A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng tư duy
* Giúp học sinh HS:
- Cảm nhận được những cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ về đất nước qua những hình ảnh mùa thu và hình ảnh đất nước đau thương, bất khuất, anh hùng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ (về kết cấu, sự sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu,v.v. )
2. Tư tưởng- tình cảm
Nhận thức rõ ràng hơn về đất nước, thêm có trách nhiệm với quê hương đất nước.
II. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- SGK, tài liệu tham khảo
III. Cách thức tiến hành
Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, chia nhóm thảo luận.
B. Tiến trình dạy học
* ổn định tổ chức (1 phút)
I. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS - 2 phút)
II. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Quê hương, đất nước là một trong những cảm hứng lâu bền nhất của nhân dân VN qua mọi thời kì lịch sử. Đã có nhiều nhà thơ, nhà văn thành công ở đề tài này, NĐT cũng đã góp một tiếng nói riêng của mình về quê hương đất nước mà tiêu biểu là bài thơ Đất nước.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9152 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tiết 22 - Đọc thêm: Đất nước của Nguyễn Đình Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/10 Ngày giảng : 03/10/2008
Tiết 22 - Đọc thêm
Đất nước
Nguyễn Đình Thi
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng tư duy
* Giúp học sinh HS:
- Cảm nhận được những cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ về đất nước qua những hình ảnh mùa thu và hình ảnh đất nước đau thương, bất khuất, anh hùng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ (về kết cấu, sự sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu,v.v.…)
2. Tư tưởng- tình cảm
Nhận thức rõ ràng hơn về đất nước, thêm có trách nhiệm với quê hương đất nước.
II. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- SGK, tài liệu tham khảo
III. Cách thức tiến hành
Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, chia nhóm thảo luận..
B. Tiến trình dạy học
* ổn định tổ chức (1 phút)
I. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS - 2 phút)
II. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Quê hương, đất nước là một trong những cảm hứng lâu bền nhất của nhân dân VN qua mọi thời kì lịch sử. Đã có nhiều nhà thơ, nhà văn thành công ở đề tài này, NĐT cũng đã góp một tiếng nói riêng của mình về quê hương đất nước mà tiêu biểu là bài thơ Đất nước.
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
- Những điểm đáng lưu ý về tác giả Nguyễn Đình Thi?
I. TÌM HIỂU CHUNG (5 phút)
1. Tác giả
- Sinh: 20/12/1924
- Sống và gắn bó nhiều với Hà Nội
- Giữ những chức vụ quan trọng của Hội VHNT Việt Nam.
- Sáng tác thơ, văn, nhạc, phê bình lý luận
- Đạt giải thưởng Hồ Chí Minh
® đa tài
- Là nhà thơ tiêu biểu của thơ ca cách mạng VN.
- Nêu hoàn cảnh sáng tác
2. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác từ 1948 đến 1955 ® thời gian dài
+ Gắn với đất nước và cuộc kháng chiến
+ Kết quả của một quá trình dồn nén cảm xúc, suy tư ® độ chín
- Hình tượng lớn: đất nước
- Yếu tố nào khơi nguồn cảm xúc về mùa thu của tác giả?
II. TÌM HIỂU TÁC PHẨM
1. Đất nước qua cảm xúc về mùa thu (20 phút)
*Khơi nguồn cảm xúc:
- Sáng mát trong:
+ khí trời mát mẻ, trong trẻo
+ chuỗi âm thanh nhẹ, cao
® cái thanh thoát của mùa thu.
- "hương cốm": đặc trưng mùa thu Hà Nội " gợi nỗi nhớ về:
- Mùa thu Hà Nội được khắc hoạ bằng những chi tiết nào? Phân tích sức biểu hiện của những từ ngữ: chớm lạnh, xao xác, hơi may?
*Mùa thu Hà Nội:
- "sáng chớm lạnh": cái lạnh vừa mới bắt đầu, thoáng qua, mơ hồ ® khí trời khẽ chuyến đổi.
- "hơi may": gió thu nhẹ, mỏng, thoáng
- "xao xác": tượng hình: khô, nhẹ
tượng thanh: khẽ chạm nhau
® vắng buồn, con phố Hà Nội như dài hơn, sâu hơn.
] Buổi sáng giao mùa ở Hà Nội: đẹp - buồn
- Nhận xét về âm điệu câu thơ? Mùa thu Hà Nội hiện lên như thế nào?
- Âm điệu câu thơ dàn trải, trầm lắng ® có cái gì rất nhớ nhung, xa vắng, vừa da diết, vừa ngậm ngùi lưu luyến.
-Ttrung tâm của bức tranh thu ấy là hình ảnh nào? Cảm nhận của em về hình ảnh ấy?
- Người ra đi: đầu không ngoảnh lại...: quyết tâm, dứt khoát ® tư thế, tinh thần thời đại: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
- “sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”: lưu luyến, cảm thấy, nhìn thấy bằng trái tim
® gắn bó sâu nặng, con người thời đại.
