Giáo án Tiết 56 Tiếng Việt- Liên tưởng tưởng tượng

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức: Hiểu được nội dung và vai trò của liên tưởng tưởng tượng trong bài văn.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng liên hệ, đối chiếu, tư duy lôgic, khoa học.

3. Thái độ, tình cảm: Có ý thức vận dụng liên tởng, tởng tợng vào văn bản.

II. Phương tiện dạy học:

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi .

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: không.

III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài mới ( 1 ) . Tìm hiểu về Liên tưởng tưởng tượng.

2. Nội dung:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 56 Tiếng Việt- Liên tưởng tưởng tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 10/12 Giảng ngày 11/12 Tiết: 56 Môn : Tiếng Việt Liên tưởng tưởng tượng A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: Hiểu được nội dung và vai trò của liên tưởng tưởng tượng trong bài văn. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng liên hệ, đối chiếu, tư duy lôgic, khoa học. 3. Thái độ, tình cảm: Có ý thức vận dụng liên tởng, tởng tợng vào văn bản. II. Phương tiện dạy học: 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi . III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: không. III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) . Tìm hiểu về Liên tưởng tưởng tượng. Nội dung: 1. Liên tưởng 15’ ?Thế nào liên tưởng? Đọc SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Liên tưởng là hoạt động tâm lí của con người. Từ việc này mà nghĩ đến việc kia. Từ người này mà nghĩ đến người khác. - Cơ sở của liên tưởng là mối quan hệ của các sự vật trong đời sống tự nhiên và xã hội. Ví dụ nói tới núi người ta nghĩ tới rừng, tới suối, tới khe. Nói tới mây ngời liên tởng tới bầu trời, tới ma. + Những liên tưởng thường tự phát, tản mạn + Song liên tưởng phải có mục đích nhằm làm nổi bật hiện tượng đời sống. Ví dụ: Nguyễn Tuân liên tưởng chợ Đồng Xuân như cái dạ dày của Hà Nội. ?Có bao nhiêu cách liên tưởng? Đọc SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Có nhiều cách liên tưởng (4 loại thường gặp) + Liên tưởng tương cận (từ chiếc áo liên tưởng tới người mặc áo: “áo chàm đưa buổi phân li”. + Liên tưởng tương đồng (nghề dạy học với nghề lái đò) “Trăng tròn như quả bóng, bạn nào đá lên trời” + Liên tưởng đối sách trái ngược (Mĩ mà xấu) “Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt”, “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”: + Liên tưởng nhân quả Thấy kết quả nghĩ đến nguyên nhân. Thấy việc làm nghĩ tới kết quả ngày mai. “Hoa không nở bởi đất cằn khô khốc”. ?Yêu cầu khi liên tưởng ? Đọc SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Yêu cầu. + Liên tưởng phải tự nhiên + Liên tưởng phải mới mẻ + Liên tưởng không được gò ép, gán ghép mới hay Chú ý: Liên tưởng trong làm văn có thể biểu hiện thành so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, cũng có thể biến thành hình tượng bao trùm với nhiều chi tiết phong phú, ngụ ý sâu xa. 2. Tưởng tượng15’ ?Thế nào là tưởng tượng? Đọc SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Tưởng tượng + Là hoạt động tâm lí, tưởng tượng nhằm tái tạo, biến đổi các biểu tượng trang trí nhớ sáng tạo ra hình tượng mới. Ví dụ: Cây bàng xoè tán tựa chiếc dù lớn. ?Hiểu thế nào là tưởng tượng sáng tạo? Có thể ví dụ? Đọc SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Tưởng tượng sáng tạo : + Tưởng tượng sáng tạo cũng quan trọng đối với làm văn nói riêng và sáng tác văn học nói chung. + Thông qua tưởng tượng, người ta liên kết các cảm xúc suy nghĩ lại với nhau tạo thành những hình tượng mới. Các nhà văn, nhà thơ thường thông qua các sự việc, kinh nghiệm có thật, biến hoá đi, mở rộng ra, biến đổi không gian thời gian, nhân vật tạo ra hình tượng mới. Các hình tượng văn học xa nay đều do tưởng tượng mà có. Ví dụ: “... Nếu được phép minh hoạ lịch sử bằng thanh gơm, tôi sẽ vẽ một thanh gơm đẫm một màu máu. Máu đã chảy trên sân em ta nô đùa chạy nhảy. Máu đã thấm trên rãnh cày cha ta” (Đường chúng ta đi - Nguyễn Trung Thành). Cách tưởng tượng này giúp người đọc, ngời nghe nhận ra lịch sử của đất nước này, dân tộc này là vượt qua những đau thương, những hi sinh mất mát để khẳng định phẩm chất anh hùng. Ví dụ về thơ: “Người xưa nguyện làm sóng Người nay nguyện làm thuyền Sóng vỗ bờ vô tận Biển nâng thuyền đi xa Anh chỉ xin làm gió Nối hai đời đôi ta” ?Yêu cầu đối với tưởng tượng như thế nào? Đọc SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Yêu