Giáo án Tiết 55- Luyện tập về biện pháp tu từ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Giúp học sinh:

- Củng cố hiểu biết về các biện pháp tu từ ẩn dụ, nói giảm, nói tránh, nói quá.

- Biết vận dụng những kiến thức trên vào việc đọc – hiểu văn bản và làm văn.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế dạy học, máy chiếu, bảng phụ.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Dạy học nêu vấn đề, ôn luyện, củng cố, kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

Em hãy nhắc lại các biện pháp tu từ em đã được học ở THCS?

3 Bài mới:

 

Để giao tiếp hay tạo lập văn bản đạt mục đích cao nhất yêu cầu con người không chỉ biết lựa chọn nội dung phù hợp, nói đủ, đúng vấn đề mà phải nói hay, nói giàu hình ưtợng, có sức truyền cảm mạnh mẽ hay nói khác đi lời nói phải có tính nghệ thuật. Muốn vậy chúng ta không thể không kể đến vai trò của các biện pháp tu từ trong việc tạo ra tính nghệ thuật cho ngôn ngữ. Ở tiết học này chúng ta cùng luyện tập về các biện pháp tu từ từ vựng đã học ở THCS.

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 55- Luyện tập về biện pháp tu từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp dạy học tiết luyện tập về biện pháp tu từ. Giới thuyết chung Các biện pháp tu từ luyện tập là tiết học các em đã làm quen ở chương trình THCS, đó là các biện pháp: ẩn dụ, nói giảm – nói tránh, nói quá. ở chương trình THPT lớp 10 Ngữ Văn nâng cao có dành một tiết cho học sinh luyện tập về các biện pháp tu từ này. Vậy đây là một tiết học mang tính chất ôn luyện, củng cố và khắc sâu kiến thức về một số biện pháp tu từ từ vựng mà các em đã đợc học ở THCS, quan trọng hơn là giúp các em hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học và làm văn. Với tiết học này chúng ta sẽ làm gì để vừa khắc sâu lí thuyết về các biện pháp tu từ cho trò, giúp học sinh nhận diện chính xác các biện pháp tu từ ẩn dụ, nói giảm – nói tránh, nói quá, quan trọng hơn là các em biết vận dụng để đọc hiểu văn bản văn học và làm văn, tránh một giờ học đơn điệu, tẻ nhạt, nhàm chán chỉ là sự nhắc lại kiến thức lí thuyết đơn thuần. ở đây người viết xin đa ra một số giải pháp mang tính chủ quan về cách dạy một tiết Tiếng Việt mang tính chất ôn luyện – Tiết Luyện tập về biện pháp tu từ từ trong sgk Ngữ Văn 10 nâng cao tập 1 – tiết 55. Giải pháp cụ thể. 1.Ôn tập lí thuyết. Việc đầu tiên cần làm của một tiết luyện tập là ôn lại kiến thức lí thuyết đã học về các biện pháp tu từ. Giáo viên nêu yêu cầu học sinh nhắc lại các biện pháp tu từ sẽ luyện tâp, khái niệm hay cách hiểu của em về các biện pháp tu từ này. Đồng thời nên để học sinh lấy ví dụ về các biện pháp tu từ này nhằm tác dụng giúp học sinh nhận biết dễ dàng các biện pháp tu từ.Sau cùng giáo viên nên chốt lại kiến thức chuẩn về các biện pháp tu từ lên bảng trong của máy chiếu hay bảng phụ để học sinh vận dụng vào tiết luyện tập. 2.Luyện tập. Đây là hoạt động tiếp theo của tiết luyện tập. ở đây giáo viên hướng dẫn cả lớp cùng làm bài tập 1.a từ đó yêu cầu học sinh nêu khái niệm về ẩn dụ. Giáo viên đưa khái niệm chuẩn cho học sinh. Yêu cầu các em hoạt động nhóm làm các bài tập còn lại trong SGK (khoảng 3 phút) theo gợi ý hướng dẫn (viết lên bảng trong để