MÔN: Tập đọc Tuần: 29
BÀI: Những quả đào Tiết: 1
NGÀY DẠY: ./ .
I. Mục tiêu
- Đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.
- Hiểu nghĩa các từ: cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt,
- Hiểu nội dung bài: Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ong rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc, nếu có. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
- HS: SGK
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng việt 2 tuần thứ 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Tập đọc Tuần: 29
BÀI: Những quả đào Tiết: 1
NGÀY DẠY: ………../……...
I. Mục tiêu
Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.
Hiểu nghĩa các từ: cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt,…
Hiểu nội dung bài: Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ong rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc, nếu có. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài.
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài.
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã.
Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này.
- Yêu cầu HS đọc từng câu.
c) Luyện đọc đoạn
- Hỏi: Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau? Là giọng của những ai?
- Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn được phân chia ntn?
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
- Nêu giọng đọc và tổ chức cho HS luyện đọc 2 câu nói của ông.
Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
- Gọi HS đọc mẫu câu nói của bạn Xuân, của ông.
Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
- Nhận xét, cho điểm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh
- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.
Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị tiết 2
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Tìm từ và trả lời
+ Các từ đó là: quả đào, nhỏ, hỏi, chẳng bao lâu, giỏi, với vẻ tiếc rẻ, vẫn thèm, trải bàn, chẳng, thốt lên,…
- 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
-Chúng ta phải đọc với 5 giọng khác nhau, là giọng của người kể, giọng của người ông, giọng của Xuân, giọng của Vân, giọng của Việt.
- Bài tập đọc được chia làm 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Sau một chuyến … có ngon không?
+ Đoạn 2: Cậu bé Xuân nói .. ông hài lòng nhận xét.
+ Đoạn 3: Cô bé Vân nói … còn thơ dại quá!
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
1 HS đọc bài.
1 HS đọc bài.
- 1 số HS đọc cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
2 HS đọc bài.
1 HS đọc bài.
1 HS đọc, các HS khác nhận xét và đọc lại.
HS đọc đoạn 2.
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4, 5. (Đọc 2 vòng)
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình
Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp,.
Giáo viên
NGUYỄN HOÀNG KHANH
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Tập đọc Tuần: 29
BÀI: Những quả đào Tiết: 2
NGÀY DẠY: …………./…………./200
I. Mục tiêu
Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.
Hiểu nghĩa các từ: cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt,…
Hiểu nội dung bài: Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ong rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc, nếu có. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
HS: Sgk
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
-Gv đọc mẩu toàn bài .
+ Người ông dành những quả đào cho ai ?
+ Xuân đã làm gì với quả đào ông cho ?
+ Ong đã nhận xét về xuân nhưng thế nào ?
+ Bé vân đã làm gì với những quả đào ông cho ?
+ Ong đã nhận xét về vân như thế nào ?
+ Việt đã làm gì với quả đào ông cho ?
+ Ong nhận xét về việt như thế nào ?
+ Con thích nhân vật nào nhất ?
v Hoạt động 1:luyện đọc lại bài .
- Hs nối tiếp nhau đọc .
Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học
-Hs theo dõi bài.
-Người ông dành những quả đào cho vợ và ba đứa cháu nhỏ .
-Xuânđã ăn quả đào rồi lấy hạt trồng vào một cái vò .
-Xuân sẽ trỏ thành người làm vườn giỏi .
-Vân ăn hét quả đào của mình rồi đemvứt hạt đi .
-Oi , cháu của ông còn thơ dại quá .
-Việt đem quả đào của minh cho bạn sơn bị ốm .
-Ong nói việt là người có tấm lòng nhân hậu .
-Hs nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
- 6 hs đọc .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Kể chuyện Tuần: 29
BÀI: Những quả đào Tiết: 1
NGÀY DẠY: ………../……../200
I. Mục tiêu
Biết tóm tắt nội dung của từng đoạn truyện bằng 1 câu, hoặc một cụm từ theo mẫu.
Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp.
Biết phối hợp với bạn để dựng lại câu chuyện theo vai.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ viết tóm tắt nội dung từng đoạn truyện.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
a) Tóm tắt nội dung từng đoạn truyện
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
SGK tóm tắt nội dung đoạn 1 ntn?
- Đoạn này có cách tóm tắt nào khác mà vẫn nêu được nội dung của đoạn 1?
SGK tóm tắt nội dung đoạn 2 ntn?
Bạn có cách tóm tắt nào khác?
Nội dung của đoạn 3 là gì?
Nội dung của đoạn cuối là gì?
Nhận xét phần trả lời của HS.
b) Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý
Bước 1: Kể trong nhóm
- Cho HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng phụ.
- Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý.
Bước 2: Kể trong lớp
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể.
Tổ chức cho HS kể 2 vòng.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung khi bạn kể.
