Giáo án Toán 5 bài: Luyện tập chung

Lớp dạy: 52 BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh củng cố về

- Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.

- Tính thể tích của hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương.

II. Chuẩn bị:

+ Bảng phụ.

+ Hình minh họa bài tập 3.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 5 bài: Luyện tập chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 26/02/2008 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Người dạy: Võ Nhựt Tân MÔN: TOÁN Lớp dạy: 52 BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. Tính thể tích của hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương. II. Chuẩn bị: + Bảng phụ. + Hình minh họa bài tập 3. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 3’ 1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi học sinh nêu cách tính tỉ số phần trăm, thể tích hình lập phương. GV nhận xét. 2 Học sinh. 35’ 2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu: Bài mới “Luyện tập chung”. Học sinh nghe. ² Bài tập 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tính nhẩm của bạn Dung. 1 Học sinh. Giáo viên gọi học sinh nêu cách tính của bạn Dung. 1 học sinh nêu. Giáo viên cho học sinh đọc đề bài câu a bài tập 1. 1 học sinh đọc. Giáo viên cho học sinh làm bài. Học sinh dựa vào cách tính của bạn Dung làm bài. Giáo viên cho học sinh trình bày. 1 học sinh nêu miệng. Giáo viên gọi học sinh nêu cách tính. Học sinh nêu, học sinh khác nhận xét. Giáo viên nhận xét – chốt kết quả đúng: 17,5% = 10% + 5% + 2,5% Học sinh nghe. 10% của 240 là 24 5% của 240 là 12 2,5% của 240 là 6 Vậy 17,5% của 240 là 42 Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài câu b bài tập 1 1 học sinh đọc. Giáo viên cho học sinh làm bài. 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở. Hết thời gian, GV cho HS trình bày. HS đính bảng phụ, HS nhận xét. Giáo viên gọi HS nêu cách tính nhẩm. 1 học sinh nêu. Giáo viên nhận xét – chốt kết quả đúng: 35% = 30% + 5% 10% của 520 là 52 30% của 520 là 52 x 3 = 156 5% của 520 là 52 : 2 = 26 Vậy: 35% của 520 là 182. ² Bài tập 2: Giáo viên gọi HS đọc đề bài. 1 học sinh đọc đề bài. Giáo viên cho học sinh làm bài. 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở. Hết thời gian, GV cho học sinh trình bày. HS đính bảng phụ, HS nhận xét. Giáo viên nhận xét – chốt kết quả đúng: a/ Tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là. Như vậy, tỉ số phần trăm thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là: 3 : 2 = 1,5 1,5 = 150% b/ Thể tích hình lập phương lớn là: 64 x = 96 (cm3) Đáp số: a/ 150% b/ 96 cm3 Giáo viên chấm một số bài. 5 học sinh nộp vở. ² Bài tập 3: Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài toán. 1 học sinh đọc, lớp theo dõi SGK. a/- Gọi học sinh nêu yêu cầu a bài tập 3. 1 học sinh nêu. Giáo viên cho học sinh thảo luận (nhóm đôi) – (Giáo viên đính hình minh họa SGK) Học sinh thảo luận nhóm đôi tìm hướng giải. HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ. Giáo viên cho học sinh trình bày. Học sinh đính bảng phụ và trình bày, lớp nhận xét. Giáo viên nhận xét – chốt kết quả đúng. Hình bên có 24 hình lập phương nhỏ. Gọi HS bên dưới nêu cách giải khác. 2 học sinh nêu, lớp nhận xét. Giáo viên nhận xét. b/- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu câu b bài tập 3. 1 học sinh đọc. Giáo viên cho học sinh thảo luận (nhóm đôi) – (Giáo viên đình hình SGK.) Học sinh thảo luận nhóm đôi tìm hướng giải. HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ. Giáo viên cho học sinh trình bày. HS đính bảng phụ, trình bày. Giáo viên nhận xét theo lời giải đúng Lớp nhận xét. Bài giải Chia hình thành 3 hình lập phương A,B,C. Hình A có 5 mặt cần sơn, hình B có 4 mặt, hình C có 5 mặt. Số mặt cần sơn của hình đã cho là: 5 + 4 + 5 = 14 (mặt) Diện tích 1 mặt là: 2 x 2 = 4 (cm2) Diện tích cần sơn của hình đã cho là: 4 x 14 = 56 (cm2) Đáp số: 56 cm2 Giáo viên thu, chấm 7 – 10 vở. Lớp nhận xét, chữa bài. Gọi học sinh bên dưới nêu cách giải khác. 2 học sinh nêu, lớp nhận xét. Giáo viên nhận xét. 1’ 3. Củng cố - dặn dò: Về nhà xem lại các bài tập. Chuẩn bị bài “Giới thiệu hình trụ, giới thiệu hình cầu”. Nhận xét tiết học Ngày dạy: 26/02/2008 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Người dạy: Võ Nhựt Tân MÔN: CHÍNH TẢ Lớp dạy: 52 BÀI: NGHE - VIẾT: NÚI NON HÙNG VĨ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả “Núi non hùng vĩ”. 