Giáo án Tin học 6 Trường THCS Hợp Tiến năm học 2007-2008 Tiết 5 Em có thể làm được gì nhờ máy tính

A-Mục tiêu:

Sau bài này HS:

- Biết được các khả năng của máy tính.

- Biết được máy tính có thể làm được những việc gì và chưa làm được việc gì.

- Có ý thức học tập môn Tin học.

B-Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án, tài liệu, Sgk, phòng máy.

- Học sinh: Sgk, vở ghi.

C-Hoạt động dạy học:

 I- Tổ chức : Kiểm tra sĩ số

 II-Kiểm tra kiến thức cũ:

Học sinh 1: trả lời Câu hỏi 1 (Sgk-9)?

Học sinh 2: trả lời Câu hỏi 2 (Sgk-9)?

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 Trường THCS Hợp Tiến năm học 2007-2008 Tiết 5 Em có thể làm được gì nhờ máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Ngày soạn 13 tháng 9 năm 2007 Tiết 5: Bài 3: em có thể làm được gì nhờ máy tính A-Mục tiêu: Sau bài này HS: Biết được các khả năng của máy tính. Biết được máy tính có thể làm được những việc gì và chưa làm được việc gì. Có ý thức học tập môn Tin học. B-Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, tài liệu, Sgk, phòng máy. - Học sinh: Sgk, vở ghi. C-Hoạt động dạy học: I- Tổ chức : Kiểm tra sĩ số II-Kiểm tra kiến thức cũ: Học sinh 1: trả lời Câu hỏi 1 (Sgk-9)? Học sinh 2: trả lời Câu hỏi 2 (Sgk-9)? III- Bài mới : Học sinh: đọc thông tin trong Sgk. ? Máy tính có những khả năng gì? Giáo viên: giới thiệu thêm. Học sinh: đọc thông tin trong Sgk. ? Con người có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì? Giáo viên: giới thiệu. Học sinh: đọc thông tin trong Sgk. ? Còn việc gì mà máy tính điện tử chưa thể làm được? Giáo viên: giới thiệu. 1, Một số khả năng của máy tính: Máy tính có một số khả năng sau: - Khả năng tính toán nhanh. - Khả năng tính toán với độ chính xác cao. - Khả năng lưu trữ lớn. - Khả năng làm việc không mệt mỏi. 2, Có thể dùng máy tính điện tử vào những việcgì? - Thực hiện tính toán. - Tự động hoá các công việc văn phòng. - Công cụ học tập và giải trí. - Điều khiển tự động và robot. - Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến. 3, Máy tính và điều chưa thể: - Tất cả sức mạnh của máy tính đều phụ thuộc vào con người. - Máy tính chưa thể làm được nhiều việc: phân biệt mùi vị, cảm giác... - Trong tương lai, con người không ngừng sáng tạo ra những thế hệ máy tính mới. III-Củng cố dặn dò: - Học sinh đọc phần Ghi nhớ (Sgk/12) - Học sinh trả lời các câu hỏi 1, 2,3 (Sgk_13). * BTVN: - Học bài theo Sgk, vở ghi. - Chuẩn bị bài sau: Bài 4. Tuần: 3 Ngày soạn 14 tháng 9 năm 2007 Tiết 6: Bài 4: máy tính và phần mềm máy tính A-Mục tiêu: Sau bài này HS: Biết được mô hình quá trình ba bước. Nắm vững cấu trúc chung của máy tính điện tử. B-Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, tài liệu, Sgk, phòng máy. - Học sinh: Sgk, vở ghi. C-Hoạt động dạy học: I- Tổ chức : Kiểm tra sĩ số II-Kiểm tra kiến thức cũ: Học sinh 1: trả lời Câu hỏi 1 (Sgk-13)? Học sinh 2: trả lời Câu hỏi 2; 3 (Sgk-13)? III- Bài mới : Học sinh: đọc thông tin trong Sgk. Giáo viên: giới thiệu mô hình quá trình ba bước. ? Lấy ví dụ? Học sinh: đọc thông tin trong Sgk. ? Máy tính điện tử gồm các khối chức năng nào? ?Nêu chức năng của từng khối đó? Giáo viên: giới thiệu thêm. 1, Mô hình quá trình ba bước: Trong thực tế, nhiều quá trình được mô hình hoá thành quá trình ba bước: Nhập (Input) Xử lí Xuất (Output) - Ví dụ: Giặt quần áo; pha trà mời khách; giải toán... 2, Cấu trúc chung của máy tính điện tử: - Cấu trúc của máy tính gồm các khối chức năng: bộ xử lí trung tâm; thiết bị vào và thiết bị ra.Ngoài ra còn có bộ nhớ. - Các khối chức năng hoạt động dưới sự hướng dẫn của chương trình máy tính (là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện). a, Bộ xử lí trung tâm: tính toán, điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của máy tính. b, Bộ nhớ: lưu các chương trình và dữ liệu. Gồm: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Đơn vị: B; KB; MB; GB. c, Thiết bị vào ra: (thiết bị ngoại vi) giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài và giao tiếp với người sử dụng. III-Củng cố dặn dò: Hợp Tiến, ngày 5 tháng 9 năm 2007 Tổ trưởng Nguyễn Huy Tiến - Học sinh trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 (Sgk_19). - Giáo viên giải thích thêm. * BTVN: - Học bài theo Sgk, vở ghi. - Làm các câu hỏi (Sgk-19). - Chuẩn bị bài sau: Bài 4 (tiếp). ------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTUAN 3.doc
Giáo án liên quan