Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 1-17

1-Mô hình quá trình ba bước.

Trong thực tế, nhiều quá trình có thể được mô hình hóa thành một quá trình ba bước:

Dưới đây là một vài ví dụ.

Giặt quần áo: Quần áo bẩn, xà phòng, nước (INPUT); vò quần áo bẩn với xà phòng và giũ bằng nước nhiều lần (Xử lí); quần áo sạch (OUTPUT)

Pha trà mời khách: Trà, nước sôi (INPUT); cho nước sôi vào ấm đã bỏ sẵn trà, đợi một lúc rồi rót ra cốc (Xử lí); cốc trà mời khách (OUTPUT).

Giải toán: Các điều kiện đã cho (INPUT); suy nghĩ, tính toán tìm lời giải từ các điều kiện cho trước (Xử lí); đáp số của bài toán (OUTPUT)

Em có thể chỉ ra nhiều ví dụ khác nữa.

Rõ ràng, bất kì quá trình xử lí thông tin nào cũng là một quá trình ba bước như trên. Do vậy, để trở thành công cụ trợ giúp xử lí tự động thông tin, máy tính cần có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù hợp với mô hình quá trình ba bước.

 

doc79 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 1-17, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU: NHẬP MÔN TIN HỌC BÀI 1: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN 1-Thông tin là gì? Hằng ngày em tiếp nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. * Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết tin tức về tình hình thời sự trong nước và trên thế giới. * Tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao thông trên đường phố cho em biết khi nào có thể qua đường. * Tiếng trống báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp ... Như vậy, có thể hiểu: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quang ( sự vật, sự kiện...) và về chính con người. 2-Hoạt động thông tin của con người. Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn lưu trữ, trao đổi và xử lý thông tin. Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền ( trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. Đối với mỗi người, hoạt động thông tin diễn ra như một nhu cầu thường xuyên và tất yếu. Có thể nói, mỗi hành động, việc làm của con người đều gắn liền với một hoạt động thông tin cụ thể. Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất. Mục đích chính của xử lí thông tin là đem lại sự hiểu biết cho con người, trên cơ sở đó mà có những kết luận và quyết định cần thiết. Thông tin trước xử lí được gọi là thông tin vào , còn thông tin nhận được sau xử lí được gọi là thông tin ra. Việc tiếp nhận thông tin chính là để tạo thông tin và cho quá trình xử lí. Thông tin vào Thông tin ra Xử lí Mô hình quá trình xử lí thông tin Việc lưu trữ, truyền thông tin làm cho thông tin và những hiểu biết được tích lũy và nhân rộng. 3-Hoạt động thông tin và tin học. Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não. Các giác quan giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin. Bộ não thực hiện việc xử lí, biến đổi, đồng thời là nưi để lưu trữ thông tin thu nhận được. Tuy nhiên, khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn. Chẳng hạn, em không thể nhìn được quá xa những vật quá bé; em cũng không thể tính nhẩm nhanh với những con số rất lớn ... Chính vì vậy, con người không ngừng sáng tạo các công cụ và phương tiện giúp mình vượt qua những giới hạn ấy: Kính thiên văn để nhìn thấy những vật bé nhỏ...Máy tính điện tử được làm ra ban đầu chính là hỗ trợ cho công việc tính toán của con người. Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. Nhờ sự phát triển của tin học, máy tính không chỉ là công cụ trợ giúp tính toán thuần túy mà còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. 4-Các dạng thông tin cơ bản. Thông tin quanh em hết sức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, ở đây ta chỉ quan tâm tới ba dạng thông trin cơ bản và cũng là ba dạng thông tin chính trong tin học, đó là: văn bản, âm thanh và hình ảnh. * Dạng văn bản: Những gì được ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết hay kí hiệu trong sách vở, báo chí...là các ví dụ về thông tin ở dạng văn bản. * Dạng hình ảnh: Những hình vẽ minh họa trong sách báo , tấm ảnh chụp người bạn...cho chúng ta thông tin ở dạng hình ảnh. * Dạng âm thanh: Tiếng đàn pianô từ cửa sổ nhà bên, tiếng chim hót mỗi buổi sáng mai, tiếng còi ô tô...là những ví dụ về thông tin ở dạng âm thanh. 5-Biểu diễn thông tin trong máy tính. Thông tin thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau. Do vậy, việc lựa chọn dạng biểu diễn thông tin tùy theo mục đích và đối tượng sử dụng thông tin có vai trò rất quan trọng. Ví dụ, với người khiếm thích thì không thể dùng âm thanh, với người khiếm thị thì không thể dùng hình ảnh. Để máy tính có thể trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp. Đối với các máy tính thông dụng hiện nay, dạng biểu diễn ấy là dãy bit ( còn gọi là dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai kí hiệu 0 và 1. Nói cách khác, để máy tính có thể xử lí, các thông tin cần được biến đổi thành các dãy bít. Trong tin học, thông tin lưu giữ trong máy tính còn được gọi là dữ liệu. Hai kí hiệu 1 và 0 có thể cho tương ứng với hai trạng thái có hay không có tín hiệu hoặc đóng hay ngắt mạch điện. Do vậy, với các kĩ sư, cách biểu diễn thông tin chỉ bằng hai kí hiệu 1 và 0 rất hấp dẫn vì sự giản đơn trong kĩ thuật thực hiện. Với vai trò như là công cụ trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, máy tính cần có những bộ phận đảm bảo việc thực hiện hai quá trình sau: - Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bit. - Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người: văn bản, âm thanh và hình ảnh. CÂU HỎI BÀI TẬP Thông tin là gì ? Hãy nêu một số ví dụ minh họa về hoạt động thông tin của con người. Hãy tìm thêm ví dụ về nghững công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não. Ngoài ba dạng thông tin cơ bản trong bài học, em hãy thử tìm xem còn có dạng thông tin nào khác không. Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit ? BÀI 2: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH 1-Mô hình quá trình ba bước. Trong thực tế, nhiều quá trình có thể được mô hình hóa thành một quá trình ba bước: XỬ LÍ Xuất (OUTPUT) Nhập (INPUT) Dưới đây là một vài ví dụ. Giặt quần áo: Quần áo bẩn, xà phòng, nước (INPUT); vò quần áo bẩn với xà phòng và giũ bằng nước nhiều lần (Xử lí); quần áo sạch (OUTPUT) Pha trà mời khách: Trà, nước sôi (INPUT); cho nước sôi vào ấm đã bỏ sẵn trà, đợi một lúc rồi rót ra cốc (Xử lí); cốc