Môn: Toán Tiết: 111 Tuần: 23
Bài: SỐ BỊ CHIA - SỐ CHIA - THƯƠNG
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
1. Kỹ năng: biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia.
2. Kiến thức: Củng cos cách tìm kết quả của phép chia.
3. Thái độ: HS có thái độ tính toán cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: thẻ chữ
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 2 tuần 23 - Trường TH DL Nguyễn Siêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Quận Cầu giấy
Trường TH DL Nguyễn Siêu
------------------
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán Tiết: 111 Tuần: 23
Bài: số bị chia - số chia - thương
Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kỹ năng: biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia.
2. Kiến thức: Củng cos cách tìm kết quả của phép chia.
3. Thái độ: HS có thái độ tính toán cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học: thẻ chữ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương tiện
5 phút
1 phút
12 phút
16 phút
1 phút
I. Kiểm tra bài cũ
- Điền dấu thích hợp vào ô trống
2 x 3 ...... 2 x 5
10 : 2 ....... 2 x 4
12 ........ 20 : 2
- 2 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở nháp
- Nhận xét, cho điểm
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu "Số bị chia-Số chia-Thương"
- Viết lên bảng phép tính 6 : 2 và yêu cầu HS tìm kết quả.
- 6 chia 2 bằng 3
- Giới thiệu: Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 là số bị chia, 2 là số chia và 3 là thương
6 : 2 = 3
Số bị chia Số chia Thương
- 1 số HS nhắc lại tên gọi
- Số bị chia là số như thế nào?(Là số được chia thành các phần bằng nhau)
- Số chia là số như thế nào?(Là số các phần bằng nhau được chia ra từ số bị chia.)
- Thương là gì?(Là kết quả của phép chia)
- HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép chia
3. Luyện tập, thực hành
* Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Viết bảng 8 : 2 và hỏi HS kết quả (8 chia 2 được 4)
- Nêu tên gọi của các thành phần và kết quả của phép tính?
- 8 là số bị chia, 2 là số chia, 4 là thương
- HS làm bài. 2 HS làm bài trên bảng lớp
- HS nhận xét bài bạn trên bảng
* Bài 2:
- Bài tập yêu cầu tính nhẩm. HS tự làm
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, mỗi em làm 4 phép tính.
-HS nhận xét bài trên bảng của bạn, GV cho điểm HS
* Bài 3:
- HS nêu đề bài
- Treo bảng phụ có nội dung bài tập 3. Yêu cầu HS đọc phép nhân đầu tiên.: 2 x 4 = 8
- Dựa vào phép nhân, hãy lập phép chia
8 : 2 = 4 8 : 4 = 2
- Cả lớp đọc 2 phép chia trên và nêu tên gọi.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở
- Yêu cầu đọc lại các phép chia trong bài, nêu tên gọi các thành phần và kết quả từng phép tính.
4. Củng cố, dặn dò.
- NX tiết học.
- Yêu cầu HS ghi nhớ và tập nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Phòng GD-ĐT Quận Cầu giấy
Trường TH DL Nguyễn Siêu
------------------
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán Tiết: 112 Tuần: 23
Bài: bảng chia 3
Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kỹ năng: Thực hành chia 3
2. Kiến thức: Lập bảng chia 3
3. Thái độ: HS có thái độ tính toán cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học: 4 mảnh bìa, mỗi mảnh có 3 chấm tròn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương tiện
5 phút
I. Kiểm tra bài cũ
- Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:
2 x 3 ............... 2 x 5
5 x 9 ............... 7 x 5
3 x 4 ............... 4 x 3
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào nháp
- GV nhận xét và cho điểm HS
1 phút
13 phút
15 phút
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Lập bảng chia 3
a, Ôn tập phép nhân 3:
GV gắn trên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn và nêu: Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn? ( 4 tấm bìa có 12 chấm tròn)
- Nêu phép tính để tìm số chấm tròn có trong 4 tấm bìa?
(3 x 4 = 12)
b, Hình thành phép chia 3:
Bài toán: Trên các tấm bìa có tất cả 12 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Hỏi tất cả có bao nhiêu tấm bìa?
- Phép tính đó là: 12 : 3 = 4( tấm bìa)
- Viết bảng phép tính 12 : 3 = 4
- Cả lớp đọc đồng thanh 12 : 3 = 4
c, Nhận xét:
Từ phép nhân 3 là 3 x 4 = 12, ta có phép chia 3 là 12 : 3 = 4
- Tiến hành tương tự với các phép tính khác, lập bảng chia 3
3. Học thuộc lòng bảng chia 3
- Cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bảng chia 3
- Tìm đặc điểm chung của các phép chia trong bảng chia 3?
