Giáo án Toán 2 tuần 16

TOÁN: NGÀY GIỜ

I. Mục tiêu

Giúp HS:

- Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ, biết được các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày, bước đầu nhận biết đơn vị do thời gian : ngày giờ

- Củng cố biểu tượng về thời gian và dọc đúng trên đồng hồ

- Bước đầu có hiểu biết và sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày

II. Đồ dùng dạy học

- Mặt đồng hồ bằng bìa

- Đồng hồ để bàn

- Đồng hồ điện tử

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 2 tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai, ngày 18 tháng 12 năm 2006 Toán: Ngày giờ I. Mục tiêu Giúp HS: - Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ, biết được các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày, bước đầu nhận biết đơn vị do thời gian : ngày giờ - Củng cố biểu tượng về thời gian và dọc đúng trên đồng hồ - Bước đầu có hiểu biết và sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày II. Đồ dùng dạy học - Mặt đồng hồ bằng bìa - Đồng hồ để bàn - Đồng hồ điện tử III. Dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 5HS nêu cách tìm số trừ, số bị trừ, số hạng - Gọi 2HS lên bảng GV nhận xét-ghi điểm 2. Bài mới a) Giới thiệu - Tiết học hôm nay, chúng ta cùng học bài mới “Ngày giờ” b)Hướng dẫn bài 1. Hướng dẫn và thảo luận cùng HS sinh về nhịp sống tự nhiên hằng ngày. Chẳng hạn: Mỗi ngày có ban ngày và ban đêm. Ngày nào cũng có buổi sáng, buổi trưa (em đang làm gì) bỏ buổi tối - Hỏi lúc 5 giờ sáng em đang làm gì? - Lúc 11gời trưa em đang làm gì? - Lúc 3giờ chiều em đang làm gì? - Lúc 8giờ tối em đang làm gì - Sau khi HS trả lời, GV quay kim trên mặt đồng hồ bằng bìa chỉ đúng vào thời điểm của câu trả lời 2 .GV giới thiệu tiếp: “Một ngày có 24giờ. Một ngày được tính từ 12giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. Sau đó hướng dẫn HS đọc bảng phân chia thời gian trong ngày. GV luyện tập củng cố bằng cách yêu cầu trả lời các câu hỏi : “ 2giờ chiều gọi là mấy giờ?” - “23 giờ còn gọi là mấy giờ?. Phim truyền hình thường được chiếu vào lúc 18 giờ tức là lúc mấy giờ chiều?” *GV lưu ý: HS Có thể nói 14giờ chiều, 23 giờ đêm.. GV quay kim đồng hồ để minh hoạ cho HS xem 3. Thực hành Bài 1: GV hướng dẫn HS xem hình, tranh vẽ từng bài và GV chữa bài GV nhận xét Bài 2: - Trước hết cho HS xem tranh hiểu các sự việc và thời gian nêu trong tranh Ví dụ: Sự việc “Em ngủ” Thời điểm: Lúc 10giờ đêm sau đó đối chiếu với đồng hồ, từ đó lựa chọn được đồng hồ thích hợp GV nhận xét Bài 3: GV giới thiệu cho HS biết sơ qua về đồng hồ điện tử. Ví dụ: Đồng hồ đang chỉ 15giờ hay 3giờ chiều. Đối chiếu với đồng hồ để bàn. GV giúp HS nhận biết: 3giờ chiều được thể hiện bằng : “15:00” trên mặt hiện số của đồng hồ điện tử. GV nhận xét 3. Củng cố - dặn dò GV nhận xét tiết học Bài sau : Thực hành xem đồng hồ HS1: Tìm x 52+x =81 x-18 =53 HS2: Tính nhẩm 19+13-15 = 80+10-60 = - Em đang ngủ - Em đang ăn cơm cùng các bạn - Em đang học bài tại lớp - Em đang xem tivi - HS quan sát - HS đọc như SGK - 14giờ - 11giờ đêm - 6 giờ chiều - HS xem - HS đọc số giờ vẽ trên từng mặt đồng hồ, đối chiếu với hoạt động cụ thể được mô tả qua tranh vẽ rồi nêu số thích hợp ở chổ chấm - HS làm bài từng bước theo hướng dẫn của GV - HS nêu tại sao lựa chọn được như vậy? - HS tự điền số thích hợp vào chổ chấm trong các bài còn lại Thứ Ba, ngày 19 tháng 12 năm 2006 Toán: thực hành xem đồng hồ I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tập xem đồng hồ ( ở thời điểm buổi sáng, buổi chiều, buổi tối) làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ - Làm quen với những hoạtđộng sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian (đúng giờ, muộn giờ). II. Dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Một ngày có mấy giờ? Và được tính như thế nào? 2. 