BÀI: LUYỆN TẬP
I. Mục đích - yêu cầu:
Kiến thức:
- Ôn tập về .
- Ôn tập về chu vi của hình tam giác.
- Ôn tập về giải bài toán về nhiều hơn.
Kĩ năng:
- Luyện kĩ năng tính cộng các số có 3 chữ số (không nhớ).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
- Bảng phoóc.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 2 tuần 31 - Trường TH DL Nguyễn Siêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy
Trường THDL Nguyễn Siêu
Tuần: 31
Môn: Toán
Kế hoạch bài dạy
Tiết: 151
Bài: Luyện tập
Năm học: 2006 - 2007 Lớp: 2 Người dạy: Trần Thuý Hồng
I. Mục đích - yêu cầu:
Kiến thức:
- Ôn tập về .
- Ôn tập về chu vi của hình tam giác.
- Ôn tập về giải bài toán về nhiều hơn.
Kĩ năng:
- Luyện kĩ năng tính cộng các số có 3 chữ số (không nhớ).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
- Bảng phoóc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học
5'
I. Kiểm tra bài cũ
* Phương pháp kiểm tra và đánh giá
- Gọi HS lên bảng làm bài
Đặt tính và tính
a) 456 + 123 ; 547 + 311
b) 234 + 644 ; 735 + 142
c) 568 + 421 ; 781 + 118
- Chữa bài và cho điểm.
- 3HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
- 2HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số.
30'
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
* Phương pháp luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 1HS đọc bài làm trước lớp.
- Nhận xét.
- Làm bài, sau đó theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.
- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
Phương pháp quan sát
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK, sau đó trả lời câu hỏi:
+ Hình nào được khoanh vào một phần tư số con vật?
+ Hình a được khoanh vào một phần tư số con vật.
+ Vì sao em biết điều đó?
+ Vì hình a có tất cả 8 con voi, đã khoanh vào 2 con voi.
+ Hình b đã khoanh vào một phần mấy số con vật? Vì sao em biết điều đó.
+ Hình b đã khoanh vào một phần ba số con vật vì hình b có tất cả 12 con thỏ, đã khoanh tròn vào 4 con thỏ.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Giúp HS phân tích đề toán và vẽ sơ đồ.
- 1HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở tài tập.
Bài giải
Sư tử nặng là:
210 + 18 = 228 (kg)
Đáp số: 228kg
Bài 5:
- Gọi 1HS đọc đề bài toán.
- Hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác?
- HS làm bài.
- HS chữa ở bảng phụ
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy
Trường THDL Nguyễn Siêu
Tuần: 31
Môn: Toán
Kế hoạch bài dạy
Tiết: 152
Bài: phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000
Năm học: 2006 - 2007 Lớp: 2 Người dạy: Trần Thuý Hồng
I. Mục đích - yêu cầu:
Kiến thức:
- Ôn tập về giải bài toán về ít hơn.
Kĩ năng:
- Biết cách đặt tính và thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) theo cột dọc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học
5'
I. Kiểm tra bài cũ
* Phương pháp kiểm tra và đánh giá
- Gọi HS lên bảng làm bài
Đặt tính và tính
a) 456 + 124 ; 673 + 216
b) 542 + 157 ; 214 + 585
c) 693 + 104 ; 120 + 805
- Chữa bài và cho điểm.
- 3HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
30'
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn trừ các số có 3 chữ số (không nhớ)
* Phương pháp trực quan, đàm thoại
a. Giới thiệu phép trừ:
- GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK.
- Theo dõi và tìm hiểu bài toán.
- Bài toán: Có 635 hình vuông, bớt đi 214 hình vuông. Hỏi còn lại bao nhiêu hình vuông?
- HS phân tích bài toán.
- Muốn biết còn lại bao nhiêu hình vuông, ta làm thế nào?
- Ta thực hiện phép trừ 635 - 214.
- Nhắc lại bài toán và đánh dấu gạch 214 hình vuông như phần bài học.
- HS quan sát hình biểu diễn phép trừ và hỏi:
+ Phần còn lại có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông?
- Còn lại 4 trăm, 2 chục, 1 hình vuông.
+ 4 trăm, 2 chục, 1 hình vuông là bao nhiêu hình vuông?
- Là 421 hình vuông.
+ Vậy 635 trừ 214 bằng bao nhiêu?
- 635 - 214 = 421
b. Đặt tính và thực hiện tính:
- Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 3 chữ số. Đặt tính trừ 635 - 214 rồi tính
- 2HS lên bảng lớp đặt tính, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
* Đặt tính
5 trừ 4 bằng 1, viết 1
3 trừ 1 bằng 2, viết 2
6 trừ 2 bằng 4, viết 4
3. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Cả lớp làm bài.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Đặt tính rồi tính.
- 4HS lên bảng lớp làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng, sau đó yêu cầu HS vừa lên bảng làm bài nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét.
Bài 3:
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp, mỗi HS chỉ thực hiện 1 con tính.
- Tính nhẩm, sau đó ghi kết quả nhẩm vào vở bài tập.
- Nhận xét và hỏi: Các số trong bài tập là các số như thế nào?
- Là các số tròn trăm.