sử dụng máy chiếu). Cử đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến, hoàn chỉnh bài tập. Giáo viên đưa thêm các bài tập nhận diện, rèn kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh bằng bảng phụ gọi 2 học sinh lên bảng điền từ làm bài tập. Trong khoảng thời gian này giáo viên đưa câu hỏi cho lớp khuyến khích mọi học sinh tham gia, tránh thời gian chết và thu hút được học sinh, động viên khuyến khích các em mạnh dạn, tự tin để khẳng định mình. 3.Củng cố - ở đây giáo viên đưa bài tập củng cố đó là dạng bài tập vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ vào việc đọc hiểu văn bản văn học và làm văn, rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ văn bản văn học. - Cuối cùng hệ thống hóa về các biện pháp tu từ bằng bảng trong chiếu lên máy chiếu để khắc sâu, nâng cao kiến thức về các biện pháp tu từ đã học cho học sinh. Giáo án tham khảo Tiết 55 Luyện tập về biện pháp tu từ Ngày soạn: Ngày giảng: A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: - Củng cố hiểu biết về các biện pháp tu từ ẩn dụ, nói giảm, nói tránh, nói quá. - Biết vận dụng những kiến thức trên vào việc đọc – hiểu văn bản và làm văn. B. Phương tiện thực hiện. Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế dạy học, máy chiếu, bảng phụ. C. Cách thức tiến hành: Dạy học nêu vấn đề, ôn luyện, củng cố, kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nhắc lại các biện pháp tu từ em đã được học ở THCS? 3 Bài mới: Để giao tiếp hay tạo lập văn bản đạt mục đích cao nhất yêu cầu con người không chỉ biết lựa chọn nội dung phù hợp, nói đủ, đúng vấn đề mà phải nói hay, nói giàu hình ưtợng, có sức truyền cảm mạnh mẽ hay nói khác đi lời nói phải có tính nghệ thuật. Muốn vậy chúng ta không thể không kể đến vai trò của các biện pháp tu từ trong việc tạo ra tính nghệ thuật cho ngôn ngữ. ở tiết học này chúng ta cùng luyện tập về các biện pháp tu từ từ vựng đã học ở THCS. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Em hãy chú ý theo dõi SGK,ở tiết học này chúng ta sẽ luyện tập về những biện pháp tu từ nào? Đây có phải là lần đầu chúng ta biết về các biện pháp tu từ này không? Em biết gì về biện pháp tu từ từ vựng? GV nhấn mạnh: Biện pháp tu từ từ vựng là biện pháp sử dụng từ ngữ một cách sáng tạo để diễn đạt nội dung một cách nghệ thuật. Em hãy nêu lại khái niệm ẩn dụ? đưa ví dụ? Thế nào là biện pháp nói giảm, nói tránh? Ngược với nói giảm, nói tránh là nói quá, vậy nói quá là gì? Giáo viên đưa kiến thức lí thuyết lên máy chiếu. Em hãy đọc yêu cầu bài tập 1.a Tục ngữ có câu: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” Trong câu tục ngữ trên giọt máu đào chỉ cái gì, ao nước lã chỉ cái gì? Nước lã là thứ nước không màu, không mùi, không vị nên thường chỉ quan hệ lạnh nhạt, người dưng nước lã, ở đây còn có sự đối lập giữa chất (một giọt máu đào) với lượng (một ao nước lã) Từ đó em hãy nêu ý nghĩa câu tục ngữ? Vậy em hãy cho biết thế nào là ẩn dụ tu từ? Giáo viên mở rộng: Về mặt từ vựng ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa của từ làm cho từ phát triển thành từ nhiều nghĩa. Vd: “chân” trong “Nước đến chân mới nhảy” là nghĩa gốc còn trong “chân núi, đường chân trời….” dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. Đây