Giáo án tiết 55 bài: 33 axit sunfuric

1/ Kiến thức:

a. Học sinh biết:

- Tính chất vật lý của axit sunfuric, cách pha loãng axit sunfuric.

- Tính axit mạnh của axit sunfuric loãng.

b. Học sinh hiểu:

- Tính axit mạnh của axit sunfuric.

- Tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric.

 

doc12 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5685 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tiết 55 bài: 33 axit sunfuric, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC ĐẶNG HUY TRỨ TỔ HÓA HỌC GIÁO ÁN Tiết 55 Bài: 33 AXIT SUNFURIC Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Văn Hải Sinh viên thực hiện : Văn Thị Mỹ Liên Lớp: 10B1 Ban cơ bản Hương Trà, Ngày 4 Tháng 3 Năm 2013 I. Chuẩn kiến thức kĩ nằng 1/ Kiến thức: a. Học sinh biết: - Tính chất vật lý của axit sunfuric, cách pha loãng axit sunfuric. - Tính axit mạnh của axit sunfuric loãng. b. Học sinh hiểu: - Tính axit mạnh của axit sunfuric. - Tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric. c. Học sinh vận dụng: - Viết và cân bằng các phản ứng hóa học. 2/ Kỹ năng: - Viết và cân bằng phản ứng hóa học. - Làm một số bài tập vận dụng. 3/ Thái độ: - Ý thức bảo vệ môi trường sống. - Làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm khi làm việc nhóm. - Thái độ làm việc một cách khoa học, cẩn thận. II. Trọng tâm: - Cách pha loãng axit sunfuric đặc. - Tính chất hóa học của H2SO4. III. Chuẩn bị: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Phiếu bài tập củng cố - Hóa chất làm thí nghiệm 2/ Chuẩn bị của học sinh: - Ôn lại bài cũ. IV. Phương pháp dạy học: - Nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở. - Làm việc theo nhóm nhỏ. - Phương tiện trực quan: thí nghiệm biểu diễn. V. Tiến trình dạy học: 1/ Ổn định lớp: (1 phút) 2/ Vào bài: a/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Một trong những ứng dụng của lưu huỳnh là dùng để sản xuất axit sunfuric. Em hãy lập sơ đồ sản xuất axit sunfuric đi từ lưu huỳnh và hoàn thành các phản ứng. Ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có). Lời giải: Các phản ứng xảy ra: b/ Vào bài: Trong ngành công nghiệp sản xuất hóa chất hiện nay, có một loại hóa chất được sản xuất với khối lượng lớn nhất, nó có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống chúng ta như phân bón, sơn, dược phẩm..v..v.. Đó chính là axit sunfuric. Vậy axit sunfuric có những tính chất vật lý và hóa học nào khiến nó có một vị trí quan trọng như thế? Để trả lời câu hỏi đó, hôm nay cô và các em cùng nhau tìm hiểu bài AXIT SUNFURIC- MUỐI SUNFAT Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (5 phút) - Cho học sinh quan sát bình đựng axit sunfuric đặc. - Hãy nêu những tính chất vật lý của axit sunfuric. - Em nào còn có ý kiến bổ sung? - Giáo viên tổng kết ghi bảng: - Quan sát - Chất lỏng, sánh như dầu. - Không màu, không bay hơi. - Nặng gấp 2 lần nước (D= 1,84g/cm3). A. Axit sunfuric: I. Tính chất vật lý: - Lỏng sánh, không màu, không bay hơi. - D= 1,84g/cm3 Hoạt động 2: (8 phút) - Thí nghiệm biểu diễn: pha loãng axit sunfuric đặc. + Giáo viên làm thí nghiệm: Cho nước vào ½ cốc thủy tinh, nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào cốc, khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh. + Yêu cầu học sinh quan sát và cho biết khả năng tan của axit sunfuric đặc. - Giáo viên nhận xét ý kiến của học sinh. + Mời một vài em học sinh sờ tay vào cốc, nhận xét về nhiệt độ của cốc, giải thích. - Giáo viên nhận xét ý kiến của học sinh. - Giáo viên tổng kết ghi bảng. - Nêu giả thiết ngược lại: ta có thể pha loãng axit đặc bằng cách cho nước vào cốc đựng axit được không? Vì sao? - Mời một vài học sinh đưa ra ý kiến. - Giáo viên kết luận: Không thể làm theo cách