A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: Thấy được tình cảm thắm thiết của Lí Bạch qua buổi đưa tiễn.
2. Kỹ năng: Nắm được đặc điểm tình và cảnh trong bài thơ.
3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng tình bạn, trân trọng tài năng và tình cảm của nhà thơ.
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: không.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới ( 1 ) Thơ Lí Bạch vốn thường nói nhiều đến tình bạn bè tha thiết đắm sâu. Nào là tiễn xá nhân họ Trương đi Giang Đông, tiễn sơn nhân họ Dương về núi Tung, tiễn khách về đất Ngô. Có những lời thơ đưa tiễn thật giản dị mà rung động.
Vẫy tay thôi đã rời xa
Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo
Những người đọc vẫn không quên bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 57 đọc hiểu- Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi Quảng Lăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 12/12 Giảng ngày 13/12
Tiết: 57 Môn : Đọc hiểu
Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên Đi Quảng Lăng
(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
Lý Bạch
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: Thấy được tình cảm thắm thiết của Lí Bạch qua buổi đưa tiễn.
2. Kỹ năng: Nắm được đặc điểm tình và cảnh trong bài thơ.
3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng tình bạn, trân trọng tài năng và tình cảm của nhà thơ.
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: không.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) Thơ Lí Bạch vốn thường nói nhiều đến tình bạn bè tha thiết đắm sâu. Nào là tiễn xá nhân họ Trương đi Giang Đông, tiễn sơn nhân họ Dương về núi Tung, tiễn khách về đất Ngô. Có những lời thơ đưa tiễn thật giản dị mà rung động.
Vẫy tay thôi đã rời xa
Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo
Những người đọc vẫn không quên bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”.
2. Nội dung:
I. Tìm hiểu chung 10’
1. Tác giả
?Phần tiểu dẫn SGK nêu nội dung gì?
HS đọc SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
a. Cuộc đời :Lí Bạch (701-762) tự Thái Bạch quê ở Lũng Tây nay thuộc tỉnh Cam Túc, lớn lên ở Tứ Xuyên. Bản chất thích giao lưu với bạn bè và du lịch thưởng ngoạn phong cảnh. Năm 25 tuổi được làm việc trong Viện Hàn lâm. Nhưng nhà vua chỉ đối xử và xem ông như một nghệ nhân cung đình, chỉ dùng ông khi cần điểm tô cho cuộc sống xa hoa hưởng lạc. Thất vọng, chỉ ba năm ông xin ra khỏi kinh đô, tiếp tục
cuộc sống ngao du sơn thuỷ. Năm 762, ông nhuốm bệnh và mất, để lại trên một ngàn bài thơ.
b) Sự nghiệp:
+ Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn có nhiều bài thơ nổi tiếng viết về đề tài thiên nhiên, tình yêu, tình bạn.
+ Âm hưởng chủ yếu trong thơ ông là yêu đời lạc quan, hào phóng.
+ Có nhiều sáng tạo trong tứ thơ, thể thơ, ngôn từ
+ Tuy nhiên trong vài bài thơ thể hiệ tư tưởng hành lạc cầu tiên học đạo.
2. Bài thơ
?Hoàn cảnh sáng tác?
Đọc tác phẩm độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Mạnh Hạo Nhiên là thế hệ nhà thơ thuộc đàn anh của Lí Bạch. Lí Bạch rất hâm mộ về tài năng, học vấn và nhân cách của Mạnh Hạo Nhiên. Tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch có lần đã tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Bài thơ đã ra đời trong hoàn cảnh ấy.
d. Chủ đề
?Xác định chủ đề?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bài thơ miêu tả không gian, thời gian, địa điểm đa tiễn Bạn. Để từ đó bộc lộ tình cảm của mình.
II, Đọc – hiểu 20’
Đối chiếu bản dịch nghĩa và dịch thơ.
?Thử đối chiếu bản dịch nghĩa và dịch thơ, chỉ ra chỗ đạt và cha đạt.
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Nguyên tác:
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàn viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
- Đối chiếu với bản dịch nghĩa ta thấy từ “ngoái” trong dịch nghĩa là thêm vào. Trong nguyên tác câu 3 không có chữ bóng.
- Đối chiếu với bản dịch thơ của Ngô Tất Tố.
+ Về thể loại chuyển từ tứ tuyệt thành lục bát
+ Về chữ nghĩa.
* Câu một: Chữ “bạn” trong dịch thơ chưa nêu hết được giá trị biểu cảm của hai tiếng “Cố nhân”. “Cố nhân” là bạn gắn bó thân thiết từ lâu với mình. Một ngời bạn đáng trân trọng và kính mến. Cũng ở câu 1, bản dịch thơ bỏ chữ “tây” và nghĩa của chữ “từ”. Tây là khẳng định vị trí, lầu Hoàng Hạc so với Quảng Lăng, Dương Châu. “Từ” nghĩa của nó là chia tay, chứ không phải “từ lầu Hạc lên đường”.
* Câu hai: Bản dịch thơ bỏ hai tiếng “tam nguyệt” tức tháng ba của mùa xuân, giảm không khí xuân trong cuộc tiễn biệt.
* Câu ba: “Cô phàm” là cánh buồm cô lẻ, bản dịch thơ: “Bóng buồm đã khuất” làm giảm đi không khí cô đơn trong buổi đưa tiễn “Bích không tận” trong nguyên tác diễn tả cánh buồm cô lẻ đã lẫn vào khoảng không bao la xanh biếc của bầu trời. Câu ba bản dịch thơ chưa sát, chưa lột tả hết nguyên tác.
* Câu bốn: bản dịch thơ thêm vào hai tiếng “trông theo”; Trong nguyên tác, Lí Bạch không sử dụng “trông theo” mà người đọc vẫn ngầm hiểu.
Qua đối chiếu ta thấy công việc dịch thơ quả là khó chẳng dễ chút nào.
2.Hai câu thơ đầu
?Hai câu thơ đầu có phải chỉ tả cảnh và thuật lại sự việc thuần tuý không? ý nghĩa của hai tiếng “Cố nhân” và cụm “giã từ lầu Hoàng Hạc”?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Hai câu thơ đầu
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
(Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng)
Đúng là có miêu tả và thuật lại sự việc tiễn bạn phía tây lầu Hoàng Hạc lên đường về Dương Châu giữa lúc mùa xuân hoa nở. Song càng đọc, càng nghĩ hai câu thơ đầu là sự kết hợp của phương thức miêu tả và biểu cảm.
- Không phải ngẫu nhiên Lý Bạch chọn phía tây lầu Hoàng Hạc để tiễn bạn. Theo quan niệm người á Đông, phía tây là cõi phật, cõi tiên. Vả lại ở Trung Quốc phía tây là vùng núi non hiểm trở, hoang sơ, ngày xa chỉ dành riêng cho những ẩn sĩ đến tu hành. Nơi đây ẩn chứa những tâm hồn thanh cao trong sạch.
- Lầu Hoàng Hạc, theo huyền thoại là nơi phí văn vi tu luyện thành tiên rồi cưỡi hạc vàng bay đi.
Hạc vàng ai cỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xa
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay
(Thôi Hiệu - Hoàng Hạc Lâu)
Đến một nơi thoát tục để đưa tiễn một ngời bạn tri âm về cuộc đời trần tục. Buổi tiễn đa mang ý nghĩa sâu sắc vô cùng.
- Hai tiếng “Cố nhân” diễn tả đây là ngời bạn gắn bó thân thiết từ xa. Buổi chia tay nhờ có hai tiếng “Cố nhân” ấy mà đắm chìm trong sự thiết tha lu luyến. Nhà thơ không sử dụng cách viết thường tình. Phút biệt li không có những li rượu tiễn nhau, không dòng nước mắt, cánh buồm và một khung cảnh thật đẹp đầy lãng mạn nhưng đã thể hiện tình cảm phong phú, lưu luyến biết nhường nào.
?Thời gian cuộc tiễn đa gợi cho em suy nghĩ gì?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Thời gian được lưu lại trong câu thơ
Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng
Một chiếc thuyền rẽ sóng lướt trên hoa khói bàng bạc. Hình ảnh gợi không khí mơ hồ lãng đãng của thơ Đường. Tháng ba (tam nguyệt) còn tiết xuân. Một từ “hoa” mà nói được nhiều ý, vừa thể hiện mùa xuân, vừa hướng tới nơi phồn hoa đô hội mà bạn mình sắp tới. Mới thấy cái hay của thơ Đường ở “ý tại ngôn ngoại”.
3. Hai câu cuối
?Phân tích hình ảnh cánh buồm, sự trông theo của nhà thơ?
Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông xa chỉ thấy dòng sông bên trời
Vẫn phương thức miêu tả và biểu cảm, tác giả nghiêng nhiều về thể hiện, nỗi lòng của mình.
- Cánh buồm cô đơn diễn tả nhiều nghĩa. Một là chỉ Mạnh Hạo Nhiên ra đi một mình trong cô đơn. Hai là diễn tả nỗi lòng cô đơn của Lí Bạch. Thơ Đường hay ở chỗ đó. Nói bạn trong cô đơn nhưng chính biểu hiện mình trong cô đơn. Hiểu theo cách nào cũng là gợi lên một kiếp người giữa dòng sông mênh mông. Kiếp người càng nhỏ bé và đơn chiếc.