là ẩn dụ ổn định hóa được ngời bản ngữ sử dụng và nhận biết giống nhau trong những hoàn cảnh phát ngôn tương tự. ẩn dụ tu từ chia ba loại: nhân hóa, vật hóa, chuyển đổi cảm giác. (giáo viên đưa ví dụ). Em hãy đọc yêu cầu bài tập 1.b, bài tập 2, bài tập 3, bài tập 4 ( Giáo viên hướng dẫn HS hoạt động nhóm đưa yêu cầu bài tập lên máy chiếu). Nhóm 1(tổ 1): Bài tập 1.a. Nhóm 2 (tổ 2): Bài 2 (Giáo viên gợi ý bằng việc giới thiệu tình bạn cao đẹp giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, hoàn cảnh sáng tác bài thơ). Nhóm 3 (tổ 3): Bài 3. Nhóm 4 (tổ 4): Bài 4. Mận - đào – vườn hồng là những sự vật gần gũi, dễ gợi liên tưởng từ sự vật này nghĩ đến sự vật kia tạo nên sự gắn bó đẹp đẽ và vì thế câu chuyện tình trở nên duyên dáng, tế nhị, kín đáo tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn đặc biệt của những câu hát giao duyên. Trong ca dao ta bắt gặp rất nhiều lối tỏ tình tế nhị, đáng yêu này “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng – Tre vừa đủ lá, đan sàng nên chăng…”. ( Giáo viên đưa câu hỏi gợi ý để học sinh hình thành kĩ năng luyện tập trên bảng trong hoặc máy chiếu. Có thể nói tình bạn nguyễn Khuyến – Dương Khuê là tình bạn cao đẹp “Kính yêu từ trước đến sau…..”vì vậy mất Dương Khuê là nỗi đau quá lớn không thể bù đắp nổi. Từ việc phân tích trên em hãy nêu khái niệm biện pháp tu từ nói giảm – nói tránh? ( Giáo viên hướng dẫn HS đưa thêm ví dụ). Giáo viên hướng dẫn Học sinh khai thác hiệu quả của biện pháp tu từ sử dụng. Biện pháp tu từ? Nghĩa thực của những câu này? GV bình hiệu quả biểu đạt của những cách diễn đạt này Hiệu quả của biện pháp nói quá? Gv đặt câu hỏi mở rộng: Cũng bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức còn có những câu tục ngữ nào? yêu cầu học sinh nêu được ý nghĩa biểu đạt… Lep Tônxtôi có viết “ người ta đáng yêu không phải vì đẹp mà đẹp vì đáng yêu”. Gv đưa thêm ví dụ và phân tích trong các văn bản văn học ví dụ “Gươm mài đá đá núi phải mòn…..” và phân tích hiệu quả biểu đạt của cách diễn đạt này. Từ đó nêu khái niêm biện pháp tu từ nói quá? GV yêu cầu HS phân tích hiệu quả biểu đạt của một ví dụ cụ thể, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung, giáo viên nhận xét, đánh giá GV nhận xét hiệu quả hoạt động nhóm của các tổ có động viên, khuyến khích, phê bình uốn nắn kịp thời Giáo viên đưa bài tập bổ sung ( trên bảng phụ). Em hãy đọc yêu cầu bài tập? Điền những từ ngữ nói giảm-nói tránh sau đây vào chỗ trống (….): đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa. a. Khuya rồi mời bà …………. b. Cha mẹ em ………từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại. c. Mẹ đã ……. Rồi nên chú ý giữ gìn sức khỏe. d. Đây là lớp học cho trẻ em ………. đ. Cha nó mất, mẹ nó ……. Nên chú nó rất thương nó. Giáo viên đưa yêu cầu bài tập lên bảng phụ. Em hãy đọc yêu cầu bài tập Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống (...)để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ. a. ở nơi ….., cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà. b. Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng giận …. c. Cô Oanh tính tình xởi lởi, …., ai ai cũng quí. d. Lời khen của cô giáo làm cho nó ….. đ. Bọn giặc hoảng hồn ……. mà chạy. Trong thời gian 2 HS làm bài tập trên bảng giáo viên đưa bài tập cho học sinh dưới lớp làm Khi chê trách một điều gì để người nghe dễ tiếp nhận, người ta thường sử dụng biện pháp nói giảm - nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá ví dụ: Lẽ ra nói “Bài thơ của anh dở lắm” thì lại bảo “Bài thơ của anh chưa được hay lắm” Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như thế để đặt 5 câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau. Tương tự như bài 7 Em hãy tìm 5 thành ngữ có dùng biện pháp tu từ nói quá chẳng hạn như “Xấu ma chê quỷ hờn” Trả lời theo sgk: ẩn dụ, nói giảm- nói tránh, nói quá. Đã học ở THCS. Nêu cách hiểu Nhắc lại khái niệm: Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Vd: “Em tưởng nước giếng sâu - Em nối sợi gàu dài – Ai ngờ nước giếng cạn – Em tiếc hoài sợi dây”. HS nêu lại khái niệm Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự. Vd: “áo bào thay chiếu anh về đất – Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. - Là phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Vd: “ Gươm mài đá, đá núi phải mòn – Voi uống nước, nước sông phải cạn” Hs theo dõi để ghi nhớ. 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.a. HS trả lời theo cách hiểu nghĩa gốc và nghĩa chuyển HS trả lời và ghi theo ý chốt của giáo viên. 4 HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập. HS hoạt động nhóm theo những yêu cầu trong phiếu bài tập (bảng trong) (3 phút), cử đại diên nhóm trình bày, các nhóm khác hoặc HS khác bổ sung, góp ý. Đại diện nhóm 1 trình bày HS theo dõi, đưa ý kiến bổ sung Đại diện nhóm 2 ( trình bày trên máy chiếu bằng bản trong) Hs khác bổ sung, góp ý. Đại diện nhóm 3 trình bày theo yêu cầu của giáo viên ( trên bảng trong) HS đưa ý kiến bổ sung Học sinh đưa ví dụ. “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” ……………… Hs nêu khái niệm sau khi phân tích (trên bảng trong) Đại diện nhóm 4 trình bày đưa ví dụ trong đời sống hoặc trong văn chương ( bằng bản trong) HS khác bổ sung làm ví dụ phong phú hơn. HS đọc yêu cầu bài tập HS lên bảng làm điền từ vào chỗ trống ở trên bảng phụ bằng bút dạ. HS đọc yêu cầu bài tập HS lên bảng điền từ vào chỗ trống trên bảng phụ bằng bút dạ. HS lắng nghe yêu cầu câu hỏi sau đó xung phong trả lời (5 HS mỗi em đặt một câu) HS theo dõi, lắng nghe câu hỏi & xung phong trả lời (5 HS mỗi em nêu một thành ngữ). I. Củng cố lí thuyết. * Biện pháp tu từ. 1. ẩn dụ. 2. Nói giảm – nói tránh. 3. Nói quá. II. Luyện tập. 1. Bài tập 1. a. - Giọt máu đào: Để chỉ mối quan hệ của những người có cùng quan hệ huyết thống. - Ao nước lã: chỉ mối quan hệ người dưng nước lã, không có quan hệ họ hàng. Câu tục ngữ khẳng định đề cao mối quan hệ họ hàng, cùng huyết thống. ẩn dụ tu từ là biện pháp lâm thời chuyển nghĩa của từ theo cách gọi tên một sự vật bằng tên một sự vật khác có quan hệ tương đồng. 1.b. + Mận: chỉ người con trai. + Đào: chỉ người con gái. + Vườn hồng: chỉ tình trạng hôn nhân. Câu ca dao là lời ướm hỏi, tỏ tình và lời đáp kín đáo tế nhị, đáng yêu. 2. Bài tập 2: _ Nói thẳng, nói trực tiếp ở đây phải dùng từ chết - ở đây Nguyễn Khuyến dùng từ “thôi, về, lên tiên, chẳng ở” chỉ cái chết của Dương Khuê - Đây