I- MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.
- Biết thông tin và dữ liệu, các thành phần cơ bản của máy tính, các thiết bị vào ra.
- Nắm được cách xác định bài toán, cách xây dựng thuật toán. các nguyên lý của máy tính.
- Phương pháp : Diễn giảng, giải thích
- Đồ dùng: Sơ đồ, GAĐT
II- NỘI DUNG.
1. Ổn định tổ chức lớp.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 - Tiết 10 - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài tập
(Tiết 15) Ngày soạn: 20/10/07
I- Mục đích và yêu cầu.
- Biết thông tin và dữ liệu, các thành phần cơ bản của máy tính, các thiết bị vào ra.
- Nắm được cách xác định bài toán, cách xây dựng thuật toán. các nguyên lý của máy tính.
- Phương pháp : Diễn giảng, giải thích
- Đồ dùng: Sơ đồ, GAĐT
II- Nội dung.
1. ổn định tổ chức lớp.
Lớp
Sĩ số
Vắng
Ghi chú
10A5
42
10A6
48
10A7
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Nêu thuật toán tìm kiếm tuần tự, diễn tả bằng 2 cách?
3. Bài mới.
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
Đ1. Tin học là một ngành khoa học
Câu 1: Hãy nói về một đặc điểm nổi bật của sự phát triển trong xã hội hiện nay.Vì sao Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học?
H/s: 1. Trong vài thập kỉ gần đây, xã hội loài người có sự bùng nổ về thông tin. Theo quan điểm truyền thống, ba nhân tố cơ bản của nền kinh tế là đất đai (bao gồm tài nguyên tự nhiên), nguồn lao động và vốn đầu tư. Ngày nay, ngoài ba nhân tố then chốt đó xuất hiện một nhân tố mới rất quan trọng, đó là thông tin - một dạng tài nguyên mới.
2. Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.
Câu 2: Hãy nêu những đặc tính ưu việt của máy tính. Hãy cho biết việc nghiên cứu chế tạo máy tính có thuộc lĩnh vực Tin học hay không.
Câu 3: Hãy nêu một ví dụ mà máy tính không thể thay thế con người trong việc xử lí thông tin.
Đ2. Thông tin và dữ liệu
Câu 1: Hãy nêu một vài ví dụ về thông tin. Với mỗi thông tin đó hãy cho biết dạng của nó.
Câu 2: Hãy phân biệt bộ mã ASCII và bộ mã Unicode. Hệ đếm cơ số 16 sử dụng các kí hiệu nào?
Câu 3: Hãy nêu cách biểu diễn số nguyên, số thực trong máy tính. Phát biểu “Ngôn ngữ máy tính là ngôn ngữ nhị phân (chỉ dùng kí tự 0 và 1)” là đúng hay sai? Hãy giải thích.
Đ3. Giới thiệu về máy tính
Câu 1: Một máy tính chưa có phần mềm có thể hoạt động được không? Vì sao? Hãy giới thiệu và vẽ sơ đồ cấu trúc tổng quát của máy tính.
Câu 2: Hãy trình bày chức năng từng bộ phận: CPU, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, thiết bị vào, thiết bị ra.
Câu 3: Em biết gì về các khái niệm: Lệnh, chương trình, từ máy? Em có biết thiết bị nào vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra không?
Câu 4: Hãy trình bày hiểu biết của em về nguyên lí Phôn Nôi-man.
Đ4.Bài toán và thuật toán
Câu 1: Hãy chỉ ra tính dừng của thuật toán tìm kiếm tuần tự. Hãy phát biểu một bài toán và chỉ rõ Input và Output của bài toán đó.
Câu 2: Dãy các thao tác sau:Bước 1. Xoá bảng;Bước 2. Vẽ đườngtròn;Bước 3. Quay lại bước 1;có phải là thuật toán không? Tại sao?
Câu 3: Hãy mô tả thuật toán giải các bài toán sau bằng cách liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối.
+ Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên
+ Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương
+ Thuật toán Sắp xếp bằng tráo đổi (Exchange Sort)
+ Thuật toán Tìm kiếm tuần tự (Sequential Search)
+ Thuật toán Tìm kiếm nhị phân (Binary Search)
Câu 5: Nêu các tính chất của thuật toán, Các hình khối dùng trong sơ đồ khối có ý nghĩa gì?
Máy tính có thể "làm việc không mệt mỏi" trong suốt 24/24 giờ.
Tốc độ xử lí thông tin của máy tính rất nhanh và ngày càng được nâng cao. Chỉ trong vòng sáu mươi năm, tốc độ của máy tính đã tăng lên hàng triệu lần.
