Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 13-18 - Trường THCS Xuân Đài

I. Mục tiờu :

+ HS luyện tqập các kĩ năng với chuột và bàn phím.

+ HS hiẻu được các hiện tượng trong thiên nhiên: trái đất, mặt trời, các vì sao

+ Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị của GV và HS. :

+ GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy tính để thực hành.

+ HS: Đồ dùng học tập, SGK.

III. Tiến trình giờ dạy :

1) Ổn định tổ chức lớp :

2) Kiểm tra bài cũ :

 + HS 1: Nêu các thao tác sử dụng chuột máy tính ?

- Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển chuột trên một mặt phẳng, các ngón tay không nhấn bất cứ nút chuột nào.

- Nháy chuột: Nhấn nhanh nút trái chuột rồi thả tay ra.

- Nháy nút phải chuột: Nhấn nhanh nút phải chuột rồi thả tay ra.

- Nháy đúp chuột: Nhấn nhanh 2 lần liên tiếp nút trái chuột.

- Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí mong muốn (vị trí đích) rồi thả tay để kết thúc thao tác.

 + HS 2: Khu vực chính của bàn phím có mấy hàng phím ?

 

doc14 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 13-18 - Trường THCS Xuân Đài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần . Ngày soạn: Ngày giảng: T13 : Sử dụng phần mềm mario để luyện gõ phím. I. Mục tiờu bài giảng : + Rèn luyện cho HS khả năng gõ bàn phím bằng 10 ngón với chương trình trò chơi Mario, ngoài ra còn rèn luyện các kĩ năng sử dụng chuột máy tính. + Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học. II. Chuân bị của GV và HS. + GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy tính để thực hành. + HS: Đồ dùng học tập, SGK. III. Tiến trình giờ dạy : 1) Ổn định tổ chức lớp : 2) Kiểm tra bài cũ : + HS 1: Bàn phím máy tính có mấy khu vực, là những khu vực nào ? Bàn phím được chia làm 5 khu vực: Khu vực chính; Khu vực các phím mũi tên; Khu vực các phím điều khiển; Khu vực phím số; Khu vực các phím chức năng. + HS 2: Khu vực chính của bàn phím có mấy hàng phím ? * Gồm 5 hàng phím: - Hàng phím cơ sở: nằm ở vị trí thứ 3 từ dưới lên. - Hàng phím trên: nằm phía trên hàng cơ sở. - Hàng phím dưới: nằm phía dưới hàng cơ sở. - Hàng phím số: nằm ở vị trí đầu tiên. - Hàng phím chứa phím cách: nằm ở vị trí cuối cùng. 3) Nội dung bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 - GV: sắp xếp HS ngồi theo các vị trí, 3HS/ 1 máy tính. - HS: ngồi theo sự hướng dẫn của GV. - Tiến hành khởi động máy tính, mở chương trình Mario. - HS lựa chọn các bài tập tuỳ theo mức độ của mình. - Trên màn hình xuất hiện hệ thống bảng chọn chính, khi nháy chuột tại các mục này, một bảng chọn chứa các lệnh có thể chọn tiếp để thực hiện. - Nên bắt đầu từ bài luyện tập đầu tiên. 1. Giới thiệu phần mềm Mario. - Mario là phần mềm được sử dụng để luyện gõ phím bằng 10 ngón. - Màn hình chính của phần mềm bao gồm: + Bảng chọn File: Các hệ thống. + Bảng chọn Student: Các thông tin của học sinh. + Bảng chọn Lessons: lựa chọn các bài học để gõ phím. + Các mức luyện tập: 1: Dễ 3: Khó 2: Trung bình 4: Luyện tập tự do. - Có thể luyện gõ phím ở nhiều bài tập khác nhau: + Home Row Only: luyện tập các phím ở hàng cơ sở. + Add Top Row: luyện tập các phím ở hàng trên. + Add Bottom Row: luyện tập các phím ở hàng dưới. + Add Numbers: luyện tập các phím ở hàng phím số. + Add Symbol: luyện tập các phím kí