cầu : + Tưởng tượng phải hợp lí + Tưởng tượng phải phong phú + Tưởng tượng phải bất ngờ mới hay Bản chất sự vật Giếng nước Người có tri thức uyên bác Sâu sắc Giếng nước sâu Người có tri thức sâu sắc Khiêm nhường Mãi lặng yên, gió thổi không hề gợn sóng, chẳng ai ngắm xem. Kẻ đại trí mà có vẻ như ngu không khoe khoang chỉ lẳng lặng lập đức. Nếu bạn có thành tích vui mừng bên trong không lộ ra ngoài. Phong phú Nước sâu. Bạn múc hoài mà giếng không cạn. Mỗi lời nói múc ra từ giếng ấy đều lấp lánh trí tuệ. Nước múc lên sao mà trong, mát, ngọt ngào. Trên thông thiên văn, dới tường địa lí không gì là không biết, không điều gì biết mà không nói. ?Đoạn văn “Giã từ tuổi nhỏ” Xuân Diệu đã tưởng tượng ra điều gì? Tưởng tượng ấy có có giúp tác giả thể hiện tư tưởng sâu sắc và thú vị của tác giả không? Đọc SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Xuân Diệu đã tưởng tượng thời tuổi thơ của mình như một em nhỏ: “Hỡi em tuổi nhỏ”, “Hình bóng em nhỏ sắp tan” “tôi ru em nhỏ của tôi, tưởng tôi còn nhỏ”. - Tưởng tượng như vậy đã giúp tác giả thể hiện tư tưởng sâu sắc thú vị: + Thấy lại cái thời tuổi thơ bụ bẫm, khoẻ mạnh, sôi nổi và đẹp đẽ: “Tôi nằm giữa tuổi xưa, thấy mình mười sáu, mười tám, đôi mươi, tay chân bằng mầm, mắt bằng hồ, lòng bằng lửa, miệng bằng hoa” + Thời gian trôi đi, tuổi thơ mất dần thay vào đó là con người trưởng thành hoà với cuộc sống hiện đại: “Mặt trời đỏ rực, đời chiếm cả nọi nơi rồi. Tôi sắp vào cho cái máy cuốn lôi, chân bước đi lòng càng muốn ngoảnh lại. Em tuổi nhỏ, xa nhau rồi” + Từ dã tuổi thơ mà lòng bâng khuâng nuối tiếc: “Ta ở lại một mình”. Thời gian đẩy sau lưng, cuộc đời kéo trước mặt, chân trái rời xa thời nhỏ, chân phải bước vào thời nào đây”. 3. Củng cố, luyện tập 10’ ? Chọn đề và lập dàn ý? Nhóm 1: Tổ 1,2 câu 1. Nhóm 2: Tổ 3,4 câu 2. Thảo luận hoàn thành câu hỏi. - Tưởng tượng nếu thời gian ngừng lại - Liên tưởng chiếc nón lá Việt Nam ?Hãy tưởng tượng thời gian ngừng lại ? Nhóm 1 thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp. Nhóm 2 theo dõi, bổ sung. - Theo đúng quy luật của tự nhiên thì thời gian trôi, không bao giờ dừng lại. Ta tưởng tượng nếu thời gian ngừng lại thì vạn vật và mọi sự việc trên đời này sẽ như thế nào? + Trái đất ngừng quay + Mặt trời không có + Cây cối không ra hoa + Sự sống ngng đọng và có thể huỷ diệt + Nếu con người không tồn tại thì mọi quan hệ đâu còn ã Không có học hành thi cử ã Không có chuyện yêu nhau, lấy nhau ã Lấy gì để đo được sự phát triển ã Con người không biết mình có tuổi Liên tưởng tương cận - Chiếc nón lá Việt Nam Nhóm 1 thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp. Nhóm 2 theo dõi, bổ sung. - Mọi sự vật đều gắn bó gần gũi với con người. Nhưng gần gũi gắn bó hơn cả là chiếc nón lá. Chiếc nón mà mẹ ta, chị và em ta làm ra đấy. Nó gắn liền với con người trong đời sống lao động, vui chơi. + Các thiếu nữ che nắng, mưa, che mặt làm duyên + Nón đội đầu che mưa nắng trên đồng ruộng. + Nón làm quạt khi nóng bức. + Chiếc nón trong lễ hội + Chiếc nón trong vũ điệu. Liên tưởng tương cận - Đôi dép cũ của mẹ Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Mẹ tôi thường đi đôi dép ấy. Đôi dép đã mòn vẹt, cũ kĩ. a. Đôi dép của mẹ là dấu ấn của thời gian + Lúc đầu đôi dép hẳn xinh xắn với tuổi trưởng thành của mẹ + Đôi dép chứng kiến mấy anh, em chúng tôi ra đời, lớn lên, trưởng thành. + Mẹ giờ đã già nua tuổi tác. b. Đôi dép của mẹ đã đi qua bao chặng đường của đời sống + Đôi dép theo mẹ tôi đến các chợ, các làng buôn thúng bán mẹt. + Đôi dép đưa mẹ đến trại tù Pháp để tiếp tế cho cha + Đôi dép đưa mẹ vĩnh biệt cha nơi nghĩa địa + Đôi dép đưa mẹ đến Trạm y tế bồng cháu trên tay, đến giờ bồng chắt. c. Đôi dép gắn với cuộc đời của mẹ tôi để chúng tôi thương nhớ ơn nặng, nghĩa dày. C. Hướng dẫn học bài : - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Hoàn thiện các bài tập. - Nắm vững kiến thức vở ghi. - Đọc Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên Đi Quảng Lăng. Soạn bài theo câu hỏi: ? KháI quát những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ? Xác định hoàn cảnh ra đời, chủ đề và bó cục bài thơ? ?Thử đối chiếu bản dịch nghĩa và dịch thơ, chỉ ra chỗ đạt và chưa đạt? Hai câu thơ đầu có phải chỉ tả cảnh và thuật lại sự việc thuần tuý không? ý nghĩa của hai tiếng “Cố nhân” và cụm “giã từ lầu Hoàng Hạc”? Thời gian cuộc tiễn đưa gợi cho em suy nghĩ gì? ?Phân tích hình ảnh cánh buồm, sự trông theo của nhà thơ?

File đính kèm:

  • doctiet 56.doc