trà mời khách (OUTPUT). Giải toán: Các điều kiện đã cho (INPUT); suy nghĩ, tính toán tìm lời giải từ các điều kiện cho trước (Xử lí); đáp số của bài toán (OUTPUT) Em có thể chỉ ra nhiều ví dụ khác nữa. Rõ ràng, bất kì quá trình xử lí thông tin nào cũng là một quá trình ba bước như trên. Do vậy, để trở thành công cụ trợ giúp xử lí tự động thông tin, máy tính cần có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù hợp với mô hình quá trình ba bước. 2-Cấu trúc chung của máy tính điện tử. Ngày nay, máy tính điện tử đã có mặt ở rất nhiều gia đình, công sở với nhiều chủng loại đa dạng: máy tính để bàn, máy tính xách tay, siêu máy tính ... Kích cỡ và hình thức của chúng rất khác nhau: Máy tính thuộc thế hệ đầu tiên có kích cỡ cả một căn nhà trong khi các máy tính thông dụng hiện có thể đặt khiêm tốn trên một góc bàn làm việc, có cái vừa bằng quyển sách mỏng hoặc thậm chí nhỏ như bàn tay .. Máy tính ENIAC- một trong những máy tính điện tử thuộc thế hệ đầu tiên Máy tính xách tay Máy tính cầm tay Tuy nhiên, tất cả các máy tính đều được xây dựng trên cơ sở một cấu trúc cơ bản chung do nhà toán học Von Neumann đưa ra. Cấu trúc đó gồm các khối chức năng: bộ xử lí trung tâm; thiết bị vào và thiết bị ra ( thường gọi chung là thiết bị vào/ra). Ngoài ra, để lưu trữ thông tin trong quá trình xử lí, máy tính điện tử còn thêm một khối chức năng quan trọng nữa là bộ nhớ. Các khối chức năng trên hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình máy tính (gọi tắt là chương trình) do con người lập ra. Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. * Bộ xử lí trung tâm (CPU) Bộ xử lí trung tâm có thể được coi là bộ não của máy tính. CPU thược hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình. * Bộ nhớ. Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ liệu. Người ta chia bộ nhớ thành hai loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ trong được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc. Hình ảnh của một thanh RAM Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất đi. Bộ nhớ ngoài được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, thiết bị nhứ flash ( thường được gọi là USB).. Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện. Đĩa CD\DVD Đĩa cứng USB Đĩa mềm Đĩa mềm USB Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte ( đọc là bai) ( 1 byte gồm 8 bit). Các thiết bị nhớ hiện nay có dung lượng nhớ lên tới nhiều tỉ byte. Do vậy, người ta còn dùng các bội số của byte để đo dung lượng nhớ. Em có thể tìm thấy trong bảng dưới đây một và đơn vị đo như thế . Tên gọi Kí hiệu So sánh với các đơn vị đo khác Ki-lô-bai KB 1KB=210 byte=1 024 byte Me-ga-bai MB 1MB=210 KB=1 048 576 byte Gi-ga-bai GB 1GB=210 MB=1 073 741 824 byte * Thiết bị vào/ra (Input/Output – I/O) Thiết bị vào/ra còn có tên gọi là thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng. Các thiết bị vào/ra được chia thành hai loại chính: thiết bị nhập dữ liệu như bàn phím, chuột, máy quét .. và thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy cắt .. Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình. Xử lí, lưu trữ INPUT ( Thông tin, các chương trình) OUTPUT ( Văn bản, âm thanh, hình ảnh) 3-Phần mềm và phân loại phầm mềm. * Phần mềm là gì? Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả ác thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần phềm máy tính hay ngắn gọn là phầm mềm. Không có phần mềm. nà hình của em không hiện thị bất cứ thứ gì, các loa đi kèm máy tính sẽ không phát ra âm thanh, việc gõ bàn phím hay di chuột không đem lại bất cứ hiệu ứng nào cả .. Nói cách khác, phần mềm đưa sự sống đến cho phần cứng. * Phân loại phần mềm. Phần mềm náy tính có thể được chia thành hai loại chính: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Biểu tượng của Windows XP Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hẹ điều hành, ví dụ DOS, WNDOWS 98, WNDOWS XP... Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. Ví dụ: Phần mềm soạn thảo văn bản; phần mềm đồ họa; các phần mền ứng dụng trên Internet cho phép trao đổi thư điện tử, tiềm kiếm thông tin, hội thoại trực tuyến... CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào ? Tại sao CPU có thể được coi như bộ não của máy tính ? Hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính. Hãy kể tên một vài thiết bị vào/ra của máy tính mà em biết. Em hiểu thế nào là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng ? Hãy kể tên một vài phần mềm mà em biết. BÀI 3: BÀI THỰC HÀNH 1 LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH 1. Mục đích, yêu cầu * Nhận biết được một số bộ phân cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân ( loại máy tính thông dụng hiện nay) * Biết cách bật/tắt máy tính. * Làm quen với bàn phím, chuột. 2. Nội dung a) Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân * Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản Bàn phím ( Keyboard): Là thiết bị nhập dữ liệu chính của máy tính Chuột (Mouse): Là thiết bị điều khiển nhập dữ liệu được dùng nhiều trong môi trường giao diện đồ họa của máy tính. * Thân máy tính Thân máy tính chứa nhiều thiết bị phức tạp, bao gồm bộ xử lí (CPU), bộ nhớ (RAM), nguồn điện .. được gắn trên một bảng mạch có tên là bảng mạch chủ. CPU (Chíp) Ram Bảng mạch chủ Nguồn điện * Các thiết bị xuất dữ liệu Màn hình: Màn hình hiển thị kết quả hoạt động của máy tính và hầu hết các giao tiếp giữa người và máy tính. Ví dụ, khi gõ một phím từ bàn phím, kí tự tương ứng với phím này sẽ được gửu đến CPU và được thể hiện trên nàm hình. Máy in: Thiết bị dùng để đưa dữ liệu ra giấy. Các máy in thông dụng là máy in kim, máy in laze, máy in phun mực. Máy in phun mực Máy in laze Máy in kim Ngoài ra máy tính còn có thể được nối với: Loa: Thiết bị dùng để đưa âm thanh ra. Ổ ghi CD/DVD: Thiết bị dùng để ghi dữ liệu ra các đĩa dạng CD/DVD. Ổ ghi CD/DVD Loa * Các thiết bị lưu trữ dữ liệu Đĩa cứng: Đĩa cứng là thiết bị lưu trữ dữ liệu chủ yếu của máy tính, có dung lượng lưu trữ lớn. Đĩa mềm: Có dung lượng nhỏ, chủ yếu dùng để sao chép dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác. Ngoài ra còn có các loại thiết bị nhớ hiện đại như CD/DVD, flash (USB).. Đĩa cứng USB Đĩa mềm CD/DVD * Các bộ phận cấu thành một máy tính hoàn chỉnh. Hình bên cho em hình dung về một máy tính hoàn chỉnh đẻ đáp ứng yêu cầu học tập của em. b) Bật máy tính * Bật công tắc màn hình và công