Giáo án Tiết 19 làm văn- Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức: Giúp học sinh

+ Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự.

+ Khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.

+ Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn.

 + Cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự.

 Kĩ năng:

+ Nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự đã học.

+ Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để tạo lập văn bản theo yêu cầu cụ thể.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo.

 Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo.

C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

 Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Thế nào là lập dàn ý bài văn tự sự?

 3. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7277 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 19 làm văn- Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Tiết 19: Làm văn: CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Giúp học sinh + Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự. + Khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự. + Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn. + Cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự. Kĩ năng: + Nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự đã học. + Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để tạo lập văn bản theo yêu cầu cụ thể. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là lập dàn ý bài văn tự sự? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - GV: Gợi dẫn cho hs nhớ lại chương trình cấp hai và hỏi: Văn tự sự là gì? sự việc và nhân vật trong văn tự sự là gì? - HS: Trình bày cá nhân. - GV: Có thể dẫn chứng thêm sự việc người chồng tỉnh ngộ (Chuyện người con gái Nam Xương) à Từ đó nêu khái niệm tự sự. - GV: Yêu cầy hs tìm hiểu kỹ phần I, SGK và trả lời các câu hỏi. - GV: Yêu cầu hs tìm hiểu mục II, SGK tr 62 và trả lời câu hỏi: Truỵên An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy kể lại điều gì? - HS: Trình bày cá nhân. - GV: Theo em các sự việc, chi tiết trên có phải là các sự việc, chi tiết tiêu biểu không? từ đó rút ra cách chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu. - HS: Thảo luận nhóm 3’ - HS: Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày sản phẩm. - GV: Sữa chữa, bổ sung, chốt lại vấn đề. HS: Thảo luận nhóm 3’. Lên bảng trình bày sản phẩm. GV: Sữa chữa, bổ sung, chốt lại vấn đề và cho điểm. HS về nhà làm bài tập 2. I. Tìm hiểu chung: 1. Khái niệm: - Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết. - Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. VD: Sự việc Tấm biến hoá nhiều lần (Tấm Cám). - Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 2. Vai trò, tác dụng của sự việc và chi tiết: - Sự việc và chi tiết tiêu biểu có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt câu chuyện, tô đậm đặc điểm, tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn, làm nổi bật ý nghĩa văn bản. - Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện. II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu: 1. Tìm hiểu truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy: - Truyện kể về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa. Trong đó có số phận mỗi con người, các số phận này có quan hệ mật thiết với nhau, chi phối và tác động lẫn nhau. - Sự việc Trọng Thủy - Mị Châu chia tay nhau, vừa có vai trò dẫn dắt câu chuyện, vừa diễn tả được mối quan hệ riêng của hai nhân vật. Chi tiết rắc lông ngỗng có vai trò duy trì tính lôgic cốt truyện. 2. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu: Khi chọn sự ciệc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự cần chú ý: - Sự việc, chi tiết phải có vai trò dẫn dắt câu chuyện. - Sự việc, chi tiết phỉa góp phần khắc họa tính cách nhân vật sâu sắc. - Sự việc, chi tiết phải “hiện thực hóa” được chủ đề của văn bản. - Phải bất ngờ, hấp dẫn. III. Luyện tập: Bài tập 1, trang 63, 64 sgk Văn bản “Hòn đá xù xì” a. Không thể bỏ sự việc “Hòn đá xấu xí được xác định từ vũ trụ rơi xuống”. Vì sự việc này có vai trò chuẩn bị cho sự vịêc ở phần kết thúc truyện và góp phần miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật, cũng như làm sáng tỏ chủ đề văn bản). Có thể coi đó là sự vịêc tiêu biểu. b. Từ kết quả trên có thể rút ra bài học: Khi lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu ta cần chọn sao cho chi tiết ấy góp phần dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn và tập trung thể hiện chủ đề. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Luyện tập thêm về nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự đã học. 4. CỦNG CỐ: HS làm bài tập 1 trang 63, sgk 5. DẶN DÒ: Học bài chuẩn bị bài viết số 2 E. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 20, 21: Làm văn: BÀI VIẾT SỐ 2 —&– A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: kiến thức: Giúp học sinh: + Ôn tập và củng cố các kiến thức về văn tự sự. + Tích hợp với các văn bản đã học ở THCS và ở lớp 10 cùng với các kiến thức tiếng Việt đã học. Kĩ năng: Viết văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Đề bài: Hãy tưởng tượng mình là Mị Châu và kể lại câu chuyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. YÊU CẦU: 1. Nội dung: - Phải đảm bảo đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Trong qúa trình kể phải đảm bảo đầy đủ các ý chính của truyện, diễn biến của truyện. - Phải thật sự nhập thân vào nhân vật, phải đóng vai mình là Mị Châu (Giới thiệu tôi là Mị Châu). - Biết xác định những tình tiết chính và sắp xếp theo trình tự. - Biết dùng những phương tiện ngôn ngữ chuyển ý để bài viết được liền mạch. - Bên cạnh đó lời văn cần mượt mà, uyển chuyển, nhịp nhàng, hàm súc. 2. Hình thức: - Trình bày sạch đẹp. - Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. 3. Biểu điểm: - Điểm 9, 10: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, cảm xúc, không sai lỗi chính tả. - Điểm 7, 8: Đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt tương đối và có cảm xúc, không sai lỗi chính tả. - Điểm 5, 6: Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn mắc một vài sai sót. - Điểm 3, 4: Bài viết sơ sài, chưa đảm bảo các yêu cầu, sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 1, 2: Bố cục chưa đầy đủ, diễn đạt lung tung, sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0 : Không viết được gì. 4. CỦNG CỐ: Học sinh nộp bài 5. DẶN DÒ: Học bài “Ra- ma buộc tội” + Soạn bài: “Tấm Cám”. E. RÚT KINH NGHIỆM: Tổ trưởng ký duyệt: Ngày … tháng … năm 2011 TT: Đỗ Thanh Hồng

File đính kèm:

  • docTU_N 7, HKI.doc