Giáo án Tiết 54 Đọc hiểu- Đọc tiểu thanh kí (Độc “Tiểu thanh kí)

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức: Cảm nhận được tâm sự xót thương, day dứt của Nguyễn Du đối với nỗi oan của những người tài hoa.

2. Kỹ năng:Thấy được ngôn từ và hình ảnh bài thơ đạt tới mức hàm súc.

3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng tình cảm và nỗi lòng của ND.

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: không.

III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài mới ( 1 ) .

 Làm người thương số phận con người

Ràng rịt yêu thương biết mấy mươi

Cái buổi tối tăm trời đất ấy

Lòng anh là một ánh trăng soi

Đọc những vần thơ ấy trong bài Gửi Tố Như của Huy Cận, lòng chúng ta rưng rưng nhớ tới tấm lòng thương người của Nguyễn Du. Từ tiếng thơ khi viết về cô Cầm - người đàn bà ở thành Thăng Long - đến khi viết về Đạm Tiên, Thuý Kiều, dường nh mọi nỗi đau khổ của cuộc đời trong xã hội cũ, Nguyễn Du dành sự chia sẻ và cảm thông nhiều cho người phụ nữ. Trong biết bao đau khổ của cuộc đời bất hạnh ta không thể quên Tiểu Thanh sống cách Nguyễn Du trên ba trăm năm. Nguyễn Du đã tìm thấy tiếng nói đồng cảm với cuộc đời nàng. Để thấy được tấm lòng ấy của Nguyễn Du như thế nào, ta tìm hiểu bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 54 Đọc hiểu- Đọc tiểu thanh kí (Độc “Tiểu thanh kí), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 6/12 Giảng ngày 7/12 Tiết: 54 Môn : Đọc hiểu Đọc tiểu thanh kí (Độc “Tiểu thanh kí’’) Nguyễn Du A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: Cảm nhận được tâm sự xót thương, day dứt của Nguyễn Du đối với nỗi oan của những người tài hoa. 2. Kỹ năng:Thấy được ngôn từ và hình ảnh bài thơ đạt tới mức hàm súc. 3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng tình cảm và nỗi lòng của ND. II. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: không. III. Bài mới. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) . Làm người thương số phận con người Ràng rịt yêu thương biết mấy mươi Cái buổi tối tăm trời đất ấy Lòng anh là một ánh trăng soi Đọc những vần thơ ấy trong bài Gửi Tố Như của Huy Cận, lòng chúng ta rưng rưng nhớ tới tấm lòng thương người của Nguyễn Du. Từ tiếng thơ khi viết về cô Cầm - người đàn bà ở thành Thăng Long - đến khi viết về Đạm Tiên, Thuý Kiều, dường nh mọi nỗi đau khổ của cuộc đời trong xã hội cũ, Nguyễn Du dành sự chia sẻ và cảm thông nhiều cho người phụ nữ. Trong biết bao đau khổ của cuộc đời bất hạnh ta không thể quên Tiểu Thanh sống cách Nguyễn Du trên ba trăm năm. Nguyễn Du đã tìm thấy tiếng nói đồng cảm với cuộc đời nàng. Để thấy được tấm lòng ấy của Nguyễn Du như thế nào, ta tìm hiểu bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”. 2. Nội dung: I. Tìm hiểu chung 10’ 1. Tác giả Trong phần tiểu dẫn tác giả trình bày những nội dung gì? HS đọc SGK + Một vài nét về sự nghiệp thơ văn Nguyễn Du. *Thơ Nôm có: Văn tế thập loại chúng sinh, Truyện Kiều, văn tế hai cô nữ Trường lưu. *Thơ chữ Hán có: Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc thành tạp lục. + Vài nét về Tiểu Thanh. *Tiểu Thanh là cô gái xinh đẹp, nhiều tài năng, nguqời Quảng Lăng, tỉnh Giang Tô - Trung Quốc. Nàng họ Phùng và cũng làm lẽ người con trai tên là Phùng người Hàng Châu tỉnh Triết Giang. Vợ cả ghen, bắt nàng phải ở trên ngọn núi Cô Sơn thuộc địa phận Hàng Châu. Trong những ngày buồn khổ này, nàng làm nhiều thơ, từ. Người vợ cả biết đem tập thơ đốt, may sao còn sót lại một vài bài. Nàng suy nghĩ nhiều, lâm bệnh. Trước khi chết, nàng lấy hai tờ giấy