Câu I :(2đ) Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất :
1) Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp :
a-Tách tế bào thực vật, nuôi trong môi trường cách li để tế bào thực vật có thể sống và phát triển bình thường
b- Tách tế bào thực vật, nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hoá thành mô, cơ quan và phát triển thành cây hoàn chỉnh .
c- Tách mô tế bào, giâm trong môi trường có các chất kích thích để mô phát triển thành cơ quan và cây trưởng thành .
d- Tách mô tế bào, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích để tạo chồi, tạo rễ và phát triển thành cây trưỡng thành .
2) Khả năng hấp phụ của đất là khả năng :
a- Giữ lại chất dinh dưỡng, các phân tử nhỏ nhưng không làm biến chất, hạn chế sự rửa trôi
b- Giữ lại nước, ôxi, do đó giữ lại các chất hoà tan trong nước .
c- Giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ làm biến chất và hạn chế sự rửa trôi .
d- Giữ lại các chất dinh dưỡng, đảm bảo nước thoát nhanh chóng.
3) Loại phân nào dưới đây dùng để bón thúc
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 12: kiểm tra (45 phút) môn: Công nghệ khối 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH KIỂM TRA (45 phút)
TRƯỜNG THPT AN LÃO Môn : Công nghệ . khối 10
Tiết : 12
Chương I : Trồng trọt lâm nghiệp đại cương
Câu I :(2đ) Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất :
1) Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp :
a-Tách tế bào thực vật, nuôi trong môi trường cách li để tế bào thực vật có thể sống và phát triển bình thường
b- Tách tế bào thực vật, nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hoá thành mô, cơ quan và phát triển thành cây hoàn chỉnh .
c- Tách mô tế bào, giâm trong môi trường có các chất kích thích để mô phát triển thành cơ quan và cây trưởng thành .
d- Tách mô tế bào, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích để tạo chồi, tạo rễ và phát triển thành cây trưỡng thành .
2) Khả năng hấp phụ của đất là khả năng :
a- Giữ lại chất dinh dưỡng, các phân tử nhỏ nhưng không làm biến chất, hạn chế sự rửa trôi
b- Giữ lại nước, ôxi, do đó giữ lại các chất hoà tan trong nước .
c- Giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ làm biến chất và hạn chế sự rửa trôi .
d- Giữ lại các chất dinh dưỡng, đảm bảo nước thoát nhanh chóng.
3) Loại phân nào dưới đây dùng để bón thúc :
a- Sunphat đạm (NH4 ) 2SO4 c-Sunphat đạm,kaliclorua
b- Supe lân, kaliclorua KC1. d- Supe lân, sunphat đạm
4) Cải tạo đất xám bạc màu người ta dùng biện pháp nào ?
a- Cày sâu b – Bón phân hữu cơ
c-Tưới tiêu hợp lí c- Kết hợp cả 3 biện pháp trên
Câu II :(2đ) Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chổ trống cho câu sau hoàn chỉnh :
Tách (1). thực vật, nuôi cấy môi trường (2) giống như trong cơ thế sống, giúp (3)phân chia, biệt hoá thành (4). và phát triển thành cây hoàn chỉnh
Câu III:(3đ) So sánh nguyên nhân, tính chất của đất xám bạc màu và đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá
* Giống nhau:
:
* Khác nhau :
Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Đất xám bạc màu
Câu IV : Trình bày cụ thể quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào ? Em
hãy kể tên những giống được nhân lên bằng phương pháp nuôi cây mô tế bào ?
Đáp án
Câu I : (2đ) Mỗi câu đúng cho 0,5đ :
1
2
3
4
B
a
c
d
Câu II : (2đ) Mỗi ý đúng cho 0,5đ
Tách tế bào, mô thực vật
Thích hợp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Mô tế bào sống
Mô cơ quan
Câu III : Phân biệt
a) Giống nhau (1đ)
- Hình thành ở địa hình dốc thoải, ở miền núi
- Đất chua hoặc rất chua nghèo chất dinh dưỡng, chất mùn
- Số lượng vi sinh vật ít, hoạt động yếu
b) Khác (2đ)
Chỉ tiêu
Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Đất xám bạc màu
Nhuyên nhân
Do mưa lớn, địa hình dốc
Ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và trung du miền núi
Tính chất
- Hình thái phẩu diện không hoàn chỉnh bị mất tầng mùn
- Đất chua nghèo dinh dưỡng
- Lượng vi sinh vật ít
-Tầng đất mặt mỏng
- Đất chua hoặc rất chua
- Lượng vi sinh vật trong đất ít
Câu III : (3đ) Quy trình nhân giống :
Bước 1: Chọn vật liệu nuôi cấy
Bước 2: Khử trùng
Bước 3 : Tạo chồi
Bước 4 : Tạo rễ
Bước 5: Cấy cây vào moi trường thích ứng
Bước 6 : Trồng cây trong vườn ươm .