2. Kĩ năng: Nắm vững quy tắc viết đúng danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam, đặc biệt chú ý đến nhóm tên người và tên địa lí vùng dân tộc thiểu số. 3. Thái độ: Yêu thích viết đúng Tiếng Việt. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3. + HS: SGK. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 1. Khởi động: Hát 4’ 2. Bài cũ: Nghe – viết: Cao Bằng Yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc viết hoa danh từ riêng. Giáo viên nhận xét phần kiểm tra. 1 học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng là tên người, tên địa lí, tên của dân tộc thiểu số. Học sinh nhận xét. 1’ 3. Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu: Bài mới “Nghe – viết: Núi non hùng vĩ”. Học sinh nghe. 30’ 4. Phát triển các hoạt động: Hoạt Động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết chính tả. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải Hoạt động lớp GV đọc bài chính tả sẽ viết trong SGK. 2 Học sinh đọc. Giáo viên hướng dẫn hiểu nội dung bài Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên, lớp theo dõi, nhận xét. Đoạn văn miêu tả cảnh vật ở nơi đâu? Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ Quốc. Giáo viên yêu cầu học sinh xem và tìm những tên riêng có trong bài. Học sinh tìm: Bắc, Tam Đường, Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai. Hướng dẫn học sinh viết từ khó. Học sinh viết bảng con. Hoạt động 2: Viết chính tả – chấm, chữa bài chính tả. Phương pháp: Học sinh nghe - viết. Hoạt động cá nhân Giáo viên đọc từng câu Học sinh nghe – viết. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc toàn bộ bài chính tả 1 lượt. 2 học sinh đọc. Học sinh nghe, soát lại 2 lần. Giáo viên yêu cầu học sinh đổi vở soát lỗi. Học sinh đổi vở theo từng cặp soát lỗi bằng viết đỏ. Giáo viên chấm từ 5 bài sau đó nhận xét, chú ý nhận xét cách trình bày và những từ đã lưu ý viết đúng ở trên. 5 học sinh nộp vở. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Phương pháp: Luyện tập, đàm thoại, giảng giải, thảo luận. Hoạt động nhóm, cá nhân Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài 2. Giáo viên lưu ý: chia các tên riêng đó thành 2 loại: chỉ người và chỉ tên địa lí. 1 Học sinh đọc đoạn thơ, lớp đọc thầm. Học sinh gạch chân bằng bút chì trong đoạn thơ. Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét. Học sinh đọc, lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung. Tên người: Đăm San, Y San, Nơ Trang Lơng, a-ma Dơ-Hao, Mơ-nông Tên địa lí: Tây Nguyên, (sông) Ba Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài. Giáo viên lưu ý cách làm cho học sinh. Học sinh làm bài vào vở bài tập. Một học sinh làm bảng phụ. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét để có lời giải đúng: Lớp nhận xét, sửa chữa. Người đóng cọc trên sông Bạch Đằng năm 938 là Ngô Quyền. Vị vua đại phá quân Thanh là vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Vị vua tập trận cờ lau là vua Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh). Vị vua thảo Chiếu dời đô là vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn). Vị vua thành lập Hội thơ Tao Đàn là vua Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành). 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: Về nhà học thuộc lòng các câu đố. Chuẩn bị: “Nghe – viết: Ai là thuỷ tổ loài người”. Nhận xét tiết học Ngày dạy: 26/02/2008 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Người dạy: Võ Nhựt Tân MÔN: LUYỆN TỪ & CÂU Lớp dạy: 52 BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ – AN NINH I. Mục tiêu: 1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về trật tự – an ninh. 2. Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu. II. Chuẩn bị: + Từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt, sổ tay từ ngữ Tiếng Việt tiểu học + Bảng phụ, kẻ bảng ở bài tập 2, bài tập 3. + Bảng phụ làm bài tập 4 III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 5’ 1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nêu yêu cầu + Em hãy đặt câu với cặp từ chỉ quan hệ tăng tiến. + Nêu nội dung bài. Giáo viên nhận xét cho điểm. Nhận xét chung. Học sinh nêu miệng. 