I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Nắm được đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ chính luận vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn.
2,Phương tiện.
-Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
1,Ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ
3, Bài mới.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 15958 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ chính luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt
Tuần 27
phong cách ngôn ngữ chính luận
Tiết 107
Ngày soạn 16/3/2008
I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Nắm được đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ chính luận vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn.
2,Phương tiện.
-Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
1,ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ
3, Bài mới.
Hoạt động của GV và Học Sinh
Yêu cầu cần đạt
CH: Nêu khái niệm và các đặc điểm chung của PCNNCL?
CH: Cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong PCNNBC?
CH: Phân tích đánh giá đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận trong đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta?
CH: Chỉ ra các biện pháp tu từ được vận dụng trong đoạn văn chính luận sau?
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
I/ Khái quát về phong cách ngôn ngữ chính luận.
1. Khái niệm.
- PCNN chính luận là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng , lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị, xã hội.
- Văn bản chính luận tồn tại ở cả hai dạng nói và viết.
+ Dạng nói: như các bài diễn thuyết, mít tinh...
+ Dạng viết như: các bản tuyên ngôn, báo cáo chính trị...
2. Đặc điểm chung.
a. Tính công khai về chính kiến, tư tưởng, lập trường chính trị xã hội.
- Bày tỏ công khai quan điểm của người viết, người nói về vấn đề xã hội, chính trị, chỉ trích phê phán, bác bỏ các luận điệu sai trái, có hại, cổ vũ động viên mọi người làm theo lẽ phải.
b. Tính chặt chẽ trong lập luận.
- Trình bày chặt chẽ khoa học.
c. Tính truyền cảm mạnh mẽ.
- Qua diễn đạt hùng hồn, biểu cảm.
II/ Cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong PCNNCL.
1. Về ngữ âm, chữ viết.
- Phát âm rõ ràng
- Tuân thủ các quy tắc chính tả.
- Chữ viết chuẩn theo quy định
2. Từ ngữ
- Chung mang tính toàn dân
- Từ ngữ riêng đặc biệt là lớp từ ngữ chính trị.
3, Kiểu câu.
- Sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau
4. Biện pháp tu từ.
- Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp.
5. Bố cục trình bày.
- Trình bày hợp lôgíc.
III/ Luyện tập.
1. Bài 1 ( 120)
- Thể hiện tính công khai về chính kiến: Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến.
- Thể hiện tính chặt chẽ trong lập luận.
+ Các luận điểm.
. Khác với châu Âu dân Việt Nam không có luân lí xã hội.
. Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự suy đồi từ vua đến quan, đến học trò và các viên chức láon nhỏ.
. Muốn Vn được tự do độc lập trước hết dân VN cần có đoàn thể, có truyền bá tư tưởng tiến bộ.
+ Các luận cứ. Nguyên nhân của thực trạng đen tối của luân lí xã hội ở nước ta.
. Vua quan phản động, thối nát, thi hành chính sách ngu dân.
. Xu thế mua quan bán tước, ăn trên ngồi trốc đã trở thành bệnh dịch xã hội.
. Dân chúng u mê, trì trệ.
- Tính truyền cảm: nước ta có luân lí xã hội không! Câu trả lời là không. ở một nước mà vua dùng chính sách ngu dân còn quan nịnh hót để vơ đầy túi thì làm gì có luân lí xã hội.
2. Bài 2 ( 120)
- Dùng câu cảm thán:
+ Những kẻ như thế thật cũng lạ thay!
+ Thương ôi!
+ Ôi!
- Dùng điệp ngữ
+ Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược chạy xuôi.
+ Đặng ngồi trên...
+ Không ai....
- ẩn dụ: bén mùi làm quan
- Nắm nội dung bài.
- Làm bài 3, 4 ( 121)
- Soạn bài mới
File đính kèm:
- 107 Phong cach ngon ngu chinh luan.doc