Giáo án Tin học 10 - Tiết 2 - Bài 2: Thông tin và dữ liệu

I_MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- HS hiểu được các khái niệm thông tin, dữ liệu các đơn vị đo lượng thông tin, các dạng thông tin, cách mã hoá, biểu diễn thông tin trong máy tính.

- HS biết cách chuyển đổi một số từ hệ thập phân sang hệ nhị phân và ngược lại.

II_NỘI DUNG:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 - Tiết 2 - Bài 2: Thông tin và dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Tiết 2) Bài 2: Thông tin và dữ liệu (Ngày soạn: 04/09/2007) I_Mục đích yêu cầu: - HS hiểu được các khái niệm thông tin, dữ liệu các đơn vị đo lượng thông tin, các dạng thông tin, cách mã hoá, biểu diễn thông tin trong máy tính. - HS biết cách chuyển đổi một số từ hệ thập phân sang hệ nhị phân và ngược lại. II_Nội dung: 1. ổn định tổ chức lớp: Sĩ số Vắng Phép Ghi chú 10A1 10A2 10A3 10A4 10A8 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Tin học là gì? Vì sao tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học? Câu 2: Nêu đặc tính và vai trò của máy tính điện tử? 3. Bài mới: Nội dung HĐ của GV và HS 1. Khái niệm thông tin và dữ liệu. Thông tin: Là những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó được gọi là thông tin về thực thể đó. Dữ liệu: Là thông tin đã được đưa vào máy tính. 2. Đơn vị đo lượng thông tin. - Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là bit. Đó là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một trạng thái của một sự kiện có hai trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau. - Trong tin học, thuật ngữ bit thường dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong hai kí hiệu được sử dụng để biểu diễn thông tin trong máy tính là 0 và 1. - Ngoài đơn vị bit nói trên, đơn vị đo thông tin thường dùng là byte (đọc là bai) và 1 byte bằng 8 bit. Kí hiệu Đọc là Độ lớn KB Ki-lô-bai 1024 byte MB Mê-ga-bai 1024 KB GB Gi-ga-bai 1024 MB TB Tê-ra-bai 1024 GB PB Pê-ta-bai 1024 TB 3. Các dạng thông tin. Có hai loại thông tin là: Loại số (số nguyên, số thực,...) và loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh,...). a) Dạng văn bản: Là dạng quen thuộc nhất và thường gặp trên các phương tiện mang thông tin như: Tờ báo, cuốn sách, vở ghi bài, tấm bia,... b) Dạng hình ảnh: Bức tranh vẽ, bức ảnh chụp, bản đồ, băng hình,... là những phương tiện mang thông tin dạng hình ảnh. c) Dạng âm thanh: Tiếng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng đàn piano, tiếng chim hót,... là thông tin dạng âm thanh. Băng từ, đĩa từ,... có thể dùng làm vật chứa thông tin dạng âm thanh. 4. Mã hoá thông tin trong máy tính. - Thông tin muốn máy tính sử lí được cần chuyển hoá, biến đổi thông tin thành một dãy bít. Cách làm như vậy gọi là mã hoá thông tin. - Để mã hoá thông tin dạng văn bản, ta chỉ cần mã hoá các kí tự. Bộ mã ASCII sử dụng tám bit để mã hoá kí tự. Trong bộ mã này, các kí tự được đánh số từ 0 đến 255 và các số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự. VD: Kí tự B Mã thập phân là: 66 Mã nhị phân là: 01000010 Chú ý: - Mỗi số nguyên trong phạm vi từ 0 đến 255 đều có thể viết trong hệ nhị phân với 8 chữ số (8 bit). - Để con người có thể biết được thông tin gì lưu trữ trong máy, máy tính phải biến đổi thông tin đã mã hoá thành dạng quen thuộc mà con người hiểu được và đưa ra dưới dạng văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh. - Việc khôi phục thông tin ban đầu của dữ liệu mã hoá tương ứng trong máy tính được gọi là giải mã dữ liệu, đây là một quá trình ngược với quá trình mã hoá. VD: HS A đẹp trai nhất lớp. HS: Lấy một số vd khác. GV: Những thông tin đó có được là nhờ con người quan sát nhưng với máy tính thì... VD1: Xét việc tung ngẫu nhiên đồng xu có hai mặt hoàn toàn đối xứng với khả năng xuất hiện của mỗi mặt là như nhau. Nếu kí hiệu một mặt của đồng xu là 1 và mặt kia là 0 thì sự xuất hiện kí hiệu 1 hay 0 sau khi tung đồng xu cho ta một lượng thông tin là 1 bit. VD2: Giả sử có dãy tám bóng đèn được đánh số từ 1 đến 8, trong đó một số bóng đèn sáng và một số khác tắt, chẳng hạn các bóng đèn thứ hai, ba, năm và tám sáng, các bóng còn lại tắt. Nếu ta sử dụng kí hiệu 0 và 1 để biểu diễn tương ứng trạng thái tắt và sáng của mỗi bóng đèn thì thông tin về dãy tám bóng đèn trên được biểu diễn bằng dãy tám bit 01101001. GV: Thông tin là một khái niệm trừu tượng mà máy tính không thể xử lí trực tiếp, nó phải được chuyển đổi thành các kí hiệu mà máy có thể hiểu và xử lí. Và việc chuyển đổi đó gọi là mã hoá thông tin. VD: Nếu ta sử dụng kí hiệu 0 và 1 để biểu diễn tương ứng trạng thái tắt và sáng của mỗi bóng đèn thì thông tin về dãy tám bóng đèn trên được biểu diễn bằng dãy tám bit 01101001 ASCII ( American Standard Code for Information Interchange) (xem Phụ lục. Bảng mã ASCII sgk T169) 4. Củng cố bài: - Khái niệm thông tin và dữ liệu. - Các đơn vị đo thông tin. - Hai dạng thông tin. - Mã hoá thông tin trong máy. 5. BTVN Đọc bài đọc thêm SGK T15 III Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • docT2 lop 10.doc