Máy tính là một thiết bị tính toán có độ chính xác cao.
Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian rất hạn chế. Chẳng hạn, một đĩa CD (Compact Disk) mỏng, lớn không quá một bìa sách có thể lưu trữ được nội dung của hàng vạn trang sách. Những thiết bị lưu trữ thông tin của máy tính ngày càng được cải tiến để có dung lượng lớn hơn, tiện sử dụng hơn.
Giá thành máy tính ngày càng hạ nhờ những tiến bộ vượt bậc của kĩ thuật. Đây là một yếu tố quan trọng làm cho việc sử dụng công cụ này ngày một trở nên phổ biến hơn.
Máy tính ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng.
Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng và các mạng máy tính tạo ra khả năng thu thập và xử lí thông tin tốt hơn. Các mạng máy tính lại có thể liên kết với nhau thành một mạng lớn hơn, thậm chí trên phạm vi toàn cầu.
Có thể phân loại thông tin thành loại số (số nguyên, số thực,...) và loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh,...).
Bộ mã ASCII chỉ mã hoá được 256 (= 28) kí tự, chưa đủ để mã hoá đồng thời các bảng chữ cái của các ngôn ngữ trên thế giới. Do đó với mã ASCII, việc trao đổi thông tin trên toàn cầu còn khó khăn. Bởi vậy, người ta đã xây dựng bộ mã Unicode, sử dụng 16 bit để mã hoá. Với bộ mã Unicode ta có thể mã hoá được 65536 (= 216) kí tự khác nhau, cho phép thể hiện trong máy tính văn bản của hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới bằng một bộ mã. Hiện nay, nước ta đã chính thức sử dụng bộ mã Unicode như một bộ mã chung để thể hiện văn bản hành chính.
Một cách biểu diễn số nguyên có dấu là ta dùng bit cao nhất thể hiện dấu với quy ước 1 là dấu âm, 0 là dấu dương và bảy bit còn lại biểu diễn giá trị tuyệt đối của số viết dưới dạng hệ nhị phân. Một byte biểu diễn được số nguyên trong phạm vi –127 đến 127.
Đối với số nguyên không âm, toàn bộ tám bit được dùng để biểu diễn giá trị số, một byte biểu diễn được các số nguyên dương trong phạm vi từ 0 đến 255.
Mọi số thực đều có thể biểu diễn được dưới dạng ±M´10±K (được gọi là biểu diễn số thực dạng dấu phẩy động), trong đó 0,1 Ê M < 1, M được gọi là phần định trị và K là một số nguyên không âm được gọi là phần bậc. Máy tính sẽ lưu các thông tin gồm dấu của số, phần định trị, dấu của phần bậc và phần bậc.
- CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.
- Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí.
- Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
- Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.
- Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác.
- Nguyên lí Điều khiển bằng chương trình. Máy tính hoạt động theo chương trình.
- Khi xử lí dữ liệu, máy tính xử lí đồng thời một dãy bit chứ không xử lí từng bit. Dãy bit như vậy được gọi là từ máy và được lưu trữ trong một ô nhớ. Độ dài từ máy có thể là 8, 16, 32 hay 64 bit phụ thuộc kiến trúc từng máy.
Nguyên lí Phôn Nôi-man
Mã hoá nhị phân, Điều khiển bằng chương trình, Lưu trữ chương trình và Truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lí chung gọi là nguyên lí Phôn Nôi-man.
Bài toán tìm nghiệm của phương trình bậc hai
Input: Các số thực a, b, c (a ạ 0);
Output: Số thực x thoả mãn
ax2 + bx + c = 0.
Tính dừng: Thuật toán phải kết thúc sau một số hữu hạn lần thực hiện các thao tác;
Tính xác định: Sau khi thực hiện một thao tác thì hoặc là thuật toán kết thúc hoặc là có đúng một thao tác xác định để được thực hiện tiếp theo;
Tính đúng đắn: Sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm.
Hình thoi thể hiện thao tác so sánh;
Hình chữ nhật thể hiện các phép tính toán;
Các mũi tên quy định trình tự thực hiện các thao tác;
Hình ô van thể hiện thao tác nhập, xuất dữ liệu.
4. củng cố:
- Thông tin và dữ liệu, các thành phần cơ bản của máy tính, cac thiết bị vào ra.
- Nắm được cách xác định bài toán, cách xây dựng thuật toán. các nguyên lý của máy tính.
5. Bài tập về nhà:
Bài tập: 4, 5, 6, 7 (44)
III. Rút kinh nhgiệm giờ dạy.
File đính kèm:
- T15 lop 10.doc