Giáo án Tin học - Phần I: Một số khái niệm cơ bản

1. Thông tin:

 Khái niệm: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, ) và về chính con người.

 Hoạt động thông tin của con người: tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi).

+ Xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhât (nó đem lại sự hiểu biết cho con người, trên cơ sở đó mà có những kết luận và quyết định cần thiết)

+ Thông tin trước xử lí gọi là thông tin vào, thông tin nhận được sau xử lí gọi là thông tin ra.

 Mô hình quá trình xử lí thông tin:

 

doc35 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học - Phần I: Một số khái niệm cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN BÀI 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TIẾT 1: KHÁI NIỆM VỀ THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN Thông tin: Khái niệm: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, …) và về chính con người. Hoạt động thông tin của con người: tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi). + Xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhât (nó đem lại sự hiểu biết cho con người, trên cơ sở đó mà có những kết luận và quyết định cần thiết) + Thông tin trước xử lí gọi là thông tin vào, thông tin nhận được sau xử lí gọi là thông tin ra. Mô hình quá trình xử lí thông tin: NHẬP DỮ LIỆU (INPUT) XỬ LÝ (PROCESSING) XUẤT DỮ LIỆU (OUTPUT) LƯU TRỮ (STORAGE) Các dạng thông tin cơ bản: dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh. Chú ý: Trong tin học, TT lữu giữ trong máy tính còn được gọi là dữ liệu. Biểu diễn thông tin: Khái niệm: BDTT là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. Vai trò: Có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin. BDTT dưới dạng phù hợp cho phép lưu giữ và chuyển giao thông tin. Có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lý thông tin nói riêng. Biểu diễn thông tin trong máy tính: Máy tính thông dụng hiện nay, thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bit (dãy nhị phân) chỉ bao gồm 2 kí tự 0 và 1. Máy tính cần có những bộ phận đảm bảo việc thực hiện hai quá trình sau: Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dạng bít. biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người. Đơn vị đo thông tin: Đơn vị dùng để đo thông tin gọi là bit (Binary digit) Tên gọi Ký hiệu Giá trị Byte KiloByte MegaByte GigaByte TetraByte B KB MB GB TB 8 bit 210 B = 1024 Byte 210 KB = 1024 KB 210 MB = 1024 MB 210 GB = 1024 GB TIẾT 2: KHÁI NIỆM PHẦN MỀM CỦA MÁY TÍNH Khái niệm phần mềm: Khái niệm phần mềm: Phần mềm là một bộ chương trình các chỉ thị điện tử ra lệnh cho máy tính thực hiện một điều nào đó theo yêu cầu của người sử dụng. Chương trình: là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. Phân loại phần mềm: Phần mềm máy tính có thể chia làm hai phần: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ thống (Operating System Software): Là một bộ các câu lệnh để chỉ dẫn phần cứng máy tính và các phần mềm ứng dụng làm việc với nhau. Phần mềm hệ thống phổ biến hiện nay ở Việt nam là MS-DOS, LINUX và Windows. Đối với mạng máy tính ta cũng có các phần mềm hệ điều hành mạng (Network Operating System) như Novell Netware, Unix, Windows NT/ 