gói mấy vật trang sức gửi tặng một cô gái. Hai tờ giấy gói vật trang sức chính là bản thảo thơ, từ còn lại của nàng, gồm 9 bài tuyệt cú, một bài cổ thi và một bài từ. Người trong họ nhà chồng tìm thêm được một bài nữa, khắc in thành tập và đặt tên là Phần dư. Bài thơ a. Bố cục ?Theo em đây là bài thơ Đường có bố cục như thế nào? ý mỗi phần. HS đọc SGK Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Bài thơ thất ngôn bát cú thông thường có ba hình thức bố cục: 2/2/2/2/ (đề, thực, luận, kết); 2/4/2; 4 trên, 4 dưới. Bài thơ này bố cục theo 2/4/2 + Hai câu đầu: Nỗi lòng thổn thức của Nguyễn Du trước số phận bất hạnh của Tiểu Thanh. + Bốn câu giữa: Những cảm nhận sâu sắc của Nguyễn Du về cuộc đời Tiểu Thanh. + Hai câu cuối: Lời tự hỏi d. Chủ đề ?Xác định chủ đề bài thơ? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bài thơ thể hiện nỗi lòng thổn thức của Nguyễn Du trước số phận bất hạnh của Tiểu Thanh. Đồng thời thể hiện những suy nghĩ, thái độ day dứt của Nguyễn Du đối với người tài hoa bạc mệnh. II. Đọc – hiểu 20’ 1. Hai câu thơ đầu 7’ ?Nỗi xót thương của nhà thơ trước số phận của Tiểu Thanh được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ mở đầu? HS đọc SGK Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. Hai câu đầu: Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang Thổn thức bên song mảnh giấy tàn - Hai câu thơ mang đến cho người đọc những gì không tròn trĩnh, toàn vẹn. Nó đều hẫng hụt mất mát. Tây Hồ vẫn còn đó nhưng vườn hoa thì không. Cảnh vật còn đâu chỉ thấy hoang tàn, đổ nát. Vườn hoa xa nay là bãi hoang rồi. Kí của Tiểu Thanh còn đó nhưng đâu có phải vẹn nguyên. Nó chỉ còn sót lại vài bài gọi là Phần dư. Có chăng chỉ còn lại hai tâm hồn. Một Tiểu Thanh và một thi nhân người Việt. Tâm hồn Tiểu Thanh ghi lại trên trang giấy dù là ít ỏi. Nhà thơ tâm sự. Thổn thức bên song mảnh giấy tàn Nguyễn Du khóc, viếng nàng “thổn thức” bên cửa sổ. Một lòng đau tìm đến một lòng đau. Một người đã từng thể nghiệm cuộc đời mình. Một người là nạn nhân của “hồng nhan bạc mệnh”. Hai tâm hồn gặp nhau để tạo thành nỗi đau nhân thế. 2. Bốn câu giữa 7’ ?Tác giả cảm nhận như thế nào về số phận ngời tài hoa? HS đọc SGK Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bốn câu thơ: Son phấn có thần chôn vẫn hận, Văn chơng không mệnh đốt còn vơng. Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lu khách tự mang. Son phấn là sắc đẹp, văn chương là tài hoa. Nguyễn Du lại chạm vào nỗi đau muôn thuở của cuộc đời. Nỗi đau ấy, oan ức dờng nh biết trông cậy vào đâu. Ngay đến cả lực lượng thần uy tối cao là ông trời cũng không hỏi được: Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi Nỗi oán hận xa nay đến trời cũng không có câu trả lời. Con người chỉ còn biết cam chịu mà thôi. Nguyễn Du bất lực lại quay về với chính mình: Cái án phong luu khách tự mang Phong lưu, phong vân, phong nhã đều chỉ người tài hoa nhan sắc. Nguyễn Du như nói với Tiểu Thanh rằng nàng có tài, có tình, nhan sắc như thế lại bị oan kì lạ thế thì nàng giống ta rồi. Nguyễn Du đã tạo được mạch nối trong suy tưởng để rồi bộc lộ tiếng nói đồng cảm thương người mà cũng thương mình, thương mình càng thương người. Tình thương của những người cùng hội cùng thuyền. Âm điệu câu thơ ai oán và da diết. 3. Hai câu thơ cuối 6’ ?Những suy nghĩ của Nguyễn Du thể hiện nh thế nào? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. Hai câu thơ kết bài: Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Ngời đời ai khóc Tố Như chăng? Nguyễn Du muốn nói với Tiểu Thanh: Hôm nay ta khóc nàng cách ta ba trăm năm. Ba trăm năm sau ai là người khóc ta. Nói với Tiểu Thanh mà hằn sâu một câu hỏi da diết. Nguyễn Du hỏi Tiểu Thanh cũng như hỏi người, hỏi người cũng là hỏi mình. Có cái gì xa xót đến rưng rưng. Nhà thơ Xuân Diệu cho đó là “Tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya”. Một cảm nhận cô đơn trước cõi người. Thơ đã khép lại, những tấm lòng đồng cảm với người phụ nữ hồng nhan bạc phận, có tài văn chương mà bất hạnh cứ sống mãi trong trái tim bạn đọc đến muôn đời. 3. Củng cố ,luyện tập. 2’ a. củng cố. ? Nhận xét đánh giá về tình cảm của ND và âm điệu bài thơ? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc thương người có tài mà bất hạnh. - Thương xót Tiểu Thanh cũng là thương xót mình. Một cảm nhận cô đơn trước cõi người. - Âm điệu bài thơ ai oán, da diết. Bài tập nâng cao 6’ ?Lập bảng so 4 tổ 4 nhóm thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp Lập bảng so sánh sánh điểm Mối quan hệ Giống nhau Khác nhau giống và khác nhau giữa Tỳ bà hành của BCD với ĐTTK của ND? Hoàn cảnh gặp gỡ Gặp gỡ tự nhiên, giữa Nguyễn Du với Tiểu Thanh cũng nh Bạc Cư Dị với người ca nữ bên bên Tầm Dương. Nguyễn Du đi sứ. Bạch Cư Dị bị đi đầy. Nỗi lòng tri âm, đồng cảm. Tiểu Thanh cũng như người ca nữ đều có tình, có tài, nhan sắc nhưng bị ruồng bỏ. Tiểu Thanh chết. Người ca nữ còn mặc dù thân tàn, ma dại. Nghệ thuật Âm điệu ai oán da diết. Nhân vật trữ tình tự bộc lộ - Nguyễn Du sử dụng lối luật Đường. - Thơ dịch theo song thất lục bát. Nhân vật giao tiếp Nhà thơ tự bộc lộ bằng tình cảm tha thiết. - Bạch Cư Dị trực tiếp bộc lộ tình cảm cùng người ca nữ. - Nguyễn Du chỉ có một mình. * tham khảo 5’ ... Từ cái đẹp bị tàn phá, Nguyễn Du đi vào một nhân chứng điển hình. Gạt đi tất cả mọi thứ tro bụi, mọi thứ phong trần, từ cái đồ đổ nát trên đây, nhà thơ đang nâng cầm ở trên tay một mảnh vụn cuộc đời: "nhất chỉ thư" (một tập sách). Tập sách ấy có một cái tên (Tiểu Thanh kí) bởi nó kể về một số phận, một người con gái nhan sắc và tài hoa. Tập sách ấy là hoàn chỉnh, vẹn nguyên, nhưng nhân vật được kể trong truyện đã phải sống cuộc đời dở dang. Đó là chứng tích của một thời, một thời đầy biến thiên (Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang) và một đời những "má hồng bạc phận". Thổn thức bên song mảnh giấy tàn Câu dịch thơ mới chỉ là lược ý. So sánh với nguyên bản chữ Hán của Nguyễn Du là "Độc điếu song tiền nhất chỉ thư", nó đã đánh mất đi hai chữ rất quan trọng: chữ "nhất" trong "nhất chỉ thư" và chữ độc trong "độc điếu". Thực ra, "nhất" là một, mà "độc" cũng là một, nhưng nếu "nhất" là số từ chỉ lượng thì "độc" là trạng từ chỉ tâm thế nhà thơ. Bởi vậy bản dịch nghĩa trung thành hơn: Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ. (Tổng hợp cả hai câu một và hai, có ý kiến đề nghị một cách dịch nghĩa khác như sau: Vườn hoa ở Tây Hồ đã thành gò hoang cả rồi. Một mình xót thương nàng khi đọc một tập sách trước song cửa sổ). Như vậy, nếu liên kết cả hai câu thì ba chữ: tẫn (ở câu một) và độc, nhất (ở câu hai) tạo được thế chân vạc. Đó là ba cái trụ cầu, trên đó bắc những nhịp thời gian đuổi theo nhau bất tận. Tốc độ xô đẩy của thời gian thật khủng khiếp nặng nề (câu một). Còn sức chống đỡ của con người (người làm thơ: nhất chỉ thư, người đọc thơ: độc điếu) thật là mảnh mai, vô nghĩa. Về một phương diện nào đó, dường như số phận hai con người không quen biết ấy vô tình đến với nhau, và từ phút tri ngộ này đã hình thành một trận tuyến đối mặt với mọi sự dâu bể, biến thiên. Nhưng lực lượng liên minh