Giáo án Tiết 16 làm văn- Trả bài làm văn số 1

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức: Giúp học sinh

+ Hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc về lập dàn ý, về diễn đạt

 + Ôn lại những kiến thức đã học

 Kĩ năng: Tự đánh giá những ưu khuyết điểm của mình trong bài làm, đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn ở những bài viết sau.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo.

 Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo.

C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

 Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 16 làm văn- Trả bài làm văn số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 Tiết 16: Làm văn: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1 —&– A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Giúp học sinh + Hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc về lập dàn ý, về diễn đạt… + Ôn lại những kiến thức đã học Kĩ năng: Tự đánh giá những ưu khuyết điểm của mình trong bài làm, đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn ở những bài viết sau. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - GV: Chép lại đề lên bảng. - GV: Em hãy nhắc lại những yêu cầu của bài viết này? - GV: Gợi dẫn để hs trả lời các yêu cầu. HS: Đứng tại chỗ trả lời GV: Diễn giảng thêm và chốt lại vấn đề. HS: Đứng lên tự nhận xét, đánh giá bài làm của mình về nội dung, kiểu văn bản. GV: Nhận xét, sữa lỗi cho hs. Đọc bài khá cho cả lớp nghe Đề bài: Cảm nghĩ của anh (chị) về một người thân yêu nhất của mình I. Yêu cầu của bài viết: 1. Nội dung: - Đảm bảo đủ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. - Bài viết cần có cảm xúc chân thành, sâu sắc thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình. 2. Hình thức: Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. 3. Xây dựng dàn ý: a. Mở bài: - Trong cuộc sống hàng ngày có biết bao nhiêu người để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. - Người gần gũi và gắn bó nhất đó chính là mẹ b. Thân bài: - Giới thiệu về mẹ. - Những khó khăn, vất vả mà mẹ phải trải qua. - Lo lắng, hy sinh cho con ¯ Mẹ như cánh cò trong câu ca dao, nghiêng xuống che chắn mọi bão giông cho con. - Kể lại một kỷ niệm khó quên với mẹ. c. Kết bài: - Khẳng định lại tình mẹ bao la, sâu nặng đối với con. - Tôi mong mẹ luôn mạnh khỏe, sống lâu với con. II. Nhận xét, đánh giá: 1. HS tự nhận xét, đánh giá: - HS đọc bài viết của mình, sau đó tự rút ra nhận xét, đánh giá bài làm của mình. - Về nội dung: Đúng yêu cầu của đề hay chưa? Hay chỉ đúng một phần hoặc sai hoàn toàn. - Về kiểu văn bản đã đáp ứng đúng một bài văn nghị luận xã hội chưa? - Về hình thức đạt yêu cầu chưa? 2. GV nhận xét, đánh giá: a. Ưu điểm: - Đa số nắm được yêu cầu của đề. - Một số em viết khá sáng tạo, diễn đạt tương đối. b. Khuyết điểm: - Nhiều em diễn đạt lan man, lời văn lủng củng sai chính tả quá nhiều. - Có em cả bài không có bất cứ dấu câu nào. - Một số em xa đề, lạc đề. - Một vài em trình bày chưa cẩn thận, còn bôi xoá nhiều. 4. CỦNG CỐ: Nhắc lại phương pháp làm văn nghị luận xã hội. 5. DẶN DÒ: - Học bài. - Soạn bài : RA – MA BUỘC TỘI. E. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 17, 18: Đọc văn: RA – MA BUỘC TỘI (Trích Ra – ma – ya – na – Sử thi Ấn Độ) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Giúp học sinh + Hiểu được vẻ đẹp tinh thần của người Ấn Độ cổ đại trong cuộc chiến vì danh dự, nghĩa vụ và tình yêu. + Hiểu được nghệ thuật xây dựng nhân vật sử thi Ra – ma- ya – na thông qua diễn biến tâm trạng của Ra – ma và Xi – ta. + Bồi dưỡng ý thức danh dự và tình yêu thưuơng cho học sinh. + Hiểu được quan niệm của người Ấn Độ cổ về người anh hùng, đấng quân vương mẫu mực và người phụ nữ lý tưởng Kĩ năng: + Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. + Phân tích tâm lí nhân vật, tính cách nhân vật, sự phát triển của xung đột nhân vật. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: a. Nêu tâm trạng của Pê- nê- lốp và Uy - lít – xơ? b. Qúa trình thử thách và sum họp? c. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - GV: Gọi 1 hs đọc phần tiểu dẫn cho cả lớp nghe. - GV: Văn học Ấn Độ ra đời và phát triển như thế nào? - HS: Trình bày cá nhân. HS: Trình bày cá nhân. - GV: Nêu vị trí và bố cục của đoạn trích? - HS: Trình bày cá nhân. GV gợi dẫn: hai vợ chồng gặp lại nhau trong không gian công cộng, trước sự chứng kiến của mọi người. - GV: Gọi hs đọc phân vai - HS: Thảo luận nhóm 3’. Ra – ma đã dùng lời lẽ như thế nào để buộc tội Xi – ta? lời nói ấy thể hiện điều gì? 2 em đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày sản phẩm. - GV: Sữa chữa, bổ sung cho hoàn chỉnh. - GV: Khi chứng kiến cảnh Xi – ta bước lên giàn hoả thiêu Ra – ma ra sao? - HS: Trình bày cá nhân. - GV: Thái độ của Xi – ta như thế nào khi nghe lời buộc tội của Ra – ma? - HS: Trình bày cá nhân. - GV diễn giảng thêm: Trong quan niệm của người Ấn Độ lửa là trong sạch nhất, lửa có thể thiêu cháy tất cả nhưng vẫn giữ được mình trong sạch. - GV cho hs xem hình Ra – ma và Xi – ta. - GV: Nhắc lại nghệ thuật của Đăm Săn và Ô – đi – xê. - GV: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? I. Tìm hiểu chung: 1. Sử thi Ra – ma – ya – na: - Là thiên sử thi nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu sắc tới văn học, văn hóa Ấn Độ và nhiều nước trong khu vực. Ra đời khoảng thế kỉ III tr CN. - Được bổ sung, gọt giũa qua nhiều thế hệ tu sĩ – nhà thơ và được hoàn thành nhờ trí nhớ tuyệt vời và nguồn cảm hứng đặc biệt của đạo sĩ Van – mi – ki. 2. Tác giả Van – mi – ki: - Sống vào khoảng TK III tr CN, xuất thân đẳng cấp Bà la môn. - Là người có trí nhớ kỳ lạ, ăn nói lưu loát, xuất khẩu thành thơ. 3. Bố cục: Chia làm hai phần - Phần 1: Từ đầu ... được lâu à Lời buộc tội của Ra – ma. - Phần 2: Còn lại à Lời đáp và hành động của Xi – ta. II. Đọc - hiểu: 1. Lời buộc tội của Ra – ma: - Xưng hô trịnh trọng oai nghiêm (xưng “ta” và “gọi hỡi phu nhân”) àVới tư cách vừa là một đức vua, vị anh hùng (con người xã hội) vừa là một người chồng (con người cá nhân) - Tuyên bố với Xi – ta động cơ tiêu diệt quỉ vương Ra – va – na không phải vì tình vợ chồng mà vì danh dự của mình “ Chẳng phải ….của ta” - Coi vợ là “một vật để yêu đương” à xúc phạm đến nhân phẩm của vợ - Xúc phạm cả anh em của mình “ nàng có thể để tâm đến Lắc – ma – na …cũng được”, “ thấy nàng yêu kiều xinh đẹp, lại có được nàng trong nhà hắn, Ra – va – na đâu có chịu đựng được lâu” à có gì đó lúng túng, bối rối trong tâm trạng của Ra – ma, ngoài ra trong thái độ ruồng bỏ Xi – ta ta cũng thấy có sự ghen tuông của người chồng. - Khi chứng kiến cảnh Xi – ta bước lên giàn hoả thiêu “ Nom chàng khủng khiếp… chết vậy” à Bao bọc vẻ ngoài lạnh lùng tàn nhẫn là nỗi đau đớn tột cùng. ð Van – mi – ki thật sắc sảo, tinh tế khi miêu tả diễn biến tâm trạng của Ra – ma. Chàng buộc phải hy sinh tình cảm cá nhân vì đòi hỏi của cộng đồng. Quan niệm của người Ấn Độ cổ về người anh hùng. ¯ Trong con người Ra – ma có sự cao cả tầm thường lẫn nhỏ nhen. Nhân vật mang nét ngưuời rất thật. 2. Lời đáp và hành động của Xi – ta: - Bất ngờ trước thái độ và hành động của Ra – ma. - Nỗi đau khổ như tràn ra “Gia – na – ki đau đớn đến nghẹt thở … như suối”. - khi cất tiếng, nàng dần tìm lại sự tự chủ: + Khẳng định tư cách và phẩm hạnh của mình. Trách Ra – ma không chín chắn. + Phân biệt giữa điều tuỳ thuộc vào số mệnh (cái thân thiếp đây) với điều trong vòng kiểm soát của nàng (trái tim thiếp đây). - Bình tĩnh bước lên giàn hỏa thiêu à dám bước qua mạng sống của chính mình, chấp nhận thử thách để chứng minh phẩm tiết thuỷ chung (phẩm chất cần thiết của người phụ nữ Ấn Độ). 3. Nghệ thuật: - Miêu tả cảnh sắc thiên nhiên rực rỡ sinh động. - Xây dựng nhân vật có chiều sâu tâm lí cùng với những diễn biến phức tạp, làm cho nhân vật giàu tính người hơn tính thần. 4. Ý nghĩa văn bản: - Quan niệm về đấng minh quân và người phụ nữ lí tưởng của người Ấn Độ cổ đại. - Người Ấn Độ tin rằng: “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ra – ma – ya – na còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ khỏi tội lỗi”. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Hoạt động theo nhóm, phân vai, thể hiện đoạn trích dưới dạng một hồi kịch. 4. CỦNG CỐ: Cho hs đọc lời nhận xét của Lưu Đức Trung về nghệ thuật sử thi Ấn Độ. 5. DẶN DÒ: Học bài + Soạn bài: Tấm Cám E. RÚT KINH NGHIỆM: Tổ trưởng ký duyệt Ngày …..tháng …..năm 2011 TT : Đỗ Thanh Hồng

File đính kèm:

  • docTU_N 6, HKI.doc