Tập đọc
Ôn tập - Kiểm tra giữa học kỳ 2 ( Tiết 1)
Đọc thêm: Lá thư nhầm địa chỉ
I Mục tiêu
+ Kiểm tra lấy điểm tập đọc :
- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 50 chữ / 1 phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài )
+ Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu : HS trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học
Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi " Khi nào ? ". Ôn cách đáp lời cảm ơn của người khác. Đọc thêm: Lá thư nhầm địa chỉ. Giáo dục học sinh ý thức tôn trọng thư tín của người khác.
II Đồ dùng
GV : Phiếu viết tên từng bài TĐ từ tuần 19 . tuần 26, bảng phụ viết câu hỏi ở BT2. HS: VBT
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng việt khối 2 tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2007
Tập đọc
Ôn tập - Kiểm tra giữa học kỳ 2 ( Tiết 1)
Đọc thêm: Lá thư nhầm địa chỉ
I Mục tiêu
+ Kiểm tra lấy điểm tập đọc :
- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 50 chữ / 1 phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài )
+ Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu : HS trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học
Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi " Khi nào ? ". Ôn cách đáp lời cảm ơn của người khác. Đọc thêm: Lá thư nhầm địa chỉ. Giáo dục học sinh ý thức tôn trọng thư tín của người khác.
II Đồ dùng
GV : Phiếu viết tên từng bài TĐ từ tuần 19 ... tuần 26, bảng phụ viết câu hỏi ở BT2. HS: VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
b. Kiểm tra tập đọc ( khoảng 7, 8 em )
- GV đặt câu hỏi về đoạn văn vừa đọc
- GV nhận xét cho điểm
c. Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi " Khi nào ? " ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV và HS nhận xét
d. Nói lời đáp lại của em ( M )
* Đọc thêm Lá thư nhầm địa chỉ
a. Luyện đọc thành tiếng
- Đọc mẫu cả bài
- Giải nghĩa từ khó
b. Luyện đọc hiểu
Mai ngạc nhiên về điều gì?
- Vì sao mẹ không cho Mai bóc thư?
- Vì sao lá thư không đến tay người nhận?
- Qua bài này em hiểu điều gì?
c. Luyện đọc lại:
+ Từng HS lên bốc thăm bài tập đọc
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định
- HS trả lời
+ HS đọc yêu cầu bài tập
- 2 HS lên bảng
- Cả lớp làm VBT
+ GV mời 1 cặp HS thực hành đối đáp trong tình huống a để làm mẫu
- Nhiều cặp HS thực hành đối đáp
- Nghe – theo dõi sách giáo khoa
- Đọc từng câu, từng đoạn. Luyện đọc câu dài, khó
- 1 em đọc chú giải. Thi đọc giữa các nhóm.
Đọc đồng thanh.
- Vì địa chỉ đúng còn tên người nhận thì sai
- Vì mất lịch sự và phạm pháp khi xâm phạm thư tín.
- Vì ghi sai địa chỉ.
- Không được bóc thư của người khác. Khi gửi thư phải ghi đúng tên, địa chỉ
- Mỗi tổ cử 1 em thi đọc.
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn lại bài
Tập đọc
Ôn tập - Kiểm tra giữa học kỳ 2 ( tiết 2 )
Đọc thêm: Mùa nước nổi
I Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc
- Mở rộng vốn từ về bốn mùa qua trò chơi
- Ôn luyện cách dùng dấu chấm
- Đọc thành tiếng và đọc hiểubài : Mùa nước nổi
- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước.
II Đồ dùng
GV : Phiếu viết tên bài tập đọc, trang phục cho HS chơi trò chơi, bảng phụ viết BT3
HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
2. Bài mới
* Kiểm tra tập đọc ( khoảng 7, 8 em )
- GV đặt câu hỏi về đoạn văn HS vừa đọc
- GV nhận xét cho điểm
* Trò chơi mở rộng vốn từ ( M )
- GV chia lớp thành 6 tổ, mỗi tổ chọn 1 tên
- GV nhận xét
* Ngắt đoạn trích thành 5 câu ....