2000/ 2003, ... Phần mềm ứng dụng (Application Software): Phần mềm ứng dụng rất phong phú và đa dạng, bao gồm những chương trình được viết ra cho một hay nhiều mục đích ứng dụng cụ thể như soạn thảo văn bản, tính toán, phân tích số liệu, tổ chức hệ thống, bảo mật thông tin, đồ họa, chơi games. TIẾT 3: NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC Thực hiện các tính toán: Việc giải quyết các bài toán kinh tế và khoa học - kĩ thuật ngày nay đòi hỏi những khối lượng tính toán vô cùng lớn, trong nhiều trường hợp con người không có khả năng thực hiện. Máy tính là công cụ giúp giảm bớt đáng kể gánh nặng tính toán cho con người. Tự động hoá các công việc văn phòng: Có thể dùng máy tính để soạn thảo, trình bày và in ấn văn bản như các công văn, lá thư, bài báo, thiếp mời. . . Máy tính còn có thể dùng để thuyết trình trong các hội nghi, lập lịch làm việc. Hỗ trợ công tác quản lí: Các thông tin liên quan tới con người, tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh, thành tích học tập. . . được tập hợp và tổ chức thành các cơ sở dữ liệu lưu trữ trong máy tính để có thể dễ dàng sử dụng phục vụ nhu cầu quản lí và ra quyết định. Công cụ học tập và giải trí: Em có thể dùng máy tính để học ngoại ngữ, làm toán, thực hiện các thí nghiệm vật lí, hoá học. . . Em có thể dùng máy tính để nghe nhạc, xem phim, chơi trò chơi, sáng tác nhạc, vẽ tranh. . . Điều khiển tự động và robot: Máy tính có thể dùng để điều khiển tự động các dây chuyền sản xuất như dây chuyền lắp ráp ô tô, xe máy. Điều khiển các vệ tinh, các tàu vũ trụ... không thể thiếu vai trò của máy tính. Nhờ các máy tính được lắp đặt bên trong, các robot ngày nay đã có thể làm thay con người nhiều công việc nặng nhọc hoặc trong môi trường độc hại. Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến: Khi máy máy tính được kết nối Internet: Em có thể liên hệ thường xuyên với bạn bè, người thân thông qua thư điện tử, các diễn đàn điện tử hoặc trao đổi trực tuyến (Chat). Em có thể tra cứu được nhiều thông tin bổ ích Em có thể tìm hiểu, xem trước những món quà hay đồ vật yêu thích rồi đặt mua, thanh toán mà không cần đi tới cửa hàng (mua bán trực tuyến). Máy tính và điều chưa thể: Máy tính chỉ làm được những gì mày con người chỉ dẫn thông qua các câu lệnh. Máy tính chưa thể phân biệt được mùi vị, cảm giác. Máy tính chưa có năng lực tư duy. BÀI 2: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH TIẾT 4: SƠ ĐỒ CẤU TRÚC - KHÁI NIỆM BỘ XỬ LÍ TRUNG TÂM Sơ đồ cấu trúc: BỘ XỬ LÍ TRUNG TÂM (CPU) (Central Processing Unit) THIẾT BỊ NHẬP (Input) Khối điều khiển CU (Control Unit) Khối làm tính ALU (Arithmetic Logic Unit) Các thanh ghi (Registers) THIẾT BỊ XUẤT (Output) BỘ NHỚ TRONG (ROM, RAM) BỘ NHỚ NGOÀI (đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD) Bộ xử lý trung tâm: (CPU) Khái niệm: Bộ xử lí trung tâm có thể coi là bộ não của máy tính. CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình. Cấu trúc: CPU có 3 bộ phận chính: Khối điều khiển, Khối tính toán số học và logic, Một số thanh ghi. TIẾT 5: CẤU TRÚC BỘ XỬ LÍ TRUNG TÂM - BỘ NHỚ TRONG Cấu trúc bộ xử lí trung tâm (CPU): Khối điều khiển: (CU: Control Unit) Là trung tâm điều hành máy tính. Nó có nhiệm vụ giải mã các