Giáo án Tiết 94: Cộng các số tròn chục

Cô xin trân trọng giới thiệu với các em, rất vinh dự cho lớp ta hôm nay được đón các thầy cô giáo đại diện cho Phòng giáo dục và các thầy cô giáo ở các trường trong toàn huyện về dự, cô đề nghị các em nổ một tràng pháo tay thật giòn để trào mừng các thầy cô.

- Trước khi vào bài mới cô kiểm tra bài cũ.

- Hôm trước các em đã được học bài các số tròn chục, bây giờ cô sẽ mời một em nêu số tròn chục theo thứ tự từ bé đến lớn - Học sinh nêu

- Em hãy nhận xét câu trả lời của bạn

- Em hãy nêu cho cô các số tròn chục từ lớn đến bé.

- Các em trả lời tốt lắm

- Bây giờ cả lớp hãy nhìn lên màn hình nhé

- Cô có 4 bó mỗi bó có 1 chục que tính, em nào giỏi hãy cô cô biết cô có mấy chục que tính? ( 4 chục)

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 94: Cộng các số tròn chục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 94: Cộng các số tròn choc 1.Bài cũ - Cô xin trân trọng giới thiệu với các em, rất vinh dự cho lớp ta hôm nay được đón các thầy cô giáo đại diện cho Phòng giáo dục và các thầy cô giáo ở các trường trong toàn huyện về dự, cô đề nghị các em nổ một tràng pháo tay thật giòn để trào mừng các thầy cô. - Trước khi vào bài mới cô kiểm tra bài cũ. - Hôm trước các em đã được học bài các số tròn chục, bây giờ cô sẽ mời một em nêu số tròn chục theo thứ tự từ bé đến lớn - Học sinh nêu - Em hãy nhận xét câu trả lời của bạn - Em hãy nêu cho cô các số tròn chục từ lớn đến bé. - Các em trả lời tốt lắm - Bây giờ cả lớp hãy nhìn lên màn hình nhé - Cô có 4 bó mỗi bó có 1 chục que tính, em nào giỏi hãy cô cô biết cô có mấy chục que tính? ( 4 chục) - 4 chục còn được gọi là bao nhiêu? (bốn mươi) - Số 40 được viết như thế nào? (Số 40 viết số bốn trước số 0 sau) - Quan sát số 40 em hãy cho cô biết số 40 gồm mấy chục và mấy đơn vị? (4 chục và 0 đơn vị) - Cô lại có 6 bó que tính như thế nữa, em hãy cho cô biết cô có mấy chục que tính (6 chục) - 6 chục còn được gọi là bao nhiêu? (sáu mươi) - Số sáu mươi được viết như thế nào? (Số 6 trước số 0 sau) - Quan sát số 60 em hãy cho cô biết số 60 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( 6 chục và 0 đơn vị) - Các em trả lời tốt lắm. - Qua kiểm tra bài cũ cô thấy về nhà các em đã có ý thức học bài và nắm được rất tốt bài trước đặc biệt là các bạn …….. - Cô ghi mỗi bạn điểm 10 nhé! 2. bài mới - Các em hãy sử dụng bộ đồ dùng học toán, lấy cho cô ba bó mỗi bó một chục que tính. - Cô cũng có ba bó que tính như các em đấy - Em vừa lấy được bao nhiêu que tính? (30) - Số 30 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( 3 Chục và 0 đơn vị) - Em hãy lấy thêm hai bó que tính như thế nữa? - Cô cũng có thêm hai bó que tính. - Em vừa lấy thêm bao nhiêu que tính? (20) - 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? ( 2 chục và 0 đơn vị) - Để biết được cả hai lần lấy được bao nhiêu que tính em làm ntn? ( phép cộng, lấy 30 + 20) - Em có nhận xét gì về các số trong phép tính này? ( đều là các số tròn chục) (GV có thể gợi ý, tiết trước các em đã được học về các số này đấy) * Các em ạ đó chính là nội dung bài học ngày hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em: Cộng các số tròn chục (GV bấm máy) GV ghi bảng đầu bài - Hai học sinh nhắc lại - Vậy cả hai lần em đã lấy đực bao nhiêu que tính? (50) - 50 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( 5 chục và 0 đơn vị) * Các em đều sử dụng que tính để tìm kết quả của phép tính 30 + 20. Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các em cách đặt tính viết. - Trước tiên cô viết số 30, rồi viết số 20 - Vậy cô viết số 20 vào phép tính ntn? ( viết 20 dưới 30 sao cho hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị) ( nếu học sinh không TL được GV có thể nói: Cô sẽ viết giúp các em số 20 nhé, cô sẽ viết số 20 dưới …. đơn vị). - Tiếp theo cô viết dấu cộng rồi kẻ gạch ngang thay cho dấu = - Để tính đúng kết quả chúng ta bắt đầu cộng từ hàng đơn vị trước. - Bạn nào xung phong nêu phép tính? (0+0=0, viết 0) GV chiếu - Cộng xong hàng đơn vị ta thực hiện cộng hàng nào? (hàng chục) - Em hãy nêu cách cộng hàng chục (3+2=5, viết 5) GV chiếu - Bây giờ cô mời một bạn nêu lại cách cộng của phép tính trên ( 0+0=0, viết 0) GV chiếu (3+2=5, viết 5) - GV chiếu - Vậy 30 + 20= bao nhiêu? (50) Bấm - Cô mời một bạn nêu lại cách cộng này một lần nữa. * Các em ạ cô vừa hướng các em cách cộng các số tròn chục được thực hiện đúng kết quả của các phép tính các em cần lưu y đặt tính sao cho hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị. Khi thực hiện tính các em cần lưu ý cộng từ phải sang trái tức là cộng từ hàng đơn vị trước rồi mới cộng đến hàng chục nhé. Luyện tập Bài 1 - Để các em nắm chắc chắn cách cộng các số tròn chục cô sẽ hướng dẫn các em bài tâp 1. - Bài tập 1 yêu cầu gì ? ( Tính) - Quan sát bài tập 1 em có nhận xét gì? ( Đây đều là phép cộng các số tròn chục) * Bài tập này người ta đã đặt tính sẵn các em chỉ cần tính kết quả tong phép tính. Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các em cách tính của phép tính sau: (GV chiếu) 30+40 - em hãy đọc phép tính này. * Muốn biết kết quả phép tính này em làm ntn? (0+0=0, viết ) GV bấm 4+3=7, viết 7 GV bấm - Vậy 40 + 30= bao nhiêu (70) GV bấm * Khi thực hiện phép tính này em cần lưu ý điều gì?( Viết kết quả sao cho hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị) - Áp dụng phép tính này em hãy làm tiếp các phép tính còn lại của bài tập 1 - Học sinh làm bài vào vở - 2 HS lên bảng - Em có nhận xét gì về bài làm của hai bạn trên bảng? - Em hãy đọc bài làm của em - Em hãy nêu cách tính kết quả của phép tính 10 + 70 - Cô cũng nhất trí với cách làm của các bạn đấy – GV chiếu kết quả - Cô mời một em đọc lại bài tập 1 trên bảng - Dưới lớp các em hãy đổi chéo vở để kiểm tra kết quả bài làm của bạn. - Những em nào có kết quả giống như trên bảng ? - GV tuyên dương * Cô thấy các em làm bài rất tốt đấy chắc các em đã mệt cô sẽ cho cả lớp nghỉ giải lao. Bài tập 2 - Các em vừa được giải lao để chống mệt mỏi rồi! Bây giờ cô trò ta cùng làm tiếp bài tập 2 GV chiếu BT 2: Tính nhẩm - Em hãy nêu yêu cầu của BT 2 - GV ghi bảng: Tính nhẩm * Các em ạ ngoài các tình tiết như vừa học các em có thể cộng các số tròn chục bằng cách tính nhẩm nữa đấy. - Chẳng hạn muốn biết kết quả của các phép tính 20+30 =? Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các em cách nhẩm. - 20 còn được gọi là mấy chục? (2 chục) - Còn 30? (3 chục) - Em hãy nhẩm cho cô xem 2 chục + 3 chục = mấy chục ? (5 chục) - Vậy 20+30= bao nhiêu (50) * Cô vừa hướng dẫn cách cộng nhẩm các số tròn chục, các em hãy áp dụng cách nhẩm đó để nhẩm các phép tính sau: GV chiếu các phép tính qua BT2 HS làm bài * Em hãy nêu kết quả của các phép tính ở cột thứ 1 - Em nào nhận xét bài làm của bạn - Em hãy đọc bài làm của em - Em đã nhẩm tính 50+10 là như thế nào? ( 50 là 5 chục, 10 một chục, 5 chục + 6 chục, vậy 50+10=60) * Cô muốn biết kết quả các phép tính ở cột thứ 2? - Hãy nhận xét câu trả lời của bạn - Em hãy đọc bài làm của em * Em hãy nêu kết quả của các phép tính ở cột thứ 3? - Em nào có ý kiến khác không? - Quan sát cột tính thứ 3 em có nhận xét gì về kết quả của các phép tính 50+40 và 40+50 GV bấm (kết quả giống nhau đều =90) - Còn các số trong phép tính GV bấm (các số giống nhau) - Vị trí của chúng ntn? GV bấm (vị trí khác nhau) * Các em ạ trong 1 phép tính cộng các số giống nhau khi người ta thay đổi vị trí của các số đó thì kết quả không thay đổi. Bài tập 3 - Các em đã làm xong bài tập 1 và BT 2 rất tốt rồi bây giờ các em hãy phát huy những thành tích đó để cùng cô giải bài tập 3 nhé. - GV chiếu bảng BT 3 – Ghi bảng đầu bài – Gọi 2 HS đọc - Bài toán cho biết gi? ( Thùng thứ 1 có 20 gói bánh, thing thứ 2 đựng 30 gói bánh) - Bài toán hỏi gì? ( Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh) - Các em đã biết bài cho biết gì? Bài toán hỏi gì, các em hãy tóm tắt bài toán vào phiếu bài tập. - Qua quan sát cô thấy các em đã tóm tắt xong bài toán. - Cô mời một bạn nêu tóm tắt của mình. - Em tóm tắt bài toán này rất tốt, cô cũng cố cách tóm tắt trên bảng – Em nào hãy đọc cho cô * Muốn biết cả hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh em làm ntn? (Phép tính cộng) - Các em hãy giải bài toán vào phiếu BT - Cô mời 1 bạn lên bảng giải toán - Em có nhận xét gì về cách làm của bạn - Em hãy đọc bài giải của em - Cô cũng có cách giải bài toán này như sau: 1 em đọc * Các em ạ với bài toán này ta chỉ có thể giải bằng một phép tính hoặc có nhiều cách trả lời khác nhau, chẳng hạn cô có cách trả lời sau: - HS đọc cách trả lời thứ 2, ngoài ra ta cũng có cách trả lời ngắn gọn hơn. Cả hai thùng đựng là vẫn đảm bảo được yêu cầu của bài toán Trò chơi Tiết học này cô thấy ý thức học tập của các em rất tốt, cô sẽ thưởng cho cả lớp 1 trò chơi Chiếu bảng trò chơi học tập. - GV treo bảng trò chơi và nói: Tất cả các số trong các phép tính này đều là các số tròn chục nhiệm vụ của các em là sẽ lên chọn nhanh các bông hoa có gắn các số ở phía dưới và điền vào chỗ trống để tạo thành phép tính đúng. - Để tham gia trò chơi cần có 2 đội nửa lớp phía trong là đội 1, nửa lớp phía ngoài là đội 2, mỗi đội có 3 em chơi dưới hình thức tiếp sức, luật choi như sau khi có hiệu lệnh bắt đầu em thứ nhất chạy lên chọn 1 bông hoa điền vào chỗ trống sau đó chạy về đứng xuống phía cuối hàng thì lúc đó em thứ 2 mới được lên gắn bông hoa tiếp theo. Khi có hiệu lệnh kết thúc trò chơi đội nào còn cố gắn thêm 1 bông hoa nữa là vi phạm luật và bông hoa đó không được tính. - Trò choi được tiên shành trong 3 phút - HS chơi trò chơi – GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc - Qua trò chơi này không những củng cố lại cho các em cách cộng các số tròn chục mà cô thấy các em còn tính nhâm rất nhanh đấy. - GV chiếu lại bảng gần bài mới - Các em ạ hôm nay cá em đã được học cách cộng các số tròn chục về nhà cá em cần xem kỹ lại bài để giờ sai cô trò ta sẽ đi luyện tập lại cách cộng này 1 lần nữa nhé. Tiếng Việt – Lớp 2 I. Ôn ĐTC- Giới thiệu - Rất vinh dụ cho lớp ta hôm nay có các thầy giáo chuyên viên PGD cùng các thầy cô giáo trong miền về dự với cô trò mình 1 tiết tập