A.Mục tiêu cần đạt.
- Thấy được số phận bi thảm của người nông dân nghèo trong xã hội cũ: Bị dồn đẩy vào bước đường cùng không lối thoát, khát khao lương thiện mà không được lương thiện. Thấy được tình cảm nhận đạo sâu sắc mới mẻ của Nam Cao .
- Hiểu được nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, và bút pháp hiện thực sắc sảo của nhà văn Nam Cao.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2224 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tiết 49, 50 - Chí phèo của Nam Cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49.50
Đọc văn.
Chí phèo.
Của Nam Cao.
Ngày dạy: 30/11/2007.
A.Mục tiêu cần đạt.
- Thấy được số phận bi thảm của người nông dân nghèo trong xã hội cũ: Bị dồn đẩy vào bước đường cùng không lối thoát, khát khao lương thiện mà không được lương thiện. Thấy được tình cảm nhận đạo sâu sắc mới mẻ của Nam Cao .
- Hiểu được nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, và bút pháp hiện thực sắc sảo của nhà văn Nam Cao.
B.Phương tiện thực hiện:
SGK<SGV, thiết kế bài giảng.
C,Cách tiến hành.
- g/vcho h/s tóm lược tác phẩm. Chỉ đọc những câu những đoạn cần thiết trong quá trình phân tích.
- Dưới hệ thống câu hỏi, g/v cho học sinh tìm hiểu những nội dung cần đạt.
- Học sinh thống kê các chi tiết thuộc về nhân vật chí phèo, qua các chi tiết mà hình thành ý nghĩa và bút pháp nghệ thuật của nhà văn..
D.Tiến trình thực hiện.
1.ổn định lớp: 11v1: 35
2.Bài mới.
Thày và trò
Nội dung cần đạt.
Tiết 1
Dựa vào kiến thức sgk, em cho biết hiểu biết cảu em về nhà văn Nam Cao?
Bối cảnh của truyện là gì?
Tóm tắt truyện ?
h/s đọc bản tóm tắt của mình trước lớp. Học sinh khác nghe và bổ sung .
Học sinh liệt kê các chi tiết thuộc nhan vật Chí Phèo?
Đoạn đời trước khi đi ở tù được nhà văn miêu tả như thế nào? đặc trưng của bút pháp hiện thực qua các chi tiết đó?
- Đoạn văn mở đầu có ý nghĩa nghệ thuật gì?
Theo sự mô tả của tác giả, anh Chí có cái gì và không có cái gì?
- ở đoạn đời sau khi ra tù nhà văn mô tả nhân vật như thế nào? có gì khác với đoạn đời trước đó?
- Giá trị hiện thực của ngòi bút Nam Cao thể hiện ở những chi tiết nghệ thuật và ý nghĩa chi tiết đó như thế nào?
Tiết 2
Chí Phèo đến nhà Bá Kiến lần 2 làm gì? Lần này Chí phèo được gì và mất gì?
Nêu ý nghĩa giá trị hiện thực của hình tượng nhân vật qua hệ thống chi tiết này?
g/v nêu thêm dẫn chứng về hiện thực này qua tác phẩm “Bước đường cùng”của Nguuyễn Công Hoan.
Đoạn văn tả cảnh Chí phèo gặp Thị Nở có gì đặc biệt trong ngòi bút hiện thực của Nam Cao?
Chí phèo đã có sự chuyển biến như thế nào về tư tưởng sau khi gặp thị Nở?
Việc chuyển biến ấy có tính hiện thực không? co sý nghĩa nghệ thuật như thế nào?
Chí phèo đến nhà Bá Kiến lần 3 làm gì? ý nghĩa của hình tượng nhân vật qua hệ thống chi tiết này?
Bình luận về ý nghĩa cái chết của nhân vật Chí Phèo?
g/v giảng ý về tư tưởng nhà văn.
h/s thảo luận:
- Qua việc phân tích nhân vật Chí phèo, em cho biết ý nghĩa điển hình của nhân vật Chí Phèo?
Nội dung nhân đạo sâu sắc của tác phẩm là gì?
Nêu ý nghĩa điển hình của câc nhân vật còn lại trong tác phẩm.
- Nhân vật Bá Kiến?
- Thị Nở
- Bà cô thị Nở?
Củng cố: - Qua tác phẩm em nhận thức được điều gì? về giá trị văn học và đời sống?
Dặn dò:
- Đọc thêm tinh thần thể dục của Nguyễn công Hoan.
- Tiết 51, đọc tiểu thuyết, truyện ngắn.
- Tiết 52 trả bài số 3.
I.Tìm hiểu chung.
1,Tác giả (sgk tr 209).
2.Bối cảnh của truyện “Chí Phèo”
- Lấy bối cảnh thực từ làng Đại Hoàng của nhà văn để hư cấu thành hình tượng điển hình: Đó là bộ mặt nông thôn Việt Nam hết sức tối tăm dưới chế độ thực dân nửa phong kiến trước cách mạng.