lệnh, tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác của máy tính theo yêu cầu của người sử dụng hoặc theo chương trình đã cài đặt. Khối tính toán số học và logic (ALU: Arithmetic-Logic Unit) Bao gồm các thiết bị thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia, ...), các phép tính logic (AND, OR, NOT, XOR) và các phép tính quan hệ (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau, ...) Các thanh ghi (Registers) Được gắn chặt vào CPU bằng các mạch điện tử làm nhiệm vụ bộ nhớ trung gian. Các thanh ghi mang các chức năng chuyên dụng giúp tăng tốc độ trao đổi thông tin trong máy tính. Bộ nhớ: Khái niệm: Bộ nhớ là thiết bị lưu trữ thông tin trong quá trình máy tính xử lý. Phân loại: Bộ nhớ bao gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ trong: gồm ROM và RAM ROM (Read Only Memory) là Bộ nhớ chỉ đọc, dùng để lưu trữ các chương trình hệ thống, chương trình điều khiển việc nhập xuất cơ sở (ROM-BIOS: ROM- Basic Input/Output System). Thông tin trên ROM ghi vào và không thể thay đổi, không bị mất ngay cả khi không có điện. RAM (Random Access Memory) là Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, được dùng để lưu trữ dữ kiện và chương trình trong quá trình thao tác và tính toán. RAM có đặc điểm là nội dung thông tin chứa trong nó sẽ mất đi khi mất điện hoặc tắt máy. Dung lượng bộ nhớ RAM cho các máy tính hiện nay thông thường vào khoảng 128 MB, 256 MB, 512 MB và có thể hơn nữa. TIẾT 6: BỘ NHỚ NGOÀI - MỘT SỐ THIẾT BỊ VÀO RA THÔNG DỤNG Bộ nhớ ngoài: Khái niệm: là thiết bị lưu trữ thông tin với dung lượng lớn, thông tin không bị mất khi không có điện. Công dụng: Có thể cất giữ và di chuyển bộ nhớ ngoài độc lập với máy tính. Phân loại: các loại bộ nhớ ngoài phổ biến như Đĩa mềm (Floppy disk): đĩa đường kính 3.5 inch dung lượng 1.44 MB. Đĩa cứng (hard disk): phổ biến là đĩa cứng có dung lượng 20GB, 30GB, 40GB, 60GB và lớn hơn nữa. Đĩa quang (Compact disk): loại 4.72 inch, là thiết bị phổ biến dùng để lưu trữ các phần mềm mang nhiều thông tin, hình ảnh, âm. Có hai loại phổ biến là: đĩa CD (dung lượng khoảng 700 MB) và DVD (dung lượng khoảng 4.7 GB). Các loại bộ nhớ ngoài khác như thẻ nhớ (Memory Stick, Compact Flash Card), USB Flash Drive có dung lượng phổ biến là 512 MB, 1GB, ... Floppy disk Compact disk Compact Flash Card USB Flash Drive Các thiết bị nhập/ xuất: Các thiết bị nhập: Bàn phím (Keyboard): thiết bị nhập chuẩn là thiết bị nhập dữ liệu và câu lệnh, bàn phím máy vi tính phổ biến hiện nay là một bảng chứa 104 phím có các tác dụng khác nhau. Chuột (Mouse): là thiết bị cần thiết phổ biến hiện nay, nhất là các máy tính chạy trong môi trường Windows. Con chuột có kích thước vừa nắm tay di chuyển trên một tấm phẳng. Máy quét hình (Scanner): là thiết bị dùng để nhập văn bản hay hình vẽ, hình chụp vào máy tính. Các thiết bị xuất: Màn hình (Screen hay Monitor, thiết bị xuất chuẩn): dùng để thể hiện thông tin cho người sử dụng xem. Màn hình phổ biến hiện nay trên thị trường là màn hình màu SVGA 15”,17”, 19” với độ phân giải có thể đạt 1280 X 1024 pixel. Máy in (Printer): là thiết bị xuất để đưa thông tin ra giấy. Máy in phổ biến hiện nay là loại máy in ma trận điểm (dot matrix) loại 24 kim, máy in phun mực, máy