- Câu thơ cuối chỉ gợi mà không tả. Trước mắt nhà thơ con sông chạy dài và ở cuối tầm mắt nó như hoà nhập với nền trời xanh biếc. Nhà thơ đành bất lực trước cõi không vô tận. Cảnh và vật hiện ra theo dòng tâm trạng.
Củng cố 2’
Khái quát kt cơ bản.
Tự tổng hợp kt.
- Bài thơ sáng tác theo thể thất ngôn tuyệt cú Đường luật. Bài thơ là sự kết hợp giữa các phương thức miêu tả và biểu cảm. Điểm nhìn của bài thơ ở người ra đi, song chủ yếu thể hiện tình cảm của người ở lại.
- Đây là bài thơ tiêu biểu về đề tài tiễn biệt của tiên thơ Lí Bạch.
Bài tập nâng cao 8’
“Thơ Đường lấy cái có (hữu) để nói cái không có (vô) hoặc ngược lại lấy cái không (vô) để nói cái có (hữu)” Em hãy phân tích biện pháp nghệ thuật ấy trong bài thơ trên của Lí Bạch?
4 tổ 4 nhóm thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp. Các nhóm thoe dõi bổ sung hoàn thiện kt
Trong thơ Đường, chúng ta bắt gặp nhiều mối quan hệ thật sinh động. Đó là quan hệ giữa “tiên” và “tục”, giữa quá khứ và hiện tại trong “Hoàng hạc lâu” của Thôi Hiệu. Đó là quan hệ giữa động và tĩnh, giữa sáng và tối trong “khe chim kêu” của Vương Duy. Ngoài những mối quan hệ này, ta còn bắt gặp sự đối lập giữa cái “chẳng biết sầu” để nhấn mạnh cái sầu trong “Nỗi oán của người phòng khuê” của Vwơng Xơng Linh. “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch đã tạo ra mối quan hệ đối lập giữa cái có và cái không.
- Cái có được gợi ra từ không gian, thời điểm địa điểm. Có tháng ba tiết xuân hoa nở, có dòng sông sương khói bàng bạc, có nơi đến gợi bao vẻ đẹp của phồn hoa đô hội, có bầu trời xanh biếc ngút tầm mắt. Tất cả để làm rõ cái không có. Đó là cánh buồm mất hút. Người bạn đã đi xa, để lại trong lòng cả hai một nỗi cô đơn.
- Cánh buồm cô lẻ mất hút, hoà nhập vào nền trời xanh biếc trong hút tâm mắt là cái không có để nhấn mạnh cái đó. Đó là người đa tiễn. Nhà thơ đang đứng trên lầu cao dõi theo cánh buồm đưa bạn tới chân trời.
- Cái mênh mông vô tận của không gian là cái có để diễn tả cái không có (không nói ra). Đó là sự lẻ loi, cô đơn, nhỏ bé của kiếp người.
e. tham khảo
Về nghệ thuật thơ, khi phân tích cần chú ý đến tính chất hội hoạ, màu sắc và đường nét của hình tượng nghệ thuật. Tính chất đó có cả trong bản dịch và trong nguyên bản. Còn sự phân tích chỉ căn cứ vào từ ngữ trong bản dịch là chưa đủ.
Riêng câu đầu tiên, có chữ "từ", chữ đó vẫn được giữ trong bản dịch. Nhưng chữ "từ" ở đây có thể hiểu theo nghĩa "từ biệt" thì sâu sắc hơn, đúng ý Lí Bạch hơn. Không nên hiểu theo nghĩa nôm na "từ chỗ". Và như vậy, người ra đi cũng có tâm trạng lưu luyến không kém người ở lại. Người đi phải từ biệt bạn bè đã đành, còn từ biệt cả lầu Hoàng Hạc.
Nguyễn Bá Thành,
T liệu văn học 10
C. Hướng dẫn học bài :
- Đọc sgk củng cố kiến thức đã học.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm vững kiến thức vở ghi.
- Đọc bài Cảm xúc mùa thu, Khái quát những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ? Xác định hoàn cảnh ra đời, chủ đề và bó cục bài thơ?
Tìm hiểu đặc điểm của cảnh thu được miêu tả trong 4 câu thơ đầu. Cảnh sắc 2 câu đề có gì khác 2 câu thực? Cảnh sắc ấy gợi cho ta liên tưởng gì? Phân tích bốn câu thơ cuối để làm rõ lòng yêu nước thương nhà của nhà thơ. Phải chăng đó chỉ là tâm sự riêng của Đỗ Phủ?
File đính kèm:
- tiet 57.doc