Câu 1. Cho X là biến nguyên, Y là biến thực. Câu lệnh nào sau đây là đúng?
A. X:= X mod 5; B. X:= X+Y; C. X := X/3 ; X := X/Y ;
Câu 2. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal
A. Các thành phần của mảng một chiều được sắp thứ tự theo chỉ số;
B. Các thành phần của mảng một chiều được sắp thứ tự theo giá trị giảm dần;
C. Các thành phần của mảng một chiều được sắp thứ tự theo giá trị tăng dần;
D. Các thành phần của mảng một chiều không được sắp thứ tự;
3 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 6625 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 11 kiểm tra học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm
Tin học 11
Kiểm tra HKII
Học sinh: ..
Lớp: .. Ngày kiểm tra: //
Đề bài gồm 25 câu trắc nghiệm, anh (chị) hãy chọn đáp án đúng và điền vào bảng trắc nghiệm dưới đây:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Đáp án
Câu
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Đáp án
Câu 1. Cho X là biến nguyên, Y là biến thực. Câu lệnh nào sau đây là đúng?
A. X:= X mod 5; B. X:= X+Y; C. X := X/3 ; X := X/Y ;
Câu 2. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal
A. Các thành phần của mảng một chiều được sắp thứ tự theo chỉ số;
B. Các thành phần của mảng một chiều được sắp thứ tự theo giá trị giảm dần;
C. Các thành phần của mảng một chiều được sắp thứ tự theo giá trị tăng dần;
D. Các thành phần của mảng một chiều không được sắp thứ tự;
Câu 3. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, với khai báo mảng A: Array[1..100,1..100] of Integer; thì việc truy xuất đến các phần tử như sau:
A. A[i],[j] B. A[i][j] C. A[I;j] D. A[i,j]
Câu 4. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, với khai báo mảng A: Array[1..100] of Array[1..100] of Integer; thì việc truy xuất đến các phần tử như sau:
A. A[i],[j] B. A[i][j] C. A[I;j] D. A[i,j]
Câu 5. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để đổi giá trị hai phần tử mảng một chiều A tại hai vị trí i và j, ta viết mã lệnh nư sau:
A. A[i]:= TG; A[i]:=A[j]; A[j]:=TG; B. TG:= A[i]; A[i]:=A[j]; A[j]:=TG;
C. TG:= A[i]; A[j]:=A[i]; A[j]:=TG; D. TG:= A[i]; A[i]:=A[j]; TG:= A[j];
Câu 6. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cách khai báo xâu kí tự nào sau đây là đúng?
A. S: File of String; B. S: File of Char; C. S: String; D. Cả ba đáp án đều đúng.
Câu 7. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, xâu kí tự có tối đa:
A. 8 kí tự; B. 16 kí tự; C. 255 kí tự; D. 256 kí tự.
Câu 8. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, phần tử đầu tiên của xâu kí tự mang chỉ số là
A. 0 B. Do người lập trình tự đặt C. 1 D. Không có chỉ số.
Câu 9. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, khai báo nào trong các khai báo sau đây là sai khi khai báo xâu kí tự:
A. S: String; B. X1: String[100]; C. S: String[256]; X1:String[1].
Câu 10. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, với xâu kí tự ta có thể:
A. So sánh hai xâu kí tự; B. Gán biến xâu cho biến xâu;
C. Gán một xâu kí tự cho một biến; D. Cả ba việc này.
Câu 11. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hai xâu kí tự được so sánh dựa trên:
A. Mã của từng kí tự trong các xâu lần lượt từ trái qua phải;
B. Độ dài tối đa của hai xâu;
C. Độ dài thực sự của hai xâu; D. Số lượng các kí tự khác nhau trong xâu.
Câu 12. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, có thể gán giá trị cho bản ghi bằng các nào?
A. Gán giá trị cho từng trường; B. Gán giá trị cho bản ghi;
C. Nhập giá trị từ bàn phím; D. Cả ba cách trên.
Câu 13. . Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, câu lệnh nào không dùng để gán giá trị cho trường của bản ghi A? ( Với bản ghi A có 3 trường Hoten, Lop, Diem)
A. A.Hoten := ’Nguyen Van A’; B. Readln(A.Diem);
C. A.Lop := ’11A5’; D. S :=A.Diem;
Câu 14. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, trong kiểu dữ liệu bản ghi, mỗi trường được dùng để mô tả hay lưu trữ thông tin về:
A. Nhiều đối tượng cần quản lí; B. Một thuộc tính cần quản lí;
C. Một đối tượng cần quản lí; D. Nhiều thuộc tính cần quản lí.
Câu 15. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cách truy cập tệp văn bản là:
A. Tuần tự; B. Ngẫu nhiên; C. Trực tiếp; D. Vừa tuần tự, vừa trực tiếp.
Câu 16. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để khai báo hai biến tệp văn bản f1, f2 ta viết:
A. Var f1 f2: text; B. Var f1; f2: text; C. Var f1, f2: text; D. Var f1: f2: text;
Câu 17. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để gán tệp KQ.TXT cho biến tệp f1 ta sử dụng câu lệnh:
A. f1:=’KQ.TXT’; B.’KQ.TXT’:=f1;
C. Assign(’KQ.TXT’,f1); D. Assign(f1,’KQ.TXT’);
Câu 18. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, vị trí con trỏ tệp sau lời gọi thủ tục Reset
A. Nằm ở đầu tệp; B. Nằm ở cuối tệp;
C. Nằm ở giữa tệp; D. Nằm ngẫu nhiên ở vị trí bất kì.
Câu 19. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, nếu hàm Eof() cho kết quả True thì con trỏ tệp nằm ở:
A. Đầu dòng; B. Cuối dòng; C. Đầu tệp; D. Cuối tệp.
Câu 20. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, giả sử có hai biến xâu x và y ( y đã có giá trị), câu lệnh nào sau đây là không đúng?
A. x:= Copy(y, 5,3); B. x:=y; C. x:= Delete(y,5,3); D. Delete(y,5,3);
Câu 21. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kiểu dữ liệu của hàm chỉ có thể là:
A. Kiểu Integer; C. Integer, Real, Char, Boolean, String.
B. Kiểu Real; D. Integer, Real, Char, Boolean, String, Record, mảng.
Câu 22. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, khảng định nào sau đây là đúng?
A. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức;
B. Chỉ có thủ tục mới có tham số hình thức;
C. Chỉ có hàm mới có tham số hình thức;
D. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức.
Câu 23. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ trên:
A. ROM; B. RAM; C. Đĩa cứng; D. Bộ nhớ ngoài.
Câu 24. Thủ tục Clrscr nằm trong thư viện:
A. CRT; B. DOS; C. GRAPH; D. PRINT.
Câu 25. Để xóa màn hình và đưa con trỏ về vị trí góc phải màn hình ta dùng thủ tục:
A. Clrscr; B. TextColor; C. TextBackground; D. GotoXY(0,0).
HS không sử dụng tài liệu, giáo viên không giải thích gì thêm!
File đính kèm:
- kt tin 11.doc