Tiết 59: BÀI THỰC HÀNH 8.
EM “VIẾT” BÁO TƯỜNG (tt)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được việc trang trí hình ảnh để minh họa văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
- Ổn định vị trí học sinh.
- Kiểm tra sỉ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày thao tác chèn hình ảnh vào văn bản.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 4305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 tiết 59 và 60, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31
Tiết 59: BÀI THỰC HÀNH 8.
EM “VIẾT” BÁO TƯỜNG (tt)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được việc trang trí hình ảnh để minh họa văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
- Ổn định vị trí học sinh.
- Kiểm tra sỉ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày thao tác chèn hình ảnh vào văn bản.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của
Giáo viên
Hoạt động của
Học sinh
Nội dung
bài học
Hoạt động: Thực hành trình bày văn bản và chèn hình ảnh.
- Yêu cầu học sinh thực hành bài tập SGK vào máy.
- Kiểm tra bài làm của học sinh.
- Đánh giá kết quả bài làm của học sinh.
- Giáo viên sửa bài cho học sinh.
- Học sinh thực hành bài vào máy.
- Học sinh trình bày kết quả thực hành cho giáo viên xem.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe và sửa lại bài tập nếu có sai sót.
1. Trình bày văn bản và chèn hình ảnh:
+ Tạo văn bản có nội dung ở hình a.
Bác Hồ ở chiến khu
Một sàn nhà đơn sơ vách nứa
Bốn bên nước chảy cá bơi vui
Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa
Ánh đèn khuya còn sáng trên đồi
Nơi đây sống một người tóc bạc
Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi Người là Bác
Cả đời Người là của nước non.
+ Chèn thêm hình ảnh để minh họa nội dung, định dạng và trình bày trang văn bản để giống hình mình họa.
2. Thực hành:
- Hãy soạn thảo một bài báo tường với nội dung tự do. Chèn các hình ảnh để minh họa nội dung bài báo tường của em. Định dạng và thay đổi cách trình bày cho đến khi em có được bài báo tường vừa ý.
IV. DẶN DÒ:
- Tiết sau, chúng ta học bài “ Trình bày cô đọng bằng bảng ”, các em xem và chuẩn bị bài trước.
**********************************************
Tiết 60: TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết khi nào tạo một bảng biểu.
- Biết cách tạo một bảng biểu và thay đổi cột, hàng.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
- Ổn định vị trí học sinh.
- Kiểm tra sỉ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Văn bản khi được chèn hình sẽ như thế nào?
Làm cho nội dung thêm sinh động.
Làm cho nội dung thêm trực quan.
Làm sáng tỏ nội dung.
Tất cả các ý trên.
Câu 2: Trình bày thao tác chèn hình ảnh vào văn bản?
Các bước :
1) Đưa con trỏ soạn thảo văn bản đến vị trí cần chèn.
2) Chọn lệnh Insert Picture From File. Hộp thoại Insert Picture xuất hiện.
3) Chọn vào hình cần chèn và nhấn Insert.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của
Giáo viên
Hoạt động của
Học sinh
Nội dung
bài học
Hoạt động 1: Tạo bảng.
- Gv: Cho học sinh xem hình một văn bản chứa thông tin chưa qua xử lí dưới dạng bảng và một văn bản trình bày dưới dạng bảng.
- Gv:Gọi học sinh nhận xét có sự khác biệt gì giữa 2 văn bản trên.
- Gv: Theo ý các em, văn bản nào đẹp và dễ xem?
- Gv: Hãy cho một số ví dụ về thông tin dạng bảng mà em biết?
- Gv: Lắng nghe ý kiến của học sinh và cho các em xem một số hình mẫu.
- Gv: Điểm chung ở các bảng biểu là gì?
- Gv: Lắng nghe ý kiến hs, tổng hợp ý chính, sau đó thực hiện thao tác tạo bảng cho hs xem.
- Gv: Yêu cầu hs thực hiện thao tác tạo bảng.
- Gv: Chốt ý chính và cho hs ghi bài.
- Hs: Quan sát hình mẫu.
- Hs: Nêu nhận xét.
