A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: . Hiểu được cái thú và ý nghĩa triết lí trong cách sống nhàn dật.
2. Kỹ năng: Cảm nhận đợc nét đặc sắc về nghệ thuật của nhà thơ, lời tự nhiên, giản dị mà có ý vị, bằng chứng về sự trưởng thành của ngôn ngữ của thơ Nôm.
3. Thái độ, tình cảm:
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: không.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới ( 1 ) . Sống gần trọn thế kỉ XVI (1491 - 1585), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến biết bao điều bất công ngang trái, thối nát của các triều đại phong kiến Việt Nam thời Lê - Mạc. Xót xa hơn, ông thấy sự băng hoại của đạo đức xã hội con người.
- Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi
- Đời nay những trong người nhiều của
Bằng đến tay không ai kẻ vì
- Thớt có tanh tao ruồi đậu đến
Gang không mặt mỡ kiến bò chi
Chốn quan trường thì bon chen đường danh lợi “Nghe bui thinh thỉnh chỉ đồng tiền”. Ông dâng sớ xin chém mười tám tên lộng thần, vua không nghe. Ông trả mũ áo triều đình về sống ở quê nhà với triết lí:
Am Bạch vân rỗi nhàn hứng
Bụi hồng trần biếng ngại chen
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 53 Đọc hiểu- Nhàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 4/12 Giảng ngày 5/12
Tiết: 53 Môn : Đọc hiểu
Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: . Hiểu được cái thú và ý nghĩa triết lí trong cách sống nhàn dật.
2. Kỹ năng: Cảm nhận đợc nét đặc sắc về nghệ thuật của nhà thơ, lời tự nhiên, giản dị mà có ý vị, bằng chứng về sự trưởng thành của ngôn ngữ của thơ Nôm.
3. Thái độ, tình cảm:
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: không.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) . Sống gần trọn thế kỉ XVI (1491 - 1585), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến biết bao điều bất công ngang trái, thối nát của các triều đại phong kiến Việt Nam thời Lê - Mạc. Xót xa hơn, ông thấy sự băng hoại của đạo đức xã hội con người.
- Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi
- Đời nay những trong người nhiều của
Bằng đến tay không ai kẻ vì
- Thớt có tanh tao ruồi đậu đến
Gang không mặt mỡ kiến bò chi
Chốn quan trường thì bon chen đường danh lợi “Nghe bui thinh thỉnh chỉ đồng tiền”. Ông dâng sớ xin chém mười tám tên lộng thần, vua không nghe. Ông trả mũ áo triều đình về sống ở quê nhà với triết lí:
Am Bạch vân rỗi nhàn hứng
Bụi hồng trần biếng ngại chen
Và:
Nhàn một ngày là tiên một ngày
Để hiểu đúng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta đọc - hiểu bài thơ Nhàn của ông.
2. Nội dung:
I. Tìm hiểu chung 10’
1. Tác giả
Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì?
Nêu vài nét cơ bản?
HS đọc SGK
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Tác giả.
+ Tác giả sinh năm 1491, mất năm 1585.
+ Quê: Trung Am - Vĩnh Lại - Hải Dương. Nay là Vĩnh Bảo - Hải Phòng.
+ Tên huý là Văn Đạt, tự là Hạnh Phủ.
+ Học giỏi nhưng mãi năm 44 tuổi mới đi thi hương. Năm sau đỗ Trạng Nguyên. Ông làm quan được tám năm. Ông dâng sớ xin vua nhà Mạc chém 18 tên nịnh thần không được bèn cáo quan về làng. Dựng am Bạch Vân và lấy tên là Bạch Vân cư sĩ để nói rõ mình là chí để ở nơi nhàn dật. Ông mở trường dạy học. Trong số học trò của ông có nhiều người cũng đỗ đạt nhưng đều học theo thầy về ở ẩn để lánh đục tìm trong. Đó là Nguyễn Hàng, Nguyễn Dữ ông được đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử. Vua Mạc nhiều lần đến hỏi ông về chính sự. Có lần ông mách bảo: “Cao Bằng tuy thiểu nhưng có thể trụ được vài đời”. Nhà Mạc nghe theo. Ông góp phần giảm bớt căng thẳng của mâu thuẫn Lê - Mạc. Nhân dân gọi ông là Trạng Trình vì nói nhiều việc đời thành sự thật.