tắc trên thân máy tính. Quan sát các đèn tín hiệu và quá trình khởi động của máy tính qua các thay đổi trên màn hình. Đợi cho đến khi máy tính kết thúc quá trình khởi động và ở trạng thái sẵn sàng. c) Làm quen với bàn phím và chuột * Phân biệt khu vực chính của bàn phím, nhóm các phím số, nhóm các phím chức năng * Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, mở chương trình Notepad. Sau đó gõ một vài phím và quan sát kết quả trên màn hình. ( Start Progams Accessories Notepad ) * Phân biệt tác dụng của việc gõ một phím và gõ tổ hợp phím, chẳng hạn nhấn giữ phím Shift và một phím kí tự hoặc gõ F trong khi nhấn giữ phím Alt, phím Ctrl. * Di chuyển chuột ( thay đổi của chuột trên mặt phẳng) và quan sát sự thay đổi vị trí của con trỏ chuột. d) Tắt máy tính. * Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nháy chuột vào nút Start, sau đó nháy chuột vào Turn off Computer. Quan sát quá trình tự kết thúc và tắt của máy tính. CHƯƠNG 1: HỆ ĐIỀU HÀNH MS – DOS BÀI 1. HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS VÀ TỔ CHỨC THÔNG TIN TRÊN ĐĨA 1. Khái niệm hệ điều hành và hệ điều hành MS-DOS *Khái niệm hệ điều hành Hệ điều hành (Operating System) là phần mềm quan trọng nhất cho máy tính điện tử có nhiệm vụ điều khiển mọi hoạt động cơ sở của máy tính, giúp phần mềm của người sử dụng có thể chạy được trên máy tính. Các hệ điều hành thông dụng: MS-DOS, Windows, Unix, Linux, Chức năng chính của hệ điều hành là:  · Thưc hiện các lệnh theo yêu cầu của người sử dụng máy, · Quản lý, phân phối và thu hồi bộ nhớ , · Ðiều khiển các thiết bị ngoại vi như ổ đĩa, máy in, bàn phím, màn hình,... · Quản lý tập tin,...              Hiện có nhiều hệ điều hành khác nhau như DOS, UNIX, OS2, WINDOWS,...  *Khái niệm hệ điều hành MS-DOS MS-DOS (Microsoft Disk Operating System) là hệ điều hành(HĐH) của tập đoàn khổng lồ Microsoft. Phiên bản đầu tiên của MS-DOS được viết năm 1981. MS-DOS là HĐH đơn nhiệm (tại một thời điểm chỉ chạy được một trình ứng dụng). MS-DOS giao diện với người sử dụng thông qua dòng lệnh.  2. Cách khởi động hệ điều hành, một số qui ước khi gõ lệnh của hệ điều hành MS_DOS *Cách khởi động hệ điều hành Để khởi động hệ thống, Chúng ta phải có một đĩa mềm gọi là đĩa hệ thống hoặc đĩa cứng được cài đặt ổ đĩa C là đĩa hệ thống. Đĩa hệ thống chứa các chương trình hạt nhân của hệ điều hành DOS. Ít nhất trên đĩa phải có các tập tin IO.SYS, MSDOS.SYS và COMMAND.COM. Chúng ta có thể khởi động MS-DOS bằng các cách sau: TH1: Khởi động từ ổ đĩa cứng ta chỉ việc bật công tắc điện của máy tính (Power). TH2: Khởi động từ ổ đĩa mềm: đặt đĩa khởi động vào giá đỡ của ổ đĩa và bật công tắc điện. TH3: Khởi động từ HĐH Windows 98: Start/ Run/ Command/OK TH4: Khởi động từ HĐH Windows 2000/ XP: Start/ Run/ CMD/ OK Khởi động lại hệ thống: Ta chọn 1 trong các cách sau: Nhấp nút Reset trên khối hệ thống ( khởi động nóng). Dùng tổ hợp phím CTRL + ALT + DEL (khởi động nóng). Khi 2 cách này không có tác dụng, chúng ta phải tắt công tắc khối hệ thống và chờ khoảng 1 phút rồi khởi động lại ( khởi động nguội)             Sau khi thực thi các lệnh khởi động, trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện dấu đợi lệnh (prompt) có dạng:            C:\>_    hoặc        A:\>_              C hoặc A là tên của ổ đĩa làm việc: C khi khởi động từ đĩa cứng và A là từ đĩa mềm. Bộ ký tự :\> là qui ước dấu đợi lệnh của DOS, qui ước này có thể thay đổi. Ðiểm nháy sáng _ gọi là con trỏ (cursor) cho ta biết điểm làm việc hiện tại trên màn hình. Các ký tự gõ trên bàn phím sẽ hiện ra tại vị trí con trỏ. Quá trình khởi động MS-DOS được tiến hành như sau: Chế độ tự động kiểm tra đồng bộ các thiết bị phần cứng máy tính. ở chế độ này, BIOS khởi động chức năng tự kiểm tra POST. Nếu gặp lỗi, CPU sẽ phát âm thanh bíp bíp để thông báo lỗi và dừng. Trong các trường hợp khác, các thông tin kiểm tra sẽ hiện trên màn hình. Bắt đầu quá trình khởi động MS-DOS bằng cách nạp các tệp hệ thống IO.SYS và MS-DOS.SYS vào bộ nhớ máy tính. Kiểm tra và nạp các phần mềm điều khiển và cấu hình hệ thống từ tệp CONFIG.SYS. Nạp COMMAND.COM. Tìm kiếm và chạy tệp lô chính AUTOEXEC.BAT. Hiện dấu nhắc của MS-DOS, trả quyền điều khiển cho người sử dụng. Chú ý: Trong quá trình khởi động MS-DOS, có thể dùng các phím nóng sau đây để thay đổi thứ tự và cách khởi động hệ điều hành: Phím F5 dùng để khởi động MS-DOS bỏ qua không thực hiện Autoexec.bat và Config.sys. Phím F8 dùng để yêu cầu hệ điều hành thực hiện từng lệnh của Autoexec.bat và Config.sys bằng cách đưa ra yêu cầu thực hiện từng lệnh này trên màn hình. Người dùng có thể bỏ qua không thực hiện lệnh tương ứng. *Một số qui ước gọi lệnh trong DOS             Drive :              ổ đĩa             Path                 đường dẫn bao gồm thư mục cha, các thư mục con kế tiếp             Filename          tên tập tin bao gồm phần tên và phần mở rộng             Directory          thư mục             Sub-dir             thư mục con (sub directory)                            nội dung câu lệnh bắt buộc cần có             []             nội dung câu lệnh trong dấu [  ] có thể có hoặc không                                    Dấu Enter, ra lệnh thực hiện lệnh của DOS  Ghi chú:  Ta có thể đánh tên lệnh và dấu /? để nhận được hướng dẫn (HELP) các chi tiết sau lệnh. Ví dụ    C:\>DIR  /?  , DOS sẽ chỉ dẫn về lệnh DIR trên màn hình.  CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP. Nêu khái niệm về hệ điều hành và hệ điều hành MS-DOS Hệ điều hành được xếp vào phần cứng hay phần mềm? 3. Các thành phần của lệnh Câu lệnh tổng quát của MS-DOS có dạng sau: [d:] [Tham số] : Viết bằng tiếng Anh, viết đúng, đủ tên lệnh và không chứa dấu cách. [d:]: Tên ổ đĩa (Drive) muốn làm việc ví dụ ổ đĩa A: hoặc C:. : Đường dẫn tới thư mục hoặc tệp định làm việc. Khi chỉ ra đường dẫn ta viết đúng tên thư mục (không phân biệt chữ viết hoa hay thường). : Đây là thông tin được đưa vào câu lệnh theo tên thư mục hoặc tên tệp định làm việc. [Tham số]: Tuỳ theo câu lệnh ta bổ sung tham số vào hoặc không cần có. : Phím Enter dùng khi kết thúc câu lệnh để MS-DOS thực hiện lệnh đó. Chú ý: Thành phần trong dấu khi viết lệnh bắt buộc phải có. Còn thành phần của lệnh nằm trong dấu [ ] thì có thể đưa vào câu lệnh hoặc không 4.Các nhóm lệnh cơ bản. * Lệnh nội trú: Lệnh nội trú là loại lệnh lưu thường trực trong bộ nhớ trong của máy tính. Nó được nạp vào khi nạp hệ điều hành. Chúng ta thường gặp một số lệnh nội trú sau: Lệnh xem danh sách thư mục và tập tin : DIR Lệnh tạo lập thư mục: MD Lệnh huỷ bỏ thư mục rỗng: RD Lệnh chuyển đổi thư mục: CD Lệnh thay đổi dấu nhắc lệnh : PROMPT Lệnh tạo lập tệp tin: COPY CON Lệnh đổi tên tập tin: REN Lệnh sao chép tập tin: COPY Lệnh hiển thị nội dung tệp tin: TYPE Lệnh xoá tập tin: DEL Lệnh xoá màn hinh: CLS Lệnh sửa đổi giờ của hệ thống: TIME Lệnh sửa đổi ngày của hệ thống : DATE Lệnh hỏi nhãn đĩa: VOL Lệnh xem phiên bản của DOS: VER Một số lệnh về hệ thống Lệnh xem và sửa ngày: DATE Current Date is Sat 02-04-2000 Enter new Date (mm-dd-yy) Lúc này có hai tuỳ chọn Nếu không thay đổi ngày giờ gõ Enter Nếu sửa ngày hiện hành ở dòng một thì sửa theo khuôn mẫu (tháng -ngày-năm). Bạn hãy thay đổi ngày lại cho máy tính ví dụ 31/07/2004. Lệnh xem và sửa giờ: TIME Current time is 4:32:35.23a Enter new time: Lúc này có hai lựa chọn: -Nếu không sửa giờ hiện hành của dòng một thì gõ Enter - Nếu sửa giờ hiện hành thì sửa theo khuôn mẫu (giờ : phút:giây.% giây) Bạn hãy thay đổi giờ lại cho máy tính thành 05 giờ 05 phút. Lệnh xoá màn hình: CLS Lệnh xoá toàn bộ dữ liệu trên màn hình đưa con trỏ về góc trên cùng bên trái màn hình. Chuyển đổi ổ đĩa. Gõ tên ổ đĩa và dấu hai chấm, sau đó nhấn ENTER. Ví dụ: A: C: Lệnh tạo thư mục con(MD): MD [drive:]\[path] [drive:]\[path] : Chỉ ra đường dẫn đến nơi cần tạo thư mục. Ví dụ: C:\MD HOC Tạo Thư mục HOC Trên thư mục gốc của Ổ đĩa C C:\MD HOC\HOCDOSTạo thư mục HOCDOS là thư mục con cua thư mục HOC C:\MD A:\DAIHOC Tạo thư mục DAIHOC trên ổ đĩa Lệnh xoá thư mục con(RD) Lệnh huỷ bỏ (xoá) thư mục: RD [drive:]\[path] Chú ý: thư mục cần xoá không phi là thư mục hiện hành và phi là thư mục rỗng (Empty Directory) ( tức là không có một tệp hay một thư mục nào năm trong nó). Ví dụ: C:\RD DAIHOC Xoá thư mục DAIHOC( Là thư mục rỗng) trên ổ đĩa C Các lệnh làm việc với tập tin Lệnh sao chép tập tin(COPY): Lệnh này sao chép một hay một nhóm tệp từ thư mục này sang thư mục khác. Copy [drive1:]\[path1]\[Filename 1] [drive2:]\[path2]\[Filename 2] Copy [ổ đĩa]\[đường dẫn]\[tên tệp nguồn] ổ đĩa ]\[đường dẫn đích] Ví dụ 1: Chép tệp BAOCAO.VNS từ thư mục A:\BKED vào thư mục gốc của ổ đĩa C: và lấy tên là BAOCAO.VNS. C:\>COPY A:\BKED\BAOCAO.VNS Lệnh tạo tệp tin(COPY CON): Tạo ra file để lưu trữ nội dung của một vấn đề nào đó. C:\COPY CON [drive:]\[path]\[File name] .... Nhập nội dung của tệp F6 1 file(s) is copied C:\_ (Nếu như tệp được tạo thì sau khi nhấn F6 sẽ có thông báo: 1 file(s) is copied , nếu như tệp không được tạo vì một lý do nào đó thì dòng thông báo sẽ là 0 file(s) is copied) Ví dụ: C:\>COPY CON BAITHO.TXT Tạo tệp BAITHO.TXT trên ổ đĩa C * Lệnh ngoại trú: Lệnh ngoại trú là lệnh nằm trong bộ nhớ ngoài. Muốn thực hiện các lệnh ngoại trú thì buộc trên đĩa phải có các tệp này. Nếu không có thì phải COPY vào để thực hiện. Chúng ta thường gặp một số lệnh ngoại trú sau: Lệnh đặt nhãn đĩa: LABEL Lệnh hiển thị cây thư mục: TREE Lệnh tạo khuôn cho đĩa (định dạng đĩa): FORMAT Lệnh kiểm tra đĩa: CHKDSK Lệnh gán thuộc tính :ATTRIB Lệnh in: PRINT Lệnh khôi phục tệp đã bị xoá: UNDELETE Chú ý: Lệnh ngoại trú là những lệnh thi hành