Giáo án Toán 1 tuần 1 đến 23

Tuần 1 Mơn : Tốn BÀI : TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN

I.Mục tiêu :-Giúp học sinh: -Nhận biết các việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1.

 -Bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học Toán 1.

II.Đồ dùng dạy học:-SGK Toán 1. -Bộ đồ dùng toán 1

 

doc113 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 1 tuần 1 đến 23, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Mơn : Tốn BÀI : TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN I.Mục tiêu :-Giúp học sinh: -Nhận biết các việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1. -Bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học Toán 1. II.Đồ dùng dạy học:-SGK Toán 1. -Bộ đồ dùng toán 1 III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HỌC SINH 1.KTBC: KT sách, vở và dụng cụ học tập môn toán của học sinh. 2.Bài mới: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. Hoạt động 1 Hướng dẫn HS sử dụng Sách toán 1 a) GV cho học sinh xem SGK Toán 1 b) Hướng dẫn các em lấy SGK và mở SGK trang có bài học hôm nay. c) Giới thiệu ngắn gọn về SGK Toán 1. Từ bìa 1 đến “Tiết học đầu tiên” Sau “Tiết học đầu tiên” mỗi tiết có một phiếu. Tên của bài đặt ở đầu trang. Mỗi phiếu có phần bài học (cho học sinh xem phần bài học), phần thực hành … phải làm theo hướng dẫn của GV. Cho học sinh thực hiện gấp SGK và mở đến trang “Tiết học đầu tiên”. Hướng dẫn học sinh giữ gìn SGK. Hoạt động 2 Hướng dẫn làm quen với một số hoạt động học tập Toán 1 Cho học sinh mở SGK có bài học “Tiết học đầu tiên”. Học sinh các em quan sát từng ảnh rồi thảo luận xem học sinh lớp 1 có hoạt động nào, sử dụng đồ dùng học tập nào trong các tiết học toán. GV tổng kết theo nội dung từng ảnh. Ảnh 1: GV giới thiệu và giải thích Ảnh 2: Học sinh làm việc với que tính. Ảnh 3: Đo độ dài bằng thước Ảnh 4: Học tập chung cả lớp. Ảnh 5: Hoạt động nhóm. Hoạt động 3 Giới thiệu với học sinh các yêu cầu cần đạt sau khi học toán lớp 1. Các yêu cầu cơ bản trọng tâm: Đếm, đọc, viết số, so sánh 2 số. Làm tính cộng trừ Nhìn hình vẽ nêu được bài toán, nêu phép tính và giải bài toán. Biết đo độ dài … Vậy muốn học giỏi môn toán các em phải đi học đều, học thuộc bài, làm bài đầy đủ, chịu khó tìm tòi suy nghĩ … Hoạt động 4 Giới thiệu bộ đồ dùng học toán của học sinh. Cho học sinh lấy ra bộ đồ dùng học toán. GV đưa ra từng món đồ rồi giới thiệu tên gọi, công dụng của chúng. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng và cách bảo quản đồ dùng học tập. 3.Củng cố: Hỏi tên bài. 4.Nhận xét – tuyên dương – dặn dò : Chuẩm bị đầy đủ SGK, VBT và các dụng cụ để học tốt môn toán. Nhắc lại. Lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn của GV Nhắc lại. Thực hiện theo hướng dẫn của GV. Thảo luận và nêu. Nhắc lại. Lắng nghe. Lắng nghe, nhắc lại. Thực hiện trên bộ đồ dùng Toán 1, giới thiệu tên. Lắng nghe. Môn : Toán BÀI : NHIỀU HƠN, ÍT HƠN. I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh : -So sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. -Biết sử dụng các từ “nhiều hơn”, “ít hơn” để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. Đồ dùng dạy học: -5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa . -3 lọ hoa, 4 bông hoa. -Vẽ hình chai và nút chai, hình vung nồi và nồi trong SGK trên khổ giấy to (hoặc bảng phụ) III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. KTBC: GV cho học sinh cầm một số dụng cụ học tập và tự giới thiệu tên và công dụng của chúng. Nhận xét KTBC. 2.Bài mới: Giới thiệu bài và ghi tựa. Hoạt động 1: So sánh số lượng cốc và thìa: GV đặt 5 chiếc cốc lên bàn (giữa lớp) và nói “Cô có một số cốc”. Cầm 4 chiếc thìa trên tay và nói “Cô có một số thìa, bây giờ chúng ta sẽ so sánh số thìa và số cốc với nhau”. GV gọi một học sinh lên đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa rồi hỏi học sinh cả lớp “Còn chiếc cốc nào không có thìa không?”. GV nêu “Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì vẫn còn một chiếc cốc chưa có thìa, ta nói số cốc nhiều hơn số thìa”. GV yêu cầu và học sinh nhắc lại “Số cốc nhiều hơn số thìa”. GV nêu tiếp “Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì không còn thìa để đặt vào chiếc cốc còn lại, ta nói số thìa ít hơn số cốc”. GV cho một vài em nhắc lại “Số thìa ít hơn số cốc”. Hoạt động 2: So sánh số chai và số nút chai : GV treo hình vẽ có 3 chiếc chai và 5 nút chai rồi nói: trên bảng cô có một số nút chai và một số cái chai bây giờ các em so sánh cho cô số nút chai và số cái chai bằng cách nối 1 nút chai và 1 cái chai. Các em có nhận xét gì? Hoạt động 3: So sánh số thỏ và số cà rốt: GV đính tranh 3 con thỏ và 2 củ cà rốt lên bảng. Yêu cầu học sinh quan sát rồi nêu nhận xét. Hoạt động 4: So sánh số nồi và số vung: Tương tự như so sánh số thỏ và số cà rốt. 4.Củng cố – dặn dò: Hỏi tên bài. Nêu trò chơi : Tiếp sức. Chuẩn bị 2 bảng phụ làm sẵn như hình 5 SGK (phíc cắm và ổ cắm). Cách chơi: Mỗi nhóm đại diện 4 em lên nối số phíc cắm và số ổ cắm. Luật chơi: Mỗi người chỉ nối được 1 lần. Đội nào nối nhanh và đúng sẽ thắng. So sánh số học sinh nam với số học sinh nữ trong lớp ta. Nhận xét, tuyên dương 5.Dặn dò : Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới. 5 học sinh thực hiện và giới thiệu. Nhắc lại Học sinh quan sát. Học sinh thực hiện và trả lời “Còn” và chỉ vào chiếc cốc chưa có thìa. Nhắc lại. Số cốc nhiều hơn số thìa. Nhắc lại Số thìa ít hơn số cốc. Học sinh thực hiện và nêu kết quả: Số chai ít hơn số nút chai. Số nút chai nhiều hơn số chai. Quan sát và nêu nhận xét: Số thỏ nhiều hơn số cà rốt Số cà rốt ít hơn số thỏ Quan sát và nêu nhận xét: Số nắp nhiều hơn số vung Số vung ít hơn số nắp Đại diện 2 nhóm chơi trò chơi. Học sinh liên hệ thực tế và nêu Học sinh lắng nghe. Môn : Toán BÀI : HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN. I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh : -Nhận ra và nêu đúng tên củahình vuông và hình tròn. -Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn tứ các vật thật. Đồ dùng dạy học: -Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa (hoặc chất liệu khác phù hợp) có kích thước màu sắc khác nhau. -Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn. -Học sinh có bộ đồ dùng học Toán 1. