Giáo án TIẾT 17 Đọc văn- RA MA BUỘC TỘI ( Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC .

1. Về kiến thức.

- Giúp học sinh hiểu được đặc trưng của sử thi Ấn độ, nắm được cốt truyện Ra ma yana, hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Qua diện biến tâm trạng của Ra ma và Xi ta hiểu được quan niệm về người anh hùng và người phụ nữ lý tưởng.

- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật.

2.Về kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu một đoạn trích của sử thi.

3.Về thái độ.

Giúp các em hiểu biết thêm về đất nước Ấn độ, gíao dục các em lòng chung thuỷ trong tình cảm vợ chồng

II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a) Chuẩn bị của GV.

- Đọc sgk, TLTK ( Sgv Ngữ văn 10, thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, Kỹ năng đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10, Dạy học văn học nước ngoài Ngữ văn 10 của Lê Huy Bắc).

b) Chuẩn bị của HS.

- Soạn bài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án TIẾT 17 Đọc văn- RA MA BUỘC TỘI ( Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy ; 10A……….. 10B………….. 10C……………. Tiết : 17 .Đọc văn ra ma buộc tội ( Tiết 1) ( Trích : Ra ma ya na - Sử thi ấn Độ) I. Mục tiêu bài học . 1. Về kiến thức. - Giúp học sinh hiểu được đặc trưng của sử thi ấn độ, nắm được cốt truyện Ra ma yana, hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Qua diện biến tâm trạng của Ra ma và Xi ta hiểu được quan niệm về người anh hùng và người phụ nữ lý tưởng. - Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật. 2.Về kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu một đoạn trích của sử thi. 3.Về thái độ. Giúp các em hiểu biết thêm về đất nước ấn độ, gíao dục các em lòng chung thuỷ trong tình cảm vợ chồng II.chuẩn bị của gv và hs: a) Chuẩn bị của GV. - Đọc sgk, TLTK ( Sgv Ngữ văn 10, thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, Kỹ năng đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10, Dạy học văn học nước ngoài Ngữ văn 10 của Lê Huy Bắc). b) Chuẩn bị của HS. - Soạn bài. B. tiến trình bài dạy: * ổn định tổ chức: (1’) a. Kiểm tra bài cũ:(4’) 1. Câu hỏi : Sự thử thách của Pê nê lốp với Uy lít xơ được thể hiện ntn qua cuộc đối thoại trực tiếp? 2. Đáp án : Uy lít xơ trách Pê nê lốp là người có trái tim sắt đá. Ngạc nhiên trước thái độ của vợ, chàng nói với nhũ mẫu (mà chính là nói với Pê nê lôp) “ Già hãy… giường”. Phải chăng, chàng muốn gợi ý cho Pê Nê Lốp nghĩ đến việc thử thách qua chiếc giường. + Pê nê lốp cho nhũ mẫu khiêng chiếc giường chắc chắn ra ngoài, Uy li xơ nhận ra điều thử thách của nàng, chàng đã giải mã nhạy bén về chiếc giường đủ sức thuyết phục vợ. Pê Nê lốp nghẹn ngào trước sự thực Uy li xơ trở về -> Nàng là người vợ chung thuỷ. b. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài mới (2’): Nếu người anh hùng trong sử thi Hy lạp được ngợi ca về sức mạnh của trí tuệ, lòng dũng cảm. Đam San trong sử thi Việt Nam là người anh hùng chiến đấu với các tù trưởng thù địch vì mục đích riêng giành lại vợ đồng thời bảo vệ cuộc sống bình yên thì Ra Ma người anh hùng trong sử thi ấn độ lại được ca ngợi bởi sức mạnh của đạo đức, lòng từ thiện và danh dự cá nhân. Để thấy rõ điều này, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “ Ra ma buộc tội” trích sử thi Ramayana của Van Mi Ki. * Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt -Gv giới thiệu vài nét về sử thi ấn