Bài 4:
- Gọi 1HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài giải
Đàn gà có số con là:
183 - 121 = 62 (con)
Đáp số: 62 con gà
III. Củng cố, dặn dò
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy
Trường THDL Nguyễn Siêu
Tuần: 31
Môn: Toán
Kế hoạch bài dạy
Tiết: 153
Bài: Luyện tập
Năm học: 2006 - 2007 Lớp: 2 Người dạy: Trần Thuý Hồng
I. Mục đích - yêu cầu:
Kiến thức:
- Ôn luyện về tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
- Ôn luyện cách tìm số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Ôn luyện về giải bài toán về ít hơn.
- Củng cố biểu tượng, kĩ năng nhận dạng hình tứ giác.
Kĩ năng:
- Luyện kĩ năng thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) theo cột dọc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn nội dung bài tập 3.
- Vẽ sẵn hình trong bài tập 5.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học
5'
I. Kiểm tra bài cũ
* Phương pháp kiểm tra và đánh giá
- Gọi HS lên bảng làm bài tập
Đặt tính và tính
a) 456 - 124 ; 673 - 212
b) 542 - 100 ; 264 - 153
c) 698 - 104 ; 789 - 163
- Chữa bài và cho điểm.
- 3HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
30'
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó, gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả của bài toán.
- HS cả lớp làm bài.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc đặt tính và thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số.
- 2HS trả lời.
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài.
- 3HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
Bài 3:
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề bài.
- Chỉ bảng và cho HS đọc tên các dòng trong bảng tính: Số bị trừ, số trừ, hiệu
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- HS làm bài .
Bài giải
Trường Tiểu học Hữu Nghị có số học sinh là:
865 - 32 = 833 (học sinh)
Đáp số: 833 học sinh
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 5:
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
- Chữa bài ở bảng phụ.
III. Củng cố, dặn dò
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy
Trường THDL Nguyễn Siêu
Tuần: 31
Môn: Toán
Kế hoạch bài dạy
Tiết: 154
Bài: Luyện tập chung
Năm học: 2006 - 2007 Lớp: 2 Người dạy: Trần Thuý Hồng
I. Mục đích - yêu cầu:
Kiến thức:
- Luyện vẽ hình theo mẫu.
Kĩ năng:
- Ôn luyện kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ các số có 2, 3 chữ số.
- Ôn luyện kĩ năng tính nhẩm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng vẽ hình bài tập 5 (có chia ô vuông).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học
5'
I. Kiểm tra bài cũ
* Phương pháp kiểm tra và đánh giá
- Gọi HS lên bảng làm bài tập
Đặt tính và tính
a) 456 - 124 ; 673 + 212
b) 542 + 100 ; 264 - 153
c) 698 - 104 ; 704 + 163
- Chữa bài và cho điểm.
- 3HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
30'
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1, 2, 3:
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó, gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả của bài toán.
- HS cả lớp làm bài.
Bài 4:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Đặt tính rồi tính.
- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài.
Bài 5:
- Tổ chức cho HS thi vẽ hình.
- Hướng dẫn HS nối các điểm mốc trước, sau đó mới vẽ hình theo mẫu.
- Tổ nào có nhiều bạn vẽ đúng, nhanh nhất là tổ thắng cuộc
III. Củng cố, dặn dò
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy
Trường THDL Nguyễn Siêu
Tuần: 31
Môn: Toán
Kế hoạch bài dạy
Tiết: 155
Bài: Tiền Việt Nam
Năm học: 2006 - 2007 Lớp: 2 Người dạy: Trần Thuý Hồng
I. Mục đích - yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết làm các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
Kĩ năng:
- HS biết đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng.
- Nhận biết một số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng (100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng).
- Nắm được mối quan hệ trao đổi giữa giá trị (mệnh giá) của các loại giấy bạc đó.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học
5'
I. Kiểm tra bài cũ
* Phương pháp kiểm tra và đánh giá
- Tìm x:
x - 424 = 535 ; x + 46 = 546
- 2HS lên bảng
- GV nhận xét và cho điểm.
30'
II. Bài mới
1. Giới thiệu các loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng
- Giới thiệu: Trong cuộc sống hằng ngày, khi mua bán hàng hoá, chúng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán. Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- HS quan sát các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Yêu cầu HS tìm tờ giấy bạc 100 đồng.
- Lấy tờ giấy bạc 100 đồng.
- Hỏi: Vì sao con biết đó là tờ giấy bạc 100 đồng?
- Vì có số 100 và dòng chữ "Một trăm đồng".
- Làm tương tự với các tờ giấy bạc 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Tiến hành tương tự để HS rút ra: 1000 đồng đổi được 10 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
Bài 2:
- Gắn các thẻ từ ghi 200 đồng như phần a lên bảng.
- Quan sát hình.
- Nêu bài toán: Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng.
- Có tất cả 600 đồng.
- Vì sao?
- Vì 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng = 600 đồng.
- Gắn thẻ từ ghi kết quả 600 đồng lên bảng và yêu cầu HS tự làm tiếp bài tập.
Bài 3:
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tìm chú lợn chứa nhiều tiền nhất.
- Muốn biết chú lợn nào chứa nhiều tiền nhất ta phải làm thế nào?
- Ta phải tính tổng số tiền có trong mỗi chú lợn, sau đó so sánh các số này với nhau.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chú lợn chứa nhiều tiền nhất là chú lợn D, chứa 800 đồng.
Bài 4:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Chữa bài và nhận xét
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Giáo dục HS ý thức tiết kiệm tiền.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
File đính kèm:
- GA Toan 2 tuan 31(1).doc