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi tên bài. GV đưa ra một số thước kẻ và một số bút chì có số lượng chênh lệch nhau. GV yêu cầu học sinh so sánh và nêu kết quả. Cho học sinh nêu một vài ví dụ khác. Nhận xét KTBC. 2.Bài mới : GT bài ghi tựa bài học. Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông GV lần lượt đưa từng tấm bìa hình vuông cho học sinh xem, mỗi lần đưa hình vuông đều nói: “Đây là hình vuông” và chỉ vào hình vuông đó. Đây là hình vuông Đây là hình tròn Yêu cầu học sinh nhắc lại. GV yêu cầu học sinh lấy từ bộ đồ dùng học Toán 1 tất cả các hình vuông đặt lên bàn, theo dõi và khen ngợi những học sinh lấy được nhiều, nhanh, đúng. GV nói: Tìm cho cô một số đồ vật có mặt là hình vuông (tổ chức cho các em thảo luận theo cặp đôi) Hoạt đông 2 : Giới thiệu hình tròn GV đưa ra các hình tròn và thực hiện tương tự như hình vuông. Hoạt đông 3 : Luyện tập Bài 1: Yêu cầu học sinh tô màu vào các hình vuông. Bài 2: Yêu cầu học sinh tô màu vào các hình tròn (nên khuyến khích mỗi hình tròn tô mỗi màu khác nhau). Bài 3: Yêu cầu học sinh tô màu vào các hình vuông và hình tròn (các màu tô ở hình vuông thì không được tô ở hình tròn). Bài 4: GV giới thiệu cho học sinh xem 2 mảnh bìa như SGK và hướng dẫn học sinh gấp lại để có các hình vuông theo yêu cầu (có giải thích cách gấp). 3.Củng cố – dặn dò: Hỏi tên bài. Cho học sinh xung phong kể tên các vật có dạng hình vuông hoặc hình tròn có trong lớp hoặc trong nhà. 4.Dặn dò: Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới. Học sinh thực hiện. Học sinh nêu: Ví dụ Số cửa sổ nhiều hơn số cửa lớn. Số cửa lớn ít hơn số cửa sổ. Học sinh theo dõi và nêu: Đây là hình vuông màu xanh, đây là hình vuông màu đỏ,…… Nhắc lại Thực hiện trên bộ đồ dùng học Toán 1: Lấy ra các hình vuông và nói đây là hình vuông. Tự tìm: Ví dụ Viên gạch bông lót nền,…. Theo dõi và nêu đây là hình tròn…. Thực hiện trên VBT. Thực hiện trên VBT. Thực hiện trên VBT. Thực hiện gấp trên mô hình bằng giấy bìa và nêu cách gấp Nhắc lại tên bài học. Liên hệ thực tế và kể (mặt đồng hồ, bánh xe đạp, trái banh,…) Học sinh lắng nghe. Môn : Toán BÀI : HÌNH TAM GIÁC I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh: -Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác. -Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các đồ vật thật có mặt là hình tam giác. II.Đồ dùng dạy học: -Một số hình tam giác bằng bìa (hoặc gỗ, nhưạ) có kích thước, màu sắc khác nhau. -Một số vật thật có mặt là hình tam giác. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Đưa ra một số hình vuông , hình tròn yêu cầu học sinh chỉ và gọi đúng tên hình. Nhận xét KTBC. 2.Bài mới : Giới thiệu bài, ghi tựa. Hoạt động 1 : Giới thiệu hình tam giác GV vẽ lên bảng một hình vuông, một hình tròn và một hình tam giác yêu cầu học sinh chỉ và nói các tên hình (các em chỉ đúng hình vuông, hình tròn vì đã học và có thể chỉ và nói đúng hình tam giác), nếu học sinh không nói được hình tam giác thì GV giới thiệu hình còn lại trên bảng chính là hình tam giác. Yêu cầu học sinh chỉ và đọc đây là hình tam giác. Yêu cầu học sinh lấy từ bộ đồ dụng học Toán 1 ra các hình tam giác (GV theo dõi và khen ngợi những học sinh lấy đúng và