2 Học sinh. 1 Học sinh. 35’ 2. Giới thiệu bài mới: a/- Giáo viên giới thiệu: Bài mới “MRVT: Trật tự – An ninh”. Giáo viên ghi tựa bài lên bảng. Học sinh nghe. b/- Hướng dẫn học sinh làm bài tập. ² Bài tập 1: Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung bài tập 1 1 học sinh, lớp theo dõi. Bài tập yêu cầu các em làm gì? Học sinh trả lời. Giáo viên nhắc lại yêu cầu bài tập. Cho học sinh làm bài (3’) Học sinh làm cá nhân. Hết thời gian, giáo viên cho HS trình bày. Học sinh nêu miệng. Giáo viên nhận xét – chốt kết quả đúng – phân tích để khẳng định đáp án (b) là đúng (an ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội) ² Bài tập 2: Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung bài tập 2. 1 học sinh, lớp theo dõi. Giáo viên gọi học sinh nhắc lại yêu cầu bài tập 2. 1 học sinh. Giáo viên nhắc lại yêu cầu bài tập. Giáo viên chia nhóm, cho học sinh hoạt động nhóm 4 thảo luận làm bài tập (6’) 2 nhóm làm bảng phụ, các nhóm còn lại làm VBT. Hết thời gian, giáo viên cho HS trình bày. 2 nhóm đính bảng phụ. Giáo viên gọi các nhóm còn lại nhận xét. Các nhóm nhận xét. Giáo viên nhận xét – chốt lại những từ đúng: Những danh từ là: an ninh Tổ Quốc, chiến sĩ an ninh, cơ quan an ninh, lực lượng an ninh, an ninh chính trị, ... Những động từ là: bảo vệ an ninh, giữ gìn an ninh, thiết lập an ninh, gĩ­ vững an ninh, quấy rối an ninh, phá hoại an ninh. ² Bài tập 3: Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. 1 học sinh, lớp theo dõi. Giáo viên hỏi: + Bài tập yêu cầu các em làm gì? Học sinh trả lời câu hỏi. Giáo viên cho học sinh giải nghĩa 1 số từ: tòa án, xét xử, bảo mật, cảnh giác, thẩm phán (Nếu học sinh chưa hiểu nghĩa, giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ nêu trên. 1 số học sinh nêu nghĩa các từ giáo viên yêu cầu. Giáo viên nhắc lại yêu cầu bài tập. Cho học sinh làm bài, học sinh làm việc nhóm 4 (5’) 2 nhóm làm bảng phụ, các nhóm còn lại làm VBT. Hết thời gian, GV cho các nhóm trình bày. Học sinh đính bảng phụ. Giáo viên gọi các nhóm còn lại nhận xét. Học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét – chốt lại những từ đúng: a/- Từ ngữ chỉ người, cơ quan thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh: công an, đồn biên phòng, toà án, cơ quan an ninh, thẩm phán. b/- Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh: xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật. ² Bài tập 4: Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung bài tập 4. 1 học sinh (đọc cả giải nghĩa từ sau bản hướng dẫn), lớp theo dõi. Giáo viên gọi HS nhắc lại yêu cầu bài tập. 1 học sinh. Giáo viên nhắc lại yêu cầu bài tập. Cho học sinh làm bài, nhóm đôi, thời gian (5’) Học sinh làm nhóm đôi, 3 nhóm làm bảng phụ (mỗi nhóm thực hiện 1 phần yêu cầu của bài tập) Hết thời gian, GV cho các nhóm trình bày. 3 nhóm đính bảng phụ. Cho học sinh nhận xét. Học sinh nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét – chốt lại những từ đúng: Từ ngữ chỉ những việc làm giúp em bảo vệ an toàn cho mình khi không có cha mẹ ở bên: nhớ số điện thoại của cha mẹ; nhớ địa chỉ, số điện thoại của người thân; gọi điện thoại 113, 114, 115,...; kêu lớn để người xung quanh biết; chạy đến nhà người quen; đi theo nhóm, tránh chỗ tối, tránh nơi vắng, để ý nhìn xung quanh: không mang theo đồ trang sức, đồ đắt tiền; khoá cửa; không cho người lạ biết mình đang ở nhà một mình; không mở cửa cho người lạ. Từ ngữ chỉ các tổ chức giúp em bảo vệ an toàn cho mình khi không có cha mẹ ở bên: nhà hàng; cửa hiệu; trường học; đồn công an; 113; 114; 115. Từ ngữ chỉ những người giúp em bảo vệ an toàn cho mình: cha mẹ; ông bà; chú bác; người thân; hàng xóm; bạn bè. 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: Gọi học sinh nêu lại nghĩa của từ an ninh. 1 học sinh. Giáo viên nhận xét tiết học Dặn: đọc lại bảng hướng dẫn ở bài tập 4, ghi nhớ những việc cần làm giúp em bảo vệ an toàn cho mình. Chuẩn bị bài tiết sau.

File đính kèm:

  • docLuyen tap chung.doc
Giáo án liên quan