3.Tóm tắt tác phẩmvà cấu tứ truyện.
- Theo bố cục của truyện: nhà văn xây dựng nhân vật theo cuộc đời nhân vật chính trung tâm: Chí Phèo.
- Cấu tứ không hoàn toàn tuân thủ qui luật của cuộc đời Chí Phèo, mà đan xen hiện tại- quá khứ- hiện tại.
- Được chia thành 2 phần chính: Cuộc đời Chí phèo trước khi đi ở tù; và sau khi ra tù cho đến chết.
- Nhà văn chủ yếu miêu tả đoạn đời của Chí Phèo sau khi ra tù, nhằm làm nổi bật chủ đề tư tưởng của truyện: Số phận bi kịch của người nông dân trước cách mạng và bộ mặt tàn bạo của chế độ thực dân p/k đè đầu cưỡi cổ nông dân.
- Sau khi ra tù, chí phèo bị biến chất và đến nhà Bá Kiến đòi quyền sống và tiếp tục bị Bá Kiến lợi dụng, Chí Phèo bị đẩy ngày càng lún sâu vào con đường tội lỗi.> Chí Phèo Thị Nở, được tình yêu của Thị Nở làm cho thức tỉnh và khao khát lương thiện. Nhưng Tình camr đó bị bàcô thị Nở khước từ. Chí Phèo đến đam chết Bá Kiến rồi tự đâm mình..
II. Phân tích.
1.Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
a- Mở đầu tác phẩm:
Hình ảnh Chí Phèo say và chửi. Trong tiếng chửi của Chí vừa đúng tính chất là một thằng say, song nghe như vật vã đau đớn cô độc vô cùng, không được xã hội chấp nhận vào cuộc đời bằng phẳng của mọi người.> Đoạn văn mở đầu tạo ấn tượng cho người đọc về một số phận con người, có ý nghĩa nêu trước chủ đề tác phẩm, tạo tính tò mò tìm hiểu về nhân vật của người đọc.
b- Đoạn đời trước khi đi ở tù:
Được nhà văn kể vắn tắt như sự tóm lược tiểu sử nhân vật bằng các chi tiết có tính hiện thực, khái quát cao cho số phận của những con người cùng đinh như Chí Phèo: Một anh Chí hiền lành bất hạnh từ khi sinh ra, không nhà , không cha mẹ, không người thân thích, không tấc đất cắm dùi. Nhưng anh chí có: Lòng lương thiện, tính thật thà chăm chỉ, lòng tự trọng của một thanh niên mới lớn- Đây là bản chất con người mà trời cho Chí. Bản chất này điển hình cho người nông dân nói chung.
c-Đoạn đời sau khi ra tù.
- Ngoại hình: Đúng là đặc điểm của một con người dã hoàn toàn biến chất, từ ăn mặc, điệu bộ, hành động, lời nói.
- Chí đến nhà Bá Kiến lần1:
Chửi, cào mặt ăn vạ > Thái độ trả thù kiểu của Chí> Dù hiền lành đến mấy, nhưng những năm tháng ở tù đã biến Chí trở thành con người khác: Biết nhận ra cái ác ở đời, muốn tồn tại thì phải ác.>Giá trị hiện thực rất sâu sắc của hình tượng nhân vật.
- Chí Phèo không trả thù được như mong muốn mà còn bị Bá Kiến làm cho tha hoá hơn.
- Chí phèo đến nhà Bá Kiến lần 2:
Đòi quyền sống cá nhân: Lần này Chí bị Bá Kiến lợi dụng theo kế sách “Dùng đầu bò trị đầu bò”.thế là Chí vô tình trở thành kẻ đâm thuê chém mướn cho Bá Kiến, ngày càng lún sâu vào tội lỗi mà khong hay biết “ Vì Chí làm trong lúc say, khi say, Chí làm bất cứ điều gì người ta sai hắn làm”. Vậy là,Chí trở thành “Con quỉ dữ của làng Vũ Đại”, ai cũng sợ hắn, ai cũng xa lánh hắn > Những chi tiết nghệ thuật này tạo nên ngiá trị hiện thức sâu sắc cho hình tượng nhân vật ở chỗ:
Sự thiếu hiểu biết , không có khả năng phân biệt đúng sai, phải trái của một con người khi đã tha hoá, chìm ngập trong rượu chè, vì vậy rất dễ bị bọn cường hào ác bá mưu mô xảo quyệt lợi dụng, đặc tính này rất phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng.
*Chí Phèo gặp thị Nở:
- Tạo tình huống gặp gỡ cho 2 nhân vật rất hiện thực mà thấm đẫm chất thơ, sự ngộ nghĩnh vừa đáng thương cho 2 con người khốn khổ, vừa đáng trọng cho tình cảm và khát vọng hạnh phúc lương thiện, trong sáng của 2 số phận bất hạnh.