nhiều hình tam giác). Hoạt động 2: Thực hành xếp hình GV yêu cầu học sinh sử dụng bộ đồ dùng học Toán 1 lấy ra các hình vuông, hình tròn, hình tam giác để xếp các hình như trong Toán 1. Xếp xong GV yêu cầu học sinh gọi tên các hình (có thể tổ chức thành trò chơi thi ghép hình nhanh). Khen ngợi các cá nhân, nhóm thực hiện nhanh, đúng và đẹp. 3.Củng cố: Hỏi tên bài. Cho các em xung phong kể tên các đồ vật có mặt là hình tam giác 4.Nhận xét – tuyên dương – dặn dò : Thực hành xếp hình ở nhà. Chỉ và gọi tên các hình, học sinh khác nhận xét. Nhắc lại Quan sát trên bảng lớp, chỉ và nói tên các hình H.vuông H.tròn H.t/ giác Nhắc lại Thực hiện trên bộ đồ dùng học Toán 1. Lấy ra các hình vuông, tròn, tam giác và thực hiện ghép hình theo hướng dẫn của GV. Đọc tên các hình xếp được: ngôi nhà, cây, thuyền, chong chóng,… Hình tam giác Liên hệ thực tế và kể. Thực hiện ở nhà. Tuần 2 Môn : Toán BÀI : LUYỆN TẬP I.Mục tiêu :Giúp học sinh: -Khắc sâu, cũng cố cho học sinh biểu tượng về hình vuông, hình tròn, hình tam gíac. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ vẽ sẵn 1 số hình vuông, hình tròn, hình tam giác và phấn màu. -Mỗi học sinh chuẩn bị 1 hình vuông, 2 hình tam giác nhỏ như SGK. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Yêu cầu học sinh gọi tên một số vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam giác. 2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa. 3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: Nêu yêu cầu bài toán: Cho học sinh dùng bút chì màu khác nhau để tô vào các hình (mỗi loại hình mỗi màu khác nhau). Bài 2: Thực hành ghép hình: Cho học sinh sử dụng sử dụng các hình vuông, tam giác mang theo để ghép thành các hình như SGK. 3.Củng cố: Hỏi tên bài. Trò chơi: Kết bạn. Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 em. Mỗi em cầm 1 loại hình (5 em hình vuông, 5 em hình tròn, 5 em hình tam giác). Các em đứng lộn xộn không theo thứ tự. Khi GV hô kết bạn thì những em cầm cùng một loại hình nhóm lại với nhau. Nhóm em nào nhanh đúng thì nhóm đó thắng cuộc. 4.Nhận xét – tuyên dương – dặn dò : Làm lại bài tập ở nhà, chuẩn bị cho bài sau. Học sinh nhận diện và nêu tên các hình. Nhắc lại. Thực hiện ở VBT. Thực hiện ghép hình từ hình tam giác, hình tròn thành các hình mới. Hình mới Nhắc lại. Thực hiện theo hướng dẫn của GV. Môn : Toán BÀI : CÁC SỐ 1 – 2 – 3 I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh :-Có khái niệm ban đầu về số 1, 2, 3. -Biết đọc, biết viết các số 1, 2, 3. Biết đếm từ 1 đến 3 và từ 3 về 1. -Nhận biết số lượng các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật và thứ tự các số 1, 2, 3, trong bộ phận đầu của dãy số tự nhiên. Đồ dùng dạy học: -Các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại và một số chấm tròn. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. KTBC: Tô màu vào các hình tam giác (mỗi hình mỗi màu khác khau) Nhận xét KTBC. 2.Bài mới: Giới thiệu bài và ghi tựa. Hoạt động 1: Giới thiệu từng số 1, 2, 3 Bước 1: GV hướng dẫn các em quan sát các nhóm có 1 phần tử (1 con chim, tờ bìa có 1 chấm tròn, bàn tính có 1 con tính, …) GV đọc và cho học sinh đọc theo: “có 1 con chim, có 1 chấm tròn, có 1 con tính, …” Bước 2: GV giúp học sinh nhận ra các đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng là 1 (đều có số lượng là 1) Ta dùng số 1 để chỉ số lượng của mỗi đồ vật trong nhóm đó, số một viết bằng chữ số 1. GV chỉ vào số 1 và đọc “một” (không đọc là: chữ số một). Số 2, số 3 giới thiệu tương tự số 1. Cho học sinh mở SGK, GV hướng dẫn các em quan sát các hình (mẫu vật) và đọc các số 1, 2, 3, và đọc ngược lại 3, 2, 1 3.Luyện tập Bài 1: Viết số 1, 2, 3 Yêu cầu học sinh viết vào VBT. Bài 2: Viết số thích hợp và mỗi ô trống GV cho học sinh quan sát tranh và viết số, yêu cầu các em nhận ra số lượng trong mỗi hình vẽ. Bài 3: Viết số hoặc vẽ số chấm tròn và ô trống. GV hướng dẫn các em là VBT 4.Củng cố – dặn dò: Hỏi tên bài. Gọi học sinh đọc các số 1(một), 2 (hai), 3 (ba) Trò chơi: Đưa thẻ có số đúng với mô hình mẫu vật. GV đưa ra đồ vật có số lượng là 1 thì học sinh đưa thẻ có ghi số 1, ….em nào đưa sai thẻ thì bị phạt (hát 1 bài hát do em tự chọn). Nhận xét, tuyên dương 5.Dặn dò : Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới. 3 học sinh thực hiện. Nhắc lại Học sinh quan sát và đọc: “có 1 con chim, có 1 chấm tròn, có 1 con tính, …” Đọc số: 1 (một) Đọc số: 2 (hai), 3 (ba) Đọc theo SGK. Thực hiện VBT. Quan sát tranh và ghi số thích hợp. Thực hiện VBT và nêu kết quả. Đọc lại các số: 1(một), 2 (hai), 3 (ba) $$ ! ' ' ' 2 3 1 Học sinh lắng nghe, thực hiện ở nhà. Môn : Toán BÀI : LUYỆN TẬP. I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh : -Nhận biết số lượng các nhóm đồ vật không qúa 3 phần tử.. -Đọc, viết, đếm số trong phạm vi 3. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ chuẩn bị sẵn bài tập số 2. -Các mô hình tập hợp như SGK. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi tên bài. Gọi học sinh đọc và viết các số 1, 2, 3. Nhận xét KTBC. 2.Bài mới : GT bài ghi tựa bài học. Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài 1: Cho học sinh quan sát hình bài tập 1, yêu cầu học sinh ghi số thích hợp vào ô trống. Bài 2: Gọi học sinh nêu yêu cầu của đề. Yêu cầu học sinh làm VBT. Khi làm xong gọi học sinh đọc từng dãy số. Bài 3: Gọi học sinh nêu yêu cầu của đề. GV hỏi: Một nhóm có 2 hình vuông, viết số mấy? Một nhóm có 1 hình vuông viết số mấy? Cả 2 nhóm có mấy hình vuông ta viết số mấy? Bài 4: Yêu cầu học sinh viết vào VBT. 3.Củng cố : Hỏi tên bài. 4.Dặn dò: Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới. Học sinh đọc và viết các số 1, 2, 3 Nhắc lại. Làm VBT và nêu kết quả. Làm VBT Đọc: 1, 2, 3 ; 3, 2, 1 Có hai hình vuông, viết số 2 Có một hình vuông, viết số 1 Cả hai nhóm có 3 hình vuông, viết số 3 Chỉ vào hình và nói: hai và một là ba; ba gồm hai và một; một và hai là ba. Thực hiện VBT. Nhắc lại tên bài học. Liên hệ thực tế và kể một số đồ dùng gồâm 2, 3 phần tử. Ví dụ : đôi guốc gồm 2 chiếc, … Thực hiện ở nhà. Mơn : Tốn BÀI : CÁC SỐ 1 – 2 – 3 – 4 – 5 I.Mục tiêu :Sau bài học học sinh: -Có khái niệm ban đầu về số 4 và 5. -Bước đọc viết các số 4, 5. Biết đếm được các số 1 đến 5 và 5 đến 1. -Biết được thứ tự của từng số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5. -Nhận biết được các nhóm có từ 1 đến 5 đồ vật. II.