Môn: Toán Tiết: 31 Tuần: 7
Bài: LUYỆN TẬP
* MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
Giúp HS củng cố về:
- Giải bài toán có lời văn dạng ít hơn và nhiều hơn.
- Điểm ở trong và ở ngoài 1 hình.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 2 tiết 31 đến 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Quận ba Đình
Trường TH DL Nguyễn Siêu
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán Tiết: 31 Tuần: 7
Bài: Luyện tập
Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2
* Mục đích- yêu cầu:
Giúp HS củng cố về:
- Giải bài toán có lời văn dạng ít hơn và nhiều hơn.
- Điểm ở trong và ở ngoài 1 hình.
Thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương tiện
5 phút
30 phút
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng giải bài toán sau:
Hà có : 17 tem thư.
Ngọc có ít hơn Hà: 5 tem thư.
Ngọc có : .....tem thư?
Cả lớp làm vở nháp.
Nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS làm bài
- 1 HS chữa bài.
GV: Tại sao con biết trong hình vuông có nhiều hơn trong hình tròn 2 ngôi sao? ( Vì 7 – 5 = 2 )
Bài 2:
- 1 HS đọc đề bài.
- Dựa vào tóm tắt, đặt đề toán: Anh 16 tuổi. Em kém anh 5 tuổi. Hỏi em bao nhiêu tuổi?
Bài giải.
Tuổi của em là:
16 – 5 = 11( tuổi)
Đáp số: 11 tuổi.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 2 HS nhận xét bài bạn trên bảng
Bài 3:
Tiến hành tương tự bài 2.
Bài giải
Tuổi của anhlà:
11 + 5 = 16 (tuổi)
Đáp số: 16 tuổi.
Bài 4:
- 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Bài toán thuộc dạng toán về ít hơn.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 2 HS nhận xét bài bạn trên bảng
Tóm tắt.
Toà nhà thứ nhất: 16 tầng.
Toà nhà thứ hai ít hơn toà nhà thứ nhất: 4 tầng.
Toà nhà thứ hai: ......... tầng?
Bài giải.
Toà nhà thứ hai có số tầng là:
16 – 12 = 4( tầng)
Đáp số: 4 tầng
3. Củng cố,dặn dò.
- NX giờ học.
- Dặn HS ôn lại các dạng tính cộng đã học.
Hình vẽ
Tranh minh hoạ
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phòng GD-ĐT Quận ba Đình
Trường TH DL Nguyễn Siêu
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán Tiết: 32 Tuần: 7
Bài: kilôgam
Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2
* Mục đích-yêu cầu
Giúp HS:
- Có biểu tượng ban đầu về nặng hơn, nhẹ hơn.
- Làm quen với cái cân, quả cân, cách cân.
- Nhận biết được đơn vị đo khối lượng kilôgam, tên gọi và kí hiệu( kg).
- Biết làm phép tính cộng, trừ số đo khối lượng có đơn vị là kg.
Thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương tiện
5 phút
30 phút
a. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng giải bài toán sau:
Lan có : 17 nhãn vở.
Ngọc có ít hơn Lan: 5 nhãn vở
Ngọc có : .....nhãn vở?
Cả lớp làm vở nháp.
Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
I. Giới thiệu bài:
Trong bài học hôm nay các em sẽ được làm quen với đơn vị đo khối lượngkilôgam. Đơn vị này cho chúng ta biết độ nặng nhẹ của 1 vật nào đó...
II. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn:
- GV đưa ra 1 quả cân 1 kg và 1 quyển vở.
- Hs dùng 1 tay lần lượt nhấc 2 vật đó lên và trả lời vật nào nặng hơn , vật nào nhẹ hơn.( quả cân nặng hơn quyển vở)
- HS làm tương tự với các đồ vật khác.
Kết luận:
Muốn biết 1 vật nặng nhẹ thế nào, ta cần phải cân vật đó.
2. Giới thiệu cái cân, quả cân:
-Cho HS xem cân đĩa, NX về hình dạng của cân: Cân có 2 đĩa, ở giữa có vạch thăng bằng, kim thăng bằng.
GV: Để cân các vật, ta dùng đơn vị đo là kilôgam. Kilôgam được viết tắt là kg.
- GV viết: Kilôgam – kg.
- HS đọc: Kilôgam.
- Cho HS xem quả cân 1 kg, 2kg, 5kg và đọc số đo ghi trên quả cân.
3.Giới thiệu cách cân và thực hành cân.
- Đặt bao gạo 1 kg lên đĩa cân, phía bên kia là quả cân 1 kg(GV vừa nói vừa làm).