13 giờ còn gọi là mấy giờ? 22 giờ còn gọi là mấy giơ? 3. Buổi sáng em đi học lúc mấy giờ? Buổi chiều em đi học lúc mấy giờ? * Giáo viên nhận xét ghi điểm III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Các em đã học bài ngày giờ. Hôm nay cô sẽ cho các em thực hành xem đồng hồ 2. Hướng dẫn bài: Bài 1: Học sinh quan sát tranh liên hệ với giờ ghi ở bức tranh xem đồng hồ rồi nêu tên đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh . * Giáo viên hướng dẫn thêm Bài 2: 1 học sinh đọc bài - Câu nào đúng, câu nào sai - Giáo viên theo dõi uốn nắn * Giáo viên nhận xét Bài 3: Quay kim trên mặt đồng hồ chỉ 8 giờ, 11 giờ, 14 giờ, 18 giờ, 23 giờ. * Giáo viên nhận xét - 3 học sinh lên bảng HS 1: Câu 1 HS 2: Câu 2 HS 3: Câu 3 - Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi - Học sinh đọc đề - Học sinh xem tranh và hiểu các sự việc và thời gian - Nêu trong tranh và trả lời câu nào đúng, câu nào sai. Tranh 1: Đi học muộn giờ là đúng Câu “ Đi học đúng giờ là câu sai Tương tự Tranh 2: Câu c sai Câu d đúng Tranh 3: Câu e đúng Câu g sai 3. Củng cố - dặn dò Giáo viên nhận xét tiết học Bài sau: Ngày tháng Thứ Tư, ngày 20 tháng 12 năm 2006 Toán: Ngày tháng I. Mục tiêu Biết đọc tên các ngày trong tháng Bước đầu xem lịch : biết đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch ( tờ lịch tháng) Làm quen với đơn vị đo thời gian : ngày, tháng. Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian ngày tuần lễ. Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời điểm và khoảng htời gian. Biết vận dụng các biểu tượng đó để trả lời các câu hỏi đơn giản II. Đồ dùng dạy học Một quyển lịch tháng có cấu trúc tương tự như mẫu vẽ trong sách III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên quay kim trên mặt đồng hồ để chỉ 4 giờ, 12 giờ, 10 giờ, 22 giờ, 24 giờ 2.Bài mới. a. Giới thiệu bài: Các em đã thực hành xem đồng hồ rất tốt. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em biết đọc tên các ngày trong tháng và biết xem lịch. b. Giới thiệu cách đọc tên các ngày trong tháng GV treo tờ lịch tháng 11 lên bảng và giới thiệu “Đây là các tờ lịch ghi các ngày trong tháng 11”. GV khoanh vào số 20 và nói : Tờ lịch này cho ta biết, chẳng hạn ngày vừa khoanh là ngày mấy trong tháng 11 và ứng với thứ mấy trong tuần lễ GV nói “Ngày vừa khoanh đọc là ngày hai mươi tháng mười một Tương tự HS trả lời theo câu hỏi GV GV nói : cột ngoài cùng ghi số chỉ tháng (trong năm). Dòng thứ nhất ghi tên các ngày trong 1 tuần lễ. Các ô còn lại ghi chỉ số các ngày trong tháng. Mỗi tờ lịch như 1 cái bảng có các cột và các dòng. Vì cùng cột với ngày 20 tháng 11 là thứ năm nên ta đọc: “ngày 20 tháng 11 là ngày thứ năm” hoặc “thứ năm ngày 20 tháng 11” Tháng 11 bắt đầu từ ngày 1 và kết thúc vào ngày 30. Vậy tháng 11 có 30 ngày. Hỏi : Tháng 11 có bao nhiêu ngày?