Đồ dùng dạy học:-Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại. -Mẫu số 1 đến 5 theo chữ viết và chữ in. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Đưa ra một số hình vẽ, gồm các nhóm từ 1 đến 3 đồ vật. Yêu cầu học sinh đọc và viết số thích hợp và bảng con. Gọi 2 học sinh đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1. Nhận xét KTBC. 2.Bài mới : Giới thiệu bài, ghi tựa. Hoạt động 1 : Giới thiệu số 4 và chữ số 4 GV cho học sinh điền số thích hợp vào ô trống dòng đầu tiên của bài trong SK. GV treo tranh vẽ 4 bạn nữ và hỏi: Hình vẽ trên có bao nhiêu bạn học sinh? Khen ngợi học sinh nói đúng (4 h/s ). Tiếp tục treo tranh 4 chấm tròn, 4 chiếc kèn,…Mỗi lần treo lại hỏi có mấy chiếc kèn,… Yêu cầu học sinh lấy 4 que tính, 4 hình tròn, 4 hình tam giác,… trong bộ đồ dùng học toán. GV nêu: 4 học sinh, 4 chấm tròn, 4 que tính đều có số lượng là 4, ta dùng số 4 để chỉ số lượng của các nhóm đồ vật đó. Giới thiệu chữ số 4 in, chữ số 4 viết thường và nói đây là các cách viết của chữ số 4. Hoạt động 2: Giới thiệu số 5 và chữ số 5 (Tương tự như với số 4) Hoạt động 3: Tập đếm và xác định thứ tự các số trong dãy 1, 2, 3, 4, 5 GV yêu cầu học sinh mở SGK quan sát các hình trong SGK và đọc các số 4, 5. Cho quan sát các cột hình vuông và nói: Một hình vuông – một. Hai hình vuông – hai,… Yêu cầu đọc liền mạch các số ở mỗi cột. Yêu cầu học sinh đếm và điền số thích hợp vào ô trống. Hoạt động 4: Thực hành luyện tập Bài 1: Học sinh viết vào VBT số 4 và số 5. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của đề. GV hướng dẫn học sinh quan sát các mô hình rồi viết số thích hợp vào ô trống. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của đề. Yêu cầu học sinh làm VBT. Bài 4: GV chuẩn bị hai mô hình như bài 4 SGK, tổ chức cho 2 nhóm chơi trò chơi tiếp sức, mỗi nhóm 5 em nối số đồ vật ở từng mô hình với số thích hợp. 3.Củng cố: Hỏi tên bài. Cho các em xung phong đọc các số từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1. Nhận xét tiết học, tuyên dương. 4.Dặn dò : Làm lại các bài tập ở nhà, xem bài mới. Học sinh viết bảng con. Học sinh đếm. Nhắc lại Học sinh thực hiện. 4 học sinh. 4 chiếc kèn, 4 chấm tròn,… Thực hiện theo hướng dẫn của GV. Lắng nghe. Học sinh chỉ số 4 và đọc “bốn”. Học sinh chỉ số 5 và đọc “năm”. Mở SGK quan sát hình và đọc: bốn, năm. 1 (một), 2 (hai), 3 (ba), 4 (bốn), 5 (năm). 5 (năm), 4 (bốn), 3 (ba), 2 (hai), 1 (một). 1, 2, 3, 4, 5. Thực hiện. Điền số thích hợp vào ô trống Học sinh quan sát và điền. Viết số còn thiếu theo thứ tự vào ô trống. Thực hiện VBT và nêu kết quả. Đại diện 2 nhóm thực hiện. Nêu tên bài. 3 em xung phong đọc. Thực hiện ở nhà. Tuần 3 Môn : Toán BÀI : LUYỆN TẬP I.Mục tiêu :Giúp học sinh khắc sâu củng cố về: -Nhận biết số lượng thứ tự trong PV5. -Đọc viết đếm các số trong PV5. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ và phấn màu. -Một số dụng cụ có số lượng là 5. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Yêu cầu học sinh đọc đúng các số 1 đến 5 và xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. Đọc cho học sinh viết bảng con các số 4, 5, 2, 3, 1 (không theo TT) 2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa. 3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: Hướng dẫn học sinh nêu yêu cầu bài toán: Cho học sinh nhận biết số lượng đọc viết số, (yêu cầu các em thực hiện từ trái sang phải, từ trên duống dưới), thực hiện ở VBT. Bài 2: Hướng dẫn học sinh nêu yêu cầu bài toán: Cho học sinh làm VBT (hình thức như bài 1) Bài 3: Hướng dẫn học sinh nêu yêu cầu bài toán: Yêu cầu học sinh làm rồi chữa bài trên lớp, cho đọc lại các số theo thứ tự lớn đến bé và ngược lại. Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu bài toán: Cho học sinh viết số vào VBT. GV theo dõi kiểm tra nhắc nhở các em viết tốt hơn các số đã học 1 đến 5. 3.Củng cố: Hỏi tên bài. Gọi đọc lại các số từ 1 đến 5 Hỏi: Số 2 đứng liền trước số nào? Số 5 đứng liền sau số nào? 4.Nhận xét tiết học 5. Dăn dò: Làm lại bài tập ở nhà, chuẩn bị cho bài sau. Học sinh đọc và xếp số theo yêu cầu của GV. Viết bảng con. Nhắc lại. Thực hiện ở VBT. Đọc lại các số đã điền vào ô trống. Thực hiện ở VBT. Đọc lại các số đã điền vào ô trống. Học sinh làm VBT, gọi một số em là bảng từ. Đọc lại dãy số đã viết được. Viết số vào VBT. Nhắc lại. Đọc số. Số 2 đứng liền trước số 3. Số 5 đứng liền sau số 4. Thực hiện theo hướng dẫn của GV. Môn : Toán BÀI : BÉ HƠN – DẤU < I.Mục tiêu : Sau bài học, học sinh bước đầu có thể: -Biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn”, dấu “<” để diễn đạt kết quả so sánh. -Thực hiện so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn. Đồ dùng dạy học: -Tranh ô tô, chim như SGK phóng to. -Tranh 3 bông hoa, 4 bông hoa, 4 con thỏ, 5 con thỏ. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. KTBC: Nhận biết số lượng trong PV5 và đọc viết số. Nhận xét KTBC. 2.Bài mới: Giới thiệu bài và ghi tựa. Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ bé hơn. Giới thiệu dấu bé hơn “<” Giới thiệu 1 < 2 (qua tranh vẽ như SGK) Hỏi: Bên trái có mấy ô tô? Bên phải có mấy ô tô? Bên nào có số ô tô ít hơn? GV nêu : 1 ô tô ít hơn 2 ô tô (cho học sinh nhắc lại). Treo tranh hình vuông và thực hiện tương tự để học sinh rút ra: 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông. Và viết 1 < 2, (dấu <) được gọi là dấu bé hơn, đọc là bé hơn, dùng để so sánh các số. GV đọc và cho học sinh đọc lại: Một bé hơn 2 Giới thiệu 2 < 3 GV treo tranh 2 con chim và 3 con chim. Nêu nhiệm vụ tương tự, yêu cầu các em thảo luận theo căïp để so sánh số chim mỗi bên. Gọi học sinh nêu trước lớp và cho lớp nhận xét. 2 con chim ít hơn 3 con chim Tương tự hình tam giác để học sinh so sánh và nêu được. 2 tam giác ít hơn 3 tam giác Qua 2 ví dụ quy nạp trên GV cho học sinh nêu được: 2 bé hơn 3 và yêu cầu các em viết vào bảng con 2 < 3 Giới thiệu 3 < 4 , 4 < 5 Thực hiện tương tự như trên. GV yêu cầu học sinh đọc: Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: GV hướng dẫn các em viết dấu < vào VBT. Bài 2: GV hướng dẫn học sinh quan sát hình mẫu và đọc 3 < 5. Yêu cầu học sinh nhìn hình và viết dấu so sánh vào dưới các hình còn lại. Bài 3: Thực hiện tương tự bài 2, yêu cầu học sinh đọc lại các cặp số đã được so sánh. Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu bài tập. Cho học sinh làm VBT và gọi học sinh đọc kết quả. 3.Củng cố – dặn dò: Hỏi tên bài. Trò chơi: Nối ô trống với số thích hợp theo mẫu. GV chuẩn bị 2 bảng từ như bài tập số 5. Yêu cầu mỗi nhóm cử 4 học sinh để thi tiếp sức, nhóm nào nối nhanh và đúng nhóm đó thắng. Nhận xét, tuyên dương 4.Dặn dò : Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới. 3 học sinh đọc viết số theo hướng dẫn của GV (ba hình vuông, đọc ba, viết 3; năm viên bi, đọc năm, viết 5; …). Nhắc lại Có 1 ô tô. Có 2 ô tô. Bên trái có ít ô tô hơn. 1 ô tô ít hơn 2 ô tô (Học sinh đọc lại). 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông (học sinh đọc lại). Học sinh đọc: 1 < 2 (một bé hơn hai), dấu <(dấu bé hơn). Học sinh đọc. Thảo luận theo cặp. Đọc lại. Thảo luận theo cặp. Đọc lại. 2 < 3 (hai bé hơn ba), đọc lại. Học sinh đọc. 3 < 4 (ba bé hơn bốn). 4 < 5 (bốn bé hơn năm). một bé hơn hai, hai bé hơn ba, ba bé hơn bốn, bốn bé hơn năm (liền mạch) Thực hiện VBT. 2 < 4, 4 < 5 (Học sinh đọc). 2 < 5, 3 < 4, 1 < 5 (Học sinh đọc). Thực hiện VBT và nêu kết quả. Đại diện 2 nhóm thi đua. Học sinh lắng nghe, thực hiện ở nhà. Môn : Toán BÀI : LỚN HƠN – DẤU > I.Mục tiêu : Sau bài học, học sinh bước đầu có thể: -Biết so sánh số lượng và sử dụng từ “lớnù hơn”, dấu “>” để diễn đạt kết quả so sánh. -Thực hiện so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ lớn hơn. Đồ dùng dạy học: -Chuẩn bị phiếu bài tập. Hình vẽ con bướm, con thỏ, hình vuông như SGK phóng to. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. KTBC: Phát cho học sinh 1 phiếu như sau: Điền số hoặc dấu thích hợp vào ô trống. Yêu cầu học sinh tự làm trên phiếu và sữa bài trên lớp. Nhận xét KTBC. 2.Bài mới: Giới thiệu bài và ghi tựa. Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ lớn hơn. Giới thiệu dấu lớn hơn “>” Giới thiệu 2 > 1 (qua tranh vẽ như SGK) Hỏi: Bên trái có mấy con bướm? Bên phải có mấy con bướm? Bên nào có số con bướm nhiều hơn? GV nêu : 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm (cho học sinh nhắc lại). Treo tranh hình vuông và thực hiện tương tự để học sinh rút ra: 2 hình vuông nhiều hơn 1 hình vuông. Và viết 2 > 1, (dấu >) được gọi là dấu lớn hơn, đọc là lớn hơn, dùng để so sánh các số. GV đọc và cho học sinh đọc lại: Hai lớn hơn một Giới thiệu 3 > 2 GV treo tranh 3 con thỏ và 2 con thỏ. Nêu nhiệm vụ tương tự, yêu cầu các em thảo luận theo căïp để so sánh số con thỏ mỗi bên. Gọi học sinh nêu trước lớp và cho lớp nhận xét. 3 con thỏ nhiều hơn 2 con thỏ. Tương tự hình các chấm tròn để học sinh so sánh và nêu được. 3 chấm tròn nhiều hơn 2 chấm tròn Qua 2 ví dụ quy nạp trên GV cho học sinh nêu được: 3 lớn hơn 2 và yêu cầu các em viết vào bảng con 3 > 2 So sánh 4 > 3, 5 > 4 Thực hiện tương tự như trên. GV yêu cầu học sinh đọc: Dấu lớn hơn (dấu >) và dấu bé hơn (dấu <) có gì khác nhau? Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: GV hướng dẫn các em viết dấu > vào VBT. Bài 2: GV hướng dẫn học sinh quan sát hình mẫu và đọc 5 > 3. Yêu cầu học sinh nhìn hình và viết dấu so sánh vào dưới các hình còn lại. B

File đính kèm:

  • doctuan 123.doc
Giáo án liên quan