- Hãy NX vị trí cuả kim thăng bằng?( Kim chỉ đúng vạch thăng bằng).
- Vị trí 2 đĩa cân thế nào? ( Ngang bằng nhau)
- Gv: Khi đó, ta nói túi gạo nặng 1 kg.
- GV xúc 1 ít gạo ra, yêu cầu HS nhận xét vị trí kim, vị trí 2 đĩa cân.( Kim thăng bằng lệch về phía quả cân. Đĩa cân có túi gạo cao hơn so với đĩa cân có quả cân.
Kết luận: Túi gạo nhẹ hơn 1kg.
Đổ thêm vào bao một ít gạo.
Tiến hành tương tự.
Kết luận: Túi gạo nặng hơn 1 kg.
3. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS chữa bảng.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.HS tự làm bài.
- 1 HS chữa bảng.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.1 HS chữa bài.
Bài giải.
Cả hai bao gạo nặng là:
25 + 10 = 35( kg)
Đáp số: 35 kg.
4. Củng cố, dặn dò.
- HS đọc số đo 1 số quả cân, NX độ nặng nhẹ của 1 vật
- GV nhận xét giờ học.
Quả cân
Cân đĩa, quả cân
Quả cân
* Rút kinh nghiệm:
Phòng GD-ĐT Quận ba Đình
Trường TH DL Nguyễn Siêu
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán Tiết: 33 Tuần: 7
Bài: luyện tập
Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2
* Mục đích- yêu cầu
- Làm quen, thực hành cân với cân đồng hồ.
- Giải các bài toán có kèm theóo đo khối lượng cóđơn vị là kilôgam.
Thời
gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương tiện
5 phút
30 phút
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết các số đo vào vở, 2 HS viết trên bảng lớp: 1 kg, 5 kg, 11 kg, 37 kg
- Nhận xét và cho điểm HS
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với một loại cân khác là cân đồng hồ, đồng thời sẽ giải 1 số bài toán liên quan đến số đo khối lượng kg.
2. Luyện tập thực hành:
Bài 1:giới thiệu cân đồng hồ.
- HS xem cân đồng hồ.
- Gv: Cân có mấy đĩa cân? ( 1 đĩa cân)
- GV: Cân đồng hồ chỉ có 1 đĩa cân.Khi cân, chúng ta đặt vật cần cân lên đĩa này.Phía dưới có mặt đồng hồ, có 1 chiếc kim quay được báo trọng lượng của vật. Khi chưa có vật gì, kim chỉ số 0.
- HS lên thực hành cân: 1túi gạo 2 kg,
1 túi đường 1 kg,
1 chồng sách vở 3 kg.
- Cả lớp đọc số chỉ trên mặt đồng hồ.
Bài 2:
- HS đọc đề bài, thảo luận nhóm xem câu nào đúng, câu nào sai và giải thích lý do.
- HS chữa bài.
Bài 3:
HS nhẩm và ghi kết quả.
2 HS chữa bài.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS phân tích đề toánvà giải.
Bài giải
Sốgạo nếp mẹ mua về là:
26 - 16 = 10 (kg)
Đáp số: 10 kg.
Bài 5:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS phân tích đề toánvà giải.
Tóm tắt
Gà : 2 kg
Ngỗngnặng hơn: 3 kg
Ngỗng : .....kg
Bài giải
Ngỗng nặng là:
2 + 3 = 5 (kg)
Đáp số: 5kg
4. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại cách sử dụng cân đồng hồ.
- Tổng kết tiết học.
Cân đĩa
Bảng phụ
* Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phòng GD-ĐT Quận ba Đình
Trường TH DL Nguyễn Siêu
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán Tiết: 34 Tuần: 7
Bài: 6 cộng với một số 6 + 5
Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm ThanhThuý Lớp: 2
* Mục đích- yêu cầu
Giúp HS:
- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 6 + 5.
- Tự lập và học thuộc bảng công thức 6 cộng với một số.
- áp dụng phép tính cộng có nhớ dạng 6 + 5 để giải các bài toán có liên quan.
- Củng cố về điểm ở trong, ở ngoài 1 hình. So sánh số.
Thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương tiện
I. Kiểm tra bài cũ
- HS tính:
48 + 5 + 3 =
29 + 2 + 4 =
- Nhận xét và cho điểm HS.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phép cộng 6 + 5
Bước 1:
- GV nêu bài toán: Có 6 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- Hỏi: Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
- Thực hiện phép cộng 6 + 5.