- Đọc yêu cầu của bài
- GV nhận xét bài làm của HS
* Đọc thêm Lá thư nhầm địa chỉ
a. Luyện đọc thành tiếng
- Đọc mẫu cả bài
- Giải nghĩa từ khó
b. Luyện đọc hiểu
- Em hiểu thế nào là mùa nước nổi?
- Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào?
- Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài?
- Bài đọc giúp em hiểu được điều gì?
c. Luyện đọc lại:
- Từng HS lên bốc thăm bài tập đọc
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định
- HS trả lời
- Tổ 1 : Xuân. Tổ 2 : Hạ. Tổ 3 : Thu. Tổ 4 : Đông. Tổ 5 : Hoa. Tổ 6 : Quả. ( gắn biển tên từng tổ )
+ Thành viên từng tổ giới thiệu tên của tổ VD : Mùa của tôi bắt đầu từ tháng nào, kết thúc vào tháng nào ?
- Thành viên các tổ khác trả lời
+ HS đọc
- 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm VBT. Đổi vở, nhận xét
- Nghe – theo dõi sách giáo khoa
- Đọc từng câu, từng đoạn. Luyện đọc câu dài, khó
- 1 em đọc chú giải. Thi đọc giữa các nhóm. Đọc đồng thanh
- Đó là mùa nước lụt
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Nước lên hiền hoà, mưa dầm dề, mưa sướt mướt, từng đàn cá ròng ròng…
- Thời tiết ở miền Nam vào mùa mưa.
- Mỗi tổ cử 1 em thi đọc.
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
Tiếng Việt ( tăng)
Ôn tập các bài tập đọc - học thuộc lòng giữa học kì 2
I Mục tiêu
- HS tiếp tục luyện đọc - Ôn tập các bài tập đọc, học thuộc lòng giữa học kì 2
- HS biết đọc diễn cảm các bài tập đọc – học thuộc lòng.
- GD HS có ý thức học tập
II Đồ dùng
GV : Phiếu ghi tên các bài tập đọc – học thuộc lòng.
HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS đọc một bài tập đọc tự chọn
- GV nhận xét
2 Bài mới:
a) Ôn tập các bài tập đọc giữa học kỳ 2:
Kể tên các bài tập đọc đã học ở học kỳ 2
+ Ôn luyện
- GV cho HS bốc thăm tên bài tập đọc
- GV nhận xét cho điểm
- GV nêu câu hỏi của từng đoạn, từng bài cho HS trả lời
b) Ôn tập các bài học thuộc lòng giữa học kỳ 2:
- Kể tên các bài HTL đã học ở lớp 2
+ Ôn luyện
- GV cho HS bốc thăm tên bài HTL
- GV nhận xét cho điểm
- GV nêu câu hỏi của từng đoạn, từng bài cho HS trả lời
- GV nhận xét
- HS đọc
- Nhận xét bạn đọc
- Chuyện bốn mùa; Lá thư nhầm địa chỉ; Ông Mạnh thắng Thần Gió; Mùa xuân đến; Chim sơn ca và bông cúc trắng; Thông báo của thư viện vườn chim; Một trí khôn hơn trăm trí khôn; Chim rừng Tây Nguyên; Cò và Cuốc; Bác sĩ Sói; Nội quy Đảo Khỉ; Quả tim khỉ; Voi nhà; Sơn tinh Thuỷ tinh; Tôm Càng và Cá Con; Sông Hương.
+ HS bốc thăm
- HS đọc bài của mình
- Nhận xét
+ HS trả lời
- Thư Trung Thu; Vè chim; Sư Tử xuất quân; Bé nhìn biển.
+ HS bốc thăm
- HS đọc bài của mình
- Nhận xét
+ HS trả lời
- Nhận xét
IV Củng cố, dặn dò
- Thi đọc thuộc các bài tập đọc – học thuộc lòng tự chọn.
- GV nhận xét giờ.
Tập đọc
Ôn tập - Kiểm tra giữa học kỳ 2 ( tiết 3 )
Đọc thêm: Thông báo của thư viện vườn chim
I Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc
- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi " ở đâu ? "
- Ôn cách đáp lời xin lỗi của mỗi người
- Đọc thành tiếng và đọc hiểu bài : Thông báo của thư viện vườn chim
- Giáo dục học sinh yêu quý và bảo vệ các con vật có ích.
