Giáo án Tiếng Việt 7 - Tuần 10 – Tiết 39: Từ trái nghĩa

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS tiếp tục củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa. Qua đó,thấy được tácdụng của các cặp từ trái nghĩa.

2. Kĩ năng: Nhận diện và sử dụng từ trái nghĩa trong giao tiếp một cách hiệu quả.

3. Tích hợp với hai văn bản ( . ) vừa học và bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ đã học ở lớp 6.

B. CHUẨN BỊ

- GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị ĐDDH.

- HS đọc và soạn bài mới ở nhà

- Phương tiện: Văn bản mẫu, bảng phụ.

- Phương pháp: Nêu vấn đề. Quy nạp; hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 7 - Tuần 10 – Tiết 39: Từ trái nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT TUẦN 10 – TIẾT 39 TỪ TRÁI NGHĨA KẾT QUẢ CẦN ĐẠT Kiến thức: Giúp HS tiếp tục củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa. Qua đó,thấy được tácdụng của các cặp từ trái nghĩa. Kĩ năng: Nhận diện và sử dụng từ trái nghĩa trong giao tiếp một cách hiệu quả. Tích hợp với hai văn bản (…. ) vừa học và bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ đã học ở lớp 6. CHUẨN BỊ - GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị ĐDDH. - HS đọc và soạn bài mới ở nhà… - Phương tiện: Văn bản mẫu, bảng phụ. - Phương pháp: Nêu vấn đề. Quy nạp; hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định tổ chức Kiếm tra bài cũ: ? Thế nào là từ đồng nghĩa? Các loại từ ĐN và cách sử dụng từ đồng nghĩa? VD? Tiến trình lên lớp: * GV vào bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: - GV chuẩn bị vào bảng phụ để thu hút sự tập trung chú ý của HS. GV chỉ định HS đọc ví dụ lại các văn bản đã học, trả lời câu hỏi. ? Tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bài thơ vừa học?\ - GV gợi dẫn để HS nhận ra cơ sở và tiêu chí của các cặp từ trái nghĩa. ? Nêu ví dụ về các cặp từ trái nghĩa khác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày?? ? tìm từ trái nghĩa với từ “ già ” trong trường hợp “cau già ” và “ rau già ”? -Già: Ở giai đoạn phát triển đầy đủ, sau đó chỉ có chín hoặc tàn lụi đi. - Non: ở giai đoạn đầu tiên của quá trình sống tự nhiên, chưa phát triển đầy đủ. ? từ già là từ một nghĩa hay nhiều nghĩa? “ già ”là từ đa nghĩa. ? Qua việc phân tích VD1, cho biết thế nào là từ trái nghĩa? ? Nhìn vào trường hợp của từ “già”: vừa trái nghĩa với từ “trẻ” vừa trái nghĩa với từ “non”, em có nhận xét gì? -GV chuẩn bị kết luận vào bảng phụ. ? Tìm các từ trái nghĩa với từ “Xấu”? HS: Xấu > < tốt. Hoạt động 2 GV nêu câu hỏi, HS thực hiện yêu cầu… ? Trong hai bài thơ trên, việc sủ dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì? - Tạo ra các cặp tiểu đối: đối trong một câu. -Ngẩng đầu – cúi đầu: góp phần biểu hiện tâm tư trĩu nặng tình cảm quê hương của nhà thơ -Trẻ - già : ,đi về : có tác dụng làm nổi bật sự thay đổi của chính nhà thơ ở hai thời điểm khác nhau: lúc xa quê và lúc trở lại quê nhà. Đồng thời nó gợi ra tình cảm có phần ngậm ngùi của một con người phải sống xa quê lâu ngày trong phút giây được gặp lại mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. - Phép đối có tác dụng gì? => + Tạo sự cân đối, nhịp nhàng cho câu thơ, câu văn + Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. ? Từ đó em rút ra nhận xét gì khi sử dụng từ trái nghĩa? ?Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng? Bước thấp bước cao Có đi có lại Gương vỡ lại lành Gần nhà xa ngõ ? Các từ trái nghĩa được sử dụng trong các thành ngữ trên có tác dụng gì? -Tạo ra sự đăng đối, làm cho lời nói sinh động. - Tạo ý tương phản nhằm, gây ấn tượng mạnh. ? Từ đó, em rút ra một nhận xét nào nữa về việc sử dụng từ trái nghĩa? -GV có thể gắn với thực tiến giao tiếp của HS miền núi: + sai sót trong dùng từ do loại suy không đúng đắn: cau già – cau trẻ + khéo sử dụng từ trái nghĩa để lời nói thêm sinh động, giao tiếp hiệu quả hơn… Hoạt động 3 ? tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ đã cho? ? Tìm các từ trái nghĩa với các từ trái nghĩa với các từ in đậm đã cho? I./ Thế nào là từ trái nghĩa? 1. Ví dụ: Ví dụ 1: Các cặp từ trái nghĩa: - “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” + ngẩng > < cúi ( hoạt động ) - “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”: + đi > < về ( chuyển động ) + trẻ > < già ( tuổi tác) Ví dụ 2: - rau già > < rau non - cau già > < cau non 2. Kết luận: - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhièu cặp từ trái ngĩa khác nhau. II. Sử dụng từ trái nghĩa =>Sử dụng trong các thể đối, tạo sự nhịp nhàng, cân đối, nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó. => Sử dụng trong thành ngữ tạo sự cân đối, sinh động, gây ấn tượng mạnh. Kết luận: Ghi nhớ ( SGK . tr 128 ) III./ LUYỆN TẬP: Bài 1: Lành - rách. Giàu – nghèo; Ngắn – dài Sáng – tối. Bài 2: Cá tươi – cá ươn. Hoa tươi – hoa héo Ăn yếu – ăn khỏe. Học lực yếu – học lực khá. Chữ xấu – chữ đẹp. Đất xấu – đất tốt. Bài 3: -Chân cứng đá mềm. -Có đi có lại -Gần nhà xa ngõ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: Thế nào là từ trái nghĩa? Từ trái nghĩa được sử dụng như thế nào?

File đính kèm:

  • docTu trai nghia(2).doc