hiệu. + All Keyboard: luyện tập kết hợp toàn bộ bàn phím. 4) Củng cố : - Nhắc lại các nội dung chính đã học. - HS thu dọn ghế và máy tính. 5) Hướng dẫn về nhà : - Luyện tập gõ bàn phím bằng mười ngón. IV. Rút kinh nghiệm Tuần . Ngày soạn: Ngày giảng: T14: Sử dụng phần mềm mario để luyện gõ phím. (T2) I. Mục tiờu bài giảng : + Rèn luyện cho HS khả năng gõ bàn phím bằng 10 ngón với chương trình trò chơi Mario, ngoài ra còn rèn luyện các kĩ năng sử dụng chuột máy tính. + Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị của GV và HS. + GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy tính để thực hành. + HS: Đồ dùng học tập, SGK. III. Tiến trình giờ dạy : 1) Ổn định tổ chức lớp : Lớp 6A : Vắng : Lớp 6B : Vắng : Lớp 6C: Vắng : 2) Kiểm tra bài cũ : + HS 1: Bàn phím máy tính có mấy khu vực, là những khu vực nào ? Bàn phím được chia làm 5 khu vực: Khu vực chính; Khu vực các phím mũi tên; Khu vực các phím điều khiển; Khu vực phím số; Khu vực các phím chức năng. + HS 2: Khu vực chính của bàn phím có mấy hàng phím ? * Gồm 5 hàng phím: - Hàng phím cơ sở: nằm ở vị trí thứ 3 từ dưới lên. - Hàng phím trên: nằm phía trên hàng cơ sở. - Hàng phím dưới: nằm phía dưới hàng cơ sở. - Hàng phím số: nằm ở vị trí đầu tiên. - Hàng phím chứa phím cách: nằm ở vị trí cuối cùng. 3) Nội dung bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động của học sinh * Hoạt động 2 - GV: Hướng dẫn HS đăng kí tên người luyện tập. - Khi nhập tên chú ý viết tiếng Việt không dấu. - Các mức WPM: + Từ 5 - 10:chưa tốt. + Từ 10 - 20: khá. + Từ 30 trở lên: rất tốt. - Trên màn hình sẽ hiển thị các đánh giá về việc luyện gõ phím: Số kí tự đã gõ, số kí tự gõ sai, WPM đã đạt được của bài học, WPM cần đạt dược, tỉ lệ gõ đúng, thời gian luyện tập. 2. Luyện tập - Khởi động chương trình Mario. - Đăng kí tên người chơi trong mục Student để phần mềm sẽ đánh giá kết quả sau khi kết thúc. - Chọn Enter -> Done để đóng cửa sổ. - Chọn tiêu chuẩn đánh gía trong mục WPM. - Chọn người dẫn đường bằng cách nháy chuột vào các nhân vật minh họa. - Lựa chọn các mức luyện tập từ đơn giản đến khó nhất. - Gõ phím theo các hướng dẫn trên màn hình. - Trên màn hình sau khi kết thúc sẽ hiện lên kết quả, có thể chọn Next để sang bài tiếp theo hoặc nháy Menu để quay về màn hình chính. - Để thoát khỏi chương trình: + Chọn File -> Quit. + Nhấn phím Q. 4) Củng cố : - Nhắc lại các nội dung chính đã học. - HS thu dọn ghế và máy tính. 5) Hướng dẫn về nhà : - Luyện tập gõ bàn phím bằng mười ngón. IV. Rút kinh nghiệm. Tuần . Ngày soạn: Ngày giảng: T15 Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời I. Mục tiờu : + HS luyện tqập các kĩ năng với chuột và bàn phím. + HS hiẻu được các hiện tượng trong thiên nhiên: trái đất, mặt trời, các vì sao + Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị của GV và HS. : + GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy tính để thực hành. + HS: Đồ dùng học tập, SGK. III. Tiến trình giờ dạy : 1) Ổn định tổ chức lớp : 2) Kiểm tra bài cũ : + HS 1: Nêu các thao tác sử dụng chuột máy tính ? - Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển chuột trên một mặt phẳng, các ngón tay không nhấn bất cứ nút chuột nào. - Nháy chuột: Nhấn nhanh nút trái chuột rồi thả tay ra. - Nháy nút phải chuột: Nhấn nhanh nút phải chuột rồi thả tay