II Đồ dùng
GV : Phiếu ghi tên các bài tập đọc, bảng phụ viết nội dung BT2 HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
2. Bài mới
a. HĐ1 : Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HĐ2:Kiểm tra tập đọc (khoảng 7, 8 em)
- GV đặt câu hỏi về đoạn văn vừa đọc
- GV nhận xét cho điểm
c. HĐ3 : Bài tập
* Bài 2 ( 77 )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
* Bài 3 ( 78 )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
* Bài 4 ( 78 )
- Đọc yêu cầu bài tập
- Cần đáp lời xin lỗi trong các trường hợp trên với thái độ thế nào ?
* Đọc thêm Thông báo của thư viện vườn chim
a. Luyện đọc thành tiếng
- Đọc mẫu cả bài
- Giải nghĩa từ khó
b. Luyện đọc hiểu
- Thông báo của thư viện có mấy mục?
- Mục sách mới về giúp ta hiểu điều gì?
c. Luyện đọc lại:
+ Từng HS lên bốc thăm bài tập đọc
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định
- HS trả lời
+ Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi ở đâu ?
- 2 HS lên bảng làm
- Cả lớp làm VBT
- Nhận xét bài làm của bạn
+ Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm
- Cả lớp làm bài vào VBT
- 2 em lên bảng
- Nhận xét bài làm của bạn
+ Nói lời đáp của em
- Với thái độ lịch sự, nhẹ nhàng, không chê trách nặng lời.
- HS1 nói lời xin lỗi . HS2 đáp lời xin lỗi của bạn
- Nghe – theo dõi sách giáo khoa
- Đọc từng câu, từng đoạn. Luyện đọc câu dài, khó. 1 em đọc chú giải. Thi đọc giữa các nhóm. Đọc đồng thanh.
- Có 3 mục
- Giúp ta biết những sách mới.
- Mỗi tổ cử 1 em thi đọc.
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
Kể chuyện
Ôn tập - Kiểm tra giữa học kỳ 2 ( tiết 4 )
Đọc thêm: Chim rừng Tây Nguyên
I Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc
- Mở rộng vốn từ về chim chóc qua trò chơi
- Viết được một đoạn văn ngắn ( 3, 4 câu ) về một loài chim ( hoặc gia cầm )
- đọc thầnh tiếng và đọc hiểu bài: Chim rừng Tây Nguyên
- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên tươi đẹp của quê huơng, đất nước.
II Đồ dùng
GV : Phiếu ghi các bài tập đọc, bảng phụ viết BT2
HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
2. Bài mới
* Kiểm tra tập đọc ( khoảng 7, 8 em )
- GV đặt câu hỏi về đoạn văn vừa đọc
- GV nhận xét cho điểm
* Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc
- GV nhận xét
* Viết một đoạn văn ngắn(khoảng 3, 4 câu ) về một loài chim hoặc gia cầm mà em biết
- GV chấm điểm một số bài
* Đọc thêm Chim rừng Tây Nguyên
a. Luyện đọc thành tiếng
- Đọc mẫu cả bài
- Giải nghĩa từ khó
b. Luyện đọc hiểu
- Quanh hồ Y-rơ-pao có những loài chim gì?
- Tìm từ ngữ tả hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, hoạt động của các loài chim?
- Nhận xét về bài Chim rừng Tây Nguyên và bài Vè chim?
c. Luyện đọc lại:
- + Từng HS lên bốc thăm bài tập đọc
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định
- HS trả lời
+ 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời
- Nhận xét bạn
+ 2, 3 HS nói miệng
- HS làm bài vào VBT
- Đọc bài viết của mình
- Nghe – theo dõi sách giáo khoa
- Đọc từng câu, từng đoạn. Luyện đọc câu dài, khó. 1 em đọc chú giải. Thi đọc giữa các nhóm. Đọc đồng thanh.
- Đại bàng, thiên nga, Kơpúc…
- Chân vàng, mỏ đỏ, chao lượn, vỗ cánh, vi vu vi vút, trắng muốt, mình đỏ chót, tiếng hót lanh lảnh.
- Có rất nhiều loài chim trong đó có nhiều loài chim đẹp sống ở nước ta (chúng ta cần bảo vệ các loài chim).
- Mỗi tổ cử 1 em thi đọc.