- Hs: Suy nghĩ trả lời.
- Hs: Phát biểu ý kiến.
- Hs: Quan sát.
- Hs: Suy nghĩ và trả lời.
- Hs: Quan sát.
- Hs: Thực hiện thao tác tạo bảng.
- Hs: Ghi bài.
1) Tạo bảng:
- Chọn nút lệnh Insert Table ( chèn bảng ) trên thanh công cụ.
- Nhấn giữ nút trái chuột kéo thả để chọn số hàng, số cột cho bảng rồi thả nút chuột.
- Để đưa nội dung vào ô nào đó, ta chỉ việc nháy chuột để đặt con trỏ soạn thảo tại ô đó và gõ nội dung vào ô.
Hoạt động 2: Thay đổi kích thước của cột hay hàng.
- Gv: Cho hs xem hình một bảng biểu chưa được điều chỉnh độ rộng của cột, cho các em đưa ra nhận xét.
- Gv: Làm mẫu thao tác điều chỉnh độ rộng của cột cho hs xem.
- Gv: Yêu cầu 1 hs thực hiện lại thao tác.
- Gv: Đưa ra hình mẫu một bảng biểu chưa điều chỉnh độ cao của hàng cho hs xem.
- Gv: Làm mẫu về thao tác điều chỉnh độ cao của hàng cho hs xem.
- Gv: Yêu cầu 1 hs thực hiện lại thao tác.
- Gv: Yêu cầu hs ghi bài.
- Hs: Quan sát và đưa ra nhận xét.
- Hs: Quan sát.
- Hs: Thực hiện lại thao tác.
- Hs: Quan sát.
- Hs: Quan sát.
- Hs: Thực hiện lại thao tác.
- Hs: Ghi bài.
2) Thay đổi kích thước của cột hay hàng:
- Để chỉnh sửa độ rộng của cột hay độ cao của hàng, ta đưa con trỏ chuột vào đường biên của cột (hay hàng ) cần thay đổi cho đến khi con trỏ chuột có dạng mũi tên sang hai bên ( hoặc) mũi tên lên xuống ta kéo thả chuột sang trái, phải ( hoặc lên, xuống).
IV. CỦNG CỐ:
Câu 1: Hãy cho biết thông tin nào dưới đây không cần trình bày dưới dạng bảng:
a) Thời khóa biểu.
b) Bảng điểm.
c) Bài văn tả cảnh.
d) Sổ liên lạc.
Câu 2: Hãy cho biết việc trình bày văn bản dưới dạng bảng có lợi ích gì?
a) Làm cho văn bản cô đọng.
b) Làm cho bố cục văn bản rõ ràng.
c) làm cho nội dung văn bản dễ hiểu.
d) Tất cả các ý trên.
Câu 3: Muốn nhập nội dung vào bảng ta cần:
a) Gõ nội dung văn bản vào bảng.
b) Đặt con trỏ soạn thảo và gõ nội dung.
c) Đặt con trỏ soạn thảo vào ô và gõ nội dung.
d) Gõ nội dung vào một ô duy nhất.
Câu 4: Thay đổi kích thước của cột sẽ làm cho:
a) Hàng rộng hơn.
b) Cột rộng hơn.
c) Hàng và cột sẽ rộng hơn.
d) Cột sẽ vừa khít với nội dung văn bản.
Câu 5: Hình mẫu sau đây cho ta biết bảng điểm đang được:
a) Mở rộng độ rộng của cột.
b) Thu hẹp độ rộng của cột.
c) Mở rộng độ cao của hàng.
d) Thu hẹp độ cao của hàng.
Câu 6: Muốn tăng độ cao của hàng ta cần phải:
a) Kéo chuột sang trái.
b) Kéo chuột sang phải.
c) Kéo chuột hướng lên trên.
d) Kéo chuột hướng xuống dưới.
V. DẶN DÒ:
- Về nhà học bài.
- Tiết sau, chúng ta học phần còn lại của bài “ Trình bày cô đọng bằng bảng ”, các em xem trước phần 3 và 4 trang 105.
File đính kèm:
- tiet 59-60.doc