I. MỤC TIÊU :
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm : Trung thực – Tự trọng ; tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với từ vừa tìm được ; nắm được nghĩa từ “tự trọng” .
- Giáo dục HS sử dụng đúng từ khi nói , viết.
- Làm được các bài tập trong SGK
- HS có ý thức học tốt môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
12 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2016
TẬP ĐỌC
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I .MỤC TIÊU :
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời kể chuyện
- Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ ghi đoạn văn HS cần luyện đọc diễn cảm
- HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài: “ Tre Việt Nam” và nêu nội dung của bài tập đọc
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
- Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK
* Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu HS chia đoạn
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp sửa phát âm.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- GV cho HS đọc theo nhóm bàn
- Nhận xét, tuyên dương.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài và trả lời các câu hỏi:
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
+ Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực ?
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
+ Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý ?
- Nêu nội dung chính của bài ?
* Nội dung chính : Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
3. Thực hành:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn và nêu giọng đọc của bài.
+ GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn đoạn 1,2 của bài
+ Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm đoạn
+ GV nhận xét, tuyên dương.
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Chia sẻ với người thân về nội dung bài tập đọc : Những hạt thóc giống, biết trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài
- 1 HS trả lời câu hỏi
- Lắng nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm, trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc cả bài.
- 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Ngày xưa đến bị trừng phạt.
+ Đoạn 2: Có chú bé nảy mầm được.
+ Đoạn 3: Mọi người đến của ta.
+ Đoạn 4: Rồi vua ....hiền minh.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- HS luyện đọc theo nhóm
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm, trả lời các câu hỏi.
- Nhà vua chọn người trung thực để truyền ngôi.
- Vua phát cho mỗi người dân một thúng thóc đã luộc kĩ mang về gieo trồng và hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có sẽ bị trừng phạt.
- Mọi người không dám trái lệnh vua, sợ bị trừng trị. Còn Chôm dũng cảm dám nói sự thật dù em có thể em sẽ bị trừng trị.
- Vì người trung thực bao giờ cũng nói đúng sự thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung.
- HS trả lời.
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp và nêu giọng đọc của bài
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễn cảm
- Lắng nghe
- HS lắng nghe, ghi nhận
***************************
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2016
CHÍNH TẢ ( Nghe-viết)
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU :
- Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
- Làm được các bài tập trong SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Gọi 2 HS lên bảng viết: ngọn gió, cánh diều, râm ran, rộn ràng.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Hướng dẫn HS nghe- viết:
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn bài viết
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết .
3.Thực hành:
* Nghe – viết chính tả
- GV quan sát, uốn nắn cho HS
* Soát lỗi và sửa lỗi
Bài 2:
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài:
a) lời giải, nộp bài, lần này, làm em, lâu nay, lòng thanh thản, làm bài
b) chen chân, len que, leng keng, áo len , màu đen, khen em .
Bài 3:
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài:
a) nòng nọc
b) chim én
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về bài chính tả: Những hạt thóc giống, phân biệt l/.n, en / eng.
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc
- Từ khó: thóc giống, luộc kĩ rồi, dõng dạc, Chôm, truyền ngôi, hiền minh.
- HS nghe – viết vào vở.
- Soát lỗi, sửa lỗi
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- Lắng nghe
- Lắng nghe
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU :
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm : Trung thực – Tự trọng ; tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với từ vừa tìm được ; nắm được nghĩa từ “tự trọng” .
- Giáo dục HS sử dụng đúng từ khi nói , viết.
- Làm được các bài tập trong SGK
- HS có ý thức học tốt môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Thế nào là từ ghép, từ láy ? Cho ví dụ ?
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2.Thực hành:
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
+ Từ cùng nghĩa với trung thực: Thẳng thắng, thẳng tính, ngay thẳng, , ...
+ Từ trái nghĩa với trung thực: Điêu ngoa, gian dối, sảo trá, gian lận, lưu manh, gian manh,...