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
Luyện từ và câu
Ôn tập – Kiểm tra giữa học kì II ( tiết 5)
Đọc thêm: Sư tử xuất quân
I Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc
- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
- Ôn cách đáp lời khẳng định, phủ định.
- đọc thành tiếng và đọc hiểu bài: Sư tử xuất quân.
- Giáo dục học sinh yêu loài vật.
II Đồ dùng
GV : Phiếu ghi các bài tập đọc, bảng phụ viết BT2
HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
2. Bài mới
* Kiểm tra tập đọc ( khoảng 7, 8 em )
- GV đặt câu hỏi về đoạn văn vừa đọc
- GV nhận xét cho điểm
* Bài 2:
- Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi như thế
nào?
a) Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
b) Ve nhởn nhơ ca hát suốt mùa hè.
* Bài 3:
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm
a) Chim đậu trắng xoá trên những cành cây.
b) Bông cúc sung sướng khôn tả.
* Bài 4: Nói lời đáp của em
* Đọc thêm Sư tử xuất quân
a. Luyện đọc thành tiếng
- Đọc mẫu cả bài
- Giải nghĩa từ khó
b. Luyện đọc hiểu
- Sư tử muốn giao việc theo cách nào?
- Có người tâu vua điều gì?
- Vì sao sư tử vẫn giao việc cho lừa và thỏ?
c. Luyện đọc lại:
- Từng HS lên bốc thăm bài tập đọc
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định
- HS trả lời
+ 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời
- Nhận xét bạn
a) Đỏ rực.
b) Nhởn nhơ.
a) Chim đậu như thế nào trên những cành cây?
b) Bông cúc sung sướng như thế nào?
a) Cảm ơn ba.
b) Cảm ơn bạn.
c) Thưa cô tháng sau chúng em sẽ cố gắng.
- Nghe – theo dõi sách giáo khoa
- Đọc từng câu, từng đoạn. Luyện đọc câu dài, khó. 1 em đọc chú giải. Thi đọc giữa các nhóm. Đọc đồng thanh.
- Mỗi người một việc hợp với khả năng.
- Không nên dùng lừa và thỏ.
- Sư tử nhìn thấy ưu điểm của lừa và thỏ.
- Mỗi tổ cử 1 em thi đọc.
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Chính tả
Ôn tập – Kiểm tra giữa học kì 2 ( tiết 6)
Đọc thêm: Gấu trắng là chúa tò mò
I Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòngcác bài thơ có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Mở rộng vốn từ ngữ về muông thú. Biết kể chuyện về các con vật mà mình biết.
- Đọc thành tiếng và đọc hiểu bài: Gấu trắng là chúa tò mò
- Giáo dục học sinh yêu loài vật, hiểu biết thêm về loài Gấu trắng Bắc Cực.
II Đồ dùng
GV : Phiếu ghi 4 bài tập đọc có yêu cầu HTL HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
2. Bài mới
* Kiểm tra tập đọc ( khoảng 7, 8 em )
- GV đặt câu hỏi về đoạn văn vừa đọc
- GV nhận xét cho điểm
* Bài 2:
- Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú.
- Hướng dẫn cách chơi.
a) Thi đố giữa hai nhóm.
b) Một bên nói tên con vật, bên thứ hai nêu một từ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm của con vật đó.
c) Hai nhóm đổi việc cho nhau.
* Bài 3:
Thi kể chuyện mà các con vật mà em biết
* Đọc thêm Gấu trắng là chúa tò mò
a. Luyện đọc thành tiếng
- Đọc mẫu cả bài
- Giải nghĩa từ khó
b. Luyện đọc hiểu
- Hình dáng của gấu trắng thế nào?
- Tính nết của gấu trắng có gì đặc biệt?