in laser trắng đen hoặc màu. Máy chiếu (Projector): chức năng tương tự màn hình, thường được sử dụng thay cho màn hình trong các buổi Seminar, báo cáo, thuyết trình, … PHẦN II: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS BÀI 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ SỞ TIẾT 10: KHÁI NIỆM HỆ ĐIỀU HÀNH Vì sao cần cố hệ điều hành: Một ngã tư đường phố thường có hệ thống đèn tín hiệu giao thông làm nhiệm vụ phân luồng cho các phương tiện. Hệ thống đèn đóng vai trò điều khiển hoạt động giao thông. Tất cả các trường học đều có thời khoá biểu cho học sinh và giáo viên đảm bảo việc dạy và học. TKB đóng vai trò điều khiển hoạt động dạy và học trong nhà trường. Þ Các hoạt đồng đòi hỏi có phương tiện điều khiển. Khi máy tính làm việc có nhiều đối tượng cùng hoạt động (phần cứng, phần mềm). Hoạt động của các đối tượng đó cũng cần được điều khiển và công việc này do hệ điều hành máy tính đảm nhận. Khái niệm về hệ điều hành: Hệ điều hành (Operating System) là tập hợp các chương trình tạo sự liên hệ giữa người sử dụng máy tính và máy tính thông qua các lệnh điều khiển. Không có hệ điều hành thì máy tính không thể hoạt động được. Chức năng chính của hệ điều hành là: Thực hiện các lệnh theo yêu cầu của người sử dụng máy, Quản lý, phân phối và thu hồi bộ nhớ , Điều khiển các thiết bị ngoại vi như ổ đĩa, máy in, bàn phím, màn hình,... Quản lý tập tin,... Hiện nay có nhiều hệ điều hành khác nhau như MS-DOS, UNIX, LINUX, Windows 95, Windows 98 , Windows 2000, Windows XP, Windows 2003,... Những đối tượng do hệ điều hành quản lí: Tệp tin (File) Thư mục (Folder/ Directory) Ổ đĩa (Drive) Đường dẫn (Path) TIẾT 11: TỆP VÀ QUẢN LÍ TỆP Tệp tin (File): Khái niệm: + Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ TT trên thiết bị lưu trữ. Tệp tin là tập hợp thông tin/ dữ liệu được tổ chức theo một cấu trúc nào đó. Nội dung của tập tin có thể là chương trình, hình ảnh, âm thanh, văn bản,... Mỗi tập tin được lưu lên đĩa với một tên riêng phân biệt. Mỗi hệ điều hành có qui ước đặt tên khác nhau, tên tập tin thường có 2 phần: phần tên (name) và phần mở rộng (extension). Phần tên là phần bắt buộc phải có của một tập tin, còn phần mở rộng thì có thể có hoặc không. Phần tên: Bao gồm các ký tự chữ từ A đến Z, các chữ số từ 0 đến 9, các ký tự khác như #, $, %, ~, ^, @, (, ), !, _, khoảng trắng. Phần tên do người tạo ra tệp tin đặt. Với MS- DOS phần tên có tối đa là 8 ký tự, với Windows phần tên có thể đặt ttối đa 128 ký tự. Phần mở rộng: thường dùng 3 ký tự trong các ký tự nêu trên. Thông thường phần mở rộng do chương trình ứng dụng tạo ra tệp tin tự đặt. Giữa phần tên và phần mở rộng có một dấu chấm (.) ngăn cách. Ví dụ: CONG VAN.TXT QBASIC.EXE AUTOEXEC.BAT M_TEST phần tên phần mở rộng Ta có thể căn cứ vào phần mở rộng để xác định kiểu của file: ƒ COM, EXE : Các file khả thi chạy trực tiếp được trên hệ điều hành. ƒ TXT, DOC, ... : Các file văn bản. ƒ PAS, BAS, ... : Các file chương trình PASCAL, DELPHI, BASIC, ... ƒ WK1, XLS, ... : Các file chương trình bảng tính LOTUS, EXCEL ... ƒ BMP, GIF, JPG, ... : Các file hình ảnh. ƒ MP3, DAT, WMA, … : Các file âm thanh, video. Ký hiệu đại diện (Wildcard): Để chỉ một nhóm các tệp tin Dấu ? đại diện cho một ký tự bất kỳ trong tên tệp tin tại vị trí nó xuất hiện. Dấu * đại diện cho một chuỗi ký tự bất kỳ trong tên tập tin từ vị trí nó xuất Ví dụ: Bai?.doc Æ Bai1.doc, Bai6.doc, Baiq.doc, … Bai*.doc Æ Bai.doc, Bai6.doc, Bai12.doc, Bai Tap.doc, … BaiTap.