-(Đều có dạng 1 số chia cho 3)
- Có NX gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 3?
( Các kết quả lần lượt là: 1, 2, 3, ... 10)
- GV chỉ bảng, HS đọc số được đem đi chia trong bảng chia 3
- Số bắt đầu được lấy để chia là 3, sau đó là 6, 9, 12,...
- Đây là dãy số đếm thêm 3, bắt đầu từ số 3
- HS đọc thuộc lòng bảng chia 3
- Tự học thuộc lòng
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 3
4. Luyện tập - thực hành
Bài 1
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài.
Bài 2
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài
Bài giải.
Số học sinh trong mỗi tổ là:
24 : 3 = 8( học sinh)
Đáp số: 8 học sinh.
Bài 3.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài.
tấm bìa
1 phút
III. Củng cố, dặn dò
- NX giờ học.
- Gọi 1số em đọc thuộc lòng bảng chia 3
- Dặn về nhà học thuộc lòng bảng chia 3
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Phòng GD-ĐT Quận Cầu giấy
Trường TH DL Nguyễn Siêu
------------------
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán Tiết: 113 Tuần: 23
Bài: một phần ba
Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kỹ năng: HS biết viết và đọc "một phần ba"
2. Kiến thức: tìm 1/3 của 1 số, 1 hình
3. Thái độ: HS có thái độ tính toán, vẽ cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học: tấm bìa hình vuông
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương tiện
5 phút
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 Hs lên bảng làm bài tập sau:
Điền dấu thích hợp vào ô trống:
9 : 3 6 : 2
15 : 3 2 x 2
2 x 5 30 : 3
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở nháp
- Gọi HS đọc bảng chia 3
- Nhận xét và cho điểm HS
1 phút
13 phút
12 phút
4 phút
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu "Một phần ba"
- Cho HS quan sát hình vuông trong hộp đồ dùng học toán, tô màu 1 phần và giới thiệu: Có 1 hình vuông, chia làm 3 phần bằng nhau, tô màu một phần được một phần ba hình vuông.
- HS theo dõi thao tác của GV và làm theo, trả lời: tô màu một phần ba hình vuông
- Tiến hành tương tự với hình tròn, hình tam giác đều để rút ra kết luận.
* Trong toán học, để thể hiện một phần ba hình vuông, một phần ba hình tròn, một phần ba hình tam giác, người ta dùng số "một phần ba" -> viết
- Theo dõi bài giảng của GV và đọc, viết số
3. Luyện tập, thực hành
* Bài 1:
- HS đọc đề bài tập 1: Đã tô màu 1/3 hình nào?
- HS suy nghĩ và tự làm bài, sau đó chữa bài
- Các hình đã tô màu 1/3 là A, C, D.
- Nhận xét và cho điểm HS
* Bài 2:
- HS đọc đề bài, suy nghĩ và tự làm bài
- Các hình có 1/3 số ô vuông được tô màu là A, B, C
- Vì sao con biết hình A có 1/3 số hình được tô màu?
- Vì hình A có 3 ô vuông, đã tô 1 ô
- Hỏi tương tự với hình B, C
* Bài 3:
Hướng dẫn tương tự như bài 1, 2
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nhận biết "một phần ba " tương tự tiết 105.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc và tổng kết giờ học
- Chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV
III. Củng cố, dặn dò
- Gọi 2 HS đọc bảng chia 3
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nhận biết "một phần ba " tương tự tiết 105.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc và tổng kết giờ học
- Chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV
- Dặn về nhà học thuộc
tấm bìa
* Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Phòng GD-ĐT Quận Cầu giấy
Trường TH DL Nguyễn Siêu
------------------
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán Tiết: 114 Tuần: 23
Bài: luyện tập
Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kỹ năng: Vận dụng các bảng chia đã học vào thực tế
2. Kiến thức: Luyên tập các kiến thức đã học
3. Thái độ: HS có thái độ tính toán cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học:hình vẽ minh hoạ, tám bìa hình vuông, hình tròn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương tiện
5 phút
I. Kiểm tra bài cũ
- GV vẽ trước lên bảng 1 số hình học và yêu cầu HS nhận biết 1/3 số hình
- Quan sát và giơ tay phát biểu ý kiến
tấm bìa hình vuông, hình tam giác
1 phút
28 phút
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- HS tự làm bài
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm
- 2,3 HS đọc bảng chia 3
Bài 2
- Nêu yêu cầu của bài, sau đó HS làm bài
- 4 HS lên bảng chữa bài, mỗi HS làm 1 phép tính nhân và 1 phép tính chia theo đúng cặp.