ra. - Nháy đúp chuột: Nhấn nhanh 2 lần liên tiếp nút trái chuột. - Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí mong muốn (vị trí đích) rồi thả tay để kết thúc thao tác. + HS 2: Khu vực chính của bàn phím có mấy hàng phím ? * Gồm 5 hàng phím: - Hàng phím cơ sở: nằm ở vị trí thứ 3 từ dưới lên. - Hàng phím trên: nằm phía trên hàng cơ sở. - Hàng phím dưới: nằm phía dưới hàng cơ sở. - Hàng phím số: nằm ở vị trí đầu tiên. - Hàng phím chứa phím cách: nằm ở vị trí cuối cùng. 3) Nội dung bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 - GV: sắp xếp HS ngồi theo các vị trí, 3HS/ 1 máy tính. - HS: ngồi theo sự hướng dẫn của GV. - Tiến hành khởi động máy tính. 1. Giới thiệu màn hình chính. - Trong khung chính của màn hình là Hệ mặt trời. + Mặt trời màu lửa đỏ nằm ở trung tâm. + Các hành tinh trong hệ mặt trời nằm trên các quỹ đạo khác nhau quay xung quanh mặt trời. - Mặt trăng chuyển động như một vệ tinh quay xung quanh trái đất. * Hoạt động 2 - GV: hướng dẫn HS cách sử dụng các nút lệnh trong phần mềm. - Các nút lệnh giúp điều chỉnh vị trí quan sát, góc nhìn từ vị trí quan sát đến hệ mặt trời và tốc độ chuyển động của các hành tinh. - Dùng chuột nháy vào các nút lệnh để điều chỉnh theo ý muốn. - Dùng chuột di chuyển thanh cuốn ngang của biểu tượng Zoom hoặc Speed để điều chỉnh. - Đặt lại vị trí mặc định của hệ thống, vị trí ban đầu của chương trình. 2. Các lệnh điều khiển quan sát. - Sử dụng các nút lệnh để điều chỉnh khung nhìn. - ORBITS: làm ẩn/ hiện quỹ đạo chuyển động của các hành tinh. - VIEW: các vị trí quan sát tự động chuyển động trong không gian. - Zoom: phóng to/ thu nhỏ khung nhìn. - Speed: thay đổi vận tốc chuyển động của các hành tinh. ,: nâng lên/ hạ xuống vị trí quan sát hiện thời so với mặt phẳng ngang của toàn hệ mặt trời. , , , : dịch chuyển toàn bộ khung nhìn lên trên/ xuống dưới/ sang trái/ sang phải. : đặt lại vị trí mặc định hệ thống, đưa mặt trời về trung tâm của cửa sổ màn hình. : xem thông tin chi tiết của các vì sao. * Hoạt động 3: Củng cố : - Nhắc lại các nội dung chính đã học. - HS thu dọn ghế và máy tính. * Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà : - Ôn lại các nội dung đã học. IV. Rút kinh nghiệm Tuần . Ngày soạn: Ngày giảng: T16 Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời (T2) I. Mục tiờu : + HS luyện tập các kĩ năng với chuột và bàn phím. + HS hiẻu được các hiện tượng trong thiên nhiên: trái đất, mặt trời, các vì sao + Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học. II Chuẩn bị của GV và HS..: + GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy tính để thực hành. + HS: Đồ dùng học tập, SGK. III. Tiến trình giờ dạy : 1) Ổn định tổ chức lớp : 2) Kiểm tra bài cũ : + HS 1: Khu vực chính của bàn phím có mấy hàng phím ? 3) Nội dung bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 - GV: hướng dẫn HS cách sử dụng các nút lệnh trong phần mềm. - Các nút lệnh giúp điều chỉnh vị trí quan sát, góc nhìn từ vị trí quan sát đến hệ mặt trời và tốc độ chuyển động của các hành tinh. - Dùng chuột nháy vào các nút lệnh để điều chỉnh theo ý muốn. - Dùng chuột di chuyển thanh cuốn ngang của biểu tượng Zoom hoặc Speed để điều chỉnh. - Đặt lại vị trí mặc định của hệ thống, vị trí ban đầu của chương trình. 