* Một số giống cây được nhân lên bằng phương pháp nuôi cấy mô : mía, càfê, hoa lan, cẩm chướng, chuối, dứa, bạch đàn keo .
SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA ( 45 phút )
TRƯỜNG THPT AN LÃO Môn : công nghệ khối 10
Tiết : 38
Chương :II Chăn nuôi thuỷ sản đại cương
Phần I : Trắc nghiệm khách quan :
Câu I : Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất :(2đ)
1. Hạt để làm giống cần có các tiêu chuẩn sau :
a. Khô, sức sống tốt, không sâu bệnh .
b. Sức sống cao, chất lượng tốt, không sâu bệnh.
c. Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh .
d. Sức chống chịu cao, không sâu bệnh .
2. Chế biến nông sản sau thu hoạch nhằm mục đích ?
a. Duy trì những đặc tính ban đầu của nông sản .
b. Duy trì, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản .
c. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng nông sản .
d.Cả a, b và c .
3.Sự khác nhau giữa công thức chế biến cà phê ướt và khô là ?
a . Ở khâu lên mem.
b. Ở khâu lựa chọn nguyên liệu .
c. Ở khâu xát vỏ trấu .
d. Ở khâu sử dụng .
4. Để bảo quản hạt giống dài hạn cần :
a. Giữa ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường .
b. Giữa ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm35% - 40%
c. Giữa ở nhiệt độ 300 – 400 , độ ẩm 35% - 40% .
d. Giữa ở nhiệt độ – 100 C , độ ẩm 35% - 40%
Câu III : Cho các cụm từ sau (3đ)
Vi sinh vật Môi trường Thức ăn
Chất dinh dưỡng Prôtêin , Vitamin Bảo quản
Công nghệ vi sinh Các chủng nấm men Sản xuất các loại thức ăn mới
Em hãy lựa chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau :
Ứng dụng 1để sản xuất thức ăn chăn nuôi là lợi dụng hoạt động sống của các 2 Để được chế biến, làm giàu thêm3. Trong các loại thức ăn đã có hoặc4..cho vật nuôi .
Dùng 5..hay vi khuẩn có ích để ủ lên men thức ăn có tác dụng 6..rất tốt vì sự phát triển mạnh của những vi sinh vật này sẽ ngăn chặn sự phát triển của những vi sinh vật có hại làm hỏng thức ăn .
Vi sinh vật khi được muôi cấy trong 7.sẽ phát triển mạnh, sinh khối nhân lên rất nhanh. Thành phần cấu tạo chủ yếu của vi sinh vật là 8.Lượng prôtêin này sẽ bổ sung vào 9..làm tăng hàm lượng prôtêin trong thức ăn . Ngoài ra trong quá trình hoạt động, vi sinh vật còn sản sinh ra các axítamin,10và các loại hoạt chất sinh học làm tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn .
Câu III : ( 2đ) Hãy điền tên loại vacxin cho phù hợp
Đặc điểm
Loại vacxin
1. Tạo miễn dịch chậm( có miễn dịch sau 10- 15 ngày )
2.Không an toàn vì mần bệnh tuy đã bị giảm độc nhưng khi ra ngoài tự nhiên có thể thay đổi độc lực và gây bệnh được
3. Nhất thiết phải bảo quản trong tủ lạnh ( tố nhất là nhiệt độ từ 20C-80 C)
4. Để chế văcxin, cần xử lí bằng cách giết chết mần bệnh
Phần II : Tự luận :
Nêu mục đích, cơ sở khoa học và trình bày các bước cơ bản của quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò .( 3đ)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CÔNG NGHỆ 10
Phần I : Trắc nghiệm
Câu I : ( 2đ) đúng mỗi câu cho 0,5 đ
1
2
3
4
c
b
a
d
Câu II (3đ)
1- Công nghệ vi sinh ; 2 - vi sinh vật ; 3 – Chất dinh dưỡng ; 4 -Sản xuất các loại thức ăn mới mới ; 5- Các chủng nấm men ; 6 – Bảo quản tốt ; 7- Môi trương thuận lợi ; 8 – prôtêin
9 – Thức ăn ; 10 – Vitamin .