+ Về sự nghiệp, Nguyễn Bỉnh Khiêm là tác giả lớn của văn học Việt Nam ở thế kỉ XVI. Tác phẩm gồm có: Tập thơ chữ Hán “Bạch vân thi tập” gồm 700 bài, chữ nôm “Bạch vân quốc ngữ thi” gồm 170 bài.
Nội dung thơ văn của ông là tiếng nói của tầng lớp tri thức dân tộc trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến, thể hiện khát vọng tìm hiểu tự nhiên xã hội, khẳng định lí tưởng sống nhân nghĩa, hoà hợp với thiên nhiên, đồng thời phê phán thói đời đen bạc.
2. Bài thơ
a. Vị trí bài thơ
b. Giải nghĩa từ
c. Bố cục
?Tìm bố cục?
HS đọc SGK
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Trích trong “Bạch vân quốc ngữ thi”
- SGK
- Thơ Đường luật thường có bố cục 2/2/2/2; 4/4; 2/4/2
Bài thơ này có bố cục 2/4/2
d. Chủ đề
? Nêu nội dung bài thơ?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bài thơ thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn tản: Không vất vả, không quan tâm tới xã hội, chỉ lo an nhàn của bản thân, hoà hợp với tự nhiên, không tham danh lợi để giữ cốt cách thanh cao.
II, Đọc – hiểu 20’
1. Hai câu thơ đầu
?Lối sống nhàn dật được thể hiện như thế nào? Qua chi tiết nào?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Hai câu thơ đầu
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dẫu ai vui thú nào
Các chi tiết:
+ Mai, cuốc là dụng cụ của nhà nông để đào đất. Cần câu dùng để câu cá.
+ Dẫu ai vui thú nào Dẫu ai có vui thú nào cũng mặc ta cứ theo cách sống của ta.
+ Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cách sống nhàn tản, nhịp điệu 2/2/1/2 của câu thơ đầu diễn tả trạng thái ung dung của nhân vật trữ tình trong cuộc sống hàng ngày. Ba tiếng “một” trong câu thơ ta nhận ra nhu cầu cuộc sống của tác giả chẳng có gì cao sang. thật giản dị.
Hai tiếng “thơ thẩn” gợi ra trạng thái con người thật nhàn hạ thảnh thơi. Đó là con người vô sự trong lòng không bận chút cơ mưu tư dục. Cụm từ “dẫu ai vui thú nào” thể hiện tác giả không hề bận tâm tới lối sống bon chen chạy đua với danh lợi, khẳng định cách sống của mình đã chọn. Đó là lối sống “Một mai... cần câu” không vất vả, không cực nhọc. An nhàn quá.
2. Bốn câu giữa
?Biểu tượng “nơi vắng vẻ” đối lập với “chốn lao xao” trong bài có ý nghĩa gì? Quan niệm khôn và dại của tác giả khác đời như thế nào?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bốn câu thơ giữa bài
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn ngời đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
- Hai tiếng “ta dại” và “người khôn” khẳng định phương châm sống của tác giả pha chút mỉa mai với người khác mình. Ta ngu dại của một bậc đại trí “Đại trí như ngu”. Nghĩa là người có trí tuệ lớn không khoe khoang, bề ngoài xem ra rất vụng về dại dột. Khi nói “ta dại” nhà thơ có phần kiêu ngạo với cuộc đời đâu vắng vẻ không phải xa lánh cuộc đời mà đấy là nơi mình thích thú được sống thanh nhàn. Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà có phải xa lánh cuộc đời đâu? “Vắng vẻ” đối lập với “lao xao” để làm rõ sự đối lập về cách sống. “Chốn lao xao” là nơi quan trường đua tranh danh lợi, là nơi chợ búa giành giật hãm hại lẫn nhau.
- Bốn câu thơ thể hiện quan niệm của tác giả về triết lí sống nhàn. Đó là không quan tâm tới xã hội, chỉ lo an nhàn của bản thân hoà hợp với tự nhiên.
Câu 5 và 6 nói về chuyện sinh hoạt hàng ngày hết sức giản dị với thiên nhiên, thích thú ở chỗ nào.
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
“Thu ăn măng trúc ... ao”
- Măng trúc, giá đỗ, ao tu, hồ sen, tất cả đều gần gũi với đời sống lao động, đời thường. Đó là cuộc sống quê mùa chất phác, thuần hậu, đạm bạc. Con người gần gũi với thiên nhiên, hoà với thiên nhiên, tìm thấy những gì mình thích thú. Mùa nào thức ấy, sẵn có quanh mình chẳng phải tìm kiếm, vất vả gì. Thật an nhàn.