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
+ Bạn Minh rất thật thà.
+ Chúng ta không nên gian dối.
+ Ông Tô Hiến Thành là người chính trực.
+ Những ai gian dối sẽ bị mọi người ghét bỏ.
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài: c
Bài 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
+ Các thành ngữ, tục ngữ: a, c, d nói về tính trung thực.
+ Các thành ngữ, tục ngữ: b, e nói về lòng tự trọng
3. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng, một số câu tục ngữ, thành ngữ nói về tính trung thực, lòng tự trọng.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
************************************
Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2016
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Giáo viên yêu cầu HS kể lại câu chuyện: “ Một nhà thơ chân chính”
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Hướng dẫn HS kể chuyện :
Đề bài : Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm các câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận:
3. Thực hành:
- Yêu cầu HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện.
- Kể trước lớp
- Gọi HS thi kể tiếp nối.
- Gọi HS kể toàn truyện.
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào ? Khuyên chúng ta điều gì ?
- GV nhận xét, đánh giá
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Chia sẻ với người thân về câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực, kể lại cho người thân nghe câu chuyện đó.
- 2 HS lên bảng kể
- Lắng nghe .
- HS đọc
- Thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ trả lời
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS kể trong nhóm.
- HS thi kể tiếp nối.
- 2 HS kể toàn truyện.
- HS trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhận
TẬP ĐỌC
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm.
- Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài:
“ Những hạt thóc giống” và nêu nội dung của bài tập đọc.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
- Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK
bài
* Luyện đọc:
- 1 HS đọc bài
- Yêu cầu HS chia đoạn
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp sửa phát âm.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm
- Gọi đại diện các nhóm đọc
- Nhận xét, tuyên dương.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài, trả lời các câu hỏi :
+ Cáo đã làm gì để dụ Gà trống xuống đất?
+ Vì sao Gà trống không nghe lời Cáo ?
+ Gà tung tin có gặp chó săn đang chạy đến để làm gì ?
+ Theo em tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì ?
- Nêu nội dung chính của bài ?
* Nội dung: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.
3. Thực hành:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn và nêu giọng đọc của bài.
+ GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 của bài
+ Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm
+ GV nhận xét, tuyên dương
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Chia sẻ với người thân về nội dung bài tập đọc : Gà Trống và Cáo, khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài
- 1 HS trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS luyện đọc theo nhóm
- 1HS đọc bài.
- 3 đoạn
- HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HS đọc theo cặp
- Đại diện các cặp đọc
- Lắng nghe
- HS đọc thầm
- Cáo đon đả mời Gà xuống đất để thông báo một tin mới: Từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân.
- Gà biết Cáo là con vật hiểm ác, đằng sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa: muốn ăn thịt Gà.
- Vì Cáo rất sợ chó săn. Chó săn sẽ ăn thịt Cáo. Chó săn đang chạy đến loan tin vui, Gà làm cho Cáo khiếp sợ, bỏ chạy, lộ âm mưu gian giảo đen tối của hắn.
- Ý c : Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào
- HS trả lời
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp các đoạn
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhận
TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ ( KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC TIÊU:
- Viết được một bức thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức
(đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư).
- Rèn kĩ năng trình bày bức thư.
- Bồi dưỡng cho HS lòng ham mê học môn Tiếng việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
+ Một bức thư thường gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì ?
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2.Thực hành:
Đề bài: Nhân dịp năm mới , hãy viết thư cho một người thân ( ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài
- Nhắc lại 1 số yêu cầu cơ bản khi HS làm bài:
+ Lời lẽ trong thư cần thân mật, thể hiện sự chân thành.
+ Viết xong cho vào phong bì, ghi đầy đủ tên người viết, người nhận, địa chỉ vào phong bì (thư không dán).
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình trước lớp
- GV nhận xét, đánh giá
3.Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về bài văn viết thư của em, đọc lại cho người thân nghe.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS nêu
- Theo dõi , lắng nghe
- Suy nghĩ làm bài
- HS đọc
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhận
***************************
Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2016
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DANH TỪ
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng).