- Truyện này kể điều gì?
c. Luyện đọc lại:
- Từng HS lên bốc thăm bài tập đọc
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định
- HS trả lời
+ 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời
- Nhận xét bạn
- Tiến hành chơi
Nhóm 1
Nhóm 2
Hổ
Khoẻ, hung dữ
Gấu
Thích ăn mật ong, khoẻ
Cáo
Nhanh nhẹn, tinh ranh
Trâu rừng
Rất khoẻ, cặp sừng cong
Khỉ
Leo trèo giỏi, tinh khôn
Ngựa
Phi nhanh như bay
Thỏ
Thích ăn củ cà rốt, rất hiền
Lừa
Thật thà
- Học sinh tự chọn, kể
- Nghe – theo dõi sách giáo khoa
- Đọc từng câu, từng đoạn. Luyện đọc câu dài, khó. 1 em đọc chú giải. Thi đọc giữa các nhóm. Đọc đồng thanh.
- Màu lông trắng toát, cao gần 3 mét, nặng 800 kg.
- Rất tò mò.
- Gấu trắng Bắc Cực là con vật rất tò mò.
- Mỗi tổ cử 1 em thi đọc.
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Chính tả
Ôn tập – Kiểm tra giữa học kì 2 ( tiết 7)
Đọc thêm: Dự báo thời tiết
I Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòngcác bài thơ có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
- Ôn cách đáp lời đồng ý của người khác.
- Đọc thành tiếng và đọc hiểu bài: Dự báo thời tiết.
- Giáo dục học sinh ý thức tìm hiểu về thiên nhiên, từ đó phục vụ con người.
II Đồ dùng
GV : Phiếu ghi các 4 bài tập đọc có yêu cầu HTL, bảng phụ viết BT2
HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
2. Bài mới
* Kiểm tra tập đọc ( khoảng 7, 8 em )
- GV đặt câu hỏi về đoạn văn vừa đọc
- GV nhận xét cho điểm
* Bài 2:
- Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi vì sao?
a) Sơn ca khô cả hỏng vì khát.
b) Vì mưa to, nước suối dâng ngập hai bờ. * Bài 3:
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm
a) Bông cúc héo lả đi vì thương xót Sơn ca.
b)Vì mãi chơi, đến mùa đông, ve không có gì ăn.
* Bài 4: Nói lời đáp của em
* Đọc thêm Dự báo thời tiết
a. Luyện đọc thành tiếng
- Đọc mẫu cả bài
- Giải nghĩa từ khó
b. Luyện đọc hiểu
- Kể tên các vùng được dự báo thời tiết trong bản tin?
- Nơi em ở thuộc vùng nào?
- Dự báo thời tiết có ích lợi gì?
c. Luyện đọc lại:
- Từng HS lên bốc thăm bài tập đọc
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định
- HS trả lời
+ 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời
- Nhận xét bạn
a) Vì khát.
b) Vì mưa to
a) Bông cúc héo lả đi vì sao?
b)Vì sao đến mùa đông, ve không có gì ăn?
a) Thay mặt lớp, em xin cảm ơn thầy.
b) Chúng em rất cảm ơn cô.
c) Con rất cảm ơn mẹ.
- Nghe – theo dõi sách giáo khoa
- Đọc từng câu, từng đoạn. Luyện đọc câu dài, khó. 1 em đọc chú giải. Thi đọc giữa các nhóm. Đọc đồng thanh.
- Có 7 vùng: Đông bắc bộ, Tây bắc bộ, khu vực Hà Nội….
- Vùng Đông Bắc Bộ.
- Biết trước thời tiết phục vụ cho sản xuất, học tập đảm bảo sức khoẻ.
- Mỗi tổ cử 1 em thi đọc.
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Tập viết
Kiểm tra đọc (Đọc hiểu, Luyện từ và câu)
I Mục tiêu
- Đọc thầm đoạn văn có khoảng 60 chữ ( Cá rô lội nước).
- Trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm
II Đồ dùng
GV : Đề bài
HS : Giấy kiểm tra
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Bài kiểm tra đọc
Phần: Đọc thành tiếng
Bài đọc: Mùa xuân đến
Đọc thành tiếng ( thời gian 1 phút)- 5 điểm.
Học sinh đọc bài Mùa xuân đến
1/ Giáo viên cho học sinh đọc khoảng 50-60 chữ trong bài “Mùa xuân đến”, hoặc chọn trong số các bài tập đọc ở sách Tiếng Việt 2, tập 2.
2/ Giáo viên nêu một hoặc hai câu hỏi về nội dung bài học cho học sinh trả lời.
Tiêu chuẩn cho điểm đọc
Điểm
1. Đọc đúng tiếng, từ, có giọng đọc phù hợp nội dung bài văn.