Câu III : (2đ)
Vacxin vô hoạt
Vacxin nhược độc
Vacxin nhược độc
Vacxin vô hoạt
Phần II : Tự luận ( 3đ)
+ Mục đích : Phát triển nhanh số lượng và chất lượng (0,5)
+ Cơ sở khoa học : - Có trạng thái sinh dục phù hợp( sự đồng pha ) ( 0,25đ)
- Phôi có thể sống và phát triển bình thường .(0,25đ)
+ Quy trình kĩ thuật (2đ)
Chọn cá thể cho và nhận, gây động dục đồng pha
Gây rụng trứng nhiều ở bò cho phôi
Phối giống
Thu hoạch phôi ở bò cho
Cây phôi bò cho vào phôi bò nhận đang động dục
Bò nhận phôi có chửa
Có đàn con mang đặc tính duy truyền
SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA ( 15 phút )
TRƯỜNG THPT AN LÃO Môn : công nghệ . khối 10
Tiết : 6
Chương : bài “ Một số tính chất của đất trồng”
Câu I (5đ): chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau :
1. Keo đất là các phần tử nhỏ, có khích thước dưới 1um, mỗi hạt có nhân và các đặc điểm
a) Hoà tan trong nước, lớp vỏ ngoài mang điện tích dương .
b) Không tan trong nước, lớp vỏ ngoài mang điện tích âm .
c) Không tan trong nước, ngoài nhân là lớp vỏ ion có thể mang điện tích âm hoặc dương d) Không tan trong nước, ngoài nhân có 2 lớp điện tích trái dấu là lớp ion quyết định và lớp ion bù
2. Khả năng hấp phụ của đất là kảh năng :
a) Giữa lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ nhưng không làm biến chất , hạn chế sự rửa trôi .
b) Giữ lại nước, oxi, do đó giữ lại được các chất hoà tan trong nước .
c) Giữ lại chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ làm biến chất và hạn chế sự rử trôi .
d) Giữ lại chất dinh dưỡng, đảm bảo nước thoát nhanh chóng .
3) Phản ứng chua của đất được đo bằng trị số PH, nếu :
a) PH < 7 - đất trung tính c) PH < 7 - đất chua
b) PH 7 - đất chua
4) Các yếu tố nào sau đây quyết định độ chua hoạt tính của đất .
a) Do H+ trong dung dịch đất gây nên c) Do Al3+ trong dung dịch đất gây nên
b) Do H+ và Al3+ trong dung dịch đất gây nên d) Chỉ a và b
5) Yếu tố nào sau đây quyết định độ chua tiềm tàng của đất .
a) Do H+ trong dung dịch đất gây nên c) Do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên
b) Do H+ và Al3+ trong dung dịch đất gây nên d) Cả b và c
Câu II(5đ) : Thế nào là độ phì nhiêu ? Hãy nêu một số ví dụ về ảnh hưởng tích cực của hoạt động sản xuất đến sự hình thành độ phì nhiêu của đất .
Đáp án :
Câu I : (5đ) Đúng mỗi câu cho 1 điểm
1
2
3
4
5
d
a
c
a
c
Câu II : (5đ)
a) Khái niệm : Là khả năng cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng cho cây, không chứa độc hại, đảm bảo cây đạt năng xuất cao.
b) Một số biện pháp làm tăng độ phì nhiêu :
- Phơi ải, nuôi bèo hoa dâu, làm phân xanh, làm thuỷ lợi ..
SỞ GD – ĐT BÌNH BỊNH ĐỀ KIỂM TRA (15phút)
TRƯỜNG THPT AN LÃO Môn : công nghệ .khố 10
Tiết : 14
Chương:bài“Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng “
Câu I (3đ) : Hãy xác định câu đúng (Đ) sai (S) :
Làm sạch cỏ, đốt rơm rạ trên đồng ruộng .
Gieo trồng đúng thời vụ .
Phun thuốc hoá học trừ sâu cho cây trồng trước khi gieo .
Bắt và tiêu diệt hết các loại sâu bọ gặp trên đồng ruộng .
Tưới tiêu và bón phân hợp lí .
Sử dụng giống có khả năng sâu bệnh
Câu II (7đ) : Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ?.Hãy nêu những nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp ?
Đáp án :
Câu I (3đ) : đúng 3 câu cho 1 điểm
Đúng : a, b, e. g
Sai : c, d
Câu II :
Khái niệm : (3đ) Là phối hợp các biên pháp một cách hợp lí để phát huy hết ưu điểm và khắc phục nhược điểm của mỗi phương pháp .