3. Hai câu thơ cuối
?hiểu thế nào về triết lí nhân sinh của tác giả ở hai câu cuối?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Hai câu cuối bài thơ:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Mượn tích cũ người xưa: Một ngời nằm ngủ dưới gốc cây Hoè chiêm bao thấy mình được làm quan giàu có, tỉnh dậy thấy mình vẫn nằm dưới gốc hoè. Mới biết đó chỉ là chiêm bao. Tính chất bi quan của điển tích mờ đi mà nổi lên ý nghĩa coi thường phú quý. Nguyễn Bỉnh Khiêm một lần nữa lại khẳng định lối sống cho riêng mình.
4. Nghệ thuật
?Phan Huy Chú nhận xét “Văn chương ông tự nhiên nói ra là thành, không cần gọt giũa, giản dị mà linh hoạt không màu mè mà có ý vị đều có quan hệ đến việc dạy đời”. Em thấy từ ngữ, giọng điệu bài thơ này có gì chứng tỏ nhận xét ấy là xác đáng?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
a) Hai câu đầu
+ Ba tiếng “một” gắn với mai, cuốc, cần câu gợi ra cảnh sống cày nhàn câu vắng, chẳng có gì cao sang.
+ Nhịp điệu 2/2/3 của câu thơ đầu một mai/một cuốc/ một cần câu diễn tả trạng thái ung dung của nhân vật trữ tình.
+ Hai tiếng thơ thẩn diễn tả con người nhàn hạ, thảnh thơi vô sự trong lòng không bận chút cơ mưu tư dục.
+ “Dẫu ai vui thú nào” là mặc cho người đời sống bon chen, chạy đua với danh lợi ở chốn quan trường.
Hai câu đầu với từ ngữ và giọng điệu góp phần thể hiện nhân cách của nhà thơ. Mặt khác cách nói giản dị không màu mè có quan hệ đến việc dạy đời.
b) Bốn câu giữa
Ngôn ngữ giản dị: ta, người cộng với quan niệm dại, khôn là thể hiện nhân cách giúp ngời đọc có thể học tập được rất nhiều. Đó là sống hoà với tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên, lánh xa tất cả những gì của cuộc sống vụ lợi. Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy đời ở chỗ đó.
c) Hai câu cuối
Nhà thơ nhắc ta hãy coi thường phú quý qua từ ngữ có tính ước lệ của điển tích.
Cả bài thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm cho ta một nhân cách sống qua cách nói giản dị, giọng thơ chân tình.
- Nếu Nguyễn Trãi chú trọng nghĩa vua tôi thì Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn lối sống nhàn. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm “nhàn” là một triết lí sống yên vui, lạc thú cho bản thân. Đó là thứ lạc thú cá nhân trong sạch.
- Cách thể hiện của bài thơ cũng tự nhiên góp phần dạy người, dạy đời mà xung quanh cuộc sống đầy những kẻ cơ mưu tư dục.
Bài tập nâng cao 10’
?Qua bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hãy tìm hiểu vẻ đẹp thanh cao của triết lí nhàn dật trong lí tởng sống cuả người xưa. Có thể hiểu nhàn dật là thoát li đời sống thực tế hay không?
4 tổ 4 nhóm thảo luận trình bày trước lớp.
- Bản thân Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rất nhiều đến chữ “Nhàn”.
+ Cao khiết thuỳ vi thiên hạ sĩ
An nhàn ngã thị địa trung tiên
(Cao khiết ai là kẻ sĩ trong thiên hạ?
An nhàn ta là tiên trong đời)
+ Thanh nhàn ấy ta là tiên khách
Được thú ta đà có thú ta
+ Nội đắc tâm thân lạc
Ngoại vô hình dịch luỵ
(Bên trong được thú vui của tâm của thân
Bên ngoài khỏi phải chạy vạy để phục dịch cho hình xác)
+ Nhàn một ngày là tiên một ngày
+ Thành thị vốn đua tranh giành giật
+ ở triều đình thì tranh nhau cái danh, ở chợ búa thì giành nhau cái lợi.