* Æ BaiTap.doc, BaiTap.xls, BaiTap.ppt, BaiTap.dbf, … *.* ÆTất cả các tệp TIẾT 12: TỆP VÀ QUẢN LÍ TỆP (tiếp) Thư mục (Folder/ Directory) Thư mục là nơi lưu giữ các tệp tin theo một chủ đề nào đó theo ý người sử dụng. Đây là biện pháp giúp ta quản lý được tập tin, dễ dàng tìm kiếm chúng khi cần truy xuất. Các tệp tin có liên quan với nhau có thể được xếp trong cùng một TM. Trên mỗi đĩa có một thư mục chung gọi là TM gốc. TM gốc không có tên riêng và được ký hiệu là \ (dấu xổ phải: backslash). Dưới mỗi thư mục gốc có các tệp tin trực thuộc và các TM con. Trong các thư mục con cũng có các tệp tin trực thuộc và thư mục con của nó. TM chứa thư mục con gọi là thư mục cha. Thư mục đang làm việc gọi là thư mục hiện hành. Tên của thư mục tuân thủ theo cách đặt tên của tệp tin. Đường dẫn (Path) Khi sử dụng thư mục nhiều cấp (cây thư mục) thì ta cần chỉ rõ thư mục cần truy xuất. Đường dẫn dùng để chỉ đường đi đến thư mục cần truy xuất (thư mục sau cùng). Đường dẫn là một dãy các thư mục liên tiếp nhau và được phân cách bởi ký hiệu \ (dấu xổ phải: backslash). Ví dụ: Giả sử trên đĩa S có cây thư mục: S:\ LY_THUYET PHAN_I PHAN_II LY_THUYET WINDOWS WORD CO_ BAN NANG_CAO LY_THUYET, THUC_HANH là 2 thư mục cùng cấp và là thư mục con của thư mục gốc S:\ PHAN_I, PHAN_II là 2 thư mục cùng cấp và là thư mục con của thư mục LY_THUYET. LY_THUYET là thư mục cha của 2 thư mục PHAN_I, PHAN_II Đường dẫn của thư mục PHAN_I: S:\ LY_THUYET \ PHAN_I Đường dẫn của thư mục NANG_CAO: S:\ THUC_HANH \ WORD\ NANG_CAO TIẾT 13: GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS Sơ lược về sự phát triển của Windows: Windows là một bộ chương trình do hãng Microsoft sản xuất. Từ version 3.0 ra đời vào tháng 5 năm 1990 đến nay, Microsoft đã không ngừng cải tiến làm cho môi trường này ngày càng được hoàn thiện. Windows 95: vào cuối năm 1995, ở Việt nam đã xuất hiện một phiên bản mới của Windows mà chúng ta quen gọi là Windows 95. Những cải tiến mới của Windows 95 được liệt kê tóm tắt như sau: Giao diện với người sử dụng được thiết kế lại hoàn toàn nên việc khởi động các chương trình ứng dụng cùng các công việc như mở và lưu cất các tư liệu, tổ chức các tài nguyên trên đĩa và nối kết với các hệ phục vụ trên mạng - tất cả đều trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Cho phép đặt tên cho các tập tin dài đến 255 ký tự. Điều này rất quan trọng vì những tên dài sẽ giúp ta gợi nhớ đến nội dung của tệp tin. Hỗ trợ Plug and Play, cho phép tự động nhận diện các thiết bị ngoại vi nên việc cài đặt và quản lý chúng trở nên đơn giản hơn. Hỗ trợ tốt hơn cho các ứng dụng Multimedia, với sự tích hợp Audio và Video của Windows 95, máy tính cá nhân trở thành phương tiện giải trí không thể thiếu được. Trong Windows 95 có các công cụ đã được cải tiến nhằm chuẩn hóa, tối ưu hóa và điều chỉnh các sự cố. Điều này giúp bạn yên tâm hơn khi làm việc với máy vi tính trong môi trường của Windows 95. Tóm lại, với những tính năng mới ưu việt và tích