- Tuyên dương các nhóm HS kể tốt.
c) Kể lại toàn bộ nội dung truyện
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 5 HS, yêu cầu các nhóm kể theo hình thức phân vai.
Tổ chức cho các nhóm thi kể.
Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt.
Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: Ai ngoan sẽ được thưởng.
- Theo dõi và mở SGK trang 92.
1 HS đọc yêu cầu bài 1.
Đoạn 1: Chia đào.
Quà của ông.
Chuyện của Xuân.
- Kể lại trong nhóm. Khi HS kể các HS khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn.
Mỗi HS trình bày 1 đoạn.
8 HS tham gia kể chuyện.
- HS tập kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- Các nhóm thi kể theo hình thức phân vai.
Giáo viên
NGUYỄN HOÀNG KHANH
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Chính tả Tuần: 29
BÀI: Những quả đào Tiết: 57
NGÀY DẠY: ………/………./200
I. Mục tiêu
Nhìn bảng chép lại chính xác đoạn văn tóm tắt truyện Những quả đào.
Làmđúng các bài tập chính tả phân biệt s/x, in/inh.
Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
HS: Vở chính tả.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
Gọi 3 HS lần lượt đọc đoạn văn.
Người ông chia quà gì cho các cháu?
Ba người cháu đã làm gì với quả đào mà ông cho?
Người ông đã nhận xét về các cháu ntn?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Hãy nêu cách trình bày một đoạn văn.
- Ngoài ra chữ đầu câu, trong bài chính tả này có những chữ nào cần viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Hãy tìm trong bài thơ các chữ có dấu hỏi, dấu ngã.
- Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng con. Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d) Viết bài
e) Soát lỗi
GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ khó cho HS soát lỗi.
g) Chấm bài
Thu và chấm một số bài. Số bài còn lại để chấm sau.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2a
- Gọi HS đọc đề bài sau đó gọi 1 HS lên làm bài trên bảng lớp, yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
Bài 2b
Tiến hành tương tự như với phần a.
Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại cho đúng bài.
Chuẩn bị: Hoa phượng.
3 HS lần lượt đọc bài.
- Người ông chia cho mỗi cháu một quả đào.
- Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng. Vân ăn xong vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm.
- Ông bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.
- Khi trình bày một đoạn văn, chữ đầu đoạn ta phải viết hoa và lùi vào 1 ô vuông. Các chữ đầu câu viết hoa. Cuối câu viết dấu chấm câu.
-Viết hoa tên riêng của các nhân vật: Xuân, Vân, Việt.
- Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã, mỗi, vẫn.
Viết các từ khó, dễ lẫn.
HS nhìn bảng chép bài.
Soát lỗi, sửa lỗi sai và ghi tổng số lỗi ra lề vở.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài
Giáo viên
NGUYỄN HOÀNG KHANH
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Tập đọc Tuần: 29
BÀI: Cây đa quê hương Tiết: 1
NGÀY DẠY: ……………/………/200
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nghĩa các từ: thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, li kì, tưởng chừng, lững thững,…
- Hiểu nội dung bài: Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp của cây đa quê hương, qua đó cũng cho ta thấy tình yêu thương gắn bó của tác giả với cây đa với quê hương của ông.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc, nếu có. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu lần 1
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài.
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã, có âm cuối n, ng,…
Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này.
c) Luyện đọc đoạn
- GV nêu giọng đọc chung của toàn bài, sau đó nêu yêu cầu đọc đoạn và hướng dẫn HS chia bài tập đọc thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Cây đa nghìn năm … đang cười đang nói.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
Giảng từ: thời thơ ấu , cổ kính
- Để đọc tốt đoạn văn này, ngoài việc ngắt giọng đúng với các dấu câu, các em cần chú ý ngắt giọng câu văn dài ở cuối đoạn.
- Gọi 1 HS đọc câu văn cuối đoạn, yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng câu văn này.
Gọi HS đọc lại đoạn 1.
Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng 2 câu văn cuối bài.
- Dựa vào cách đọc đoạn 1, hãy cho biết, để đọc tốt đoạn văn này, chúng ta cần nhấn giọng ở các từ ngữ nào?
Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2.
- Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp nhau. Mỗi HS đọc một đoạn của bài. Đọc từ đầu cho đến hết.
d) Thi đọc
Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
Nhận xét, cho điểm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh
- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Những từ ngữ, câu văn nào cho thấy cây đa đã sống rất lâu?
- Các bộ phận của cây đa (thân, cành, ngọn, rễ) được tả bằng những hình ảnh nào?
Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để nói lại đặc điểm của mỗi bộ phận của cây đa bằng 1 từ.
- Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
Củng cố – Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
- Theo dõi GV đọc mẫu. 1 HS khá đọc mẫu lần 2.