1. Các lệnh điều khiển quan sát. - Sử dụng các nút lệnh để điều chỉnh khung nhìn. - ORBITS: làm ẩn/ hiện quỹ đạo chuyển động của các hành tinh. - VIEW: các vị trí quan sát tự động chuyển động trong không gian. - Zoom: phóng to/ thu nhỏ khung nhìn. - Speed: thay đổi vận tốc chuyển động của các hành tinh. ,: nâng lên/ hạ xuống vị trí quan sát hiện thời so với mặt phẳng ngang của toàn hệ mặt trời. , , , : dịch chuyển toàn bộ khung nhìn lên trên/ xuống dưới/ sang trái/ sang phải. : đặt lại vị trí mặc định hệ thống, đưa mặt trời về trung tâm của cửa sổ màn hình. : xem thông tin chi tiết của các vì sao. * Hoạt động 2 - Để khởi động chương trình “Quan sát trái đất và các vì sao tron hệ mặt trời” ta làm thế nào ? - GV: tiến hành cho HS tự quan sát trái đất, mặt trời, vị trí sao thuỷ, sao kim, sao hoả, các hành tinh trong hệ mặt trời gần trái đất, quỹ đạo chuyển động của sao mộc, sao thổ. - Điều chỉnh khung nhìn, giải thích vì sao có hiện tượng ngày, đêm ? - Vì sao lại có hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết ? - Điều chỉnh khung nhìn để quan sát hiện tượng nhật thực, hiện tượng nguyệt thực ? 2. Thực hành. - Khởi động phần mềm: Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình. - Điều khiển khung nhìn cho thích hợp để quan sát hệ mặt trời, các vì sao, các hành tinh trong hệ mặt trời - Quan sát sự chuyển động của trái đất và mặt trăng: + Mặt trăng quay xung quanh trái đất và tự quay xung quanh mình nhưng luôn hướng 1 mặt về phía mặt trời. + Trái đất quay xun quanh mặt trời. - Quan sát hiện tượng nhật thực: Trái đất, mặt trăng và mặt trời thẳng hàng, mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất. - Hiện tượng nguyệt thực: mặt trời, trái đất và mặt trăng thẳng hàng, trái đất nằm giữa mặt trời và mặt trăng. * Hoạt động 3: Củng cố : - Nhắc lại các nội dung chính đã học. - HS thu dọn ghế và máy tính. * Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà : - Ôn tập tiết sau kiểm tra 1 tiết. IV. Rút kinh nghiệm Tuần : 9 Ngày soạn: Ngày giảng: T 17: Bài tập. I. Mục tiờu : + Ôn lại kiến thức trọng tâm trong Chương I và Chương II. + Kiểm tra kiến thức cơ bản của HS về máy tính. II. Chuẩn bị của GV và HS. : + GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. + HS: Đồ dùng học tập, kiến thức cơ bản. III. Tiến trình giờ dạy : 1) Ổn định tổ chức lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: + Kết hợp trong quá trình hệ thông kiến thức. 3) Nội dung bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Hoạt động 1 - GV: hệ thống lại các kiến thức đã học. - Thông tin là gì? Lấy ví dụ. - Hoạt động thông tin của con người diễn ra gồm mấy quá trình? Lấy ví dụ cụ thể. - Học sinh trả lời. 1. Thông tin và tin học. - Thông tin: là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết vè thế giới xung quanh và về chính con người. - Hoạt động thông tin của con người: tiếp nhận, xử lí, lưu trữ, trao đổi. - Mô hình quá trình xử lí thông tin: Thông tin vào -> Xử lí -> thông tin ra. * Hoạt động 2 - Có mấy dạng thông tin cơ bản? cho ví dụ. - Máy tính có thể nhận biết được các thông tin ở dạng cảm giác không? - Thông tin trong máy tính được tiếp nhận dưới dạng nào? 2. Biểu diễn thông tin. - Có 3 dạng thông tin cơ bản: âm thanh, hình ảnh, văn bản. - Thông tin biểu diễn trong máy tính nhờ dãy Bit gồm hai kí hiệu 0 và 1. - Máy tính chưa có khả năng