hợp cao, Windows 95 đã trở thành môi trường làm việc được người sử dụng ưa chuộng và tin dùng. Windows 98, Windows Me: là những phiên bản tiếp theo của Windows 95, những phiên bản này tiếp tục phát huy và hoàn thiện những tính năng ưu việt của Windows 95 và tích hợp thêm những tính năng mới về Internet và Multimedia. Windows NT 4.0, Windows 2000, Windows XP, Windows 2003: là những hệ điều hành được phát triển cao hơn, được dùng cho các cơ quan và doanh nghiệp. Giao diện của những hệ điều hành này tương tự như Windows 98/ Windows Me. Điểm khác biệt là những hệ điều hành này có tính năng bảo mật cao, vì vậy nó được sử dụng cho môi trường có nhiều người dùng. Giáo trình này sẽ trình bày dựa vào hệ điều hành Windows XP. Khởi động và thoát khỏi Windows XP Khởi động Windows XP Windows XP được tự động khởi động sau khi bật máy. Sẽ có thông báo yêu cầu nhập vào tài khoản (User name) và mật khẩu (Password) của người dùng. Thao tác này gọi là đăng nhập (logging on). Mỗi người sử dụng sẽ có một tập hợp thông tin về các lựa chọn tự thiết lập cho mình (như dáng vẻ màn hình, các chương trình tự động chạy khi khởi động máy, tài nguyên/ chương trình được phép sử dụng, v.v...) gọi là user profile và được Windows XP lưu giữ lại để sử dụng cho những lần khởi động sau. Đóng Windows XP: Khi muốn thoát khỏi Windows XP, bạn phải đóng tất cả các cửa sổ đang mở. Tiếp theo bạn nhấn tổ hợp phím Alt + F4 hoặc chọn menu Start (nếu không nhìn thấy nút Start ở phía dưới bên góc trái màn hình thì bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Esc) và chọn Turn Off Computer. Sau thao tác này một hộp thoại sẽ xuất hiện. Nếu bạn chọn Turn Off, ứng dụng đang chạy sẽ được đóng lại và máy sẽ tự động tắt. Nếu vì một lý do nào đó mà máy tính không sẵn sàng để đóng (chưa lưu dữ liệu cho một ứng dụng hoặc sự trao đổi thông tin giữa hai máy nối mạng đang tiếp diễn v.v..) thì sẽ có thông báo để xử lý. Chú ý: nếu không làm những thao tác đóng Windows như vừa nói ở trên mà tắt máy ngay thì có thể sẽ xảy ra việc thất lạc một phần của nội dung các tập tin dẫn đến trục trặc khi khởi động lại ở lần sử dụng tiếp theo. TIẾT 14: LÀM VIỆC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC Sử dụng chuột trong Windows: Point: trỏ chuột trên mặt phẳng mà không nhấn nút nào cả. Click: nhấn nhanh và thả nút chuột trái. Dùng để lựa chọn thông số, đối tượng hoặc câu lệnh. Double Click (D_Click ): nhấn nhanh nút chuột trái hai lần liên tiếp. Dùng để khởi động một chương trình ứng dụng hoặc mở thư mục/ tệp tin. Drag (kéo thả): nhấn và giữ nút chuột trái khi di chuyển đến nơi khác và buông ra. Dùng để chọn một khối văn bản, để di chuyển một đối tượng trên màn hình hoặc mở rộng kích thước của cửa sổ... Right Click (R_Click): nhấn nhanh và thả nút chuột phải. Dùng mở menu tương ứng với đối tượng để chọn các lệnh thao tác trên đối tượng đó. Thao tác với thư mục và tệp tin: Mở tập tin/ thư mục: Có ba cách thực hiện : 9 Cách 1: D_Click lên biểu tượng của tập tin/ thư mục. 9 Cách 2: R_Click lên biểu tượng của tập tin/thư mục và chọn mục Open. 9 Cách 3: Chọn tập tin/ thư mục và nhấn phím Enter. Nếu tập tin thuộc loại tập tin văn bản thì chương trình ứng dụng kết hợp sẽ được khởi động và tài liệu