….../ 2đ
2. Ngắt, nghỉ hơi đúng.
….../ 0,5đ
3. Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút)
….../ 0,5đ
4. Trả lời đúng câu hỏi nội dung bài.
….../ 2đ
Cộng:
….../ 5đ
Phần: Đọc hiểu, Luyện từ và câu
Bài đọc: Cá rô lội nước
Đọc thầm: Học sinh đọc thầm bài Cá rô lội nước, trả lời câu hỏi (5 điểm)
* Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
1. Cá rô có màu như thế nào?
A. Giống màu đất. B. Giống màu bùn. C. Giống màu nước.
2. Mùa đông, cá rô ẩn náu ở đâu?
A. ở các sông. B. Trong đất. C. Trong bùn ao.
3. Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào?
A. Như cóc nhảy. C. Nô nức lội ngược trong mưa.
B. Rào rào như đàn chim vỗ cánh.
4. Trong câu Cá rô nô nức lội ngược trong mưa, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Con gì?
A. Cá rô. B. Lội ngược. C. Nô nức.
5. Bộ phận in đậm trong câu Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa trả lời cho câu hỏi nào?
A. Như thế nào? B. Vì sao? C. Khi nào?
Đáp án và cách đánh giá: Mỗi ý đúng cho 1 điểm
Câu
1
2
3
4
5
ý
B
C
B
A
A
Tập làm văn
Kiểm tra viết (Chính tả, Tập làm văn)
I Mục tiêu
- Viết bài chính tả : Con Vện
- Viết một đoạn văn ngắn 4, 5 câu về con vật em yêu thích.
II Đồ dùng
GV : Đề bài
HS : Giấy kiểm tra
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2.Kiểm tra
3.Dạy bài mới: Tiến hành KT
- GV đọc đề bài
- Chép đề bài lên bảng
a) Chính tả (nghe - viết) : Con Vện
GV đọc chính tả
b) Tập làm văn
- Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn ( từ 4 đến 5 câu) để nói về một con vật mà em yêu thích.
a) Đó là con gì, ở đâu?
b) Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật?
c) Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
d) Nhận xét của em về con vật đó?
GV hướng dẫn, sau đó thu bài
5. Củng cố: Nhận xét ý thức làm bài của HS.
Hát
Việc chuẩn bị của học sinh
- Nghe
- 1 HS đọc đề bài
- Lớp đọc thầm, suy nghĩ
- HS viết bài chính tả, làm bài văn vào giấy kiểm tra
Cách đánh giá: Chính tả : 4 điểm
+ - Toàn bài cho 4 điểm (Viết đúng cỡ chữ, mẫu, đúng chính tả)
- Trừ điểm: Viết chưa đúng cỡ, mẫu trừ 0,5 điểm.Viết sai lỗi chính tả: Lỗi về âm, vần 3 lỗi trừ 1 điểm. Thiếu hoặc thừa 1 chữ trừ 1 điểm ( điểm trừ toàn bài không quá 2 điểm)
- Tập làm văn : 6 điểm
- Cách đánh giá:
+ Đảm bảo cấu trúc 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
+ Tả được hình dáng, đặc điểm nổi bật của con vật định tả.
+ Tả được hoạt động đặc trưng, phù hợp với con vật định tả.
+ Nêu được nhận xét đúng.
Tiếng Việt (tăng)
Luyện viết: Cá rô lội nước
I Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Cá rô lội nước (trang 80)
- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm đầu r / d / gi, vần ưt / ưc
- Giáo dục học sinh yêu các con vật có ích.
II Đồ dùng
GV : Bảng phụ viết nội dung BT2
HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết từ chứa tiếng bắt đầu bằng r / d / gi
2. Luyện viết
a. HD nghe - viết
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc bài chính tả
- Mùa đông cá rô ẩn náu ở đâu?
- Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào?
- Tìm từ chỉ cá rô rất thích lội nước trong mưa?
+ Viết : Lực lưỡng, rô già, đen sì, mốc thếch, đớp, rạch ngược, rào rào ...
* GV đọc, HS viết bài chính tả vào vở
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. HD làm các bài tập
* Bài tập 2 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập 2 ( a )
- GV nhận xét bài làm của HS
* Bài tập 3 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét bài làm của HS
- 3 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
+ 2, 3 HS đọc lại
- Cá rô ẩn náu trong bùn ao.
- Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động rào rào như đàn chim vỗ cánh.
- Cá rô nô nức lội ngược trong mưa.
+ HS viết bảng con
+ HS viết bài
+ Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT
- Nhận xét bài làm của bạn
+ Tìm các tiếng bắt đầu bằng gi hoặc d ....
- 2 HS lên bảng
- cả lớp làm bài vào VBT
- Đổi vở nhận xét bài làm của bạn
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Yêu cầu những HS viết bài chính tả chưa đạt về nhà viết lại.
Tiếng Việt (tăng)
Luyện: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy (tiếp)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục mở rộng vốn từ về sông biển ( các loài cá, các con vật sống dưới nước )
- Tiếp tục luyện tập về dấu phẩy.
- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng
GV : Tranh minh hoạ các loài cá trong SGK, bảng phụ viết sẵn 2 câu văn, ....
HS : VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết các từ ngữ có tiếng biển ?
2. Hướng dẫn luyện từ ngữ về sông biển
a. HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV treo tranh vẽ, giới thiệu tên từng loài
+ GV nhận xét, chốt lại ý đúng
Cá nước mặn
(cá biển)
cá thu
cá chim
cá chuồn
cá nục
Cá nước ngọt
(cá ở sông, hồ, ao)
cá mè
cá chép
cá trê
cá quả
(cá chuối, cá lóc)
3. Hướng dẫn luyện tập về dấu phẩy
* Bài tập 2
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV và HS nhận xét bài của bạn
* Bài tập 3 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét bài làm của HS
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp làm bảng con
+ Xếp tên các loài cá vào nhóm thích hợp
- 2 nhóm HS, mỗi nhóm 8 em thi làm bài tập
- Nhận xét bài làm của bạn
+ Kể tên các con vật sống ở dưới nước
- HS quan sát tranh minh hoạ
- Tự viết ra giấy nháp tên của chúng
- 3 nhóm HS lên bảng chơi tiếp sức
+ Những chỗ nào trong câu 1 và câu 4 còn thiếu dấu phẩy
- 2, 3 HS đọc lại đoạn văn
- Cả lớp làm bài vào VBT
- 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét bài làm của bạn
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
Tiếng Việt (tăng)
Luyện: Viết về một con vật em yêu thích
I Mục tiêu
- Viết một đoạn văn ngắn 4, 5 câu về con vật em yêu thích.
- Giáo dục học sinh yêu những con vật nuôi trong gia đình.
II Đồ dùng
GV: Bảng phụ chép câu gợi ý.
HS : Vở bài tập Tiếng Việt.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Hướng dẫn tập làm văn
- GV đọc đề bài
- Chép đề bài lên bảng
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Bài văn yêu cầu gì?
- Em định chọn con vật nào để tả?
- Nêu đặc điểm về hình dáng nổi bật của con vật đó?
- Nêu đặc điểm về tính nết, hoạt động của con vật đó?
- Treo bảng phụ, chép sẵn 4 câu gợi ý
- Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn ( từ 4 đến 5 câu) để nói về một con vật mà em yêu thích.
a) Đó là con gì, ở đâu?
b) Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật?
c) Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
d) Nhận xét của em về con vật đó?
- GV hướng dẫn, sau đó thu bài
Hát
Nghe
Việc chuẩn bị của học sinh
- Nghe
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- Kể về con vật mà em yêu thích.
- Học sinh lần lượt nêu ( con chó, con mèo, con ngựa, con thỏ, con lợn…)
- Con chó: màu lông, đầu, chân, tiếng kêu...
- Lông màu đen (chó vằn), tai thẳng, rất thính, kêu (gâu gâu)….
- Cách đánh giá:
+ Đảm bảo cấu trúc 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
+ Tả được hình dáng, đặc điểm nổi bật của con vật định tả.
+ Tả được hoạt động đặc trưng, phù hợp với con vật định tả.
+ Nêu được nhận xét đúng.
IV. Củng cố:
- Nhận xét ý thức làm bài của HS.
File đính kèm:
- TV27.DOC