- Giáo dục HS dùng đúng từ ,câu khi nói ,viết
- Học sinh có ý thức học tốt bộ môn tiếng việt.
- Làm được các bài tập trong SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Tìm từ trái nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được.
+ Tìm từ cùng nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2.Trải nghiệm-Khám phá:
* Nhận xét:
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ, tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ / 52-SGK
- Yêu cầu HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc thầm đề bài, thảo luận nhóm đôi suy nghĩ làm bài
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Những từ chỉ người, chỉ vật, hiện tượng , được gọi là danh từ.
* Ghi nhớ : ( Trang 53/SGK)
- Yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ
3. Thực hành :
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm:
- GV nhận xét, chữa bài:
Danh từ chỉ khái niệm: điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về danh từ, lấy được ví dụ minh họa
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS suy nghĩ làm bài
- HS trả lời:
+ Dòng 1 : truyện cổ.
+ Dòng 2 : cuộc sống, tiếng, xưa.
+ Dòng 3 : cơn, nắng, mưa.
+ Dòng 4 : con, sông, rặng, dừa.
+ Dòng 5 : đời, cha ông.
+ Dòng 6 : con sông, cân trời.
+ Dòng 7 : truyện cổ.
+ Dòng 8 : mặt, ông cha.
- Lắng nghe
- Đọc thầm , thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày:
+ Từ chỉ người: ông cha, cha ông.
+ Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời.
+ Từ chỉ hiện tượng: nằng, mưa.
- HS nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- 2 HS đọc
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày:
+ Bạn Mỹ là một điểm tựa của lớp chúng em.
+ Mẹ em sẵn lòng giúp đỡ mọi người.
+ Em luôn học hỏi kinh nghiệm để trao dồi kiến thức cho bản thân.
+ Bác Hồ là tấm gương đạo đức cách mạng cao thượng.
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhận
***************************
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2016
TẬP LÀM VĂN
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
- Có hiểu biết ban đầu về văn kể chuyện
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập dựng một đoạn văn kể chuyện.
- Rèn cho HS có kĩ năng viết văn.
- Bồi dưỡng cho HS lòng ham mê học môn Tiếng việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
+ Thế nào là cốt truyện ? Cốt truyện gồm có mấy phần ?
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Nhận xét:
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài
+ Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện “ Những hạt thóc giống” .Cho biết mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào.
- Yêu cầu HS trình bày bài làm
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
+ Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn ?
+ Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở
đoạn 2 ?
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc thầm đề bài, rút ra nhận xét:
+ Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì ?
+ Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào ?
- GV nhận xét, kết luận: Mỗi đoạn văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc điều viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho sự diễn biến của truyện. Khi hết một câu văn, cần chấm xuống dòng.
3.Thực hành:
Bài tập:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
+ Câu truyện kể lại chuyện gì ?
+ Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh ? Đoạn nào còn thiếu ?
+ Đoạn 1 kể sự việc gì ?
+ Đoạn 2 kể sự việc gì ?
+ Đoạn 3 còn thiếu phần nào ?
+ Phần thân bài theo em kể lại chuyện gì ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về đoạn văn trong bài văn kể chuyện
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS suy nghĩ làm bài
- HS trả lời
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ trả lời
- Đại diện các nhóm trình bày
+ Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
+ Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là 1 đoạn văn.
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS đọc thầm
- Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về một sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm cốt truyện của truyện.
- Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng.
- Lắng nghe
- 2 HS nối tiếp nhau đọc
+ Câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực thật thà.
+ Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
+ Đoạn 1 kể về cuộc sống và hoàn cảnh của 2 mẹ con: nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm.
+ Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc.
+ Phần thân bài
+ Phần thân bài kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.
- HS làm bài
- 2-3 HS đọc
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhận
KÍ DUYỆT TUẦN 5
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2016_2017.doc