này thật yếu ớt cô đơn, bởi đều là đại diện cho thời đại mình, họ là những nhân chứng của sự tàn phai, lạc điệu. Cuốn sách kia là dấu tích của cái thời cách Nguyễn đến ba trăm năm, còn chính nhà thơ họ Nguyễn nọ, đại diện cho một thời đang sống, nhưng cũng chỉ có một mình. Cái ý "một mình" này không chỉ một lần suy tư trong "độc điếu", mà ngay trong câu kết bài thơ "Người đời ai khóc Tố Như chăng?", nhà thơ vẫn khắc khoải, băn khoăn như thế! Nhưng chính là nhờ vào hệ thống ngôn từ tự thể hiện này mà giữa nhà thơ và người đã khuất gần gũi nhau biết chừng nào! "Thư" không chỉ là sách mà là hiện diện một con người. Và cả hai đang âm thầm lắng nghe nhau trong đàm tâm, trò chuyện. Khóc cho cái đẹp là một tài hoa, vậy cái sự nhỏ nước mắt ấy không chỉ cho người mà còn là cho mình nữa. Và tất cả chỉ là "một mình mình biết,một mình mình hay". Khóc cho Đỗ Phủ, Nguyễn Du cũng viết: Cộng tiễn thi danh sư bách thế Độc bi dị vực kí cô phần (Trong khi mọi người thèm khát cái thi danh làm thầy thơ trăm đời của ông, chỉ có mình tôi thương cho nấm mồ của ông gửi nơi đất khách). Trước sự đồng điệu, thành tâm của "độc điếu" ấy, cái mảnh giấy tàn của "nhất chỉ thư" tưởng cũng như đang cựa mình thức giấc sau một giấc ngủ nghìn thu "Thấy hiu hiu gió thì hay chị về" (Truyện Kiều). Sự ứng nghiệm, giao cảm giữa âm và dương, xưa và nay, muôn đời là vậy. Như thế là, hai câu thơ đề đã mở ra một thứ ngoại cảnh và tâm cảnh. Đó là cái khoảnh khắc nghĩ suy, cảm nhận khi gặp gỡ một con người, một con người xưa nhưng không lạ: nàng Tiểu Thanh xấu số. Nhưng chứng tích của một thời và một đời là "nhất chỉ thư" kia có ý nghĩa thông điệp như thế nào với hôm nay và mai hậu? Thì đó chính là nhiệm vụ then chốt của hai câu thực: Son phấn có thần chôn vẫn hận Văn chương không mệnh đốt còn vương Nội dung, hàm nghĩa của hai câu thực này hiện đang tồn tại những cách hiểu khác nhau. Ngoài cách hiểu: Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết. Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở, (sách giáo khoa Văn 10) còn có một cách hiểu khác: Son phấn có thần, sau khi chết, người ta còn thương tiếc. Văn chương còn có số mệnh gì mà làm cho người ta phải bận lòng đến những bài thơ còn sót lại sau khi đốt (bản của Bùi Kỉ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh). Nhng dù cách hiểu có khác nhau thì cũng chỉ là "tiểu dị", còn trên tổng thể vẫn nhất trí, vẫn, "đại đồng" về phương diện văn bản hình tượng thơ. Cách hiểu thống nhất là: với "son phấn" và "văn chương", không hề có cái chết. Hoặc cái chết cha phải là sự kết thúc, không bao giờ là dấu chấm cuối cùng. Như thế là cái đẹp hình thể (nhan sắc) và cái đẹp tâm hồn (văn chương) cùng có một vận mệnh, cùng đi đến sự trường tồn, vĩnh hằng, vĩnh cửu. Chứng cớ là cái phần còn lại của nó kia vẫn được người đời nhắc nhở, linh hồn của nó vẫn xanh tươi "Thác là thể phách còn là tinh anh". Nguyên tắc đối xứng của thi pháp Đường thi dẫn đến sự cặp đôi, song hành của hai đối tượng: son phấn và văn chương (người quốc sắc, kẻ thiên tài). Đó là giai nhân và tài tử, hai lớp người khác giới trong xã hội thợng lưu. Đó cũng là hai phẩm chất đặc trưng cho tuổi trẻ, hai vẻ đẹp của nhân sinh. Nguyễn Du khóc Tiểu Thanh là khóc cho một con người mang cả hai vẻ đẹp ấy. Lê Bảo, (Giảng văn văn học Việt Nam) C. Hướng dẫn học bài : - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Học thuộc lòng bài thơ. - Nắm vững kiến thức vở ghi. - Đọc trước bài Luyện tập về biện pháp tu từ sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 54.doc