- Nhà văn chú ý khai thác tâm lí vừa mang đúng hiện thực của 2 nhân vật trong mỗi văn cảnh, vừa thấy được bản chất lương thiện không hề bị mất đi cho dù có bị xã hội vằm nát cả nhân hình nhân tính. Bản chất lương thiện của con người chỉ bị khuất lấp đi trong đêm đen cuộc đời, khi có cơ hội nó lại hiện về nguyên vẹn > Tạo tiếng nói nhân đạo mới mẻ, sâu sắc cho hình tượng nhân vật Chí Phèo.
- Nhưng khát vọng trở về lương thiện của Chí bỗng tiêu tan trong mây khói vì tư tưởng thành kiến của bà cô Thị Nở, đẩy nhân vật Chí đến mức cùng đường tuyệt lộ đến cao trào của tấn bị kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
*Chí phèo đến nhà Bá Kiến lần 3:
- Dõng dạc đòi lương thiện.
- Nhưng không thể trở về cuộc đời lương thiện bình an, vì không ai cho lương thiện, vả lại chí nhận thức rõ tội lõi mình đã gây ra nên chỉ có cái chết mới giúp Chí không tiếp tục gây thêm tội ác. Chí đâm chết Bá Kiến- đã tìm đúng đối tượng để trả thù. Nhưng sau đó lại đâm chết mình. >Đó là bị kịch đau đớn nhất của Chí phèo>Cho ra giá trị hiện thực to lớn của hình tượng nhân vật:
- Những người như Chí, muốn tồn tại phải ác, nếu không muốn ác chỉ còn con đường chết> Nhà văn cảnh báo một hiện thực vô cùng đen tối của xã hội Việt nam đương thời.
- Chí phèo đã chọn cái chết để không tiếp tục gây tội ác và tiếp tay cho kẻ đứng đằng sau gây tội ác, đó là cái chết bi thương nhưng cũng mang tinh thần nhân đạo mới mẻ sâu sắc của Nam Cao.
- Cái chết của chí Phèo, là bế tắc tư tưởng của Nam cao trước cách mạng. Nhà văn chưa chỉ ra con đường giải thoát cho nhân vật của mình, đó là đặc điểm chung của văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng của những nhà văn thuộc tầng lớp tiểu tư sản bấy giờ.
*ý nghĩa điển hình bất hủ của nhân vật Chí Phèo.
- Nhân vật Chí Phèo điển hình cho nỗi thống khổ chung của người nông dân Việt Nam trước cách mạng.
- Điển hình cho bản chất lương thiện và khát khao cuộc sống bình ổn của người dân lương thiện.
- Điển hình cho bị kịch của những con người bị xã hội dồn đẩy vào bước đường cùng, buộc họ muốn lương thiện không được lương thiện.
- Qua tính chất điển hình của nhân vật tác phẩm đạt được giá trị nhân đạo vô cùng mới mẻ, to lớn:
- Lên án, tố cáo những thế lực đen tối trong xã hội, đẩy người dân lương thiện vào chốn cùng đường tuyệt lộ, đẩy họ vào bị kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
- Cảnh báo về một thực trạng tha hoá của xã hội và những nguy cơ mà thực trạng đó đem lại.
- Lên tiếng kêu gọi: Xã hội hãy mở rộng vòng tay nhân ái, cho những kẻ bị xã hội đẩy vào thực trạng tha hoá, đang khát khao trở về con đường lương thiện.
- Là tiếng nói đồng cảm bênh vực của nhà văn với số phận cùng khổ của người nông dân Việt Nam trước cách mạng nói riêng và những người như tình cảnh của Chí phèo nói chung.
2.Hình tượng nhân vật Bá Kiến,
- Bá kiến điển hình cho bộ mặt cường hào ác bá của nông thôn ViệtNam trước cách mạng: Gian ác, xảo quyệt, bọc lột đè đầu cưỡi cổ dân lành.
- Qua Bá Kiến nhà văn nhằm xây dựng mối xung đột giai cấp gay gắt của nông thôn Việt Nam đương thời.
3.Nhân vật Thị Nở:
- Tiêu biểu cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ chịu nhiều thua thiệt trong cuộc đời.
- Tiêu biểu cho tình cảm trong sáng của một con người méo mó về hình dạng nhưng thánh thiện về tâm hồn.
4.Bà cô thị Nở.
Mặc dù chỉ lướt qua tác phẩm song lại rất điển hình cho tư tưởng thành kiến rất phổ biến của xã hội mọi thời đại.
Tóm lại:
“Chí Phèo” là kiệt tác bất hủ của Nam Cao, trở thành tác phảm đỉnh cao văn học trong giai đoạn văn học Việt Nam 1930-1945, với giá trị hiện thực có tính khái quát bất hủ cùng với nội dung nhân đạo mới mẻ sâu sắc của nó.
File đính kèm:
- Chi Pheo.doc