là biện pháp nói tránh, nói giảm. Hiệu quả: tránh gây cảm giác quá đau buồn trước cái chết đột ngột của bạn. Nhưng nỗi đau buồn vẫn day dứt, triền miên (Nguyễn Khuyến dùng liên tiếp 4 cách nói giảm) Khái niệm: Nói giảm- nói tránh là dùng các từ ngữ có mức độ thấp hơn mức độ, tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng…. nhằm mục đích khiêm tốn, lịch sự hoặc tránh xúc phạm trực tiếp đến người khác. 3. Bài tập 3: Biện pháp tu từ: nói quá. Từ biểu thị: tát bể Đông cạn, đánh chết. - Thực chất: + Câu 1: Đề cao, khẳng định sự hòa thuận trong quan hệ vợ chồng. + Câu 2: đề cao, khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của con người. Tác dụng của biện pháp tu từ này là để nhấn mạnh, gây ấn tượng , tạo sức truyền cảm mạnh mẽ. * Khái niệm: Nói quá là dùng các từ ngữ để cường điệu mức độ, tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm… 4. Bài tập 4: * ẩn dụ: - “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” - “Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm”. * Nói giảm, nói tránh: - Mấy hôm nay cụ nhà cháu khó ở. - Cháu mời cụ dùng bữa. * Nói quá: - Nói một tấc đến trời. - Giận bầm gan tím ruột. 5. Bài tập 5 a. đi nghỉ. b. chia tay nhau. c. có tuổi. d. khiếm thị. đ. đi bước nữa. 6. Bài tập 6 a. chó ăn đá, gà ăn sỏi . b. bầm gan, tím ruột. c. ruột để ngoài da. d. nở từng khúc ruột. đ. Vắt chân lên cổ. 7. Bài tập 7. Ví dụ: - Bộ phim này không hay lắm. - Cái áo này chị mặc không hợp lắm. - Loại nhạc này chị hát không hay lắm. ……… 8. Bài tập 8. - Đẹp chim sa, cá lặn. - Ngáy như sấm. - đen như cột nhà cháy. - Răng cải mả. - Mệt bở hơi tai. Củng cố: - Giáo viên củng cố, nâng cao, khắc sâu lại khái niệm về các biện pháp tu từ đã học:ẩn dụ, nói giảm nói tránh, nói quá(trên máy chiếu). - Mở rộng một số biện pháp tu từ khác như so sánh, hoán dụ, đối… Dặn dò: -Yêu cầu học sinh làm bài tập 5 trong SGK và các bài tâp trong sách bài tập nâng cao. - Đưa bài tâp rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản( bảng phụ hoặc máy chiếu và phát phiếu học tập cho học sinh). Tìm các ẩn dụ trong các ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng đợc so sánh ngầm với nhau: - “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. - “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” - “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kếửưtàng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” Hướng dẫn: - ở câu “Thuyền về có nhớ bến chăng – Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”: - ẩn dụ: + Thuyền: Người ra đi ( thường là người con trai) + Bến: người ở lại (thường là chỉ người con gái). => Đây là lời thề ước, hứa hẹn, nhắn nhủ về sự thủy chung. - Cơ sở: + Thuyền – Bến: Là hai sự vật luôn gắn bó với nhau trong thực tế ở đây dùng để thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn của con người. + Bến: ý nghĩa hiện thực chỉ sự ổn định nên gợi liên tưởng đến người phụ nữ chờ đợi nhung nhớ, thủy chung. + Thuyền: ý nghĩa thực chỉ sự di chuyển, không cố định thường gợi nghĩ đến người con trai, hiểu là sự ra đi. Đây là liên tưởng tương đồngà tạo hiệu quả nghệ thuật đặc sắc. …………………………………

File đính kèm:

  • doct 55 NV 10 NC LUYEN TAP VE CAC BIEN PHAP TU TU RAT KI.doc