sẽ được nạp vào. Chọn tập tin/ thư mục: Chọn một tập tin/ thư mục: Click lên biểu tượng tập tin/ thư mục. Chọn một nhóm tập tin/ thư mục: có thể thực hiện theo 2 cách: Các đối tượng cần chọn là một danh sách gồm các đối tượng liên tục: Click lên đối tượng đầu danh sách để chọn, sau đó nhấn giữ phím Shift và Click lên đối tượng ở cuối danh sách. Các đối tượng cần chọn nằm rời rạc nhau: nhấn giữ phím Ctrl và Click chọn các đối tượng tương ứng. Tạo thư mục: Chọn nơi chứa thư mục cần tạo (thư mục/ ổ đĩa ở cửa sổ bên trái). Chọn menu File/ New/ Folder hoặc R_Click/ New/ Folder. Nhập tên thư mục mới, sau đó gõ Enter để kết thúc. Sao chép thư mục và tập tin: Chọn các thư mục và tập tin cần sao chép. Thực hiện theo 1 trong 2 cách sau: Cách 1: Nhấn giữ phím Ctrl và Drag đối tượng đã chọn đến nơi cần chép. Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C (hoặc Edit/ Copy hoặc R_Click và chọn Copy) để chép vào Clipboard, sau đó chọn nơi cần chép đến và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc Edit/ Paste hoặc R_Click và chọn Paste). TIẾT 15: LÀM VIỆC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC (tiếp) Di chuyển thư mục và tập tin: Chọn các TM và tập tin cần di chuyển. Thực hiện theo một trong hai cách sau: Cách 1: Drag đối tượng đã chọn đến nơi cần di chuyển. Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X (hoặc Edit/ Cut hoặc R_Click và chọn Cut) để chép vào Clipboard, sau đó chọn nơi cần di chuyển đến và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc Edit/ Paste hoặc R_Click và chọn Paste). Xoá thư mục và tập tin: Chọn các thư mục và tập tin cần xóa. Chọn File/ Delete Xác nhận có thực sự muốn xoá hay không (Yes/ No) Phục hồi thư mục và tập tin: D_Click lên biểu tượng Recycle Bin Chọn tên đối tượng cần phục hồi. Thực hiện lệnh File/ Restore hoặc R_Click và chọn mục Restore. Ghi chú: Nếu muốn xóa hẳn các đối tượng, ta thực hiện thao tác xóa một lần nữa đối với các đối tượng ở trong Recycle Bin. Nếu muốn xoá hẳn tất cả các đối tượng trong Recycle Bin, R_Click lên mục Recycle Bin và chọn mục Empty Recycle Bin. Đổi tên thư mục và tập tin: Chọn đối tượng muốn đổi tên Thực hiện lệnh File/ Rename hoặc nhấn phím F2 hoặc R_Click trên đối tượng và chọn mục Rename Nhập tên mới, sau đó gõ Enter để kết thúc. Ghi chú: với tập tin đang sử dụng thì các thao tác di chuyển, xoá, đổi tên không thể thực hiện được. Thay đổi thuộc tính tập tin và thư mục: R_Click lên đối tượng muốn thay đổi thuộc tính và chọn mục Properties. Thay đổi các thuộc tính. Chọn Apply để xác nhận thay đổi, ngược lại thì nhấn Cancel. TIẾT 25: CONTROL PANEL VÀ VIỆC THIẾT LẬP HỆ THỐNG Khái niệm: Control Panel là chương trình dùng để điểu khiển hệ thống trong Windows. Khởi động: Nhắp nút Start; Trỏ vào Settings; Nhắp chọn Control Panel. Mở ra cửa sổ Control Panel, trong cửa sổ này có nhiều biểu tượng tượng trưng cho một chức năng điều khiển hệ thống khác nhau cho máy PC cũng như cho Windows. Trong phần này chúng ta chỉ xét đến vài tính năng điều khiển đặc trưng, cần thiết mà ở mỗi máy PC đều có. Mở bảng chọn Control Panel: Nháy chuột phải vào thanh công vụ; Chọn Properties; Chọn thẻ Start Menu; Chọn Classic Start menu/Customize... Đánh dấu tích cho Expand