Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 1 tiết 4- Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS

-Hiểu đặc điểm cơ bản của các kiểu VB và phương thức biểu đạt đã học ở THCS để nhận diện, phân tích và tạo lập được các kiểu VB này

-Thấy được sự xâm nhập, đan xen lẫn nhau giữa các phương thức biểu đạt trong một kiểu VB nhưng cũng thấy được phương thức chủ đạo của VB đó

-Có ý thức vận dụng các hiểu biết về kiểu VB và các phương thức biểu đạt vào đọc văn và làm văn một cách phù hợp

II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

-SGK, SGV

-Bảng phụ

III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, phát vấn, đàm thoại

IV-TIẾN HÀNH DẠY HỌC

1-Ổn định lớp

2-Kiểm tra bài cũ

Nêu đặc điểm của VB – làm bài tập số 5

3-Giới thiệu bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2232 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 1 tiết 4- Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Tiết 4 PHÂN LOẠI VĂN BẢN THEO PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Ngày soạn: 08 tháng 08 năm 2008 ------------o0o------------ I-MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS -Hiểu đặc điểm cơ bản của các kiểu VB và phương thức biểu đạt đã học ở THCS để nhận diện, phân tích và tạo lập được các kiểu VB này -Thấy được sự xâm nhập, đan xen lẫn nhau giữa các phương thức biểu đạt trong một kiểu VB nhưng cũng thấy được phương thức chủ đạo của VB đó -Có ý thức vận dụng các hiểu biết về kiểu VB và các phương thức biểu đạt vào đọc văn và làm văn một cách phù hợp II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN -SGK, SGV -Bảng phụ III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, phát vấn, đàm thoại IV-TIẾN HÀNH DẠY HỌC 1-Ổn định lớp 2-Kiểm tra bài cũ Nêu đặc điểm của VB – làm bài tập số 5 3-Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT ¨ Nêu câu hỏi 1A, yêu cầu HS trả lời g bổ sung hoàn thành 6 kiểu VB: miêu tả, tự sự, biểu cảm, điều hành, thuyết minh, lập luận ¨ Đọc và trả lời câu hỏi mục 1B (lần lượt đọc từng khung một và phát biểu sau đó ghi vào tập) ¨ Dùng bản phụ (mỗi khung một bảng nhỏ, mỗi kiểu VB GV đưa một phần nội dung, khái niệm, yêu cầu HS nhận dạng và điền vào bên cạnh Đọc đoạn 1 xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng, phương thức chính? +Phương thức biểu đạt chính: tự sự, vì đoạn này tác giả trình bày lại sự việc (bán chó và thái độ của Lão Hạc) +Trong khi tự sự, tác giả đã kết hợp chặt chẽ với phươgn thức miêu tả (tả người) để làm phong phú sinh động và nổi bật sự việc được trình bày Giả sử không đoạn văn miểu tả khuôn mặt đau khổ của Lão Hạc thì việc bán chó của Lão sẽ bị ảnh hươgn như thế nào? Nếu không có thì đoa chỉ là kể lại một cách đơn thuần, Lão Hạc không đau khổ g không thấy được tình yêu của Lão, tâm hồn của Lão Đọc đoạn 2 và xác định phương thức biểu đạt? ¨ Đọc bài tập 3 thực hiện theo yêu cầu. Tìm sự giống và khác nhau của 2 VB ¨ Cho 2 em cùng bàn thảo luận trong 5 phút g phát biểu và bổ sung I-Ôn tập các kiểu VB phân loại theo phương thức biểu đạt: Có 6 loại VB: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, điều hành, nghị luận II-Tìm các phương thức biểu đạt 1-Bài tập 2/trang 18: Đoạn 1: Tự sự – miêu tả – biểu cảm (trong đó phương thức biểu đạt chính là tự sự vì trong đoạn văn này chủ yếu kể lại việc Lão Hạc bán cậu Vàng) Đoạn 2: Thuyết minh, miêu tả, biểu cảm (phương thức biểu đạt chính là thuyết minh vì chủ yếu giới thiệu một loại cây quí hiếm của Nam Bộ) 2-Bài tập 3/trang 19: a-VB 1: thuyết minh -VB 2: biểu cảm, miêu tả b-Sự giống nhau và khác nhau của 2 VB *Giống: cùng nói về đối tượng là bánh trôi nước. Chiếc bánh trôi nước được miêu tả theo nghĩa đen: hình tròn, trắng mịn, đun sôi trong nước, bánh có thể rắn – nát, khi nổi – chìm trong nước *Khác: +VB1: bánh trôi nước hiểu theo nghĩa đen. Miêu tả chi tiết tỉ mỉ khách quan +VB2: bánh trôi nước không chỉ hiểu theo nghĩa đen mà còn hiểu theo nghĩa bóng: nói về vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất và thân phận long đong của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Chỉ miêu tả những nét tiêu biểu để gợi lên cảm xúc, tình cảm của người đọc * CỦNG CỐ: Gọi HS cho ví dụ về một phương thức biểu đạt * Dặn dò: -Đọc trước bài “Khái quát VHDG” -Sưu tầm một số bài dân ca, truyện cổ tích

File đính kèm:

  • docNgu van 10 nang caoT4van anh.doc