nhận biết các thông tin dạng mùi, vị * Hoạt động 3 - Nêu mô hình quá trình 3 bước. - NX: gần giống mô hình quá trình xử lí thông tin. - Cấu trúc của máy tính gồm mấy khối chức năng? - Các khối chức năng có tự hoạt động được không? - Bộ xử lí trung tâm ẫn hoạt động dưới sự huớng dẫn của các chương trình. - RAM, ROM là gì? chúng có gì khác nhau. - HS trả lời: dữ liệu lưu trữ trong RAM sẽ bị mất khi tắt máy, dữ liệu trong ROM vẫn tồn tại cả khi tắt máy. - Nêu các đơn vị đo dung lượng nhớ khác mà em biết. - Phần mềm hệ thống chính là hệ điều hành. 3. Máy tính và phầm mềm máy tính. a, Mô hình quá trình 3 buớc: Nhập -> xử lí -> xuất b, Cấu trúc chung của máy tính điện tử: - Gồm 4 khối chức năng: Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ, thiết bị vào, thiết bị ra. - Các khối chức năng hoạt động dưới sự hướng dẫn của chương trình. - Chương trình: là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. - Bộ xử lí trung tâm (CPU): được coi là bộ não của máy tính. - Bộ nhớ: gồm bộ nhớ trong (RAM), bộ nhớ ngoài (ROM). - Dung lượng nhớ: khả năng lưu trữ dữ liệu của bộ nhớ. - Đơn vị đo dung lượng nhớ: Byte. - Thiết bị vào: Bàn phím, chuột - Thiết bị ra: loa, màn hình, máy in - Các khối chức năng của máy tính là phần cứng. - Phần mềm: là các chương trình máy tính. Gồm 2 loại: phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng. * Hoạt động 4 - GV: em hãy nhắc lại cách cầm chuột? Đặt úp bàn tay phải lên con chuột, ngón tay trỏ đặt vào nút trái chuột, ngón tay giữa đặt vào nút phải chuột, các ngón tay còn lại cầm chuột để di chuyển. - Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển chuột trên một mặt phẳng, các ngón tay không nhấn bất cứ nút chuột nào. 4. Thao tác sử dụg chuột. - Nháy chuột: Nhấn nhanh nút trái chuột rồi thả tay ra. - Nháy nút phải chuột: Nhấn nhanh nút phải chuột rồi thả tay ra. - Nháy đúp chuột: Nhấn nhanh 2 lần liên tiếp nút trái chuột. - Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí mong muốn (vị trí đích) rồi thả tay để kết thúc thao tác. * Hoạt động 5 - Bàn phím máy tính gồm mấy khu vực? - Vì sao lại gọi hàng phím đó là hàng phím cơ sở? - HS trả lời: vì hanhg phím đó nằm ở vị trí giữa trong khu vực chính của bàn phím 5. Bàn phím. - Gồm 3 khu vực: khu vức chính, khu vực phím mũi tên, khu vực phím số. - Khu vực chính: gồm 5 hàng phím: Hàng phím số. Hàng phím cơ sở. Hàng phím trên. Hàng phím dưới. Hàng phím cách. - Trên hàng phím cơ sở có 2 phím có gai: F và J * Hoạt động 6: Củng cố - Nhắc lại các nội dung chính đã học. * Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà : - Ôn tập tiết sau kiểm tra 1 tiết. IV. Rút kinh nghiệm. Tuần . Ngày soạn: Ngày giảng: T 18: Kiểm tra 1 tiết. I. Mục tiờu : + Đánh giá kết quả học tập của HS trong Chương I và Chương II. + Kiểm tra kiến thức cơ bản của HS về máy tính. + Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị của GV và HS : + GV: Giáo án, đề kiểm tra. + HS: Đồ dùng học tập, kiến thức cơ bản. III. Tiến trình giờ dạy : 1) Ổn định tổ chức lớp : 2.) Kiểm tra : A. Đề bài: Câu 1: Chọn phương án trả lời đúng nhất: (3 điểm) 1. Các thiết bị vào của máy tính là: a, Loa và bàn phím. c, Bàn phím và chuột. b, Màn hình và máy in. d, Đĩa mềm, chuột và loa. 2. Máy tính muốn hoạt động được phải có: a, Các thiết bị phần cứng. c, Phần mềm