chức năng nào đó của HĐH nhưng ít được sử dụng và đỡ tốn bộ nhớ của máy người ta lưu trữ nó trên đĩa dưới dạng các tập tin có phần mở rộng là: COM hoặc EXE Lệnh định dạng đĩa (FORMAT) Tạo dạng cho đĩa mềm hay đĩa cứng ... [d:] [path] Format [d1] [/tham số] [d:][Path]: ổ đĩa đường dẫn đến tên lệnh [d:]: Tên ổ đĩa cần định dạng Tham số:/s: Tạo đĩa hệ thống. /u: format mà sau đó không thể sử dụng lệnh UNFORMAT để lấy lại dữ liệu. /q: định dạng nhanh Ví dụ: Định dạng đĩa mềm trong ổ đĩa A theo đúng dung lượng của ổ đĩa và sao chép các tệp cần thiết để khởi động máy vào đĩa. C\:FORMAT A: /S Tệp AUTOEXEC.BAT Tệp lệnh Autoexec.bat là một tệp lệnh đặc biệt nằm ở thư mục gốc ổ đĩa khởi động. Khi khởi động hệ điều hành, các lệnh trong tệp Autoexec.bat sẽ thực hiện theo tuần tự. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP. 1. Tệp chương trình được phân biệt với các tệp dữ liệu khác như thế nào? 2. Hãy cho biết sự khác nhau cơ bản nhất giữa lệnh nội trú và lệnh ngoại trú của MS-DOS. Phân biệt hai khái niệm sau: ổ đĩa, ví dụ C: và Thư mục gốc, ví dụ C:\. Đường dẫn tuyệt đối có phải là trường hợp riêng của đường dẫn tương đối hay không? Vì sao? 5. Có thể dùng lệnh COPY để vừa thực hiện việc sao chép và đổi tên tệp đích cùng một lúc được hay không? Nêu ý nghĩa của câu lệnh sau: COPY A:\*.* .. Lệnh xóa màn hình CLS có xóa nội dung tệp vừa tạo trước đó bởi lệnh COPY CON hay không? Lệnh DIR hay đi cùng với các lựa chọn /p và /w. Các ký tự p và w là chữ cái đầu của từ tiếng Anh nào có liên quan đến lệnh DIR? Nếu dấu nhắc của MS-DOS có dạng C:\ thì có thể biết được thông tin gì về thư mục hiện thời? Nêu ý nghĩa của khái niệm đường dẫn tuyệt đối và đường dẫn tương đối trong các lệnh làm việc với tệp và thư mục đã học. Vì sao tên thư mục không nên có phần mở rộng giống như tên các tệp? Mỗi câu lệnh của MS-DOS đều bắt nguồn từ một từ tiếng Anh có nghĩa, điều đó có đúng không? Vì sao những nhà thiết kế hệ điều hành phải làm như vậy? Khi thực hiện một lệnh ngoại trú, nếu tệp chương trình tương ứng không có tại thư mục hiện thời thì lệnh có thực hiện được không? Có thể dùng lệnh DELTREE để xóa thư mục hiện thời được không? 5.Tæ chøc th«ng tin trªn ®Üa *Đĩa (Disk): Đĩa là thiết bị chuyên dụng dùng để lưu trữ thông tin. Căn cứ vào cấu trúc, cách đọc, ghi dữ liệu và dung lượng lưu trữ, người ta chia đĩa thành các loại như đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang (CDROM). *Ổ đĩa (Drive): Ổ đĩa là thiết bị chứa đĩa. ổ đĩa chỉ hoạt động được khi có chứa một đĩa bên trong. Có các loại ổ đĩa sau: Ổ đĩa mềm: thường được ký hiệu là A: hoặc B: Ổ đĩa cứng: thường được ký hiệu là C:, D:, E:,... Ổ đĩa CD: thường lấy chữ cái tiếp theo của tên ổ đĩa cứng cuối cùng trong máy tính (dựa vào bảng chữ cái tiếng Anh). Như vậy, trong MS-DOS do sử dụng các chữ cái tiếng Anh để chỉ các ổ đĩa nên chỉ có thể đặt được tối đa là 26 ổ đĩa trong một máy tính (từ A đến Z). Một số hệ điều hành khác, chẳng hạn Unix, không sử dụng hệ thống chữ cái để chỉ ổ đĩa do đó không hạn chế số lượng các ổ đĩa trong máy tính. *Tập tin (File): Tập tin (hay còn gọi là Tệp) là hình thức, đơ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_bai_1_17.doc