ngược lại vì khiến nước sôi đột ngột kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm. Vậy khi pha loãng H2SO4 đặc phải rót từ từ axit vào nước, khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh. - Giáo viên tổng kết ghi bảng: - Quan sát. - Trả lời: + Tan vô hạn trong nước. - Sờ tay vào cốc. - Nhận xét: cốc nóng. - Giải thích: Cốc nóng do quá trình tan tỏa nhiều nhiệt. - Trả lời: Không thể làm theo cách ngược lại vì khiến nước sôi đột ngột kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm. - Axit sunfuric đặc tan vô hạn trong nước, quá trình tan tỏa nhiều nhiệt. - Lưu ý: Cách pha loãng H2SO4 đặc: Rót từ từ axit vào nước. Hoạt động 3: (10 phút) - Giáo viên: Đó là những tính chất vật lý cơ bản của axit sunfuric, sau đây cô và các em cùng nhau tìm hiểu những tính chất hóa học quan trọng của nó. - Giáo viên ghi bảng đề mục. - Giáo viên: Sự khác nhau cơ bản của axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc là: axit sunfuric loãng chỉ thể hiện tính chất của một axit mạnh còn axit sunfuric đặc còn có khả năng thể hiện tính oxi hóa mạnh và tính háo nước. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu về axit sunfuric loãng. - Hãy nêu những tính chất hóa học chung của axit mạnh? - Mời một vài học sinh đưa ra ý kiến. - Giáo viên ghi bảng - Yêu cầu 3 học sinh lên bảng hoàn thành 3 phương trình: - Giáo viên yêu cầu học sinh dưới lớp viết các phản ứng vào vở. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của các bạn, nếu sai sửa lại cho đúng. - Giáo viên sửa bài dựa trên ý kiến của học sinh. - Yêu cầu 3 học sinh lên bảng hoàn thành 3 phương trình: - Giáo viên yêu cầu học sinh dưới lớp viết các phản ứng vào vở. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của các bạn, nếu sai sửa lại cho đúng. - Giáo viên sửa bài dựa trên ý kiến của học sinh. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét các sản phẩm chung khi axit tác dụng với các chất: - Giáo viên tổng hợp, ghi bảng. + Làm quỳ tím hóa đỏ. + Tác dụng với kim loại hoạt động. + Tác dụng với bazơ, oxit bazơ. + Tác dụng với muối của các axit khác. + Tác dụng với kim loại hoạt động → muối + H2 + Tác dụng với bazơ, oxit bazơ → muối + H2O. + Tác dụng với muối của các axit khác → muối mới + axit mới. II. Tính chất hóa học: 1/ Axit sunfuric loãng: + Làm quỳ tím hóa đỏ. + Tác dụng với kim loại hoạt động (đứng ttrước H trong dãy hoạt động hóa học) → muối + H2 Lưu ý: + Tác dụng với bazơ, oxit bazơ → muối + H2O. + Tác dụng với muối của các axit khác → muối mới + axit mới. Lưu ý: Không có sự thay đổi số oxi hóa. Axit sunfuric loãng thể hiện đầy đủ tính chất của một axit mạnh. Hoạt động 4: (10 phút) - Axit sunfuric đặc có tính oxi hóa mạnh vậy nó có thể tác dụng được với những chất có tính chất gì? - Lấy ví dụ những chất có tính khử. - Giáo viên định hướng cho học sinh các loại chất có tính khử: + Lim loại. + Phi kim. + Hợp chất chó tính khử. - Trong phạm vi bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu loại chất đầu tiên là kim loại. - Giáo viên ghi bảng. - Vì có tính oxi hóa mạnh nên axit sunfuric đặc tác dụng được cả những kim loại kém hoạt động như đồng. Để chứng minh nhận xét đó, cô cùng các em hãy quan sát thí nghiệm sau. - Giáo viên mô tả thí nghiệm biểu diễn: Chuẩn bị ống nghiệm chứa mẫu đồng kim loại. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 đặc. Đậy ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH. - Các em hãy quan sát hiện tượng và cho cô nhận xét? - Giáo viên đun nóng nhẹ ống nghiệm một thời gian. Trong thời gian đó mời một vài học sinh đưa ra ý kiến dự đoán kết quả thí nghiệm. - Giáo viên cho học sinh quan sát hiện tượng, so sánh với kết quả dự đoán. - Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh. - Giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng. - Giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao sản phẩm lại là SO2? Nếu cô viết sản phẩm khử là sản phẩm khác như H2S hay S có được không? Giải thích. - Giáo viên gợi mở cho học sinh bằng sự tăng giảm số oxi hóa của các chất phản ứng và mời ý kiến bổ sung. - Giáo viên giải thích dựa trên ý kiến của học sinh: Theo lý thuyết, sản thẩm khử có thể là H2S hoặc S. Tuy nhiên đó là những chất có tính khử, khi tiếp xúc với axit sunfuric đặc sẽ bị oxi hóa tạo thành sản phẩm SO2 nên sản phẩm thường gặp trong các phản ứng là SO2. - Giáo viên yêu cầu học sinh viết phản ứng giữa Fe và H2SO4 đặc. - Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến khác và nhận xét. - Giáo viên tổng kết ghi bảng. - Tuy nhiên, axit sunfuric đặc nguội không tác dụng được với một số kim loại như Fe, Al, Cr. Không những thế, nó còn làm cho những kim loại này sau khi tiếp xúc với nó không còn khả năng phản ứng với một số chất khác. - Giáo viên ghi bảng lưu ý. - Những chất có tính khử. - Học sinh trả lời. - Quan sát. - Nhận xét: Không có hiện tượng xảy ra. - Dự đoán: mẫu đồng tan, có khí không màu thoát ra. Dung dịch chuyển sang màu xanh. - Quan sát, so sánh. - Học sinh trả lời và giải thích. - Học sinh trả lời. Hoặc Hoặc - Nhận xét. - Tác dụng với kim loại: Tác dụng với hầu hết kim loại. + Kim loại lên số oxi hóa cao. + Sản phẩm khử: SO2. Lưu ý: - Axit sunfuric đặc nguội không tác dụng được với các kim loại: Fe, Al, Cr. Hoạt động 5: ( 5 phút) Củng cố bài giảng: - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trong phiếu học tập theo từng nhóm nhỏ (mỗi bàn một nhóm). BÀI TẬP 1 - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn phương án sai và sửa lại cho đúng. Từ đó rút ra nội dung bài học cần củng cố. - Giáo viên ghi bảng. BÀI TẬP 2 - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn phương án sai và sửa lại cho đúng. Từ đó rút ra nội dung bài học cần củng cố. - Giáo viên ghi bảng. - Giáo viên rút ra nội dung bài học cần củng cố và nhắc nhở học sinh sẽ được tìm hiểu nội dung này vào tiết sau là tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric đặc. - Giáo viên ghi bảng. - Chọn phương án C. - Chọn phương án A. - Sửa lại H2SO4 (l) + Fe → FeSO4 + H2. ☼ Kiến thức củng cố: - Tính chất vật lý. - Cách pha loãng axit sunfuric đặc. - Tính chất hóa học của axit sunfuric loãng. - Tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric đặc. Hoạt động 6: (1 phút) Dặn dò - Bài cũ: Học sinh về học bài và làm bài tập số 3 trong phiếu học tập. - Chuẩn bị bài mới: + Câu hỏi 1: Dự đoán hiện tượng khi nhỏ axit sunfuric đặc lên tờ giấy trắng. + Câu hỏi 2: Hóa chất thường dùng để nhận biết ion sunfat là gì? - Ghi vở những nội dung dặn dò. Phiếu học tập: Bài tập 1: Chọn câu SAI: A. Axit sunfuric đặc là chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi. B. Quá trình hòa tan axit sunfuric đặc vào nước tỏa nhiều nhiệt. C. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta cho từ từ nước vào axit, khuấy nhẹ. D. Khi làm thí nghiệm với axit sunfuric đặc cần hết sức thận trọng và an toàn. Bài tập 2: Phản ứng nào sau đây viết SAI: A. 3H2SO4 (l) + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3H2. B. H2SO4 (l) + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O. C. H2SO4 (l) + CaCO3 → CaSO4 + H2O + CO2. D. H2SO4 (l) + Al2O3 → Al2(SO4)3 + H2O. Bài tập 3: Cho 5,2 gam hỗn hợp hai kim loại magie và sắt vào axit sunfuric đặc, nóng, dư thu được 3,92 lit khí (đktc). Tìm phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Ý KIẾN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Văn Thị Mỹ Liên

File đính kèm:

  • docaxit sunfuric tiet 1.doc
Giáo án liên quan