Bước 2: Tìm kết quả
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- Thao tác trên que tính để tìm kết quả (đếm).
- 6 que tính thêm 5 que tính là bao nhiêu que tính?
- Là 11 que tính.
Bước 3: Đặt tính, thực hiện phép tính
- Yêu cầu 1 HS lên bảng tự đặt tính và tìm kết quả.
6
+ 5
11
6 cộng với 5 bằng 11, viết 1 vào cột đơn vị thẳng cột với 5 viết 1 vào cột chục (3 HS trả lời).
3. Lập bảng các công thức 6 cộng với 1 số và học thuộc lòng
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép tính trong phần bài học.
- Thao tác trên que tính.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả các phép tính. Trong khi nghe HS báo cáo, GV ghi lên bảng.
- HS nối tiếp nhau (theo bàn, hoặc tổ) lần lượt báo cáo kết quả của từng phép tính.
6 + 5 = 11
6 + 6 = 12
...............
6 + 9 = 15
- Xoá dần các công thức cho HS học thuộc lòng các công thức.
- Thi học thuộc lòng các công thức.
4. Luyện tập - thực hành
Bài 1:
- HS tự làm bài và ghi kết quả bài làm vào vở .
Bài 2:
- HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính 6 + 5; 6 + 8.
Bài 3:
- HS làm bài, gọi 2 HS lên bảng.
- NX bài làm của bạn.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài, qun sát hình vẽ.
- Yêu cầu HS tự trình bày bài làm:
- Có 6 điểm ở trong hình tròn.
- Có 9 điểm ở ngoài hình tròn.
- Có 15 điểm ở trong và ngoài hình tròn.
Bài 5:
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- HS suy nghĩ để điền được dấu thích hợp.
- HS làm bài.Chữa bài.
5. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bảng công thức 6 cộng với 1 số.
Que tính
Hình vẽ
* Rút kinh nghiệm:
Phòng GD-ĐT Quận ba Đình
Trường TH DL Nguyễn Siêu
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán Tiết: 35 Tuần: 7
Bài: 26 + 5
Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2
* Mục đích- yêu cầu
Giúp HS:
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 26 + 5.
- áp dụng để giải các bài toán có liên quan, số đo độ dài.
- Củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn.
Thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương tiện
5 phút
30 phút
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
+ HS 1: Đọc thuộc lòng các công thức 6 cộng với một số.
+ HS 2: Tính nhẩm 6 + 5 + 5; 6 + 8 + 2; 7 + 6 + 4.
- Nhận xét và cho điểm HS.
II. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Viết lên bảng phép cộng 26 +5 và hỏi: Phép cộng này giống các phép cộng nào đã học?
- Giống 29 + 5 và 28 + 5.
- Bài học hôm nay, các con cần dựa vào cách thực hiện phép cộng 29 + 5; 28 + 5 và bảng các công thức 6 cộng với một số để xây dựng cách đặt tính, thực hiện phép tính có dạng 26 + 5.
- Ghi tên bài lên bảng.
2. Giới thiệu phép cộng 26 + 5
- GV nêu bài toán: Có 26 que tính. Thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Lắng nghe và phân tích đề, tự giải bài toán
- 3 HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 26 + 5.
Cách tiến hành tương tự bài 29 + 5, 28 + 5.
3. Luyện tập - thực hành
Bài 1:
- HS làm bài
- 3 HS lần lượt chữa bài.
- HS nêu cách thực hiên phép tính 16 + 4, 56 + 8, 19 + 8
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- HS làm bài, 1 HS chữa bài.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu, phân tích đề toán.
- HS làm bài, 1 HS làm trên bảng lớp.
Tóm tắt.
Tháng trước: 16 điểm mười.
Tháng này nhiều hơn : 5 điểm mười
Tháng này: ....điểm mười
Bài giải.
Số điểm mười tháng này tổ em được là:
16 + 5 = 21( điểm mười)
Đáp số: 21 điểm mười.
Bài 4:
- Hãy đọc cho cô đề toán.
- Đo độ dài đoạn thẳng AB, BC, AC
- Yêu cầu HS làm bài sau đó nêu kết quả:
Đoạn thẳng AB dài 6 cm.
Đoạn thẳng BC dài 5 cm.
Đoạn thẳng AC dài 11 cm.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài giải
Đoạn thẳng AB dài là;
17 + 8 = 25 (cm)
Đáp số: 25 cm.
4. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính
26 + 5.
-Nhận xét tiết học.
Que tính
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- GA Toan tiet 3135.doc