- “Nhàn” đã trở thành nét tư tưởng và văn hoá rất sâu sắc của người xưa đặc biệt là của tầng lớp trí thức. Theo họ, sống nhàn hợp với tự nhiên, có điều kiện để tu dưỡng nhân cách, sáng tác thơ văn, dưỡng sinh kéo dài tuổi thọ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện lối sống ấy trong bài thơ “Nhàn”.
1. Tinh thần tự do lựa chọn cách sống cho mình
Một mai một cuốc một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Đó là cảnh cày nhàn câu vắng. Mặc ai đua chen danh lợi, mặc ai cơ mưu tư dục, ta đã chọn cách sống cho riêng mình.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn ngời đến chốn lao xao.
Ta dại là cái dại của bậc đại trí theo kiểu: “khôn nghề cờ bạc là khôn dại. Dại chốn văn chương ấy dại khôn”. Hơn thế, ta không bị cuốn hút vào con đường danh lợi, phú quý. “Tìm nơi vắng vẻ” không phải xa lánh cuộc đời. Đấy là nơi mình thích thú, an nhàn. Tiên thật.
2. Sống gần gũi với thiên nhiên, hoà với thiên nhiên
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Măng, giá, hồ sen, ao tù là hình ảnh của thiên nhiên. Con người gần gũi, hoà mình với thiên nhiên để tìm thấy ở thiên nhiên những gì lạc thú (thú vui cho riêng mình). Đó còn là cuộc sống quê mình, thuần chất, đạm bạc. Mùa nào thức ấy, chẳng phải tìm kiếm gì. Thật an nhàn.
3. Vẻ đẹp của bài thơ còn thể hiện ở thái độ coi thường phú quý, không làm nô lệ cho phú quý.
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Cố tránh ràng buộc bản thân mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từ bỏ danh lợi, không đi con đường công danh. Mặt khác, ông không cậy tài, yên phận không tranh giành và không động lòng về lời khen tiếng chê, không coi cái tôi là trung tâm.
Sống dưới chế độ nho giáo, con người bị gò vào hai sợi dậy. Một là nghĩa, hai là phận. Phận vạch ranh giới cho từng người. Nghĩa là trách nhiệm với người trên kẻ dưới. Tổ chức xã hội quy định như vậy, con người không được coi mình là cá nhân, không được nghĩ tới lạc thú (cái vui thú của riêng mình), Nguyễn Bỉnh Khiêm đáng trân trọng biết bao
3.Củng cố :2’ Đọc bài tham khảo
Đọc một số bài thơ khác của Nguyễn Bỉnh Khiêm để so sánh và thấy được sự đa dạng trong phong cách thơ của ông :
- Hễ của tự nhiên có ít nhiều
Một kho tạo hóa cũng chia đều(1)
Hương đầy tiệc khách, hoa khi rụng
Hứng dẫy vườn xuân, chim thuở kêu(2)
án cũ giở xem ba quyển sách
Song thưa ngơi nghỉ một con lều
Non xanh nước biếc xa là hẹn
Ngẫm nghĩ đòi khi chớ(3) bấy nhiêu.
(Thơ Nôm – bài 37)
- Thức dậy, tay còn sách chửa buông
Khách nào thăm hỏi sự phao tuông(1)
Bếp trà hâm đã, xôi măng trúc(2)
Nương cỏ cày thôi, vãi hạt muồng(3)
Cửa vắng ngựa xe không quít ríu(4)
Cơm no tôm cá, kẻo thèm thuồng
Sơn tăng trêu khách xui người bấy
Sơ nguyệt kình kình(5) đã gióng chuông.
(Thơ Nôm – bài 38)
- Làm người có dại mới nên khôn
Chớ dại ngây si(1) chớ có khôn
Khôn được ích mình, đừng rẻ dại(2)
Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn
Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại
Gặp thời, dại cũng hóa nên khôn(3).
(Thơ Nôm – bài 94)
C. Hướng dẫn học bài :
- Đọc sgk củng cố kiến thức đã học.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm vững kiến thức vở ghi.
- Đọc bài Độc Tiểu Thanh Kí soạn bài theo câu hỏi sgk.?Xác định chủ đề, bố cục bài thơ. ?Nỗi xót thương của nhà thơ trước số phận của Tiểu Thanh được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ mở đầu?Tác giả cảm nhận như thế nào về số phận người tài hoa? Những suy nghĩ của Nguyễn Du thể hiện như thế nào ở hai câu cuối?
File đính kèm:
- tiet 53.doc