- Hà Nội và đất nước đang bị xâm chiếm
- Tâm trạng người ra đi
® Tấm lòng gắn bó với Hà Nội, với đất nước
- Mùa thu ở Việt Bắc được gợi lên từ những hình ảnh nào?
*Mùa thu hiện tại ở Việt Bắc:
- Khác rồi: . giữa núi đồi
. gió thổi - rừng tre - phấp phới
. trời thu - áo mới
. trong biếc - nói cười
® + không gian: rộng, thoáng
+ hình ảnh tươi sáng
+ cảnh sắc sinh động
+ âm thanh rộn ràng
+ nhịp thơ nhanh, ngắn.
- Bức tranh mùa thu hiện lên như thế nào? Thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
- mùa thu rộn rã, tươi đẹp ® tâm trạng vui tươi, phấn chấn, tầm nhìn xa trông rộng, tư thế làm chủ đất trời.
- Vì sao có sự thay đổi trong cảm nhận, trong cảm xúc?
- Đất nước có sự thay đổi lớn.
- Con người từ buồn đến vui: từ nô lệ đến tự do, làm chủ.
*Tự hào về đất nước:
Trời xanh đây
Núi rừng đây
Những cánh đồng
Những ngã đường
Những dòng sông...
- Dáng đứng nhà thơ hiện lên như thế nào?
- Gợi lên hình ảnh đất nước như thế nào?
® dáng đứng giữa đất trờil ồng lộng .
- Đất nước mênh mông, rộng lớn, giàu đẹp ® tự hào, kiêu hãnh.
- Âm điệu say sưa, thiết tha. Khẳng định một cách hào sảng.
- Đất nước được cảm nhận ở phương diện nào?
2. Đất nước của đau thương và quật khởi (15 phút)
*Đất nước được cảm nhận bằng thời gian:
Nước của những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về...
® Thời gian từ xưa đến nay - thời gian của lịch sử. Trong khoảng thời gian dài lâu ấy, đất nước là của những người “chưa bao giờ khuất” ® kiên cường, sức sống bền bỉ ® hồn đất nước.
Þ Hình ảnh một đất nước quật khởi từ trong những đau thương.
- Những hình ảnh gợi lên một đất nước đau thương?
* Đất nước đau thương
- Hình ảnh gợi lên sự đau thương:
+ thằng... thằng chúa đất
đứa đè cổ, đứa lột da
+ bát cơm chan đầy nước mắt
+ súng đạn, xiềng xích...
® Đất nước của những năm dài chiến tranh: tủi nhục, máu đã đổ xuống...
- Hình ảnh nào giàu sức gợi cảm nhất? Em hãy phân tích.
- Hình ảnh đau thương nhất:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
® Tác giả lấy 2 hình ảnh thân thuộc, gần gũi nhất, gợi lên bầu trời, mặt đất của Tổ quốc: cánh đồng (trù phú, ấm no, mỡ màng), bầu trời chiều (bình yên, êm ả), giờ bị tàn phá: chảy máu, đâm nát ® hình ảnh gợi lên sự tang tóc, chết chóc, thương đau.
® nỗi đau lớn của dân tộc ® ngọn lửa căm hờn.
* Đất nước quật khởi:
- Hình ảnh của đất nước quật khởi hiện lên như thế nào?
- Sự đối lập: . xiềng xích - trời đầy chim
. súng đạn - lòng dân ta yêu nước...
® vũ khí thô bạo không thể tàn phá được sức mạnh tinh thần và lòng nhân ái, yêu chuộng hoà bình ® sức sống của dân tộc, của con người Việt Nam.
® làm nên sức mạnh để chiến thắng quân thù.
- Hình ảnh của một đất nước đứng lên:
Ôm đất nước những người áo vải
Đứng lên thành những anh hùng.
® CN anh hùng cách mạng rất thời thường, giản dị nhưng cũng rất anh hùng.
- Hình ảnh đất nước hiện lên:
Từ trong máu lửa
Rũ bùn - đứng dậy - sáng loà
® nhịp thơ dồn dập, mạnh ® âm hưởng hùng tráng.
. bối cảnh: rộng lớn
. đất nước: sáng loà, sừng sững, hiên ngang
Þ Đất nước anh hùng trong tư thế vận động mạnh mẽ.
*Tóm lại:
- Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến, chiến đấu và chiến thắng, trong không gian rộng lớn ® tầm khái quát
- Cảm xúc - suy tư: đất nước gần gũi, thiêng liêng và trang trọng.
* Củng cố:
- Hình tượng đất nước được khắc hoạ trong bài thơ ntn? Qua đó bộc lộ điều gì?
III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2 phút)
- Đọc lại phần nội dung bài học
- Häc thuéc lßng bµi th¬
- Nói lên suy nghĩ, cảm xúc của em về một vài chi tiết, hình ảnh thơ mà em ấn tượng nhất.
- Đọc kĩ đề bài ở bài viết số 2, lập dàn ý chi tiết chi tất cả các đề đó.
File đính kèm:
- Doc them Dat nuoc.doc