Tìm từ và trả lời
+ Các từ đó là: của, cả một toà cổ kính, xuể, giữa trời xanh, rễ, nổi, những, rắn hổ mang, ..
- 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
HS dùng bút chì viết dấu gạch (/) để phân cách các đoạn với nhau.
1 HS khá đọc bài.
- Luyện ngắt giọng câu
- Một số HS đọc bài cá nhân.
1 HS khá đọc bài.
- Nêu cách ngắt và luyện ngắt giọng câu
- Nhấn giọng các từ ngữ sau: lúa vàng gợn sóng, lững thững, nặng nề.
- Một số HS đọc bài cá nhân.
- 2 HS đọc bài theo hình thức nối tiếp.
Luyện đọc theo nhóm.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài.
- Theo dõi bài trong SGK và đọc thầm theo.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp cùng theo dõi.
- Thảo luận, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
- Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả thấy; Lúa vàng gợn sóng,..
Giáo viên
NGUYỄN HOÀNG KHANH
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Luyện từ và câu Tuần: 29
BÀI: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì Tiết: 29
NGÀY DẠY:………./………/200
I. Mục tiêu
Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về Cây cối.
Rèn kĩ năng đặt câu hỏi với cụm từ “Để làm gì?”
II. Chuẩn bị
GV: Tranh vẽ một cây ăn quả. Giấy kẻ sẵn bảng để tìm từ theo nội dung bài 2.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Treo tranh vẽ một cây ăn quả, yêu cầu HS quan sát tranh để trả lời câu hỏi trên.
- Chia lớp thành 8 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy rôki to, 2 bút dạ và yêu cầu thảo luận nhóm để tìm từ tả các bộ phận của cây.
Yêu cầu các nhóm dán bảng từ của nhóm mình lên bảng, cả lớp cùng kiểm tra từ bằng cách đọc đồng thanh các từ tìm được.
v Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 3
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Bạn gái đang làm gì?
Bạn trai đang làm gì?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp theo yêu cầu của bài, sau đó gọi một cặp HS thực hành trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà là bài tập và đặt câu với cụm từ “để làm gì?”
Chuẩn bị: Từ ngữ về Bác Hồ.
- Bài tập yêu cầu chúng ta kể tên các bộ phận của một cây ăn quả.
- Trả lời: Cây ăn quả có các bộ phận: gốc cây, ngọn cây, thân cây, cành cây, rễ cây, hoa, quả, lá.
Hoạt động theo nhóm:
+ Nhóm 1: Các từ tả gốc cây: to, sần sùi, cứng,
+ Nhóm 2: Các từ tả ngọn cây: cao, chót vót, mềm mại, thẳng tắp,
+ Nhóm 3: Các từ tả thân cây: to, thô ráp,
+ Nhóm 4: Các từ tả cành cây: khẳng khiu, , cong queo,…
+ Nhóm 5: Các từ tả rễ cây: cắm sâu vào lòng đất,
+ Nhóm 6: Tìm các từ tả hoa: rực rỡ, thắm tươi,
+ Nhóm 7: Tìm các từ ngữ tả lá: mềm mại, xanh mướt,
+ Nhóm 8: Tìm các từ tả quả: chín mọng, to tròn,
- Kiểm tra từ sau đó ghi từ vào vở bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Bạn gái đang tưới nước cho cây.
- Bạn trai đang bắt sâu cho cây.
- HS thực hành hỏi đáp.
Giáo viên
NGUYỄN HOÀNG KHANH
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Tập viết Tuần: 29
BÀI: A- Ao liền ruộng cả Tiết: 29
NGÀY DẠY: ………/………./200
I. Mục tiêu:
Viết chữ hoa A kiểu 2 (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.
- Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy.
- Góp phần rèn luyện tính cẩn thận
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu A hoa kiểu 2 . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ A hoa kiểu 2
Chữ A hoa kiểu 2 cao mấy li?
Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ A hoa kiểu 2 và miêu tả:
+ Gồm 2 nét là nét cong kín và nét móc ngược phải.
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết:
Nét 1: như viết chữ O (ĐB trên ĐK 6, viết nét cong kín, cuối nét uốn vào trong, DB giữa ĐK 4 và ĐK 5).
Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK 6 phía bên phải chữ O, viết nét móc ngược (như nét 2 của chữ U), dừng bút ở ĐK 2 .
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
* Treo bảng phụ
Giới thiệu câu: Ao liền ruộng cả.
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: Ao lưu ý nối nét A và o.
HS viết bảng con
* Viết: : Ao
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
Củng cố – Dặn dò
GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
Chuẩn bị: Chữ hoa M ( kiểu 2).
- HS quan sát
- 5 li.
