I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.
- Biết một số quy ước trong việc gõ văn bản, tiếng việt trong soạn thảo văn bản
- H/s biết cách nhập, lưu trữ, sửa đổi, trình bày và 1 số chức năng khác của văn bản
II. NỘI DUNG.
1. Ổn định tổ chức lớp.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 - Tiết 38: Khái niệm về hệ soạn thảo văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khái niệm về hệ soạn thảo văn bản
(Tiết 38) Ngày soạn: 18/01/08
I. Mục đích và yêu cầu.
- Biết một số quy ước trong việc gõ văn bản, tiếng việt trong soạn thảo văn bản
- H/s biết cách nhập, lưu trữ, sửa đổi, trình bày và 1 số chức năng khác của văn bản
II. Nội dung.
1. ổn định tổ chức lớp.
Lớp
Sĩ số
Vắng
Ghi chú
10A8
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Nêu khái niệm về HSTVB, nhập và lưu trữ văn bản như thế nào?
Câu 2: Sửa đổi văn bản, trình bày văn bản, định dạng kí tự, định dạng đoạn, trang văn bản?
3. Bài mới.
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản :
a) Các đơn vị xử lí trong văn bản:
Kí tự (Character) : Là đơn vị nhỏ nhất tạo thành văn bản
Từ (Word). Là tập hợp các kí tự nằm giữa hai dấu trống và các dấu ngắt câu.
Dòng văn bản( Line) Là tập hợp các từ theo chiều ngang trên cùng một dòng.
Câu (Sentence). Tập hợp nhiều từ kết thúc bằng một trong các dấu kết thúc câu,
Đoạn văn bản (Paragraph).
Nhiều câu có liên quan với nhau hoàn chỉnh về ngữ nghĩa. Các đoạn văn bản được phân cách bởi dấu xuống dòng (bằng phím Enter).
Trang (Page). Là phần văn bản định dạng để in ra trên một trang giấy.
b, Một số quy ước trong việc gõ văn bản
Các dấu ngắt câu như dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu hai chấm (:),dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?)... phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung;
Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống để phân cách. Giữa các đoạn cũng chỉ xuống dòng bằng một lần nhấn phím Enter;
3. Tiếng Việt trong soạn thảo văn bản
a) Xử lí chữ Việt trong máy tính
Xử lí chữ Việt trong môi trường máy tính bao gồm các việc chính sau:
Nhập văn bản tiếng Việt vào máy tính.
Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản tiếng Việt.
Truyền văn bản tiếng Việt qua mạng máy tính.
b) Gõ chữ Việt
Người dùng nhập văn bản tiếng Việt vào máy tính thông qua bàn phím và chương trình điều khiển cho phép máy tính nhận đúng mã kí tự tiếng Việt được gõ từ bàn phím.
Hai kiểu gõ các kí tự tiếng Việt phổ biến hiện nay là:
Kiểu TELEX;
Kiểu VNI.
Hai kiểu gõ này được trình bày trong bảng (Sgk 97)
c) Bộ mã chữ Việt
- Hai bộ mã chữ Việt phổ biến dựa trên bộ mã ASCII là TCVN3 (hay ABC) và VNI
- Bộ mã Unicode là bộ mã chung cho mọi ngôn ngữ của mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có tiếng Việt. Bộ mã Unicode đã được quy định để sử dụng trong các văn bản hành chính quốc gia.
d) Bộ phông chữ Việt
Để hiển thị và in được chữ Việt, cần có các bộ chữ Việt (còn được gọi là bộ phông) tương ứng với từng bộ mã. Có nhiều bộ phông với nhiều kiểu chữ khác nhau được xây dựng để hiển thị và in chữ Việt.
e) Các phần mềm hỗ trợ chữ Việt
Phần lớn các hệ soạn thảo đều có chức năng kiểm tra chính tả, tự động sửa lỗi, sắp xếp,... cho một số ngôn ngữ thông dụng trên thế giới nhưng những chức năng này chưa dùng được cho tiếng Việt.
Ví dụ : dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!).
GV : Phần văn bản hiển thị trên màn hình tại một thời điểm được gọi là trang màn hình.
Các dấu mở ngoặc (gồm "(", "[", "{", "") và các dấu đóng nháy (gồm "’", "”") phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó
Hiện tại, môi trường tiếng Việt trong máy tính đã có thể cho phép nhập, lưu trữ và hiển thị được văn bản của một số dân tộc ở Việt Nam. Một số phần mềm xử lí được các chữ như chữ Việt (quốc ngữ), chữ Nôm, chữ Thái, chữ Chàm, chữ Khơ-me và chữ Hoa. Trong tương lai, sẽ có những phần mềm hỗ trợ chữ của những dân tộc khác ở Việt Nam.
Chương trình điều khiển này được gọi là chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt (gọi tắt là trình gõ chữ Việt). Một số trình gõ chữ Việt phổ biến hiện nay là Vietkey, Unikey,...
thường được sử dụng trong các trình gõ chữ Việt để mã hoá chữ Việt trong máy tính.
Ví dụ:
Phông ứng với bộ mã TCVN3 được đặt tên với tiếp đầu ngữ .Vn, chẳng hạn .VnTime, .VnArial,...
Phông ứng với bộ mã VNI được đặt tên với tiếp đầu ngữ VNI như VNI-Times, VNI-Helve,...
Phông ứng với bộ mã Unicode hỗ trợ cho chữ Việt như Times New Roman, Arial, Tahoma,...
Để máy tính có thể kiểm tra chính tả, sửa lỗi, sắp xếp,... văn bản tiếng Việt, cần dùng các phần mềm tiện ích riêng. Hiện nay, một số phần mềm tiện ích như kiểm tra chính tả, nhận dạng chữ Việt,... đã và đang được phát triển.
4. Củng cố:
- Một số quy ước trong việc gõ văn bản
- Chữ Việt trong soạn thảo văn bản
5. Bài tập về nhà:
III. Rút kinh nhgiệm giờ dạy.
File đính kèm:
- T38.doc