Giáo án Toán 1 tuần 23

Tuần 23

Tên Bài Dạy : VẼ ĐOẠN THẲNG

CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC

I. MỤC TIÊU :

 + Giúp học sinh bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng cm, để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 + Giáo viên và học sinh sử dụng thước có vạch chia thành từng xăng ti mét

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

1.Ổn Định :

+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập

2.Kiểm tra bài cũ :

+ Giáo viên cho học sinh sửa bài tập 3, 4 / 19 / Bài tập

+ 1 học sinh lên bảng làm bài 3/19 . 2 học sinh lên bảng làm bài 4 / 19

+ Học sinh nhận xét bài của bạn. Giáo viên sửa sai chung

+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 1 tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Tên Bài Dạy : VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC I. MỤC TIÊU : + Giúp học sinh bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng cm, để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Giáo viên và học sinh sử dụng thước có vạch chia thành từng xăng ti mét III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định : + Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Giáo viên cho học sinh sửa bài tập 3, 4 / 19 / Bài tập + 1 học sinh lên bảng làm bài 3/19 . 2 học sinh lên bảng làm bài 4 / 19 + Học sinh nhận xét bài của bạn. Giáo viên sửa sai chung + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 3. Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 :Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Mt :Hướng dẫn học sinh các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước - Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt thước lên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút chấm 1 điểm trùng với vạch 0. Chấm 1 điểm trùng với vạch 4 -Dùng bút nối từ điểm 0 đến điểm ở vạch 4, thẳng theo mép thước -Nhấc thước ra viết A vào điểm số 0 và B vào điểm số 4 của đoạn thẳng. Ta đã vẽ được đoạn thẳng -AB có độ dài 4 cm -Giáo viên đi xem xét hình vẽ của học sinh, giúp đỡ học sinh yếu Hoạt động 2 : Thực hành Mt : Học sinh biết vẽ đoạn thẳng có số đo cho trước Bài 1 : Giáo viên hướng dẫn vẽ các đoạn thẳng có độ dài 5 cm, 7 cm, 2 cm, 9 cm -Yêu cầu học sinh tập các thao tác như trên và tập đặt tên các đoạn thẳng -Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu Bài 2 : -Cho học sinh nêu tóm tắt của bài toán rồi nêu bài toán và tự giải miệng -Giáo viên treo bảng tóm tắt bài toán -Học sinh tự giải bài toán -1 học sinh lên sửa bài -Giáo viên nhận xét , sửa sai chung -Bài 3 : -Nêu yêu cầu của bài tập . Giáo viên giải thích rõ yêu cầu của bài A 5 cm B 3 cm C C A 5 cm B 3 cm A B 5 cm 3 cm C -Giáo viên uốn nắn , hướng dẫn thêm cho học sinh yêu -Học sinh lấy vở nháp , thực hiện từng bước theo sử hướng dẫn của giáo viên -. - Học sinh vẽ vào vở -Từng đôi học sinh -Học sinh nêu bài toán . Đoạn thẳng AB dài 5 cm . Đoạn thẳng BC dài 3cm . Hỏi cả 2 đoạn thẳng dài bao nhiêu cm ? Bài giải : Cả 2 đoạn thẳng dài là : 5 +3 = 8 ( cm) Đáp số : 8cm -Học sinh tự suy nghĩ vẽ theo nhiều cách (trên bảng con ). 4.Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh tích cực hoạt động - Dặn học sinh ôn bài , hoàn thành vở bài tập - Chuẩn bị bài cho ngày hôm sau : Luyện tập chung 5. Rút kinh nghiệm : Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU : + Giúp học sinh củng cố về : -Đọc , viết, đếm các số đến 20. -Phép cộng trong phạm vi các số đến 20. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Phiếu bài tập , bảng phụ kẻ các bài tập 1,2,3,4/124/ SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định : + Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Gọi 3 học sinh lên vẽ các đoạn thẳng có độ dài : 9 cm, 7 cm, 10 cm. + Sửa bài tập 3/20 / vở Bài tập . 1 em lên bảng + Vẽ đoạn thẳng AO dài 3 cm. Đoạn thẳng OB dài 5 cm để có đoạn thẳng AB dài 8 cm + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 3. Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : Làm bài tập Mt :Củng cố đọc, viết, đếm các số đến 20 , phép cộng trong phạm vi các số đến 20 - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm bài tập Bài 1 : -Giáo viên cho học sinh tự làm bài -Khuyến khích học sinh viết theo thứ tự từ 1 đến 20 và viết theo thứ tự mà học sinh cho là hợp lý nhất . Chẳng hạn có thể nêu 2 cách viết như sau : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 -Khi chữa bài nên cho học sinh đọc các số theo thứ tự từ 1 đến 20 Bài 2 : Học sinh tự nêu nhiệm vụ “ Điền số thích hợp vào ô trống “ -Khi chữa bài nên cho học sinh đọc, chẳng hạn : 13 11 16 + 2 + 3 -Đọc là : Mười một cộng hai bằng mười ba, mười ba cộng ba bằng mười sáu Bài 3 : Cho học sinh nêu bài toán, nêu tóm tắt rồi tự giải và tự viết bài giải -Chẳng hạn : -Tóm tắt : Có : 12 bút xanh Có : 3 bút đỏ Tất cả có : … bút ? Bài 4 : Cho học sinh tự giải thích mẫu, chẳng hạn 13 + 1 = 14 Viết 14 vào ô trống -Học sinh tự nêu nhiệm vụ : Viết các số từ 1 đến 20 vào ô trống rồi tự làm và chữa bài . - 1 em lên bảng chữa bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 - Học sinh tự làm bài -1 Học sinh lên bảng chữa bài -Học sinh đọc bài toán và tự giải -Bài giải : Số bút có tất cả là : 12 + 3 = 15 bút Đáp số : 15 bút -Học sinh tự làm bài rồi chữa bài 4.Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt - Dặn học sinh ôn lại bài làm các bài tập ở vở Bài tập - Chuẩn bị bài ngày mai : Luyện tập chung 5. Rút kinh nghiệm : Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU : + Giúp học sinh củng cố : -Kỹ năng cộng trừ nhẩm so sánh các số trong phạm vi 20, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước -Giải bài toán có lời văn có nội dung hình học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Bảng phụ ghi bài tập 2, 4/125. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định : + Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Sửa bài 3/21 / Vở Bài tập : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bài toán. Gọi 2 em lên bảng. 1 em ghi tóm tắt bài toán, 1 em trình bày bài giải. + Học sinh nhận xét, sửa sai chung. + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 3. Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 :Luyện tập thực hành Mt :Rèn kỹ năng cộng trừ nhẩm, so sánh các số trong phạm vi 20 .Vẽ Đoạn thẳng có độ dài cho trước. Giải bài toán có lời văn có nội dung hình học - Giáo viên cho học sinh mở SGK Bài 1 : -Khuyến khích học sinh tính nhẩm -Khi sửa bài nên cho học sinh đọc các phép tính và kết quả tính . Chẳng hạn : 11 + 4 + 2 = 17 đọc là : mười một cộng bốn bằng mười lăm, mười lăm cộng hai bằng mười bảy Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu nhiệm vụ phải làm Bài 3 : -Khi chữa bài có thể cho học sinh đổi vở cho nhau để kiểm tra độ dài đoạn thẳng, vẽ được có đúng bằng 4 cm không ? Bài 4 : -Vì bài toán được tóm tắt bằng hình vẽ, nên theo hình vẽ của SGK thì độ dài đoạn thẳng AC bằng tổng độ dài của đoạn thẳng AB và BC . Đọc đó có bài giải như sau : Bài giải : Độ dài đoạn thẳng AC là : 3 + 6 = 9 ( cm ) Đáp số : 9 cm -Học sinh mở sách -Học sinh nêu yêu cầu : “ Tính “. Học sinh tự làm bài. -1 học sinh lên bảng chữa bài . -Học sinh tự nêu nhiệm vụ (đọc “ lệnh “)rồi làm và chữa bài -Khi chữa bài học sinh khoanh vào 18 10 a) Số lớn nhất b) Số bé nhất -Học sinh tự nêu nhiệm vụ phải làm rồi tự làm - 1 em lên bảng chữa bài -Cho học sinh tự làm bài và chữa bài 4.Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh ngoan - Xem lại bài học . Làm bài tập vở Bài tập toán - Chuẩn bị bài : Các số tròn chục 5. Rút kinh nghiệm : Tên Bài Dạy : CÁC SỐ TRÒN CHỤC I. MỤC TIÊU : + Bước đầu giúp học sinh : -Nhận biết về số lượng, đọc viết các số tròn chục ( từ 10 đến 90 ) -Biết so sánh các số tròn chục II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + 9 bó que tính mỗi bó có 1 chục que tính III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định : + Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Sửa bài 3/22/ Vở Bài tập .2 em lên bảng vẽ hình và ghi số đo trên mỗi hình : a) b) A A 4 cm B 3 cm C 5 cm 3 cm 4 cm B C +Giáo viên kiểm tra đúng sai + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 3. Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 :Giới thiệu các số tròn chục Mt :Học sinh nhận biết số tròn chục từ 10 đến 90 1. Giới thiệu số tròn chục : - Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 1 bó ( 1 chục ) que tính và nói :” có 1 chục que tính “ -Giáo viên hỏi : 1 chục còn gọi là bao nhiêu ? -Giáo viên viết : 10 lên bảng -Giáo viên hướng dẫn học sinh nói : “Có 2 chục que tính “ - 2 chục còn gọi là bao nhiêu ? -Giáo viên viết 20 lên bảng - 3 chục còn gọi là bao nhiêu ? -Giáo viên viết 30 lên bảng -Cho học sinh quan sát hình trong SGK để nêu được -Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt tương tự như trên đến 90 Hoạt Động 2 : Mt : biết thứ tự các số tròn chục, so sánh các số trìon chục -Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm theo chục từ 1 chục đến 9 chục và đọc theo thứ tự ngược lại -Yêu cầu học sinh đọc các tròn chục theo thứ tự từ 10 đến 90 và ngược lại -Giáo viên giới thiệu : Các số tròn chục từ 10 đến 90 là những số có 2 chữ số . Chẳng hạn : 30 có 2 chữ số là 3 và 0 Hoạt Động 3 : Thực hành Mt: Học sinh thực hành làm tính : đọc số , viết số , so sánh số Bài 1 : Hướng dẫn học sinh nêu cách làm bài rồi làm bài và chữa bài trên bảng lớp -Giáo viên cho học sinh chữa bài trên bảng lớp Bài 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét dãy số tròn chục theo thứ tự từ bé đến lớn ( a) và thứ tự lớn đến bé (b) Bài 3 : So sánh các số tròn chục -Giáo viên lưu ý các trường hợp 40 60 80 > 40 60 < 90 -Học sinh lấy 1 bó que tính và nói có 1 chục que tính -10 ( mười ) - 20 ( hai mươi ) - Học sinh tiếp tục lấy 3 bó que tính rồi nói có 3 chục que tính - ( ba mươi ) 30 - Gọi học sinh đọc lại ba mươi -Có 4 bó chụ que tính; 4 chục còn gọi là bốn mươi. Bốn mươi được viết số 4 trước số 0 sau ,đọc là bốn mươi -Cá nhân - đt -10 em đọc – đt -Học sinh nêu yêu cầu bài 1: Viết (theo mẫu) đọc số ,viết số -Học sinh nêu yêu cầu : Viết số tròn chục thích hợp vào ô trống -gọi vài học sinh đọc lại bài làm của mình (kết hợp giữa đọc số và viết số ) -Học sinh nêu yêu cầu :Điền dấu , =vào chổ trống -cho học sinh tự làm bài -3 em lên bảng chữa bài 4.Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt - Dặn học sinh tập viết số , đọc số . Làm bài tập ở vở Bài tập - Chuẩn bị bài hôm sau : Luyện tập

File đính kèm:

  • docToan lop 1 tuan 23.doc
Giáo án liên quan