3 x 6 = 18
18 : 3 = 6
- Gọi HS nhận xét bài bạn
Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (Tính theo mẫu)
- Viết lên bảng 8cm : 2 = ?cm ( 8cm : 2 = 4cm)
- HS tự làm bài
- 2 HS lên bảng chữa bài
Bài 4
- 1 HS đọc đề bài
- Có tất cả bao nhiêu kg gạo? (Có 15kg gạo)
- Chia đều vào 3 túi nghĩa là chia như thế nào? (Nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi túi là 1 phần)
- HS suy nghĩ và làm bài
- 1 HS giải
Giải
Mỗi túi gạo có số kg gạo là:
15 : 3 = 5 (kg gạo)
Đáp số: 5 kg gạo
- HS nhận xét bài làm của bạn
Bài 5
- 1 HS đọc đề bài. HS làm bài
Giải
27 lít dầu rót được vào số can là:
27 : 3 = 9 (can)
Đáp số: 9 can
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 3
- Dặn HS về nhà học thuộc bảng chia 3 cho thật thuộc
hình vẽ
5 phút
III. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 3
- Dặn HS học thuộc bảng chia 3
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Phòng GD-ĐT Quận Cầu giấy
Trường TH DL Nguyễn Siêu
------------------
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán Tiết: 115 Tuần: 23
Bài: tìm một thừa số của phép nhân
Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kỹ năng: Biết tìm 1 thừa số khi biết tích và thừa số kia.
2. Kiến thức: Tìm 1 thừa số chưa biết, trình bày bài giải
3. Thái độ: HS có thái độ tính toán cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương tiện
5 phút
I. Kiểm tra bài cũ
- Vẽ lên bảng 1 số hình học và yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô màu 1/3 hình.
- GV nhận xét và cho điểm HS
bảng phụ
1 phút
12 phút
15 phút
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tìm một thừa số của phép nhân
a. Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
- Gắn trên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn
Nêu BT: Có 3 tấm bìa như nhau, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi tất cả có bao nhiêu chấm tròn? (6 chấm tròn)
- Nêu phép tính để tìm được số chấm tròn có trong 3 tấm bìa?
(Phép nhân 2 x 3 = 6)
- Nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép nhân trên
(2 và 3 là các thừa số, 6 là tích)
- Dựa vào phép nhân trên, lập các phép chia tương ứng.
- 6 : 2 = 3 và 6 : 3 = 2
b, Giới thiệu cách tìm thừa số x chưa biết:
->Để lập được phép chia 6 : 2 = 3 ta đã lấy tích (6) trong phép nhân 2 x 3 = 6 chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ hai (3)
- HS nhắc lại cách lập phép chia 6 : 2 = 3 và dựa vào phép nhân 2 x 3 = 6
- Giới thiệu tương tự với phép chia 6 : 2 = 3
- Hỏi lại: 2 và 3 là gì trong phép nhân 2 x 3 = 6
- Là các thừa số
->Vậy nếu lấy tích chia cho một thừa số,ta sẽ được thừa số kia.
b, Giới thiệu cách tìm thừa số x chưa biết:
- Gv viết bảng: x x 2 = 8
- Hỏi: x là gì trong phép nhân này?
- x là thừa số chưa biết
- Muốn tìm thừa số x trong phép nhân này ta làm như thế nào?
- Ta lấy tích (8) chia cho thừa số còn lại (2)
- Nêu phép tính tương ứng để tìm x? (x = 8 : 2)
- Vậy x bằng mấy? ( x =4)
- Hướng dẫn tương tự với x x 3 = 15
- HS giải trên bảng con
KL: Muốn tìm 1 thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số kia
3. Luyện tập, thực hành
Bài 1
HS tính nhẩm theo từng cột
Bài 2, 3.
- HS nhắc lại KL rồi làm bài
Bài 4
- HS nêu yêu cầu rồi làm bài
Bài giải
Số bàn học có là:
20 : 2 = 10(bàn học)
Đáp số: 10 bàn học
tấm bìa
bảng phụ
2 phút
III. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm 1 thừa số của phép nhân
- Nhận xét tiết học
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
File đính kèm:
- GA 2 Toan tuan 23.doc