Đọc tên các ngày trong tháng 11. Ngày 26 tháng 11 ngày thứ mấy? 2. Thực hành : Bài 1: GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS làm Bài 2a: GV nêu yêu cầu, HS qua sát tờ lịch tháng 11 GV nhận xét Tháng 12 có 31 ngày 2b) HS đọc mẫu “Ngày 22 tháng 12 là thứ hai” và trả lời câu hỏi “ngày 25 tháng 12 là thứ mấy? Gợi ý : Tháng 12 có mấy ngày chủ nhật ? Và nêu lên các ngày đó ra. GV hướng dẫn HS khoanh trên tờ lịch ngày 19 tháng 12. Yêu cầu HS nhìn vào tờ lịch để trả lời. Câu hỏi : Thứ sáu liền sau ngày 19 tháng 12 là ngày nào? Thứ sáu liền trước ngày 19 tháng 12 là ngày nào? Yêu cầu HS làm vở 2b GV nhận xét 3. Củng cố - dặn dò GV nhận xét tiết học Bài sau : Thực hành xem lịch - 3 HS lên bảng - HS lắng nghe - HS nhắc lại - HS trả lời HS nhắc lại HS nhìn vào tờ lịch treo trên bảng trả lời câu hỏi của cô HS làm bài rồi chữa HS quan sát tờ lịch, nêu tiếp các ngày còn thiếu rồi nhận xét HS xem tờ lịch tháng 1 ngày 25 ở cột thứ năm. Vở ngày 2 tháng 12 là thứ năm HS nêu có 4 ngày chủ nhật. Đó là những ngày 7, 14, 21, 28 Ngày 26 tháng 12 Là ngày 12 tháng 12 HS làm vở, rồi chữa bài Thứ Năm, ngày 21 tháng 12 năm 2006 Toán: Thực hành xem lịch I. Mục tiêu Giúp HS: Rèn kĩ năng xem lịch tháng Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian ngày, tháng, tuần lễ, củng cố biểu tượng về thời gian II. Đồ dùng Tờ lịch tranh tháng1 và tháng 4 năm 2004 III. Dạy bài 1. Kiểm tra bài cũ Hỏi tháng 11 có mấy ngày? Tháng 12 có mấy ngày? Tháng 12 có mấy ngày thứ sáu. Đó là những ngày nào? GV nhận xét ghi điểm 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em xem lịch. GV hướng dẫn làm bài tập Bài 1 : HS quan sát tờ lịch tranh tháng 1, ghi tiếp các ngày còn thiếu vào tờ lịch trong tháng Nêu nhận xét tháng 1 có mấy ngày ? Bài 2: Nhìn vào cột chỉ “thứ sau” rồi liệt kê ngày đó ra ví dụ : Thứ sáu trong tháng 4 là các ngày 2, 9,16, 23 và ngày 30 hướng dẫn HS khoanh bằng bút chì vào các ngày thứ 3(các ngày cùng cột thứ ba) Tương tự HS tự làm GV nhận xét 3. Củng cố – dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học Bài sau: Luyện tập chung 2HS lên bảng HS làm SGK có 31 ngày HS làm vào vở 2b HS làm vào vở 2b Thứ Sáu, ngày 22 tháng 12 năm 2006 TOáN LUYệN TậP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian: Ngày, giờ, tháng. - Củng cố kỹ năng xem giờ đúng, xem lịch tháng II. Đồ dùng dạy học: Tờ lịch tháng 5 có cấu trúc tương tự như mẫu vẽ trong sách Mô hình đồng hồ III. Dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng xem tờ lịch tháng 4 1. Tháng 4 có mấy ngày thứ 2. Đó là những ngày nào? 2. Tháng 4 có mây ngày chủ nhật. Đó là những ngày nào? 3. Tháng 4 có mấy ngày thứ bảy. Đó là những ngày nào? * Giáo viên nhận xét ghi điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em xem lại các đơn vị đo thời gian, ngày, giờ, tháng kĩ năng xem đồng hồ và xem lịch tháng b. Hướng dẫn bài: Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ để nối với mỗi yêu cầu của bài tập * Giáo viên nhận xét BàI 2: 1 HS đọc đề - Yêu cầu học sinh tự làm bài 2a - Học sinh làm bài 2b( miệng) - Ngày 1 tháng 5 là ngày thứ mấy - Các ngày thứ 7 trong tháng 5 là ngày nào? - Thứ tư tuần này là ngày 12 tháng 5. Tứ tư tuần trước là ngày nào? Thứ tư tuần sau là ngày nào? * Giáo viên nhận xét Bài 3: 1 HS đọc đề - Yêu cầu học sinh quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ 8 giờ, 20 giờ, 2 giờ, 21 giờ, 9 giờ, 14 giờ. * Giáo viên nhận xét - 3 HS lên bảng - Học sinh làm bài tập SGK a. ứng với đồng hồ D b. ứng với đồng hồ A c. ứng với đồng hồ C d. ứng với đồng hồ B - Học sinh đọc đề - Học sinh tự điền các ngày còn thiếu vào ô trống. - Thứ bảy - Các ngày 6, ngày 13, ngày 20, ngày 27. - Ngày 5 - Ngày 19 - Học sinh quay kim đồng hồ theo các giờ sau. 3. Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tiết học

File đính kèm:

  • docTOAN.doc
Giáo án liên quan