ứng dụng. b, Phần mềm hệ thống. d, Cả a, b và c. 3. Tai người bình thường không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây? a, Tiến chim hót buổi sơm mai. c, Tiếng suối chảy trên đỉnh núi ở cách xa hàng trăm cây số. b, Tiếng đàn vọng từ nhà bên. d, Tiến chuông reo gọi cửa. 4. Máy tính không thể dùng để: a, Lưu trữ các sưu tập phim, ảnh. c, Lưu lại mùi vị thức ăn. b, Ghi lại các bài văn hay. d, Lưu trữ các bản nhạc. 5. Trình tự của quá trình 3 bước là: a.Xuất " xử lí " Nhập. c, Xuất " nhập " xử lí. b, Xử lí " xuất " nhập. d, Nhập " xử lí " xuất. 6. CPU là cụm từ viết tắt để chỉ: a, Bộ nhớ trong của máy tính. c, Bộ phận điều khiển hoạt động máy tính và các thiết bị. b, Thiết bị tính toán trong máy tính. d, Bộ xử lí trung tâm. 7. Các khối chức năng chính trong cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm có: a, Bộ nhớ, bàn phím, màn hình. c, Bộ xử lí trung tâm, bàn phím, chuột, màn hình. b, Bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào/ra, bộ nhớ. d, Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ, loa. 8. RAM còn được gọi là: a, Bộ nhớ ROM b, Bộ nhớ USB c, Bộ nhớ trong d, Bộ nhớ cứng. 9. Lượng thông tin mà một thiết bị lưu trữ có khả năng lưu trữ được gọi là: a, Dung lượng nhớ b, Thời gian lưu trữ c, Tốc độ nhớ d, Mật độ lưu trữ 10. Đĩa cứng nào trong số các đĩa cứng có các dung lượng dưới đây lưu trữ được nhiều thông tin hơn? a, 24 MB b, 2400 KB c, 24 GB d, 240 MB 11. Trong các đơn vị đo dung lượng nhớ dưới đây, đơn vị nào lớn nhất: a, Megabyte b, Gigabyte c, Byte d, Kilobyte 12. Thao tác nháy chuột là: a, Giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng, không nhấn bất cứ nút chuột nào. b, Nháy nhanh 2 lần liên tiếp nút trái chuột rồi thả tay. c, Nháy nhanh nút phải chuột rồi thả tay. d, Nháy nhanh nút trái chuột rồi thả tay. Câu 2: Đánh dấu đúng hoặc sai vào các mệnh đề sau cho phù hợp: (2 điểm) Mệnh đề Đúng Sai 1. Máy tính điện tử có khả năng tư duy logic. 2. Máy tính điện tử cần phải có thông tin của người sử dụng máy tính đưa vào thì mới xử lí được. 3. Máy tính điện tử có thể đưa ra hình ảnh của các món ăn. 4. Ngày nay rất dễ dàng tìm hiểu các tin tức trên khắp thế giới một cách nhanh chóng. 5. Phần cứng máy tính được làm bằng kim loại, còn phần mềm được làm từ chất dẻo. 6. Máy tính hoạt động được nhờ các chương trình máy tính. 7. Thông tin đưa vào máy tính sẽ được biến đổi thành các dãy Bit bao gồm hai kí hiệu 1 và 2 8. Đơn vị chính dùng để do dung lượng nhớ là Byte Câu 3: Chọn cột A ghép với cột B cho phù hợp rồi ghi kết quả vào cột C: (2 điểm) Tên gọi A So sánh với các đơn vị đo khác B Kết quả C 1. Giga Byte a, 1 024 Byte 1 - 2. Byte b, 1 048 576 Byte 2 - 3. Mega Byte c, 1 Byte 3 - 4. Kilo Byte d, 1 073 741 824 Byte 4 - Câu 4: Điền vào chỗ trống ( 1 điểm) 1 MG = KB 1KB = ..Bit B. Đáp án. Câu 1 (3 điểm): 1C, 2D, 3C, 4C, 5D, 6D, 7B, 8C, 9A, 10C, 11B, 12D. Mỗi ý đúng: 0,25 điểm Câu 2 (4 điểm): Mỗi ý đúng: 0, 5 điểm 1 - S 2 - Đ 3 - Đ 4 - Đ 5 - S 6 - Đ 7 - S 8 - Đ Câu 3 (2 điểm): Mỗi ý đúng: 0,5 điểm 1d 2c 3b 4a Câu 4( 1 điểm) : Mỗi ý đúng 0.5điểm 1MB = 1024MB 1KB = 8192 Bit 4) Củng cố : - GV thu bài của HS khi hết giờ. 5) Hướng dẫn về nhà : - Ôn lại các nội dung cơ bản đã học. IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_13_18_truong_thcs_xuan_dai.doc