Control Panel; OK / Apply / OK. Date/Time: Đây là tính năng dùng để đặt ngày giờ hệ thống trong máy, nhắp đúp vào biểu tượng Date/time Date: Tiến hành các bước chọn ngày, tháng, năm Time: Để điều chỉnh đồng hồ , nhắp chuột vào từng vị trí, giờ , phút, giây và chỉnh bằng cách nhắp nút tăng, giảm Ngoài ra còn có thể chọn múi giờ cho thích hợp Nhắp nút OK để kết thúc TIẾT 26: CONTROL PANEL VÀ VIỆC THIẾT LẬP HỆ THỐNG (tiếp) Display: Tính năng điều khiển màn hình, nhắp đúp biểu tượng này sẽ mở ra một hộp thoại có nhiều lớp, trong mỗi lớp là có một chức năng điều khiển khác nhau: Desktop: Chọn cách trang trí cho nền của Desktop gồm: Background: Trang trí cho nền Desktop bằng cách thể hiện mẫu hình ảnh, Nếu chọn - None thì nền chỉ có một màu đen. Position: hình ảnh nền có thể đặt giữa Desktop, khi dùng lệnh - Center, còn nếu dùng lệnh Tile thì ảnh có khả năng tự lặp lại để che kín hết nền Desktop. Sau khi chọn xong nhắp nút Apply để lệnh có hiệu lực và chọn sang lớp điều khiển khác. Screen Saver: Screen Saver: chọn mẫu hình ảnh di động (nếu chọn None là không dùng đến chức năng này). Wait: Đặt khoảng thời gian để nhận biết màn hình tĩnh (đơn vị là phút) Password protected: Đặt mật khẩu để bảo mật cho công việc Ngoài ra có thể nhắp vào mục Settings để đặt thêm một số chế độ cho ảnh động nếu có đặt Password Protected thì phải nhập đúng Password Appearance: Chọn cách thể hiện màu cho cửa sổ Shechem: Chọn một tên bộ màu thể hiện cho cách đặt màu cho tất cả các thành phần trong cửa sổ. Thường dùng mẫu Windows Standar. Font size: cỡ chữ thể hiện trên tiêu đề cho mỗi thành phần trong cửa sổ. Chú ý: Các mục còn lại lệ thuộc vào Card điều khiển màn hình trong mỗi máy mà chúng ta sẽ có cách đặt khác nhau TIẾT 27: CONTROL PANEL VÀ VIỆC THIẾT LẬP HỆ THỐNG (tiếp) Keyboard - bàn phím: Điều khiển bàn phím gồm các mục Repeat delay: Khoảng thời gian để nhận biết một ký tự được gõ lặp lại, dùng Mouse kéo thanh trượt trong khoảng Long ... Short. Repeat rate: tốc độ lặp lại của phím được điều chỉnh bằng cách kéo chuột trong khoảng Slow ... fast. Apply: chấp nhận cài đặt. Mouse- Chuột: Điều khiển chuột Button Configuration: để thay đổi vị trí nút điều khển của mouse. Trong lớp Motion chúng ta có thể dùng thêm lệnh: Double - click speed: Điều chỉnh tốc độ nhấp đúp chuột cho phù hợp trong khoảng Slow ... Fast Display pointer trail: Nếu tích lựa chọn này thì con trỏ chuột để lại vết trên đường di chuyển được thực hiện trong khoảng Short...Long. Apply: chấp nhận cài đặt. Regionnal and Languages Options: Thẻ Regional Options: Chọn tên nước, khi chọn mục này sẽ ảnh hưởng đến các cách chọn sau: Number: thông thường máy tính được ngầm định dạng dùng hệ tiếng anh nên dấu chấm là dấu phân cách thập phân còn dấu phẩy là dấu phân cách nhóm 3 chữ số, trong khi người Việt Nam lại dùng theo hệ tiếng pháp có quy định ngược lại. Nếu cần thiết chúng ta có thể thay đổi lại quy định này bằng các lệnh: Decimal symbol: Gõ lại dấu chấm thay cho dấu phẩy Digit grouping symbol: gõ dấu chấm thay cho dấu phẩy Time: Thường dùng theo dạng hh:mm:ss (giờ:phút:giây) Date: Hệ tiếng Anh dùng: MM/DD/YY Người Việt dùng: DD/MM/YY TRƯỜNG THCS

File đính kèm:

  • docNghe 08_09_(Them tiet 60 - 63).doc