dộc. Lớp mình hãy nổ 1 tràng pháo tay để chào mừng các cô đã về dự lớp mình nào. II. Lên lớp 1. Bài cũ; Trong giờ học hôm trước cô trò mình đã độc bào “Quả tim khỉ” khi vào bài mới cô KTBC: 1 bạn lên bảng đọc cho cô đoạn 1 của bài. (1HS đọc) ? Qua đoạn em vừa đọc em thấy khỉ đã đối xử với cá Sấu ntn? (như 1 người bạn thân) - Nhận xét bài đọc và câu trả lời của bạn - GV: Cô cũng đồng ý với ý kiến của em - 1 HS đọc đoạn 3, 4 - ? Tại sao cá Sấu lại lặn sâu xuống nước lủi mất (… vì xấu hổ) - Nhận xét bài đọc và câu trả lời của bạn - GV qua kiểm tra bài cũ cô thấy 2 bạn về nhà có học bài và trả lời câu hỏi rất tốt, cô ghi bạn điểm ... * Câu chuyện ca ngợi trí thông minh, đức tính thật thà của khỉ, đồng thời phê phán thói giả dối lạm dụng người khác của cá Sấu, những người như thế sẽ không bao giờ có bạn đâu. Các em ạ 2 con vật với 2 tính nết trái ngược nhau và hôm nay cô cùng các em sẽ biết 1 con vật nưa. Đó là con vật nào? 2. Bài mới: Cô có bức tranh sau: Quan sát và cho cô biết bức tranh vẽ gì nào (… con voi và 1 chiếc ô tô) 1 HS trả lời. GV đúng rồi đấy! Bức tranh vẽ con voi đang đến gần chiếc ô tô và phía xa một vài người đang lấp sau bụi cậy nhìn ra. Vậy con voi sẽ làm gì chiếu ô tô này? Giờ học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó qua bài tập đọc “Voi nhà” theo tác giả Nguyễn Trần Bé GV ghi bảng Các em lắng nghe cô đọc bài GV đọc mẫu - Lớp mình mở SGK trang 56. 1 HS nhìn chú giải đọc cho cô phần giải nghĩa từ voi nhà ( 1 HS đọc) - Voi được người nuôi dạy để làm 1 số việc đó chính là voi nhà đấy để giúp các em đọc bài tốt hơn cô chia bài tập đọc thành 2 đoạn. Đ1: Từ đầu – qua đêm Đ3: Đoạn còn lại Đ2: Tiếp theo – Phải bắn thôi Cô mỗi 3 bạn đầu bàn của T1 đứng dậy nối tiếp đọc 3 đoạn của bài: Lớp mình cùng theo dõi vào SGK nhé. (SHS nối tiếp đọc) Vậy trong tong đoạn có từ nào khó đọc cô mời 1 bạn đọc đ1 của bài (1HS đọc) ? Cô thấy em phát âm khựng lại chưa đúng đâu em phiên âm lại nào? (GV: Khựng lại) - 2 HS phát âm lại - Vậy em hiểu khựng lại nghĩa là ntn? (1 HSTL:……… dừng lại đột ngột vì 1 tác động bất ngờ) GVgb: Khựng lại – THB - Còn từ vũng lầy khi độc các em cũng lưu ý đọc cho đúng nhé. GVgb (Vũng lầy) - 2 HS phát âm lại G: Bên cạnh việc đọc đúng rồi để đọc tốt hơn em cần phải chú ý điều gì? Cô có đoạn văn sau: GV đưa đoạn văn: Tú rú da mấy lần nhưng xe không nhúc nhích. Hai bánh trước đã vục xuống vùng lầy. Chúng tôi đành ngồi thu lu trong xe, chịu sự rét qua đêm. - Gọi 1 HS đọc - G: Cô thấy em đọc đoạn văn rất hay hãy nêu cách đọc của mình cho các bạn học tập (Em ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi sau dấu chấm) – GV gạch A đúng rồi ngoài ra trong đoạn văn này các em cần ngắt hơi sau chữ lần nữa đấy (GV gạch) G: Để đọc hay hơn ta phải đọc ntn? Lớp mình nghe cô đọc – GV đọc ? Nghe cô đọc các em thấy cô đã nhấn giọng vào những từ ngữ nào? - 1 HSTL: (Không nhúc nhích, vục xuống vũng lầy) G: Bạn phát hiện rất tốt đấy khi đọc các em phải nhấn giọng vào những từ này để diễn tả sự cố của xe. - Gọi 1 HS đọc đoạn văn trên: G: Tốt lắm - Gọi 1 HS đọc cả đoạn 1: Nghe bạn đọc em thấy bạn đọc thế nào? (Tốt hoặc rất hay) G: Cô trò mình vừa tìm cách đọc đúng và hay đ1 rồi. Chúng ta cùng tìm cách đọc đubfs và hay ở đ2 nhé- Gọi 1 HS đọc đoạn 2. Cô thấy em phát âm từ lừng lững

File đính kèm:

  • docGiao an Cong cac so tron chuc.doc
Giáo án liên quan