- 2 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- A, l, g : 2,5 li
- r : 1,25 li
- o, i, e, n, u, c, a : 1 li
- Dấu huyền ( `) trên ê
- Dấu nặng (.) dướ ô
- Dấu hỏi (?) trên a
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
Giáo viên
NGUYỄN HOÀNG KHANH
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Chính tả Tuần: 29
BÀI: Hoa phượng Tiết:58
NGÀY DẠY: ………/………/200
I. Mục tiêu
Nghe và viết lại đúng bài thơ Hoa phượng.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x; in/inh.
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh vẽ minh hoạ bài thơ (nếu có). Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
GV đọc bài thơ Hoa phượng.
Bài thơ cho ta biết điều gì?
Tìm và đọc những câu thơ tả hoa phượng.
b) Hướng dẫn cách trình bày
Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
Các chữ đầu câu thơ viết ntn?
Trong bài thơ những dấu câu nào được sử dụng?
Giữa các khổ thơ viết ntn?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS đọc các từ khó dễ lẫn và các từ khó viết.
Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
d) Viết chính tả
GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
e) Soát lỗi
GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa.
g) Chấm bài
Thu chấm 10 bài.
Nhận xét bài viết.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết bài tập chính tả
Bài 2
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài.
Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm thêm các từ có âm đầu s/x, có vần in/inh và viết các từ này.
Chuẩn bị: Ai ngoan sẽ được thưởng.
1 HS đọc lại bài.
Bài thơ tả hoa phượng.
Hôm qua còn lấm tấm
Chen lẫn màu áo xanh
Sáng nay bừng lửa thẫm
Rừng rực cháy trên cành.
… Phượng mở nghìn mắt lửa,
… Một trời hoa phượng đỏ
- Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 5 chữ.
Viết hoa.
Dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang đầu dòng, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm.
Để cách một dòng.
chen lẫn, lửa thẫm, mắt lửa,…
4 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
HS nghe và viết.
Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền vào chỗ trống s hay x, in hay inh.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào Vở Bài tập
a) Bầu trời xám xịt như sà xuống sát tận chân trời. Sấm rền vang, chớp loé sáng. Cây sung già trước cửa sổ như trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông sầm sập đổ xuống, gõ lên mái tôn loảng xoảng. Nước mưa sủi bọt, cuốn qua mảnh sân xi măng thành dòng ngầu đục.
b) Chú Vinh là thương binh. Nhờ siêng năng, biết tính toán đã có một ngôi nhà xinh xắn, vườn cây đầy trái chính thơm lừng. Chú hay giúp đỡ mọi người nên được gia đình, làng xóm tin yêu, kính phục.
Giáo viên
NGUYỄN HOÀNG KHANH
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: Tập làm văn Tuần: 29
BÀI: Đáp lời chia vui. Nghe – trả lời câu hỏi Tiết: 29
NGÀY DẠY:………./………./200
I. Mục tiêu
Biết đáp lời chia vui của người khác bắng lời của mình.
Biết nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi về truyện Sự tích hoa dạ lan hương.
Biết nghe và nhận xét lời đáp, nhận xét câu trả lời của bạn.
II. Chuẩn bị
GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ. Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS đọc các tình huống được đưa ra trong bài.
Gọi 1 HS nêu lại tình huống 1.
Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật con, bạn con có thể nói ntn?
Con sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn con ra sao?
- Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ và thảo luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài.
Nhận xét và cho điểm tiết học.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài để HS nắm được yêu cầu của bài, sau đó kể chuyện 3 lần.
Hỏi: Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
- Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?
Về sau, cây hoa xin Trời điều gì?
Vì sao Trời lại cho hoa có hương vào ban đêm?
- Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp trước lớp theo các câu hỏi trên.
Gọi 1 HS kể lại câu chuyện.
Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại những câu trả lời của bài 2, kể câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương cho người thân nghe.
Chuẩn bị: Nghe – Trả lời câu hỏi.
- Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Bạn tặng hoa, chúc mừng sinh nhật em.
- Bạn có thể nói: Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật./ Chúc bạn sang tuổi mới có nhiều niềm vui./…
- Con có thể nói: Mình cảm ơn bạn nhiều./ Tớ rất thích những bông hoa này, cảm ơn bạn nhiều lắm./ Oi những bông hoa này đẹp quá, cảm ơn bạn đã mang chúng đến cho tớ./…
- 2 HS đóng vai trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS lên thể hiện trước lớp
- Vì ông lão đã cứu sống cây hoa và hết lòng chăm sóc nó.
- Cây hoa nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông lão.
- Cây hoa xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão.
- Trời cho hoa có hương vào ban đêm vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
- Một số cặp HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS kể, cả lớp cùng theo dõi.
Giáo viên
NGUYỄN HOÀNG KHANH
File đính kèm:
- TV.doc