Độ. (10’) -Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn trong SGK và trả lời câu hỏi sau: -Em hãy nêu quá trình hình thành sử thi Ramayana? -Gv hỏi: Dựa vào sgk, em hãy tóm lược tác phẩm Ramayana? (5’) -Hs dựa vào SGK để tóm tắt tác phẩm. (5’) -Nêu giá trị nội dung và giá trị NT của tác phẩm? -Gv bổ sung. (10’) - Gv hướng dẫn học sinh đọc. + Một Hs đọc lời kể, tả, dẫn chuyện: Giọng chậm rãi, bi hùng. + Một Hs đọc lời thoại của Ra Ma, giọng đau đớn, bối rối, giận dữ và quyết liệt, ghìm nén. + Một Hs đọc lời thoại của Xi ta giọng đau đớn, uất ức, giãi bày,khẳng định, chứng minh, tuyệt vọng, dứt khoát, quyết định. Gọi một HS đọc văn bản - Gv nhận xét Hs đọc. - Giải nghĩa từ khó chân trang. - Gv hỏi: Nêu vị trí đoạn trích? Gv hỏi: Đoạn trích chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần? CCủng cố và luyện tập.(5’) - Bài tập trắc nghiệm: Hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu dòng mà em cho là đúng nhất. 1. Ra-ma-ya- na là sử thi của dân tộc nào. a) Nhật Bản. b) Trung Quốc c) ấn Độ d. Hi Lạp. 2. Văn bản Ra-ma buộc tội trích ở đoạn trích nào của Ra-ma-ya- na? a) Ra- ma vào rừng ẩn dật. b) Ra- ma trở về kinh. c) Ra -ma chiến thắng quỷ vương. d) Xi ta bị quỷ vương bắt. 3. So với Ô đi sê, sử thi Ra-ma-ya-na có gì khác biệt. a) Ca ngợi tình yêu lòng thuỷ chung. b) Ca ngợi sức mạnh đạo đức, lòng thiện. c) Ca ngợi trí tuệ, lòng dũng cảm. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (3’ I- Tìm hiểu chung. 1. Vài nét về sử thi ấn Độ: - VH cổ đại ấn Độ ra đời từ rất sớm, mở đầu là giai đoạn thần thoại VêĐa sau đó là giai đoạn sử thi. - ST là bức tranh rộng lớn phản ánh hiện thực đời sống tinh thần của nhân dân ấn độ cổ đại : Ca ngợi những chiến công hiển hách, khí phách hào hùng của các anh hùng. - Sử thi ấn độ mở ra một giai đoạn hoàng kim trong văn học ấn độ Ramayana và Ma ha bha ra ta là hai sử thi ấn độ nổi tiếng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu bền trong văn học. - Ramayana hình thành vào khoảng thế kỷ III trước công nguyên, được bổ sung chau chuốt bởi nhiều thế hệ tu sĩ, thi nhân và đạt đến hình thức hoàn thiện cuối cùng nhờ đạo sĩ Vanmiki. Tác phẩm bao gồm 24.000 câu thơ đôi. 2. Tóm tắt tác phẩm : - ( sgk - t55) 3. Giá trị của tác phẩm : * Giá trị nội dung. + Ca ngợi chiến công và đạo đức của anh hùng RaMa. + Tấm lòng chung thuỷ, kiên trinh của Xi Ta -> các nhân vật lý tưởng luôn luôn sống động và nuôi dưỡng tinh thần đạo đức dân tộc ấn độ. + Giá trị nghệ thuật : - Thành công trong miêu tả thiên nhiên tràn đầy sức sống và chứa chan tình nghĩa. - Thể hiện nội tâm nhân vật sâu sắc và chân thực. 4. Đoạn trích Ramayana : a. Đọc văn bản : b. Giải thích từ khó c. Vị trí đoạn trích : - Khúc ca 6 - chương 79. Sau khi thắng lợi quỷ vương Ramana, Rama nổi cơn ghen tuông dữ dội và nghi ngờ Xi ta. c. Bố cục : - Đoạn 1. Từ đầu… đâu có chịu được lâu : Cơn giận dữ và diễn biến tâm trạng của RaMa. - Đoạn 2 : Còn lại : Tự khẳng định mình và diễn biến tâm trạng của Xita. - Nắm được vài nét về quá trình hình thành sử thi Ramayana. - Tóm tắt tác phẩm - Nêu vài nét về giá trị tác phẩm - Đáp án : Câu 1 : Đáp án (c). Câu 2 : Đáp án (c). Câu 3 : Đáp án (b). 1.Học bài: - Học theo câu hỏi phần HDHB. 2.Chuẩn bị bài: -Tìm hiểu tình huống trong đoạn trích.ý nghĩa nghệ thuật của tình huống đó. -Tìm hiểu phẩm chất của Ra ma và phẩm chất của Xi ta. - Giờ sau học tiếp tiết 2.

File đính kèm:

  • docgiao an van 10(2).doc