Nguyên lí : (4đ)
Trồng cây khoẻ
Bảo tồn thiên địch để chúng khống chế sâu bệnh
Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sâu, bệnh kịp thời có biện pháp phòng trừ
Nông dân trở thành chuyên gia
SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA ( 15 phút)
TRƯỜNG THPT AN LÃO Môn : công nghệ . khối 10
Tiết : 27
Chương : bài “sản xuất thức ăn cho vật nuôi ”
Câu I ( 4đ): Hãy ghép các cột ở mục A sao cho tương ứng với mục B
Cột A
Cột B
Cột ghép
1- Thức ăn tinh
2 - Thức ăn xanh
3 - Thức ăn thô
4 - Thức ăn hổn hợp
a) Có hàm lượng nước cao, có thể cho vật nuôi ăn ngay khi mới thu hoạch, cũng có thể chế biến .
b) Thức ăn có tỉ lệ xơ cao, nghèo chất dinh dưỡng, chỉ dùng cho vật nuôi nhai lại .
c) Chủ yếu là hạt của các cây hoà thảo và cây họ đậu, có nhiều tinh bột, đường, ít xơ, thành phần dinh dưỡng ổn định .
d) Nhiều loại thức ăn phối hợp lại theo công thức đã được tính toán .
1
2
3..
4.
Câu II ( 6đ) : Hãy trình bày quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp ? Phân biệt đặc điểm của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn hỗn hợp đậm đặc ?
Đáp án :
Câu I ( 4đ): Mỗi câu trả lời đúng cho 1 điểm :
1 – c ; 2 – a ; 3 – b; 4 – d
Câu II (6đ):
a) Quy trình :
- Bước 1 : Chọn nguyên liệu chất lượng tốt
- Bước 2 : Làm sạch, xấy khô, nghiền nhỏ riêng từng loại nguyên liệu
- Bước 3 : Cân phối hợp theo tỉ lệ đã tính toán sẵn
- Bước 4 : Đóng bao gắn nhãn hiệu, bảo quản.
- Bước 5 : Ép viên, xấy khô
b) Phân biệt đặc điểm
- Thức ăn hổn hợp hoàn chỉnh : có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng : prôtêin, lipit, gluxit, khoáng vitamin
- Thức ăn đậm đặc : có thành phần tỉ lệ prôtêin, khoáng, vitamin cao . Khi sử dụng cần bổ sung thêm các loại thức ăn khác
SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA (15 phút )
TRƯỜNG THPT AN LÃO Môn: Công nghệ . khối 10
Tiết : 37
Chương : bài “Bảo quản hạt, củ làm giống ”
Câu I(4đ) : Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau :
1. Để bảo quản hạt giống dài hạn cần :
a) Giữ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường .
b) Giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35 – 40 %
c) Giữ ở nhiệt độ 30 – 40 oC, độ ẩm 35 – 40%
d) giữ ở nhiệt độ âm 10oC, độ ẩm 35 – 40 %
2. Hạt để làm giống cần có các tiêu chẩn sau :
a) Khô, sức sống tốt, không sâu bệnh.
b) Sức sống cao, chất lượng tốt, không sâu bệnh .
c)Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh .
d) Sức chống chịu cao không sâu bệnh, khô .
3. Mục đích của công tác bảo quản hạt giống, củ giống là :
a) Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng đảm bảo cho tái sản xuất, duy trì đa dạng sinh học .
b) Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng; nâng cao năng suất cây trồng
c) Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng, duy trì tính chất ban đầu.
d) Hạn chế tổn thát về số lượng và chất lượng; chống lây lan sâu bệnh
4. để bảo quản củ gíông dài hạn ( trên 20 năm ) cần :
a) xử lí chống vi sinh vật, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh
b) phơi khô, xử lí ức chế nảy mầm , bảo quản trong kho lạnh
c)Xử lí ức chế nảy mầm, xử lí chống vi sinh vật, bảo quản trong kho lạnh, độ ẩm 35-40%
d) cả a, b, c đều sai .
Câu II(6đ) : Xác định những điểm giống nhau và khác nhau trong quy trình bảo quản hạt giống và củ giống .
Đáp án
Câu I (4đ) : Mỗi ý đúng cho 1 đ
1
2
3
4
d
c
a
b
Câu II ( 6đ)
Giống nhau : Đều qua quy trình : thu hoạch, làm sạch, phân loại
Khác :
Bảo quả hạt giống : phơi, sấy khô, đóng bao hoặc thùng, chum, vạt, bảo quản kín, nên điều tiết nhiệt độ và độ ẩm tuỳ mục đích bảo quản .
Bảo quản củ giống : Không phơi khô, cần xử lí phòng chống vi sinh vật gây hại xử lí ức chế nảy mầm, không đóng bao để nơi khô ráo
File đính kèm:
- kt 1 tiet.doc