lao của bà Tú đối với gia đình à Như vậy hai câu thực ghi lại một cách ngắn gọn, hàm súc cảnh bà Tú xoay sở làm ăn với bao gian lao vất vả. 4.3. Hai câu luận. - Một duyên / năm nắng - Hai nợ / mười mưa - Âu đành phận / dám quản công à Cách sử dụng phép đối, thành ngữ, từ ngữ dân gian à Dùng số từ tăng tiến: 1-2-5-10: . Bà Tú hiện thân của một cuộc đời vất vả, lận đận. ở bà hội tụ tất cả đức tính tần tảo đảm đang, nhẫn nại. Tất cả hi sinh cho chồng con -> Đức hi sinh thầm lặng cao quí -> Điển hình người mẹ, người vợ VN à ÔngTú hiểu được điều đó có nghĩa là vô cùng thương bà Tú. 4.4. Hai câu kết. - Tú Xương chửi cả xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho bà Tú vất vả mà vẫn nghèo đói. - Tú Xương tự chửi mình là người vô tích sự phải ăn bám vợ để vợ phải chịu cảnh có chồng hờ hững như không. Ông vừa cay đắng vừa phẫn nộ. - Tiếng chửi đã làm nên nhân cách cao đẹp của ông Tú – dám nhìn thẳng vào sự thật. III. Ghi nhớ . - SGK. IV. Củng cố. - Nội dung: Hình ảnh bà Tú hiện lên sinh động, rõ nét, tiêu biểu cho người phụ nữ VN đảm đang, tần tảo trong một gia đình đông con. Đức hi sinh, sự cam chịu của bà Tú càng làm cho ông Tú thương vợ và biết ơn vợ hơn. - Về nghệ thuật: Bài thơ hay từ nhan đề đến nội dung. Dùng ca dao, thành ngữ, phép đối. Thể thất ngôn bát cú Đường luật chuẩn mực. Mộc mạc chân thành mà sâu sắc, mạnh mẽ -> phong cách nghệ thuật độc đáo mang đậm sắc thái dân gian. à Thành công nhất của bài thơ là: Xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo: Đưa người phụ nữ vào thơ ca, mà hình tượng đạt đến trình độ mẫu mực và thấm đượm chất nhân văn. 4. Hướng dẫn về nhà. - Thuộc lòng bài thơ. Diễn xuôi. - Nắm nội dung bài học. - Tập bình ý mà bản thân cho là hay nhất. - Soạn bài theo phân phối chương trình.

File đính kèm:

  • docthuong vo mp.doc
Giáo án liên quan